Kinh tế vĩ mô II - Bài 1: Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE)

Dẫnđề

•Cânbằng thị trường là gì?

•Thídụ1: mô hình bán phầnvềthị trường cà phê

•Cânbằng tổng thểlà gì?

•Trường hợpđơngiảnnhất: nềnkinhtếMỘT hàng hóa

–Xácđịnh cung

–Xácđịnh cầu

–Cânbằng thị trường

•Trường hợpnềnkinhtếHAI hàng hóa

•Thídụ2: mô hình cân bằng tổng thểđơngiản

pdf44 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô II - Bài 1: Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Bài 1 Giới thiệu về mô hình cân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) (đã bổ sung thêm) Khóa tập huấn về mô hình cân bằng tổng thể cho Viện Kinh tế nông nghiệp do dự án MISPA tài trợ Người trình bày: Phạm Lan Hương Ngày 25/8/2005 2Nội dung bài trình bày • Dẫn đề • Cân bằng thị trường là gì? • Thí dụ 1: mô hình bán phần về thị trường cà phê • Cân bằng tổng thể là gì? • Trường hợp đơn giản nhất: nền kinh tế MỘT hàng hóa – Xác định cung – Xác định cầu – Cân bằng thị trường • Trường hợp nền kinh tế HAI hàng hóa • Thí dụ 2: mô hình cân bằng tổng thể đơn giản • Cơ sở dữ liệu của mô hình CGE • Bài tập xây dựng cơ sở dữ liệu 3Một vài điều ngoài lề • Giới thiệu về giảng viên – Ít khi làm công tác giảng dạy⇒ khả năng sư phạm chưa cao – Tuy vậy, vẫn cố gắng suy nghĩ tìm tòi cách giảng làm học viên lĩnh hội vấn đề dễ dàng nhất – Nhiều thuật ngữ về kinh tế vi mô bằng tiếng Việt có thể còn chưa chuẩn ⇒ đề nghị học viên sửa ngay khi thấy sai – Còn có thể có sai sót và không nhất quán giữa các bài (không phải do cố ý) • Cách giảng – Đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp – Bỏ qua các chứng minh công thức và rút gọn về toán học, là điều làm phức tạp thêm vấn đề, nhưng không đóng vai trò quan trọng trong việc làm học viên lĩnh hội nội dung chính – Thí dụ minh họa kèm theo lý thuyết – Không chạy theo số lượng kiến thức được trình bày, mà lấy tiêu chí học viên hiểu thấu đáo vấn đề làm mục đích cao nhất – Khi thấy bất cứ vấn đề gì không hiểu, đề nghị học viên hỏi ngay, không đợi đến cuối giờ – Nếu thấy tốc độ giảng không phù hợp (nhanh quá hoặc chậm quá), đề nghị cho giảng viên biết ngay để điều chỉnh 4Một vài điều ngoài lề (2) • Sử dụng mô hình CGE vào hoạch định chính sách – Là vấn đề không đơn giản, không thể sử dụng nhuần nhuyễn sau khóa học 1 tuần – Đòi hỏi học viên phải có kiến thức nhất định về lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô – Có trình độ khá về toán – Học viên cũng cần “sạch nước cản” về kỹ năng sử dụng máy tính – Đồng thời phải giàu kinh nghiệm thực tế để có thể lựa chọn các giả định sát thực cho mô hình – Đòi hỏi mức độ cẩn thận và tỷ mỷ khá cao khi xây dựng mô hình và tính toán cơ sở dữ liệu – Khi diễn giải kết quả mô hình phải HẾT SỨC THẬN TRỌNG – Với mô hình CGE tốt nhất, kết quả thử nghiệm chính sách cũng chỉ cho thấy xu hướng phát triển, chứ không đưa ra độ chính xác tuyệt đối của các tác động chính sách 5Một vài điều ngoài lề (3) • Câu hỏi đối với học viên (vô cùng quan trọng, giúp người trình bày thiêt kế nội dung khóa học cho phù hợp) – Có bao nhiêu học viên đã học lý thuyết kinh tế vi mô? – Có bao nhiêu học viên đã học lý thuyết kinh tế vĩ mô? – Tất cả các học