Kỹ năng của người thành công

Bạn muốn mãi là kẻ ăn mày?

“Tôi gọi rất nhiều trong số các bạn ngồi đây: Các bạn sinh viên, những kẻ ăn mày xã hội!

Các bạn muốn học bằng tiền trợ cấp của bố mẹ, các bạn muốn thứ gì cũng sinh viên.

Cơm sinh viên, cà phê sinh viên , miễn học phí, giảm học phí nên nỗi danh từ “sinh

viên” phải chuyển từ loại một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính bình dân nhất

gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất.

Bạn không tự mình kiếm tiền dù bạn dư khả năng đó, khi ra trường, đi xin việc làm, bị

chê “chưa có kinh nghiệm” và bạn quay trở lại oán thán do trường và 1001 lý do khác

nữa ”.

Hội trường nóng ran khi Quách Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm huấn luyện Thành

công và Hạnh phúc phát biểu ý kiến mào đầu diễn đàn.

Theo Quách Tuấn Khanh, nếu không muốn thành những kẻ ăn mày, những kẻ bị cho là

thiếu kinh nghiệm, sinh viên phải tích cực, chủ động học cách làm việc, kiếm tiền. Để

thành công nối thành công, làm giàu ngay trên ghế giảng đường: Tại sao không?

Nắm kiến thức, chớp thời cơ, dám hành động

Khi phần giao lưu chính thức diễn ra, hội trường chật kín sinh viên cũng là lúc 3 chuyên

gia tư vấn bị “bủa vây” bởi các câu “Nếu tôi muốn thì ?”. Một sinh viên nam: “Em

không học kinh tế, cũng không rành lĩnh vực kinh tế nhưng em muốn đầu tư chứng khoán

vậy em phải làm những gì?”.

