Việc từ bỏ tất nhiên sẽ dẫn đến chỗ bế tắc. Thế nhưng việc tiếp tục sẽ có thể tạo ra một trong hai kết quả: sản phẩm thành công hoặc thất bại. Kết quả nào cũng có khả năng xảy ra. Khả năng xảy ra (P) thể hiện dưới dạng con số ước tính khả năng xuất hiện sự việc. Trong hình này, khả năng sản phẩm thành công được ước tính ở mức 45% nếu công ty tiếp tục dự án. Nói chung, một nhóm quyết định sẽ yêu cầu từng thành viên (hoặc các nhân viên khác có kinh nghiệm về tình huống này) cung cấp những con số ước tính theo quan điểm cá nhân. Những ước tính này sau đó sẽ được lấy chỉ số bình quân để có thể tập hợp khả năng xảy ra trên cây quyết định.
27 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ năng nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu đồ cây quyết định
TTO - Biểu đồ cây quyết định là một công cụ phân tích hiệu quả khác, có tác dụng biểu diễn trực quan phương hướng thay thế và các kết quả có thể xảy ra của chúng. Bạn có thể hình dung nó như một bản đồ đường đi có nhiều lựa chọn khác nhau.
Hình 5-1 trình bày một biểu đồ cây quyết định của một công ty đang phát triển sản phẩm mới. Ở thời điểm này, cấp quản lý đang phải lựa chọn giữa hai phương án: A - từ bỏ dự án, và B - tiếp tục phát triển.
Việc từ bỏ tất nhiên sẽ dẫn đến chỗ bế tắc. Thế nhưng việc tiếp tục sẽ có thể tạo ra một trong hai kết quả: sản phẩm thành công hoặc thất bại. Kết quả nào cũng có khả năng xảy ra. Khả năng xảy ra (P) thể hiện dưới dạng con số ước tính khả năng xuất hiện sự việc. Trong hình này, khả năng sản phẩm thành công được ước tính ở mức 45% nếu công ty tiếp tục dự án. Nói chung, một nhóm quyết định sẽ yêu cầu từng thành viên (hoặc các nhân viên khác có kinh nghiệm về tình huống này) cung cấp những con số ước tính theo quan điểm cá nhân. Những ước tính này sau đó sẽ được lấy chỉ số bình quân để có thể tập hợp khả năng xảy ra trên cây quyết định.
Trên thực tế, nhóm quyết định không chỉ ước tính khả năng có thể xảy ra kết quả, mà còn ước tính các giá trị tài chính của chúng.
Cây quyết định cũng hữu ích trong việc thể hiện bằng đồ thị các phương án và các kết quả có thể xảy ra dựa trên ước tính của nhóm quyết định và các chuyên viên phân tích. Khi được trình bày trên bảng hoặc màn hình, chúng sẽ trở thành trung tâm của cuộc thảo luận hoặc tranh cãi. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những quyết định đầu tư mà bạn có thể ước tính khả năng xảy ra nhiều kết quả khác nhau (như thành công hoặc thất bại) cũng như các kết quả tài chính.
Hãy xem một ví dụ điển hình. Nhóm của bạn cần phải quyết định xem việc tiếp tục sản xuất một hạng mục sẽ được thực hiện trong nội bộ công ty hay thuê nhà cung cấp bên ngoài. Trong trường hợp này, cây quyết định có thể biểu diễn các phương án như được trình bày trong hình 5-2. Dựa vào cây quyết định này, phương án B sẽ là phương hướng hành động khả thi nhất. Nếu đối chiếu hai phương án, thì B có hiện giá thuần điều chỉnh rủi ro cao nhất, bởi vì phương án này được điều chỉnh rủi ro bằng cách kết hợp khả năng xảy ra vào trong kết quả tài chính cuối cùng.