viên đều đọc được tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh? – Các anh chị mong muốn sẽ thu được gì sau khóa học? • Các thu hoạch có thể có của học viên sau khóa học – Hiểu được kênh tác động nội ngành và liên ngành, trực tiếp và gián tiếp, đa vòng của các chính sách; từ đó có thể thấy việc thực hiện một quyết đinh có thể ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến cái gì – Nắm chắc hơn các khái niệm kinh tế – Cách tính toán một số chỉ tiêu kinh tế trong mô hình 6Cân bằng thị trường là gì? • Mô hình thị trường một hàng hóa: – Cung: D = D(P) – Cầu: S = S(P) – Giá P • Điểm cân bằng thị trường (market equilibrium point) là điểm tại đó cung bằng cầu ( D = S ). • Giá đóng vai trò quan trọng: được điều chỉnh cho đến khi đạt được cân bằng giữa cung và cầu. Giá Cầu Cung Số lượng P Điểm cân bằng 7Cân bằng thị trường là gì? (2) • Đường cung thể hiện hành vi của người sản xuất • Đường cầu thể hiện hành vi của người tiêu dùng • Người sản xuất và người tiêu dùng là các tác nhân (nhóm tham gia, người chơi) trong nền kinh tế • Các tác nhân luôn có hành động phản ứng lại các tín hiệu của thị trường; đó là GIÁ CẢ • Điều kiện cân bằng là cái gắn kết các tác nhân thông qua giá cả 8Cân bằng thị trường một phần (partial equilibrium) là gì? • Mô hình cân bằng một phần (partial equilibrium) chỉ đề cập đến MỘT THỊ TRƯỜNG trong tất cả các thị trưởng của nền kinh tế. • Thí dụ: cả nền kinh tế có 3 thị trường: hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào sơ cấp. Mô hình cân bằng một phần chỉ nghiên cứu MỘT trong 3 thị trường này. • Mô hình chỉ gồm cung, cầu và điều chỉnh giá của chính loại sản phẩm đang xem xét, trong khi cung, cầu và giá các sản phẩm còn lại được giả định không thay đổi. • Về mặt toán học – hệ 3 phương trình: • Cung: D = D(P) • Cầu: S = S(P) • Cân bằng: D = S – 3 ẩn số (D, S, P) – ⇒ hệ có thể giải được 9Thí dụ 1: mô hình một phần về thị trường cà phê • Cầu cà phê: D = YPα (1) – Trong đó: Y – thu nhập của người tiêu dùng cà phê P – giá cà phê α - mức độ phản ứng của cầu đối với thay đổi về giá (độ co giãn của cầu đối với giá), α < 0 • Cung cà phê: S = APβ (2) – Trong đó: A – thay đổi về công nghệ β - mức độ phản ứng của cung đối với thay đổi về giá (độ co giãn của cung đối với giá) • Điểm cân bằng: D = S (3) Các phương trình (1), (2), (3) tạo thành mô hình thị trường cà phê (một phần) • Mô hình không đề cập đến các thị trường khác, mặc định rằng tất cả mọi yếu tố trên khác thị trường khác (giá, cung, cầu) không đổi 10 Thí dụ 1: mô hình một phần về thị trường cà phê (2) • Giải hệ phương trình: đề nghị học viên làm • Câu hỏi: giá cà phê sẽ thay đổi như thế nào khi: – Thu nhập tăng 10%? – Công nghệ được cải tiến làm năng suất tăng 5%? 