pdf25 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 11/12/2023 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kỹ năng của người thành công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn thực sự muốn làm ở vị trí công việc ấy, hãy hỏi về nó một cách trực tiếp. 15. Sau cuộc phỏng vấn: gửi một lá thư cảm ơn, nêu lên những gì mà bạn thực sự thích ở vị trí ấy, và khẳng định một lần nữa vì sao bạn lại phù hợp với nó, và lời cảm ơn chân thành về thời gian mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn trong cuộc phỏng vấn. Tìm kiếm việc làm mới với kế hoạch 10 bước Việc tìm kiếm việc làm nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó có thể làm bạn nản chí và mất nhiều thời gian nếu không có một sự hướng dẫn nào. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy lập kế hoạch cho từng bước và thực hiện chúng. Hãy sử dụng 10 bước chỉ dẫn dưới đây cho công cuộc tìm việc của bạn. 1. Đánh giá những sự lựa chọn được dựa vào việc xác định rõ sức mạnh, kỹ năng và sự đam mê của bạn. Đây là thời điểm lý tưởng để để xác định những mục đích hàng ngày của bạn và liên kết với những gì bạn yêu thích. Hãy đặt ra những câu hỏi cho chính bản thân bạn. Điều gì đem đến cho tôi một cuộc sống thật ý nghĩa? Sức mạnh và những 20 19 THUVIENDIENTU.ORG 2011 mục đích chính của tôi là gì? Làm thế nào để công việc phù hợp với tầm nhìn của tôi về cuộc sống? 2. Tạo hồ sơ xin việc bao gồm kinh nghiệm làm việc, các khóa huấn luyện, và những bằng cấp hợp lệ. Bắt đầu với một sự trình bày tổng quát và mô tả bạn như thể là bạn đang được giới thiệu. Theo sau với kinh nghiệm làm việc, danh sách các khóa tập huấn và những bằng cấp hơp lệ. Luôn luôn trình bày đúng sự thật về những thông tin này. 3. Tìm người tham khảo từ những cộng sự cũ, sếp, người huấn luyện và người trực tiếp chỉ đạo công việc trước đây. Nếu bạn là một người mới gia nhập vào thị trường lao động, cân nhắc đến những người mà bạn biết, người có thể tạo ra một bản miêu tả chính xác về thói quen sinh hoạt tích cực của bạn: Ví dụ, một giáo sư ở trường Cao đẳng, một vị lãnh đạo tổ chức tình nguyện, hoặc một ban quản lý trong đợt cắm trại mùa hè và ở đâu mà bạn đã tham gia và để lại những nhận xét tốt đẹp. 4. Mối quan hệ. Bất cứ ai mà bạn biết trong hệ thống mối quan hệ của bạn. Những người biết bạn đang tìm việc, và những người có sự hiểu biết hơn bạn về qui trình tìm việc và có thể giới thiệu cho bạn nhiều thông tin cũng như những trang web tìm việc. 5. Ngiên cứu về những công ty cũng như những nhà tuyển dụng tiềm năng. Bạn hãy tham khảo về điều này trong bước 4, đây là điều rất quan trọng để biết rằng những kiểu công ty nào tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn. Ban muốn kiếm được kinh nghiệm, có khả năng thăng tiến và/hoặc trợ cấp ý tế an toàn? Nghiên cứu nhiều hơn về những gì mà bạn lựa chọn, vượt qua những điều đó và làm thế nào để chúng phù hợp với nhu cầu cơ bản nhất giúp bạn vượt qua được quá trình phỏng vấn. 6. Những nguồn thông tin tìm kiếm trực tuyến. Tìm kiếm những trang web dành cho việc tuyển dụng. Ở đó sẽ tập trung nhiều công ty, tập đoàn, tổ chức,... với nhu cầu tuyển dụng cao. Thường xuyên viếng thăm để nắm bắt được những công việc mới nhà các nhà tuyển dụng đăng tuyển. 7. Tham gia hội chợ việc làm và những mối quan hệ. Trang bị thật nhiều cũng như chuẩn bị kỹ cho một buổi phỏng vấn, nắm theo một bộ hồ sơ xin việc phô tô, danh thiếp, và sẵn sàng trả lời kiểu công việc nào bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn không chắc chắn, hãy xem lại bước 1 ở trên. 20 20 THUVIENDIENTU.ORG 2011 8. Luyện tập cho cuộc phỏng vấn. Đây là một kỹ năng phân tích đâu là sức mạnh tranh luận của bạn, cũng có lẽ là những mặt yếu kém của bạn, khả năng của bạn và những vấn đề liên quan tới trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Bạn sẽ cần sắp đặt những câu hỏi thông minh, chủ yếu dựa vào những thông tin mà bạn đã nghiên cứu về công ty, khách hàng, về dịch vụ và những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của họ với thị trường. 