Các cây quyết định thường phức tạp hơn so với hai cây được dùng trong hình 5-2. Cây quyết định càng nhiều "nhánh" càng đánh giá được nhiều phương án và bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến quyết định. Nói chung, càng xem xét nhiều phương án và quyết định càng phức tạp, bạn càng có nhiều khả năng khám phá một giải pháp có thể đáp ứng được các nhu cầu của mình.
Tuy nhiên, một cây quyết định không tự động chỉ ra phương án thực hiện tốt nhất. Bạn vẫn cần đánh giá từng thông tin trên cây đó. Ngoài ra, các khả năng xảy ra và các ước tính tài chính được chỉ ra trên cây quyết định phải xác thực và nếu có thể, hãy dựa trên dữ liệu sẵn có.
Để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện
Nếu bạn hằng mơ ước trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện, đây là những bước cơ bản dẫn đến sự thành công cho công việc này:
Đánh giá kỹ năng hiện có của bạn
Trước khi bạn muốn rũ bỏ công việc hiện tại để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện, việc cần làm trong lúc này là bạn phải đánh giá một cách trung thực những kỹ năng hiện có của bạn để bảo đảm cho việc bạn có thể thành công khi trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện hay không.
Một chuyên gia tổ chức sự kiện phải có óc tổ chức tốt, trí tưởng tượng phong phú và những kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Công việc tổ chức sự kiện chủ yếu hướng về công chúng. Vì vậy, muốn trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện thành công thì phải biết lắng nghe những điều từ phía khách hàng muốn, phát triển mối quan hệ và đàm phán với khách hàng.
Tự tạo kinh nghiệm trong tay
Bạn có thể học được nhiều điều bổ ích cho việc tổ chức sự kiện từ các lớp học, sách vở hoặc internet. Ngoài ra bạn cũng có thể học thông qua kinh nghiệm cá nhân.
Làm việc và tổ chức vui chơi theo nhóm sẽ rất thuận lợi cho việc tìm kiếm những kinh nghiệm về óc tổ chức. Đây cũng là một cách tốt để tạo ra mối quan hệ cộng đồng giúp bạn vun đắp cho công việc mới khi bạn đã sẵn sàng.
Bạn cũng có thể tự nguyện tham gia những sự kiện tổ chức tại công ty bạn đang làm việc. Nếu công ty của bạn có bộ phận PR, đây là một bộ phận ít nhân viên nhưng rất quan trọng, bạn nên đề nghị giúp đỡ họ. Bạn sẽ được học hỏi một công việc mới trong lúc vẫn đang làm công việc của mình.
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê sẽ cho bạn những mối quan hệ vô giá chuẩn bị cho thành công trong tương lai. Bạn có thể liên hệ các khách sạn và khu nghỉ mát, các tổ chức từ thiện, trung tâm hội nghị, các câu lạc bộ thể thao ngoài trời và thậm chí cả những khu vui chơi giải trí như công viên... là những nơi thuê các chuyên gia tổ chức sự kiện.
Bắt đầu cho việc tổ chức sự kiện
Khi bạn bắt đầu cho công việc của mình, bạn nên cân nhắc kỹ về hình thức tổ chức sự kiện nào mà bạn muốn lập kế hoạch. Nếu bạn có khả năng thu hút sự chú ý của công chúng thì bạn có thể tham gia các tổ chức từ thiện hoặc các lễ hội. Nếu bạn thích tổ chức chung theo một nhóm thì bạn có thể chọn tổ chức các cuộc họp, hội thảo hoặc tương tự như vậy.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng
Hầu hết các mối quan hệ đều quan trọng, và bạn sẽ tổ chức sự kiện với những khách hàng của mình. Đó là những công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho sự kiện như những người chủ khách sạn, những người buôn bán hoa, công ty cung cấp trang thiết bị, nhà nhiếp ảnh…
Hãy nghiên cứu thông tin từ mỗi doanh nghiệp mà bạn tiếp xúc để đưa ra mức giá phù hợp cho việc tổ chức. Lịch sự và nhã nhặn với nhân viên của họ. Luôn làm theo phần nào những ý tưởng của họ và không tiếc lời cảm ơn đến họ. Tạo ra mối quan hệ tốt, bạn sẽ có được nhiều khách hàng.