11 Những đặc điểm chính của cân bằng một phần • Chỉ xem xét MỘT THỊ TRƯỜNG trong tất cả các thị trưởng của nền kinh tế • Các yếu tố được xem xét trên MỘT thị trường đó: – Cung – Cầu – Giá – Điểm cân bằng sau khi điều chỉnh giá • Cung, cầu và giá các sản phẩm còn lại được giả định không thay đổi • Nhận xét: Đây là giả định làm hạn chế việc áp dụng loại mô hình này • Ghi nhớ: mô hình gồm 3 phương trình: cung, cầu và cân bằng cung-cầu 12 Cân bằng tổng thể là gì? • “Cân bằng tổng thể” (GE) là một khái niệm cơ bản của học thuyết kinh tế về hành vi của “Thị trường”. • “Cân bằng tổng thể” là tình trạng khi tất cả các thị trường trong hệ thống kinh tế đồng thời ở điểm cân bằng. Điều đó có nghĩa là cung = cầu trên tất cả mọi thị trường. • Chú ý: có bao nhiêu thị trường thì có bấy nhiêu điểm cân bằng. • Chính trong tình huống này, các nguồn lực trong hệ thống được sử dụng có hiệu quả, vì điểm cân bằng là điểm tối ưu Pareto. • Thí dụ: cả nền kinh tế có 3 thị trường: hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào sơ cấp. Mô hình cân bằng tổng thể nghiên cứu: – CẢ BA thị trường này trong tác động qua lại với nhau trên cơ sở sử dụng hiệu quả các NGUỒN LỰC CÓ GIỚI HẠN. – CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH của mô hình: GIÁ. – Mô hình gồm cung, cầu và điều chỉnh giá của tất cả các loại sản phẩm trên tất cả các thị trường một cách đồng thời để đạt tới điểm cân bằng trên tất cả các thị trường. – Câu hỏi đ/v học viên: có bao nhiêu đường cung, đường cầu và điểm cân bằng trong nền kinh tế? 13 Các cấu phần chính của mô hình CGE • Mô hình CGE đơn giản nhất là một hệ thống các phương trình nhiều ẩn được giải đồng thời gồm: – Khối các phương trình cung của từng hàng hóa – Khối các phương trình cầu của từng hàng hóa – Khối các phương trình cân bằng giữa cung và cầu • Có thể các nhóm phương trình này không có sẵn khi chúng ta nghiên cứu một nền kinh tế. • Thông thường, chúng ta chỉ biết hành vi của các nhóm tham gia thị trường (người sản xuất tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng, chính phủ thu thuế và chi vào các hoạt động phúc lợi chung,) • Phải mô hình hóa các hành vi này (lập bài toán tối ưu, hoặc xây dựng phương trình hành vi) dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế vi mô (lý thuyết về người sản xuất, người tiêu dùng,) để có thể suy ra phương trình cung và cầu của từng hàng hóa. 14 Trường hợp đơn giản nhất: nền kinh tế MỘT hàng hóa • Nền kinh tế có một hàng hóa được sản xuất từ hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K) và lao động (L). Nền kinh tế đóng (không có ngoại thương). • Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất sản phẩm S. • Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích (độ thỏa dụng) thông qua việc tiêu dùng sản phẩm D. • Đề nghị tính số lượng sản phẩm và giá cả khi nền kinh tế ở tình trạng cân bằng tổng thể. • Câu hỏi đối với học viên – Có bao nhiêu thị trường? – Có bao nhiêu nhóm tác nhân (nhóm tham gia, thể chế) trên thị trường? – Nêu phương pháp giải bài toán. 15 Cung MỘT hàng hóa được xác định như thế nào? Người sản xuất giải bài toán hai giai đoạn: tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận • 1. Bài toán tối thiểu hóa chi phí của người sản xuất (C) với công nghệ hiện có để sản xuất ra số lượng sản phẩm cho trước S: – Hàm mục tiêu: Chi phí sản xuất TC = TC( PK, K, PL, L) ⇒ min – Ràng buộc công nghệ: Hàm sản xuất S = S(K, L) – Trong đó K – vốn, L – lao động, PK - giá vốn, PL – giá lao động – PK, PL cho trước Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu vốn K = K(S) (1) – Cầu lao động L = L(S) (2) • 2. Bài toán tối