9. Chuẩn bị quần áo khi mặc đi phỏng vấn. Trang phục công sở phù vợp với vóc dáng của bạn, sạch sẽ và được ủi thẳng, nó sẽ giới thiệu bạn như một ứng viên nghiêm túc. Đánh bóng đôi giày cho thật sạch, tránh những hương thơm hay nước hoa nặng mùi, và những đồ trang sức sặc sỡ. 10. Gởi một lá thư cảm ơn ngắn gọn, hàm súc sau buổi phỏng vấn. Mang về một danh thiếp của người phỏng vấn, hay ghi chính xác tên, địa chỉ để sao cho bạn gởi đi lá thư cảm ơn đến đúng người, đúng địa chỉ. Chỉ một bước cuối cùng này, nếu bạn không làm thì sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp về khả năng ứng xử của bạn. Nó tuy ít được ứng viên đề cập đến, nhưng lại được nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao. Hãy làm nó thật sâu sắc! 5 lời khuyên cho các tân cử nhân Hầu hết các sinh viên mới ra trường đều có chung những bỡ ngỡ khi tìm việc. Họ lo ngại về khả năng của bản thân, họ quá vồ vập khi được đề nghị một công việc hoặc họ không thể biết chính xác nghề mà họ muốn làm. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn định hướng cho sự nghiệp của mình: 1. Hãy chọn một công việc bạn yêu thích Bạn nên chọn một công việc mà bạn cảm thấy mình thực sự có khả năng và bạn cũng 20 21 THUVIENDIENTU.ORG 2011 đam mê với nó, không nên nhận lời bất cứ việc làm nào bạn tìm được. Dựa vào những đánh giá của các thầy cô và những kiến thức đã học được ở trường để biết được loại công việc nào là phù hợp nhất với bạn. Ví dụ, những điều bạn thích và không thích ở một môi trường làm việc là gì? Bạn thích loại công việc nào: tự do hay trong khuôn khổ? Bạn thích làm việc xa nhà không? 2. Nếu bạn chưa tìm được việc làm cũng đừng nản chí Có thể các bạn của bạn đã tìm được một công việc. Dù phù hợp với họ hay không thì họ cũng đã có việc làm còn bạn thì không, điều này khiến bạn luôn như “ngồi trên đống lửa” và đôi khi bạn thấy thất vọng về bản thân. Đó thực sự là suy nghĩ sai lầm và tiêu cực, thay vào đó bạn nên nhìn nhận vào tình hình hiện tại, tìm ra những điểm yếu trong quá trình tìm việc của bản thân để có cách khắc phục. Hoặc bạn cũng có thể cho bản thân một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi sau 4 năm học vất vả trước khi đi làm. Không nên quá nóng vội và “chạy theo xu hướng”. 3. Thông báo cho những người bạn quen biết rằng bạn đang tìm việc làm Người ta thống kê rằng phần lớn các ứng viên biết được các thông tin tuyển dụng qua thông tin truyền miệng từ những người quen biết. Vì vậy bạn cần mở rộng càng nhiều mối quan hệ càng tốt, đặc biệt các mối quan hệ trong lĩnh vực ngành học của bạn. Đôi khi lợi thế giữa các ứng viên chỉ là thông tin và thời gian. Hãy cho tất cả những người bạn quen biết được rằng bạn vừa tốt nghiệp và đang muốn tìm kiếm một công việc. 4. Tạo dựng uy tín cho bản thân với công việc đầu tiên Là một sinh viên mới ra trường, một nhân viên mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm, bạn cần thể hiện rằng mình là một người có tinh thần làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình. Bạn hiểu rõ mọi nội quy chính thức cũng như nội quy “miệng” của công ty để chắc chắn không vi phạm. Đặc biệt, không bao giờ được làm phiền sếp về các vấn đề mà bản thân bạn chưa thực sự dốc sức tìm hiểu kỹ. 5. Đừng nghĩ rằng có việc làm nghĩa là “hết” Rất nhiều các bạn sinh viên nghĩ rằng sau nhiều năm học đại học, giờ đây khi đã tìm được việc làm là ổn định và không cần học thêm gì nữa. Một quan niệm hết sức sai lầm và thiếu chí tiến thủ. Bạn nên nhớ rằng bạn còn cả một chặng đường sự nghiệp rất dài ở phía trước, nếu bạn không thường xuyên cập nhật các kiến thức mới cũng như củng cố các kỹ năng hiện tại thì việc phát triển trong nghề cũng như muốn thay đổi công việc là hết sức khó khăn. 20 22 THUVIENDIENTU.ORG 2011 Các thủ thuật để phỏng vấn thành công Khi bạn tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp nhỏ của mình, điều tối quan trọng là phải sử dụng quá trình phỏng vấn để xác định các ứng viên có chất lượng cao nhất cho công ty của