Bạn có thể tiếp tục học hỏi và phát triển sau khi đã thực sự trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện. Một trong những cách tốt nhất để thành công là tham gia vào các hoạt động xã hội.
Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn
Đó là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải những cá tính, nhưng quyết định cơ hội có được việc làm của bạn.
Làm việc nhóm (Team work): Là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy công việc phát triển. Khi làm việc theo nhóm, để đạt được mục tiêu, đòi hỏi mỗi người phải phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để bổ sung cho nhau.
Bạn cần nắm vững những kỹ năng sau để làm việc nhóm đạt hiệu quả nhất: Xây dựng vai trò chính; Phát triển quá trình làm việc; Kỹ năng quản lý hội họp; Sáng tạo và kích thích tiềm năng.
Giải quyết vấn đề (Problem solving): Là cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến một vấn đề, cốt lõi là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích.
Kỹ năng này gồm: Xác định vấn đề; Phân loại; Mô hình hoá; Sử dụng các công cụ để giải quyết; Lên quy trình giải quyết.
Kỹ năng giao tiếp (Communication): Mục đích của giao tiếp là phải truyền tải được các thông điệp. Muốn truyền đạt thành công, bạn phải truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu không, những ý tưởng của bạn sẽ không được phản ánh, gây nên sự hiểu lầm và tạo ra những rào cản để bạn đạt được mục tiêu.
Nên ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động: Thuyết trình trước đám đông; Truyền đạt thông tin; Lắng nghe và thu thập thông tin.
Tư duy phản biện (Critical thinking): Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm xác định lại tính chính xác của thông tin. Lập luận phản biện cần phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng và khách quan.
Kỹ năng làm thư ký điều hành và trợ lý giám đốc
Thư ký điều hành hoặc trợ lý giám đốc có vai trò rất quan trọng trong các công ty. Cần có những kỹ năng gì để làm được nghề này?
>> Trợ lý giám đốc - Nghề "chất lượng cao"
Đối với một doanh nghiệp, thư ký điều hành hay trợ lý giám đốc là cánh tay phải của ban giám đốc, trợ giúp ban giám đốc trong việc điều hành và giải quyết các vướng mắc trong điều hành, sắp xếp các công việc, và báo cáo thường xuyên cho ban giám đốc về các hoạt động, vấn đề trong doanh nghiệp.
Ngoài tiêu chuẩn về ngoại hình, các yêu cầu khác về kỹ năng làm việc như sử dụng thành thạo máy tính, tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác thật lưu loát, khả năng xử lý thông tin nhanh, sắp xếp và điều phối tốt các công việc trong văn phòng; thư ký điều hành hay trợ lý giám đốc cần có một kỹ năng đặc biệt trong việc giải quyết các tình huống. Giao tiếp tốt, khả năng trình bày và thuyết phục hiệu quả là những kỹ năng bắt buộc đối với những bạn muốn làm nghề này.
Những bạn làm nghề này đều phải có khả năng làm việc độc lập, và có sức chịu đựng áp lực công việc cao. Nhạy bén và luôn giữ cảm xúc trong công việc cũng là một đặc thù. Và tất nhiên, vì là cánh tay phải của ban giám đốc, vịêc đi công tác không báo trước, thậm chí thường xuyên là điều không tránh khỏi.
Để làm việc hiệu quả
Bạn quá bận rộn, đến nỗi công việc chồng chất, môi trường làm việc trở nên lộn xộn?
Sao không thử sắp xếp hợp lý các điều kiện làm việc, bạn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và công việc đạt hiệu quả hơn!