đa hóa lợi nhuận Π = P*S - PK*K - PL*L (3) – Thay (1) và (2) vào (3) và tối ưu hóa Tìm được cung của hàng hóa S = S( P) (4) 16 Cầu MỘT hàng hóa được xác định như thế nào? • Bài toán tối đa hóa tiện ích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thu nhập của mình – Hàm mục tiêu: hàm tiện ích U = U(D) ⇒ max – Ràng buộc: thu nhập E = E(D, P) – Trong đó: E cho trước, bằng thu nhập • Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu đối với hàng hóa D = D(P) (5) 17 Cân bằng tổng thể cho nền kinh tế một hàng hóa • Cung bằng cầu trên thị trường hàng hóa duy nhất: D = S (6) • Các phương trình cung hàng hóa (4), cầu hàng hóa (5) và cân bằng thị trường (6) hình thành nên mô hình CGE. • Phương trình này cho phép tính được giá tối ưu P* tại điểm cân bằng, từ đó có thể suy ra D* ( = S*). • Chú ý: trong trường hợp này, 2 mô hình cân bằng một phần và cân bằng tổng thể là một, vì chỉ có 1 thị trường duy nhất. 18 Trường hợp nền kinh tế HAI hàng hóa • Nền kinh tế có hai hàng hóa được sản xuất từ hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K), lao động (L), và hai đầu vào trung gian là hai hàng hóa đó (ID1 và ID2), nền kinh tế đóng (không có ngoại thương). • Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất hai sản phẩm S1 và S2. • Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích thông qua việc tiêu dùng hai sản phẩm D1 và D2 với giá tương ứng là P1 và P2. • Tổng nguồn lực về vốn và lao động trong nền kinh tế là KS và LS. • Câu hỏi đối với học viên – Có bao nhiêu thị trường? – Có bao nhiêu nhóm tác nhân (nhóm tham gia, thể chế) trên thị trường? – Nêu phương pháp giải bài toán. 19 Cung mỗi hàng hóa được xác định như thế nào? Người sản xuất vẫn giải bài toán hai giai đoạn: tối thiểu hóa chi phí, và tối đa hóa lợi nhuận, NHƯNG CHO CẢ HAI SẢN PHẨM i = 1, 2 • 1. Bài toán tối thiểu hóa chi phí của người sản xuất (TCi) với công nghệ hiện có để sản xuất ra số lượng sản phẩm Si: – 2 hàm mục tiêu: Chi phí sản xuất TCi = TCi ( PK, PL, P1, P2, Ki, Li, ID1i, ID2i) ⇒ min trong đó: IDki – đầu vào trung gian k sử dụng trong ngành i; k = 1, 2 – 2 ràng buộc công nghệ: Hàm sản xuất Si = Si (Ki, Li, ID1, ID2) Giải 2 bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – 2 cầu vốn Ki = Ki (Si, PK, PL, P1, P2) (1) – 2 cầu lao động Li = Li (Si, PK, PL, P1, P2) (2) – 4 cầu đầu vào trung gian IDik = IDik (Si, PK, PL, P1, P2) (3) • 2. Hai bài toán tối đa hóa lợi nhuận Πi = Pi*Si – (PK*Ki + PL*Li + P1*ID1i + P2*ID2i) (4) – Thay (1), (2) và (3) vào (4) và giải bài toán tối ưu hóa – Tìm được cung của hàng hóa Si = Si (PK, PL, P1, P2) (5) 20 Cầu mỗi hàng hóa được xác định như thế nào? • Bài toán tối đa hóa tiện ích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thu nhập của mình – Hàm mục tiêu: hàm tiện ích U = U(D1, D2) ⇒ max – Ràng buộc: thu nhập E = E(D1, D2, P1, P2) – Trong đó: E cho trước • Giải bài toán tối ưu hóa trên ta có lời giải là: – Cầu cuối cùng đối với hàng hóa i Di = Di (P1, P2) (6) • Tổng cầu đối mỗi hàng hóa: ADi = Di + IDi (7) 21 Cân bằng tổng thể cho nền kinh tế hai hàng hóa • Cung bằng cầu trên thị trường cả hai hàng hóa: ADi = Si (8) • Cung bằng cầu trên thị trường các yếu tố đầu