bạn. Phỏng vấn thành công tương tự như rất nhiều kỹ năng "giao tiếp" - đó là việc hỏi những câu hỏi thích hợp, lắng nghe câu trả lời và làm cho ứng viên nói thật về khả năng và quan điểm của họ. "Thách thức" của bạn là phải hỏi những câu hỏi hướng ứng viên vào những thông tin mà bạn cần để đưa ra quyết định tuyển dụng. Các thủ thuật sau có thể giúp bạn nâng cao khả năng phỏng vấn: Giữ nhịp cuộc phỏng vấn Dùng những câu hỏi đầu tiên để ứng viên cảm thấy thư giãn và thiết lập sắc thái của phần còn lại của cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc của một người, ví dụ như "Hãy kể cho tôi một ngày làm việc của anh/chị hiện nay. Anh/chị thích nó ở điểm nào? Anh/chị không thích nó ở điểm nào". Câu hỏi này có thể làm cho ứng viên cởi mở và bắt đầu nói và đó lại là điểm chính của một cuộc phỏng vấn. Nghe nhiều hơn nói Nếu bạn dùng nhiều hơn 20% thời gian của buổi phỏng vấn để nói thì bạn đã không cho ứng viên cơ hội để nói về họ. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để giúp bạn ra quyết định dựa trên cách mà người đó trả lời các câu hỏi của bạn. Bạn cần phải có thời gian để lắng nghe những câu trả lời. Xếp đặt lịch Đặt các cuộc phỏng vấn vào lịch của bạn, và coi nó như những cuộc hẹn làm ăn của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ dành cho ứng viên sự quan tâm chính: lau bàn, đặt điện thoại 20 23 THUVIENDIENTU.ORG 2011 của bạn ở chế độ "không làm phiền", đóng cửa, báo với mọi người trong công ty là bạn không muốn bị làm phiền. Hỏi những câu hỏi mở Tránh hỏi những câu hỏi có thể trả lời một cách đơn giản là có hoặc không. Thay vào đó sử dụng các câu hỏi mở để khuyến khích các ứng viên nói về bản thân họ. Lắng nghe câu trả lời và hỏi nhiều các câu hỏi tiếp theo như "Tại sao anh/chị nghĩ rằng điều đó đúng?" hoặc "Anh/chị đã làm việc đó như thế nào?". Nếu bạn cần thêm thông tin hãy hỏi thêm ứng viên. Hỏi các câu hỏi trước khi mô tả công việc Tránh mô tả chi tiết công việc trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Một người thông minh sẽ tận dụng mô tả của bạn và bắt đầu vạch ra tất cả những câu trả lời xung quanh những điều mà cô ta hoặc anh ta đoán là bạn muốn nghe. Bằng cách hỏi càng nhiều câu hỏi trước khi bạn mô tả về công việc thì bạn sẽ có được những câu trả lời trung thực. Tránh các câu hỏi chuẩn mực Mọi người đều biết các câu hỏi phỏng vấn điển hình: Anh/chị muốn ở vị trí nào trong năm năm tới? Điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị là gì? Hãy kể về anh/chị? Vấn đề đối với các câu hỏi này là rất nhiều ứng viên dành thời gian để chuẩn bị sẵn câu trả lời. Những câu trả lời soạn sẵn sẽ không có ích cho bạn. Thay vào đó hãy tìm những câu hỏi có tính thách đố để buộc người được phỏng vấn phải tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời chân thực về những điểm mạnh và hạn chế của họ. Ví dụ, các câu hỏi phân tích tình huống, như bạn yêu cầu ứng viên phản ứng với những tính huống điển hình trong công việc, có thể làm cho bức tranh chính xác hơn. Cân nhắc quá trình phỏng vấn hai giai đoạn Dùng cuộc phỏng vấn thứ nhất để giảm số ứng viên xuống còn hai hay ba người tốt nhất. Sau đó dùng các buổi phỏng vấn vòng thứ hai để chọn ra người tốt nhất. Buổi phỏng vấn thứ hai có thể tiến hành bởi những người mà sẽ làm việc với ứng viên nhiều nhất. Đánh giá và nhận xét của họ là rất quan trọng. Cần biết những điều bạn không thể hỏi Nói chung, các câu hỏi bị cấm là các câu hỏi mà câu trả lời có thể dùng để phân biệt đối xử một người lao động tiềm năng. Chúng thường tập trung ở các câu hỏi về các thông tin không liên quan đến công việc như tuổi, chủng tộc, tình trạng hôn nhân hoặc khuyết tật. 20 24 THUVIENDIENTU.ORG 2011 8 câu nói tồi tệ nhất trong cuộc phỏng vấn Cuộc phỏng vấn sẽ bị thất bại nếu bạn hành động một cách thiếu suy nghĩ. Hãy thể hiện một dáng vẻ chuyên nghiệp, phong thái tự tin và cân nhắc kỹ trước khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc, hãy chắc chắn rằng bạn biết mình cần nói gì và tuyệt đối không nói những câu sau đây: 