Sắp xếp công việc theo một hệ thống phù hợp
Chúng ta không thể nhớ hết ngày tháng trong từng thời gian làm việc của mình, cũng như nhớ chính xác và nhận biết từng công việc, ở từng thời gian khác nhau. Khi sắp xếp công việc theo một hệ thống, chúng ta sẽ nhớ dễ dàng hơn.
Nên sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian, theo chiều thẳng đứng và đánh dấu từ 1 cho đến n. Mục đích của việc làm ấy là giúp chúng ta nhớ dễ dàng, chính xác và tránh được sự lộn xộn. Khi ấy công việc cũng sẽ ổn định theo.
Lưu ý là không nhất thiết phải tuyệt đối hóa hệ thống ấy. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ làm sao có thể phân loại công việc trong não của bạn và tìm ra một hệ thống tổ chức mới, có sự bổ sung tốt nhất.
Làm một ít mỗi ngày
Vào những lúc rảnh rỗi, mỗi ngày bạn nên tận dụng thời gian để sắp đặt mọi thứ ngăn nắp. Nếu chỗ làm việc của bạn hơi bừa bộn, lung tung thì hãy cố gắng thu dọn hoặc đặt chúng thành chồng theo một hệ thống mà bạn nghĩ là phù hợp.
Cần phải giải quyết ngay những vấn đề quan trọng
Bạn nên có một danh sách hoặc một hệ thống những công việc cần phải giải quyết gấp. Chúng nên được phân chia, sắp xếp vào mục cần ưu tiên giải quyết và xử lý trước.
Xếp thư điện tử theo thứ tự
Khi nhận được thư điện tử, bạn nên ghi tiêu đề cho những bức thư ấy và xắp xếp theo thứ tự của bạn. Công cụ tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm thấy cái mà bạn đang cần. Tuy nhiên, những tài liệu đó phải phù hợp với mục đích công việc của bạn.
Sử dụng một lịch desktop
Nhiều người hỏi tại sao chúng ta cần một lịch desktop. Câu trả lời là lịch desktop ngay trước mặt bạn. Khi công việc chồng chất, bạn nên đề ra một lịch làm việc cụ thể trong đó là toàn bộ những công việc của bạn... và luôn để trước mặt, bạn sẽ luôn thấy rõ công việc của mình cần làm. Đây là một cách đơn giản cho toàn bộ công việc được thực hiện theo kế hoạch.
Tận dụng hết các điều kiện làm việc
Hãy tận dụng thời gian, sức lực của mình để xây dựng và thiết lập một hệ thống phù hợp, tạo thành một thói quen cho chính bản thân. Có như vậy thì mỗi chúng ta mới ý thức được công việc, cách làm và làm việc được hiệu quả nhất.
Nghệ thuật làm việc qua điện thoại
Trong công việc thời hiện đại, bạn thường phải dùng đến chiếc điện thoại như một công cụ làm việc hữu hiệu. Nếu không học cách sử dụng điện thoại, công cụ này có thể “giết chết” thời gian của bạn.
Khi gọi điện thoại, hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì. Có thể gạch đầu dòng trước những điều định nói và cần nói. Như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho bạn và cho cả người nghe.
Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng. Những người bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn và hạn chế nói chuyện phiếm. Những người dễ hoà đồng thì thích nói chuyện thân mật hơn.
Hạn chế nói chuyện riêng. Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm mất thời gian và gây khó chịu cho người bên kia đầu dây khi họ đang bận rộn. Bạn có thể nói chuyện qua loa về thời tiết, thời sự nhưng đừng lôi chuyện gia đình ra làm đề tài.
Hãy trả lời thẳng câu hỏi của đối tác. Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói bạn sẽ gọi cho họ sau khi đã có đáp án chính xác. Nếu bạn đưa ra một phán đoán sai lầm cho người tin tưởng bạn, họ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi. Như thế cả hai có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra cách giải quyết thích hợp.
Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau:
- Là người chủ động gọi, nếu thực sự bạn cần họ.- Đừng gọi quá sớm hay quá trễ.
- Những cuộc gọi không quan trọng có thể để cho trợ lý hoặc thư ký lo. Những vấn đề quan trọng nên được chính bạn nói.- Đừng gửi lời nhắn vào hộp thư thoại trả lời sẵn. Nếu họ đi vắng có thể gọi di động hoặc gọi lại sau.
- Đừng thúc giục người đối diện nhanh chóng đưa ra câu trả lời, đừng khiến họ ám ảnh với các cuộc gọi của bạn. Điện thoại rất tiện lợi nhưng nếu bạn lạm dụng nó, đối tác và khách hàng có thể cảm thấy đang bị đeo bám.
Khi nhận điện thoại, cần lưu ý những điểm sau:
- Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy. Nếu tình thế bắt buộc không thể nhấc ngay, hãy xin lỗi họ và nói lý do.- Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại. Nếu người chịu trách nhiệm trực điện thoại đi vắng, bạn hãy chủ động ra nghe và chuyển điện thoại nếu cần.
- Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn. Người bên kia có thể nghe rõ tiếng nhai của bạn.- Đừng nói quá to hoặc quá nhỏ.
Những điều không nên nói
Trong công việc, có một số điều bạn không nên nói ra với cấp trên và cả với đồng nghiệp. Vì những điều này sẽ chứng tỏ bạn chưa đủ chuyên nghiệp, chưa cố gắng hết sức mình, hoặc thậm chí, không có trách nhiệm với công việc. Hãy tham khảo những nội dung dưới đây để tránh nói những điều không nên nói này.
Đừng bao giờ nói: "Họ vẫn chưa gọi điện lại cho tôi" hay "Họ nói sẽ gọi điện lại sau". Cả hai câu nói này giống nhau ở chỗ đều... dở như nhau, bởi chúng cùng thể hiện rằng bạn chưa có được xác nhận của đối tác, rằng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Hãy suy nghĩ và tìm cách giải quyết sáng tạo hơn chứ không nên đợi chuông điện thoại. Bạn hãy tự mình nhấc ống nghe để gọi cho họ.
Đừng bao giờ nói: "Tôi cho rằng đã có người lo việc này rồi". Lời biện hộ kiểu này chỉ làm cho công việc thêm chậm trễ. Hãy cố tránh cách lập luận rằng chỉ cần có người làm việc này là tốt rồi. Nếu trước mặt bạn là nhiệm vụ, bạn nên thử tìm cách giải quyết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, cứ mạnh dạn đặt câu hỏi.
Đừng bao giờ nói: "Không ai nói việc này với tôi cả". Một khi cấp trên của bạn biết được bạn thường lặp lại câu nói đó, có lẽ ông ta sẽ có ấn tượng không mấy tốt đẹp về thái độ của bạn đối với các hoạt động của công ty. Có vẻ như bạn mù mờ về những sự việc đang diễn ra xung quanh, thậm chí bạn không biết sắp xếp công việc và thời gian theo mức độ ưu tiên cần thiết.
Đừng bao giờ nói: "Tôi đã có lúc nghĩ rằng...". Câu nói như vậy sẽ làm cho cộng sự, cấp trên, đối tác... mất hẳn mọi sự quan tâm đến bạn, và đó cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến việc bạn bị sa thải.
Đừng bao giờ nói: "Tôi đã nhờ cô ấy chuyển lời rằng...". Thế thì sao chứ? Dù bạn đã nhờ ai đó truyền đạt lại điều gì đó, thì việc này vẫn không thể hiện được rằng bạn hoàn tất nhiệm vụ được giao, đồng thời không có nghĩa là hiện tại trách nhiệm thực thi công việc sẽ được chuyển cho người mà bạn nhờ chuyển lời. Một nhân viên kinh nghiệm thậm chí trong những tình huống khó khăn nhất cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Đừng bao giờ nói: "Tôi không biết rằng ông không muốn tôi làm điều đó". Nếu bạn nói những câu đại loại như vậy thì có nghĩa là bạn chỉ có thể hành động khi có người nhắc nhở và khi các hành động của bạn bị cấp trên giám sát chặt chẽ.