vào cơ bản: K1 + K2 = KS (9) L1 + L2 = LS (10) • Các nhóm phương trình từ (1) đến (10), trừ (4), hình thành nên mô hình CGE. • Mô hình này cho phép tính được giá trị các ẩn số tại điểm cân bằng: – Giá tối ưu Pi*, PK*, PS* – Số lượng hàng hóa tiêu dùng cuối cùng Di* – Số lượng hàng hóa tiêu dùng trung gian IDik* – Tổng cầu từng hàng hóa ADi* – Tổng cung từng hàng hóa Si* – Số lượng lao đông sử dụng trong mỗi ngành Li* – Số lượng vốn sử dụng trong mỗi ngành Ki* 22 Thí dụ 2a: Bài toán tối ưu hóa của người tiêu dùng Chị Mai có thu nhập là Y tiêu dùng 2 hàng hóa Rau (D1) và Máy tính (D2) với giá tương ứng là P1 và P2. Hàm tiện ích của chị Mai là hàm Cobb-Douglas: Trong đó α là thông số về mức độ ưa thích cho trước Chi phí tiêu dùng của chị bằng: E = P1 D1 + P2 D2 a. Hãy giải bài toán tối đa hóa tiện ích của chị Mai (tính D1 và D2) khi chị tiêu hết toàn bộ thu nhập, với α = 0,6 ; Y = 200 ; P1 = 10 ; P2 = 20. b. Nếu giá cả 2 loại hàng đều tăng thêm 10% thì thu nhập của chị Mai phải tăng thêm bao nhiêu mới duy trì được mức tiêu dùng rau và máy tính như trong phần a. )1( 21 αα −= DDu 23 Thí dụ 2b: Bài toán tối ưu hóa của nhà sản xuất Nền kinh tế có hai nhà sản xuất Rau (S1) và Máy tính (S2) , mỗi người chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa. Với công nghệ dưới dạng hàm Cobb-Douglas từ hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn (K) và lao động (L) với thông số cho vốn là 0,2 và lao động là 0,5 trong sản xuất rau, và 0,4 và 0,3 cho sản xuất máy tính. Cả 2 đều muốn tối đa hóa lợi nhuận. Vốn và lao động tự do dịch chuyển giữa 2 ngành nên hiệu suất (giá) vốn và lao động giữa hai ngành là như nhau. Nguồn lực của vốn và lao động bằng nhau bằng 110. Nền kinh tế đóng cửa, không có tiết kiệm và đầu tư, không có chính phủ. a. Hãy tính cung của mỗi hàng hóa. b. Nếu giá của cả lao động và vốn đều tăng thêm 10% thì giá từng hàng hóa sẽ tăng thêm bao nhiêu? c. Hãy tính giá và lượng của 2 hàng hóa, vốn và lao động sử dụng để sản xuất mỗi hàng hóa cũng như giá của vốn và lao động khi cả nền kinh tế đạt điểm cân bằng. 24 Những đặc điểm chính của mô hình CGE • Xem xét đồng thời TẤT CẢ CÁC THỊ TRƯỜNG trong nền kinh tế • Các yếu tố được xem xét trên MỖI thị trường: – Cung – Cầu – Giá – Điểm cân bằng sau khi điều chỉnh giá • Giá là yếu tố điều chỉnh để đạt tới cân bằng cung-cầu, kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng • Ghi nhớ: mô hình gồm 3 khối phương trình chính: – Khối các phương trình cung của từng hàng hóa và yếu tố đầu vào – Khối các phương trình cầu của từng hàng hóa và yếu tố đầu vào – Khối các phương trình cân bằng giữa cung và cầu • Nếu không có ba nhóm phương trình này, phải giải các bài toán tối ưu: – Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận – Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích 25 Cơ sở dữ liệu của mô hình CGE Cơ sở dữ liệu dựa trên bảng đầu vào - đầu ra (input-output table) (gọi tắt là bảng vào-ra) hoặc bảng ma trận hạch toán xã hội (social accounting matrix). Cơ sở dữ liệu: • Thể hiện toàn diện cả nền kinh tế dưới dạng ma trận mối quan hệ cung (bán), cầu (mua) các hàng hóa và dịch vụ. • Các luồng chu chuyển qua lại giữa