1. “Tôi ghét công việc trước đây” Sếp trước là một người khắt khe và khó tính, người luôn gây ức chế, căng thẳng cho bạn. Tất nhiên, bạn chẳng có chút thiện cảm và lời nói tốt đẹp nào dành cho anh ta cả, song, đừng quá thật thà mà tuôn ra hết những cảm nhận của mình bởi nhà tuyển dụng chắc chắn nghĩ rằng khi không làm việc ở công ty này nữa, bạn cũng sẽ nói về họ như vậy mà thôi! Nếu thực sự không ưa sếp cũ, bạn nên chuẩn bị nối kết lý do tại sao công ty và các mối quan hệ trước không phù hợp với bạn. Sau đó giải thích kiểu công ty mà bạn sẽ lựa chọn và phong cách quản lý thích hợp nhất. 2. “Tôi không biết bất cứ điều gì về công ty này” Theo một lẽ tất nhiên của bất kỳ cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi rằng bạn biết gì về công ty của họ. Nếu bạn nói mình chẳng biết gì về nó cả, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn nộp đơn xin việc vào đây chỉ vì tiền chứ không phải vì sự nghiệp. Với công nghệ ngày nay, không có một nhà tuyển dụng nào lại chấp nhận một lời xin lỗi vì việc thiếu thông tin về công ty mà các ứng viên đang xin tuyển. 3. “Không. Tôi không còn câu hỏi nào nữa” Câu nói này thể hiện bạn thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty. Nhà tuyển dụng nghĩ rằng, nếu bạn quan tâm thì bạn đã có thể suy nghĩ về những điều cần phải hỏi rồi! Cho nên, hãy nghiên cứu về công ty trước khi có ý định nhắm vào một vị trí nào đó. Hiểu chiến lược, mục tiêu cũng như văn hóa làm việc của công ty đó. Có thông tin, bạn sẽ 20 25 THUVIENDIENTU.ORG 2011 hoàn toàn giữ thế chủ động trong bất kỳ mọi cuộc phỏng vấn. 4. “Tôi rất cần những ngày nghỉ” Tất cả chúng ta đều có cuộc sống riêng và bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng hiểu điều này. Nhưng cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thương lượng về bổn phận cá nhân mà là dành ưu tiên cho công việc. Tốt hơn hết, thay vì nói rằng bạn cần có những ngày nghỉ thì hãy chú trọng vào việc đàm phán về lương. Vì sao? Nếu đề cấp đến những ngày nghỉ quá sớm, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng bạn quá tự tin như thể bạn biết mình chắc chắn sẽ được tuyển dụng. Và điều này không mấy có lợi cho bạn. 5. “Bao lâu thì tôi sẽ được thăng chức?” Khi chưa thể hiện mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình và những đóng góp cho công ty, bạn không nên đề cấp đến chuyện thăng tiến bởi thực tế bạn chưa có quyết định tuyển dụng. Có rất nhiều cách khéo léo để đưa ra câu hỏi này và thể hiện những tham vọng phía trước của bạn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng chỉ ra tương lai phát triển của vị trí bạn đinh xin tuyển. Đối với những vị trí khác, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem tại sao nó lại có nhiều cơ hội mở như vậy. Bằng cách này bạn sẽ biết được cần làm gì để được thăng tiến và có thể sử dụng những thông tin đó tạo cơ hội cho mình. 6. “Anh có phải là một thành viên hoạt động tích cực trong nhà thờ không?” Khi nói chuyện với người phỏng vấn, không nên hỏi những câu không liên quan đến công việc. Tránh những chủ đề có thể gây tranh cãi và đi quá xa mục đích của buổi phỏng vấn. 7. “Tôi cho rằng.” Các câu trả lời được đọc như là một kịch bản viết sẵn mặc dù các thông tin đó đúng nhưng điều ấy lại không để lại ấn tượng cho người phỏng vấn. Nó không chỉ nghe giống như một kiểu đọc thuộc lòng và cứng nhắc mà còn làm cho cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn. 8. “Và những thứ tôi không thích” Hãy hạn chế tất cả những lời lẽ trút giận giống như khi bạn viết blog. Bạn không nên có những cách nhìn tiêu cực về vấn đề gì đó. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận thái độ xấu của bạn. Nếu có vấn đề bức xúc, hãy giữ trong mình và luôn thể hiện ra ngoài sự lạc quan. Nếu than phiền nhiều, bạn sẽ bị loại ngây lập tức. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng không thích tuyển một nhân viên suốt ngày kêu ca và phàn nàn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_cua_nguoi_thanh_cong.pdf
Tài liệu liên quan