Đừng bao giờ nói: "Tôi không có thời gian" hay "Tôi bận lắm". Khi nói câu này, bạn đã vô tình để lộ tính không chuyên nghiệp của mình. Kỹ năng hoàn tất nhiệm vụ đúng thời hạn là một đặc tính quan trọng của nhà quản lý thành công. Nếu bạn thanh minh cho việc không hoàn thành công việc là do không đủ thời gian thì bạn đang ký vào "bài điếu văn sự nghiệp" của mình đấy. Và trên tấm bia ở nơi chôn vùi sự nghiệp đó sẽ được viết lên dòng chữ: "Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao".
Đừng bao giờ nói: "Tôi không biết rằng phải hỏi về chuyện này". Điều quan trọng nhất trong công việc là tiên liệu trước tất cả những việc cần làm. Yếu kém trong việc dự đoán và hoạch định tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn không nắm giữ được các đầu mối công việc trong tay mình. Nhà quản lý thành công cần thấy trước và tính trước được những bước hành động tiếp theo của công ty mình.
Đừng bao giờ nói: "Nhưng đến kỳ hạn đó chúng ta vẫn còn thời gian". Chẳng có ai thích tình trạng "nước đến chân mới nhảy". Nhà lãnh đạo biết rõ rằng việc hoàn tất kế hoạch vào phút chót sẽ không còn thời gian để đánh giá, kiểm tra hay sửa chữa sai sót nếu có. Hoạt động kinh doanh hiện đại không chấp nhận những sản phẩm thứ cấp.
Đừng bao giờ nói: "Nhưng đối tác nói là việc này sẽ được thực hiện đúng thời hạn". Vấn đề là việc này sẽ không xảy ra. Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể kiểm tra toàn bộ quá trình, không thể nhìn thấy hết những rắc rối phát sinh cũng như cách khắc phục chúng.
Đừng bao giờ nói: "Việc này phải được kết thúc vào lúc... và không cần bàn thảo gì thêm nữa". Thời hạn chỉ quan trọng khi mọi việc được hoàn thành và bạn cần theo dõi, cũng như điều tiết thời hạn đó theo đòi hỏi của tình hình thực tế.
Đừng bao giờ nói: "Theo tôi hiểu thì...". Đây là câu trả lời láu cá, bởi vì bạn đang cố tình lảng tránh sự thật. Khi nói câu đó, bạn đã thể hiện rằng bạn không phải là thành viên tham gia tích cực vào quá trình công việc, mà chỉ là người quan sát từ bên ngoài. Mà khán giả thì không được trả công bao giờ.
Đừng bao giờ nói: "Tôi sẽ làm việc này ngay khi nhận được trả lời từ...". Trong cuộc cạnh tranh ngày nay thì đây không phải là câu trả lời tốt nhất. Một khi bạn cảm thấy mình chỉ là cái đinh ốc nhỏ trong cả chiếc xe lớn thì bạn cũng sẽ không trụ được lâu với công việc.
Điều khẳng định này cũng đúng trong trường hợp thời hạn thực thi công việc bị kéo dài ra không phải do lỗi của bạn. Bắt tay vào việc đúng lúc, dành cho nó sự quan tâm thích đáng và nhận trách nhiệm về mình - đó chính là chương trình hành động của nhà quản lý thực sự.