các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu. • Song hành 2 luồng: luồng chu chuyển vật chất đi từ dòng vào cột; luồng chu chuyển tài chính đi ngược lại, từ cột vào dòng. • Cho thấy các giao dịch mô tả thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển trong sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế, các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động), hộ gia đình, các thể chế trong nước (đầu tư, chính phủ) và các thể chế nước ngoài. 26 Cơ sở dữ liệu của mô hình CGE (2) • Mỗi cột/dòng đại diện cho một tài khoản (hoặc thể chế). Về nguyên tắc, mỗi cột có một dòng tương ứng. • Các dòng thể hiện các khoản thu, tổng dòng thể hiện tổng thu của một tài khoản hoặc thể chế nhất định. • Các cột thể hiện các khoản chi, tổng cột thể hiện tổng chi của một tài khoản hoặc thể chế nhất định. • Được hình thành theo nguyên tắc bút toán kép: – Cất cứ luồng nào đi vào một tài khoản đều được cân đối bằng luồng ra tài khoản khác. – Các tổng dòng phải bằng các tổng cột. • Tất cả các con số trong bảng thể hiện GIÁ TRỊ (lượng x giá). 27 Cơ sở dữ liệu đơn giản Ngành kinh tế Ngành kinh tế 1 Ngành kinh tế 2 Người tiêu dùng Tổng cầu 1 Hàng hóa 1 Đầu vào trung gian ID1 cho N1 Đầu vào trung gian ID2 cho N1 Tiêu dùng D1 Cầu AD1 2 Hàng hóa 2 Đầu vào trung gian 2 cho N1 Đầu vào trung gian 2 cho N2 Tiêu dùng D2 Cầu AD2 3 Lao động Lao động cho N1 Lao động cho N2 Tổng cầu LĐ 4 Vốn Vốn cho N1 Vốn cho N2 Tổng cầu vốn Tổng cung Cung S1 Cung S2 Tổng tiêu dùng cuối cùng Yếu tố sản xuất sơ cấp Ngành sản phẩm 28 Thí dụ 3: cơ sở dữ liệu đơn giản Ngành kinh tế Ngành kinh tế 1 Ngành kinh tế 2 Người tiêu dùng Tổng cầu 1 Hàng hóa 1 4.0 2.0 2.0 8.0 2 Hàng hóa 2 2.0 6.0 4.0 12.0 3 Lao động 1.0 3.0 4.0 4 Vốn 1.0 1.0 2.0 Tổng cung 8.0 12.0 6.0 Yếu tố sản xuất sơ cấp Ngành sản phẩm 29 Cơ sở dữ liệu đơn giản cho biết những thông tin gì? Ngành kinh tế Ngành kinh tế 1 Ngành kinh tế 2 Người tiêu dùng Tổng cầu 1 Hàng hóa 1 2 Hàng hóa 2 3 Lao động 4 Vốn Tổng cung Tổng cung GDP bên thu Yếu tố sản xuất sơ cấp Đầu vào trung gian GDP bên chi Tổng cầu Ngành sản phẩm 30 Cơ sở dữ liệu đơn giản cho biết những thông tin gì? (2) • Theo hàng: cơ cấu sử dụng từng hàng hóa giữa tiêu dùng trung gian trong các ngành và tiêu dùng cuối cùng • Theo cột: Cơ cấu chi phí sản xuất của một ngành ⇒ Có thể dùng bảng này để suy ra giá trị của một số ô không có số liệu • Các ô màu xanh: GDP bên thu – Tổng cột: đóng góp của từng ngành cho GDP – Tổng dòng: đóng góp của từng yếu tố đầu vào cơ bản cho GDP – Từng ô: đóng góp của riêng lao động/vốn của ngành đó cho GDP • Các ô màu hồng: GDP bên chi, cho thấy cơ cấu chi theo các nhóm tiêu dùng • Các ô màu vàng: tiêu dùng trung gian, cho thấy ngành nào dùng bao nhiêu sản phẩm của các ngành khác trong sản xuất 31 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thí dụ 2 • Đề nghị học viên xây dựng cơ sở dữ liệu cho thí dụ 2 1Bài 2 Giới thiệu về mô hình CGE đơn giản dạng Johansen Khóa tập huấn về mô hình cân bằng tổng thể cho Viện Kinh tế nông nghiệp do dự án MISPA tài trợ Người trình bày: Phạm Lan Hương Chiều ngày 29/8/2005 2Nội dung bài trình bày • Tóm tắt nội dung bài giảng 1 • Mô hình CGE theo