Kinh tế Vĩ mô - Kinh tế cộng hệ: Qua bối cảnh và kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Nước nào cũng có thịnh có suy. Nhưng hiện nay khó phủ nhận Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế.
Vả lại Hoa Kỳ chiếm nhiều giải thưởng Nobel về kinh tế nhứt. Giải Nobel bắt đầu từ 1901 cho các
ngành vật lý, hoá học, sinh lý học/y học, hoà bình, cho rằng các môn này giúp ích nhơn loại. Mãi
đến 1969 mới thêm ngành kinh tế học. Liền năm sau, 1970, Paul A. Samuelson đoạt giải; và từ đó
đến nay, trong vòng 30 năm, hơn 25 người Mỹ được danh dự này, trong số đó 21 người đã từng
học hoặc khảo cứu tại University of Chicago. Đó là nhờ hệ thống đại học Hoa Kỳ mạnh nhứt thế
giới, một hệ thống cởi mở, đa ngành (mutidisciplinary) và liên ngành (interdiscipli-nary), sát cánh với kỹ nghệ, chiêu hiền đãi sĩ, không mặc cảm đón nhận ý kiến bốn phương, tôn trọng tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do đại học (academic freedom), rất thuận tiện cho việc sưu tầm, khảo cứu theo đuổi sự thật cho đến cùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KinhTeCongHe.pdf