Đừng bao giờ nói: "Tôi hứa rằng tôi sẽ làm việc này không chậm trễ". Tất nhiên là bạn sẽ làm thôi, chỉ có điều sau khi đã có ai đó buộc phải nhắc bạn. Như thế bạn đã chứng minh với mọi người rằng bạn là người không biết tổ chức công việc, và chỉ thực hiện khi được chú ý, nhắc nhở. Nếu bạn luôn hành động như vậy thì sự nghiệp của bạn sẽ có thể là 2 khả năng: thời gian của bạn dành cho công việc này sắp kết thúc, hoặc bạn sẽ không bao giờ được thăng chức.
Đừng bao giờ nói: "Tôi đã cố gắng liên lạc trong suốt thời gian này, nhưng...". Câu nói đó bây giờ không thể làm giảm bớt những lời phê bình, cảnh cáo. Người ta có thể hiểu là bạn không thể tự mình hoàn thành nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những công việc được giao, hoặc đồng nghiệp đã không còn muốn hợp tác với bạn nữa. Trong trường hợp nào thì điều này cũng có thể mang đến những chuyện không vui.
Đừng bao giờ nói: "Tôi không thể nào gặp được ông ta qua điện thoại". Đây là câu không bao giờ nên nói. Có lẽ bạn nghĩ rằng như vậy là bạn đang tỏ ra mình bận rộn với công việc chăng? Nhưng không đúng.
Nếu bạn cho rằng bạn "không thể gặp qua điện thoại" thì nghĩa là bạn đang ở... trên mây. Cần phải làm mọi việc để điều này không xảy ra, như sử dụng máy di động, máy nhắn tin, để lại số điện thoại... và việc liên lạc với đối tác sẽ không trở thành quá khó khăn đối với bạn. Còn nếu chỉ ngồi nghĩ ra lời giải thích thì bạn sẽ bất lực mà thôi.
Trong kinh doanh hiện đại, mọi thứ nói chung đã quá rõ ràng. Hành động tích cực - đó chính là chìa khóa đưa đến thành công. Còn những cản trở trên con đường đi của bạn thì bạn phải tự mình giải quyết lấy. Nếu bạn không thể tự mình làm đợc điều đó, thì vật cản lại chính là bản thân bạn.
Chuẩn bị những gì trước khi gặp "sếp"?
Hiện nay, việc các bạn trẻ tìm được một việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn không phải dễ và làm việc được lâu dài tại một công ty lại càng khó hơn.
Một số bạn trẻ khi mới nhận việc thường e ngại, không muốn hoặc không dám nói chuyện với sếp về những thông tin liên quan đến công việc mình phụ trách. Thiếu thông tin, thiếu điều kiện làm việc, nhân viên trẻ khó hoàn thành được công việc theo đúng kế hoạch. Nếu mất nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, tự xoay sở với điều kiện vật chất sẵn có thì họ vô tình đã làm ngưng trệ công việc và tự đánh mất sự tự tin của bản thân.
Vì vậy, nếu không muốn bị đánh giá năng lực tồi, các bạn trẻ hãy chủ động gõ cửa phòng sếp để nêu lên những "điều kiện cần" giúp bạn có thể làm việc tốt hơn. Vậy cần phải chuẩn bị những gì trước khi gặp sếp?
Xác định rõ cần sếp hỗ trợ điều gì?
Hãy xem xét kỹ công việc, phân tích, đánh giá một cách chi tiết và cụ thể rồi nêu ra các phương án khả thi để thực hiện. Bạn cần thêm thông tin gì? Để thực hiện công việc đó bạn có cần thêm nhân viên hỗ trợ không? Các thiết bị nào không thể thiếu?…
Mọi sự chuẩn bị kỹ sẽ tăng thêm niềm tin và nhiệt tình thực hiện công việc cho chính bạn. Tới khi phân tích kỹ vấn đề, bạn sẽ có nhiều sáng kiến hơn.
Làm việc với sếp thế nào?
Khi gặp sếp, hãy đi thẳng đến vấn đề cần bàn, tập trung vào những nhiệm vụ nhằm nâng cao lợi ích cho công ty. Hãy giữ cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề này và đừng để nó chuyển sang một hướng khác.