kiểu Johansen • Thí dụ: mô hình CGE đơn giản theo kiểu Johansen • Cơ sở dữ liệu của mô hình • Bài tập cho học viên 3Cân bằng thị trường là gì? • Đường cung thể hiện hành vi của người sản xuất • Đường cầu thể hiện hành vi của người tiêu dùng • Người sản xuất và người tiêu dùng là các tác nhân (nhóm tham gia, người chơi) trong nền kinh tế • Các tác nhân luôn có hành động phản ứng lại các tín hiệu của thị trường; đó là GIÁ CẢ • Điều kiện cân bằng là cái gắn kết các tác nhân thông qua giá cả Giá Cầu Cung Số lượng P Điểm cân bằng 4Những đặc điểm chính của mô hình cân bằng một phần • Chỉ xem xét MỘT THỊ TRƯỜNG trong tất cả các thị trưởng của nền kinh tế • Các yếu tố được xem xét trên MỘT thị trường đó: – Cung – Cầu – Giá – Điểm cân bằng sau khi điều chỉnh giá • Cung, cầu và giá các sản phẩm còn lại được giả định không thay đổi • Nhận xét: Đây là giả định làm hạn chế việc áp dụng loại mô hình này • Ghi nhớ: mô hình gồm 3 phương trình: cung, cầu và cân bằng cung-cầu 5Những đặc điểm chính của mô hình CGE • Xem xét đồng thời TẤT CẢ CÁC THỊ TRƯỜNG trong nền kinh tế • Các yếu tố được xem xét trên MỖI thị trường: – Cung – Cầu – Giá – Điểm cân bằng sau khi điều chỉnh giá • Giá là yếu tố điều chỉnh để đạt tới cân bằng cung-cầu, kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng • Ghi nhớ: mô hình gồm 3 khối phương trình chính: – Khối các phương trình cung của từng hàng hóa và yếu tố đầu vào – Khối các phương trình cầu của từng hàng hóa và yếu tố đầu vào – Khối các phương trình cân bằng giữa cung và cầu • Nếu không có ba nhóm phương trình này, phải giải các bài toán tối ưu: – Người sản xuất tối thiểu hóa chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận – Người tiêu dùng tối đa hóa tiện ích 6Cơ sở dữ liệu của mô hình CGE Bảng vào-ra hoặc bảng ma trận hạch toán xã hội SAM. • Thể hiện toàn diện cả nền kinh tế dưới dạng ma trận mối quan hệ cung (bán/thu), cầu (mua/chi) các hàng hóa và dịch vụ. • Theo hoạt động: các luồng chu chuyển qua lại giữa các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và xuất nhập khẩu. • Theo nhóm tác nhân: luồng chu chuyển giữa các người sản xuất, người tiêu dùng (hộ gia đình, nhà đầu tư, chính phủ) và các thể chế nước ngoài. • Song hành 2 luồng: luồng chu chuyển vật chất đi từ dòng vào cột; luồng chu chuyển tài chính đi ngược lại, từ cột vào dòng. • Các dòng (cột) thể hiện các khoản thu (chi), tổng dòng (cột) thể hiện tổng thu (chi) của một tài khoản hoặc thể chế nhất định. • Các tổng dòng phải bằng các tổng cột. • Tất cả các con số trong bảng thể hiện GIÁ TRỊ (lượng x giá). 7Cơ sở dữ liệu đơn giản cho biết những thông tin gì? Ngành kinh tế Ngành kinh tế 1 Ngành kinh tế 2 Người tiêu dùng Tổng cầu 1 Hàng hóa 1 2 Hàng hóa 2 3 Lao động 4 Vốn Tổng cung Tổng cung GDP bên thu Yếu tố sản xuất sơ cấp Đầu vào trung gian GDP bên chi Tổng cầu Ngành sản phẩm 8Cơ sở dữ liệu đơn giản cho biết những thông tin gì? (2) • Theo hàng: cơ cấu sử dụng từng hàng hóa giữa tiêu dùng trung gian trong các ngành và tiêu dùng cuối cùng • Theo cột: Cơ cấu chi phí sản xuất của một ngành ⇒ Có thể dùng bảng này để suy ra giá trị của một số ô không có số liệu • Các ô màu xanh: GDP bên thu – Tổng cột: đóng góp của từng ngành cho GDP – Tổng dòng: đóng góp của từng yếu tố đầu vào sơ cấp cho GDP – Từng ô: đóng góp của riêng lao động/vốn của ngành đó cho GDP • Các ô màu hồng: GDP bên chi, cho thấy cơ cấu chi theo các nhóm tiêu dùng • Các ô màu vàng: tiêu dùng trung gian, cho thấy ngành nào dùng bao nhiêu sản phẩm của các ngành khác trong sản xuất 9Mô hình CGE (có thể giải được) theo kiểu Johansen • Là một trong các nhóm mô hình CGE có dạng: F(V) = 0 (1) Trong đó: F – véc-tơ gồm m phương trình, F có đạo hàm V – véc-tơ gồm n biến số n > m • Đây thường là hệ gồm nhiều phương trình tuyến tính và phi tuyến, có thể rất lớn, rất khó tính được lời giải (giá trị các biến số tại điểm cân bằng) nếu áp dụng thuật toán thông thường. • Tuyến tính hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giải hệ phương trình trên. • JOHANSEN là người đi đầu trong việc giải loại mô hình này: – Chuyển mô hình CGE thành dạng tuyến tính, tức là chuyển (1) thành hệ phương trình trong đó các biến số được thể hiện dưới dạng phần trăm thay đổi, hoặc dưới dạng logarit. – Gán cho (n-m) biến số các giá trị (chuyển các biến này thành ngoại sinh) Hệ phương trình tuyến tính gồm m phương trình và m ẩn số⇒ có thể giải được 10 Thí dụ: mô hình CGE đơn giản dạng Johansen • Mô hình 1 nước (1 nền kinh tế) • 1 hộ gia đình (1 người tiêu dùng) quyết định mức tiêu dùng 2 hàng hóa (X10 và X20) để thỏa mãn hàm tiện ích (1) Với ràng buộc về chi phí: P1X10 + P2X20 = Y (2) Trong đó: Y – mức chi tiêu của hộ gia đình α10 + α20 = 1 ; α10 > 0 ; α20 > 0 • 2 yếu tố đầu vào sơ cấp lao động (X3i) và vốn (X4i), giá P3 và P4 • 2 ngành S1 và S2, mỗi ngành sản xuất 1 hàng hóa tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất j = 1, 2 (3) Với ràng buộc là hàm sản xuất: (4) 2010 2010 αα XXu = iiii jjjjjj XXXXAX 4321 4321 αααα= ij i ij XPC ∑ = = 4 1 11 Thí dụ: mô hình CGE đơn giản dạng Johansen (2) Trong đó: Aj – và αij là các thông số với Σi αij = 1 , i = 1, 2, 3, 4 • Các ngành sản xuất có lợi nhuận bằng 0. Điều này có nghĩa là giá trị của đầu ra bằng tổng giá trị các đầu vào: (5) • Số lượng đầu ra của hàng hóa 1 và 2 thỏa mãn (6) • Mức sử dụng lao động và vốn thỏa mãn (7) • Thu nhập của hộ gia đình đúng bằng thu từ các yếu tố sản xuất sơ cấp: Y = P3X3 + P4X4 (8) ij i ijjj XPXPC ∑ = == 4 1 2,1, 2 0 ==∑ = iXX i j ij 4,3, 2 1 ==∑ = iXX i j ij 12 Bảng vào-ra của mô hình dạng Johansen (cơ sở dữ liệu) Ngành kinh tế Ngành kinh tế 1 Ngành kinh tế 2 Người tiêu dùng Tổng cầu 1 Hàng hóa 1 4.0 2.0 2.0 8.0 2 Hàng hóa 2 2.0 6.0 ?? ?? 3 Lao động ?? 3.0 4.0 4 Vốn 1.0 1.0 2.0 Tổng cung ?? 12.0 6.0 Yếu tố sản xuất sơ cấp Ngành sản phẩm 13 Bài tập dùng mô hình CGE đơn giản dạng Johansen Yêu cầu học viên: • a. Chứng minh rằng phương trình tiêu dùng của hộ gia đình bằng: • b. Chứng minh rằng hàm sản xuất (4) là hàm không đổi theo quy mô (constant return to scale). • c. Chứng minh rằng αij, i = 1, 2, 3, 4 ; j = 1, 2 chính là tỷ trọng của đầu vào i trong tổng chi phí của ngành j. • d. Điền vào các ô còn thiếu số (có dấu ??) • e. Bảng này cung cấp những thông tin gì? 2,1,/00 == iPYX iii α

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_1_6258.pdf
Tài liệu liên quan