Một nhân viên phiên dịch tâm sự: "Ngày đầu tiên vào công ty làm việc, sếp đưa cho mình một tập tài liệu tiếng Việt và không nói gì hết. Lẽ tất nhiên là mình biết công việc mình phải làm nhưng mình không biết có phải làm theo cách mình nghĩ không. Mình không dám hỏi nên cứ thế lăn vào dịch. Lúc nộp lại cho sếp bản dịch tiếng Anh, sếp đã cười và bảo đâu có phải dịch, chỉ cần đọc để tham khảo thôi!".
Để không rơi vào trường hợp đó, khi sếp giao việc bạn cần phải hỏi sếp các vấn đề: Yêu cầu cụ thể là gì? Ai là người cùng thực hiện hay ai là người nhận kết quả công việc? Thời hạn hoàn thành công việc?…
Gặp gỡ, trao đổi với sếp sẽ giúp bạn trẻ có cách nhìn toàn diện về công việc, từ đó có các quyết định hợp lý nhằm giải quyết công việc theo hướng tối ưu nhất.
Đề xuất ý kiến là một cách để thăng tiến
Các nhà quản trị luôn đánh giá cao những nhân viên có tầm nhận thức đúng về trách nhiệm trong công việc. Nhân viên dám đề xuất ý kiến tức là đã biết sử dụng quyền hạn của bản thân để mang lại lợi ích cho công ty và lợi ích cho chính họ. Khi trao đổi với sếp về công việc, các bạn sẽ nhận được các thông tin bổ ích cho mình.
Một nhân viên khác cho biết: "Tôi đã làm trợ lý marketing cho công ty của Nhật đã hai năm mà không được thăng chức. Tôi không chờ đợi được nữa và dự định chuyển sang làm việc cho công ty khác. Nhưng trước khi quyết định ra đi, tôi muốn biết sếp nhận xét về tôi như thế nào? Sếp cho rằng: Tôi thiếu một tố chất của người quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề chưa nhanh gọn và hiệu quả chưa cao. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này và thấy rằng sếp đã nhận xét đúng. Thế là tôi trao đổi nhiều hơn với sếp về phương pháp khắc phục và đề nghị sếp hỗ trợ tôi để có thể rèn luyện kỹ năng này tốt hơn. Mỗi tháng tôi tự đánh giá và nhìn nhận lại kết quả thực hiện công việc của mình. Sau một năm, tôi đã khắc phục được các nhược điểm sếp nêu. Dù hiện đang là trưởng phòng marketing nhưng tôi vẫn không ngừng liên lạc thông tin với sếp".
Tóm lại, để có thể tiến triển trong công việc và cải thiện bản thân, các bạn cần nâng cao hơn nữa khả năng dám nói, dám làm.
Trở thành người có tài diễn thuyết
Trong công việc, có những lúc bạn cần phải diễn thuyết . Để đảm bảo không rơi vào thế bị động vì thiếu sự chuẩn bị trước khi đứng trên bục diễn thuyết, bạn nên tránh 8 lỗi thông thường sau đây:
Lỗi thứ nhất: Đánh giá thấp tầm quan trọng của khả năng nói trước đám đông
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong công ty, đừng bao giờ đánh giá thấp sự cần thiết của khả năng nói trước đám đông. Khả năng này sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để lãnh đạo xem xét khi có ý định cất nhắc bạn vào một vị trí quản lý nào đó.
Tuy nhiên, khả năng nói trước đám đông không phải tự nhiên mà có, cũng như không thể chờ khi biết lãnh đạo có ý định cất nhắc thì bạn mới tìm cách học nó. Kỹ năng này phải được rèn luyện trong suốt một thời gian dài. Vì vậy, hãy nắm giữ và làm chủ nó trước khi bạn cần đến.
Lỗi thứ hai: Nói những lời “có cánh”
Eric, một vị phó ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ năng nghề nghiệp.doc