Kinh tế vĩ mô - Chương III: Xuất xứ hàng hóa

MộtsốvấnđềcơbảnvềXXHH

Kháiniệm:

“Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản

xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn

chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường

hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá

trình sản xuất ra hàng hóa đó(NĐ19/2006-NĐ/CP)

 Ý nghĩa, vaitròcủaXXHH

Thốngkê, kiểmsoátngoạithương

Thựchiệnưuđãithuếquanvàphi thuếquan

Trừngphạtthươngmại

Xúctiếnthươngmại, bảovệvịtríthươngmạicủaquốc

gia

pdf40 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô - Chương III: Xuất xứ hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III XUẤT XỨ HÀNG HÓA Nội dung: •Một số vấn đề cơ bản về XXHH •Quy tắc xuất xứ phổ biến •Một số quy tắc xuất xứ cụ thể A. Một số vấn đề cơ bản về XXHH I. Khái niệm: “Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó (NĐ19/2006-NĐ/CP) II. Ý nghĩa, vai trò của XXHH • Thống kê, kiểm soát ngoại thương • Thực hiện ưu đãi thuế quan và phi thuế quan • Trừng phạt thương mại • Xúc tiến thương mại, bảo vệ vị trí thương mại của quốc gia III. Quy tắc Xuất xứ 1. Khái niệm: QTXX là các điều khoản cụ thể được xây dựng theo các nguyên tắc luật quốc gia hoặc các Hiệp định quốc tế để một nước áp dụng trong việc xác định XXHH 2. Các nguồn quy định pháp lý về QTXX 2.1. Quốc tế: Hiệp định QTXX của WTO 1995 • Chính sách hài hòa QTXX, các quy định thuộc chương trình ưu đãi phổ cập chung (GSP) của các nước phát triển • QTXX của Asean (CEPT) và Asean (+) - 2.2. Việt Nam • Luật TM 2005 • Nghị định 19/2006-NĐ/CP • Các thông tư B. Các quy tắc phổ biến trong xác định xuất xứ hàng hóa 1. Quy tắc xuất xứ thuần túy Hàng hóa được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại các nước thành viên XK (Nghị định 19/2006-NĐ/CP) 1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này. 4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế. 7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó. 8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. 9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế. 10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó. 2. Xuất xứ không thuần túy Không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại các nước thành viên xuất khẩu Hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm. Nước xuất xứ của hàng hóa là quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này. • Thay đổi cơ bản? • Những công đoạn chế biến làm thay đổi cơ bản? Lau chùi, giết mổ, dán nhãn mác hàng hóa.??? ? Hàng hóa được sản xuất bằng máy móc, công nghệ của Việt Nam, nguyên liệu Nhật Bản? ? Bao bì bao gói hàng hóa để bán lẻ ? Hàng hóa được NK dưới dạng rời thành nhiều đợt Các tiêu chí xác định sự thay đổi cơ bản hàng hóa 2.1.Tiêu chí chuyển đổi mã HS • "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp bốn (04) số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó; • Nguyên liệu tham gia trong quá trình sản xuất phải đạt được chuyển đổi cơ bản • Là tiêu chí chung nhất, thường kết hợp với những tiêu chí còn lại Ví dụ: Theo quy định tại TT 08-BTM/2006: NK thủy sản sống hoặc đông lạnh dưới dạng nguyên liệu thô (chương 03) để sản xuất ra thủy sản chế biến (chương 16) 2.2. Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị  "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra; Bổ sung hoặc thay thế cho quy tắc chuyển đổi mã HS 2 cách quy định phổ biến: • Tỷ lệ tối thiểu hàm lượng nội địa hóa • Tỷ lệ tối đa giá trị nguyên liệu không xuất xứ 2.3. Tiêu chí công đoạn gia công chế biến - Nguyên vật liệu, bộ phận không xuất xứ được NK được coi là gia công chế biến đủ khi trải qua quá trình gia công chế biến cụ thể để tạo nên sản phẩm cuối cùng được công nhận xuất xứ - Thường kết hợp với tiêu chí chuyển đổi mã HS để xác định XXHH Ví dụ: • Da NK, được cắt và may thành găng tay • Lắp ráp linh kiện rời xe đạp được NK đồng bộ?? 3. Quy tắc cộng gộp - Cho phép được sử dụng nguyên vật liệu NK từ 1 nước được hưởng ưu đãi để sản xuất tại 1 nước cũng được hưởng ưu đãi - Không phải đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS và tiêu chí gia công chế biến - Thường áp dụng giữa các nước thành viên trong cùng khu vực ưu đãi thuế quan (Asean, ACFTA..) 4. Quy tắc vận tải trực tiếp Quy tắc vận chuyển thẳng quy định để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan, sản phẩm phải được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng mà không đi qua một lãnh thổ quốc gia khác hoặc nếu có quá cảnh lãnh thổ một quốc gia khác thì sản phẩm không được đưa vào buôn bán hoặc tiêu thụ tại nước đó hoặc không trải qua bất cứ công đoạn gia công chế biến nào trừ việc bốc dỡ hoặc các hoạt động nhằm đảm bảo cho hàng hoá được vận chuyển trong tình trạng tốt. C. Một số quy tắc xuất xứ cụ thể I. Quy tắc xuất xứ của WTO (Hiệp định QTXX 1995/WTO)  Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: “những luật, qui định, quyết định hành chính chung do các Thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không liên quan đến thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan”  Phạm vi áp dụng (trong khuôn khổ WTO) • MFN • Chống bán phá giá, thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ TM • Yêu cầu ký hiệu xuất xứ • Hạn chế số lượng, hạn ngạch thuế quan • Mua sắm chính phủ, thống kê thương mại Quy tắc xuất xứ ưu đãi “là các luật, qui định , quyết định hành chính mà thành viên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau hay một chiều dẫn tới áp dụng ưu đãi thuế vượt ngoài phạm vi áp dụng của quy tắc xuất xứ không ưu đãi ” Phạm vi áp dụng: MFN hay ưu đãi thuế quan, phi thuế quan khác trong các FTA song phương, khu vực ngoài WTO II. Quy tắc xuất xứ GSP 1. Qui tắc 1: Tiêu chuẩn để xác định xuất xứ hàng hoá • Xuất xứ toàn bộ (wholly manufactured and obtained product) • Xuất xứ có thành phần nhập khẩu (product with an import content) 2. Qui tắc 2: Xuất xứ toàn bộ • Là những sản phẩm hoàn toàn được trồng trọt, khai thác, thu hoạch từ nước xuất khẩu hoặc được sản xuất từ những sản phẩm nói trên • Mang tính chất tuyệt đối Ví dụ: Tượng gỗ xuất xứ toàn bộ từ VN, đánh bóng bằng sáp nhập khẩu 1. Khoáng sản được khai thác tại nước đó 2. Nông sản được thu hoạch tại nước đó 3. Động vật được sinh ra và nuôi tại nước đó 4. Sản phẩm từ các động vật đã nêu trên 5. Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc bắt tại nơi đó 6. Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và hải sản do tàu của nước đó đánh được từ biển 7. Sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên tàu của nước đó từ các sản phẩm trên. 8. Các nguyên liệu đã qua sử dụng thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế 9. Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó. 10. Các hàng hoá được sản xuất từ các sản phẩm từ mục 1-9 3. Qui tắc 3: Xuất xứ có thành phần nhập khẩu • Là những sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng ưu đãi GSP, bằng toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu nhập khẩu, kể cả những nguyên vật liệu không xác định được nguồn gốc • Sản phẩm được coi là có xuất xứ tại quốc gia này khi đã qua gia công chế biến đầy đủ (sufficient working and processing) TIÊU CHUẨN GIA CÔNG CHẾ BIẾN ĐẦY ĐỦ 3.1. Thay đổi hạng mục thuế quan • Thay đổi mã HS của hàng hóa so với mã HS của nguyên vật liệu (thay đổi hạng mục thuế quan) • Đưa ra một số loại trừ, bổ sung: Tỷ trọng, mức độ chế biến Ví dụ: EU quy định • Những nguyên liệu thuộc chương 7 để sản xuất Rau quả ăn được (chương 8) phải có xuất xứ toàn bộ • Đối với hầu hết các sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ, không phải là đan hoặc móc, thuộc Chương 62, Danh mục qui định phải sản xuất từ sợi đã xe; có nghĩa là vải nhập khẩu sẽ không đem lại xuất xứ cho sản phẩm cuối cùng • Sản phẩm plastic thuộc các hạng mục 3922 đến 3926: giá trị nguyên liệu không xuất xứ không vượt quá 50% trị giá xuất xưởng của sản phẩm • Sản phẩm cao su cứng hạng mục 4017 được phép sản xuất từ nguyên liệu cao su cứng như là nguyên liệu ban đầu mà có cùng hạng mục 4017 Công việc không thuộc gia công chế biến • Bảo quản hàng hoá trong khi lưu kho • Lau chùi, sàng lọc phân loại, chia cắt • Thay đổi bao bì hay ghép các lô hàng • Gắn nhãn mác, đóng gói • Gá ráp các sản phẩm • Gá ráp các bộ phận thành thành phẩm • Giết mổ động vật 3.2. Tiêu chuẩn tỷ trọng • Được áp dụng ở các nước như úc, Canada, Niu-Di-lân, Mỹ, Bungary, Cộng hoà Séc, ....... • Ví dụ: Úc: 50%, Canada: 40%, Mỹ: 35%, EU: 40-50%.. giá EXW • Nga, Đông Âu: 50%, Nhật Bản: 40-59% giá FOB Úc quy định • a. Quá trình sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại nước được hưởng làm ra sản phẩm mà tỷ lệ đó được áp dụng • b. Tối thiểu 50% tổng chi phí gia công hay chế biến sản phẩm phải bao gồm chi phí về nhân công và/hoặc trị giá nguyên liệu xuất xứ từ một hay nhiều nước được hưởng khác • c. Chi phí về sản xuất bao gồm mọi chi phí mà người sản xuất trực tiếp phải gánh chịu trong khi sản xuất sản phẩm, hoặc chi phí phát sinh một cách hợp lý trong sản xuất bao gồm nguyên liệu, nhân công và tổng chi phí 4. Quy tắc cộng gộp (Cummulative origin) Tính gộp giá trị xuất xứ từ các nước hưởng ưu đãi để thoả mãn các qui định về xuất xứ. Có 2 cách cộng gộp: + Nga, Đông Âu, Canada, New Zealand, Úc cho phép cộng gộp toàn thể các nước được hưởng ưu đãi + EU (cũ), Mỹ chỉ cộng gộp theo khu vực như ASEAN, CARICOM 5. Qui tắc 5: Qui tắc bảo trợ (Preference – giving countries content) • Theo qui tắc này, phần nguyên liệu từ nước nhập khẩu sẽ được tính gộp vào phần nguyên liệu của nước xuất khẩu để xác định xuất xứ • Các nước EU, Mỹ, Canada, Úc, Nga, Đông Âu đều áp dụng qui tắc này. Nhật Bản có áp dụng nhưng hạn chế 6. Qui tắc 6:Qui tắc vận tải (đi thẳng, không gia công, chế biến) • Phải được vận chuyển thẳng từ nước XK sang nước NK • Nếu quá cảnh thì không được gia công chế biến • Áp dụng phổ biến ở các nước trừ Úc 7. Qui tắc 7:Qui tắc bằng chứng (documentary evidence) • Phải xuất trình C/O form A trong thời hạn qui định • Một số nước yêu cầu phải có vận đơn chở suốt: EU, Nhật, Nauy, Thụy Sỹ III. Quy tắc xuất xứ theo CEPT 1. Qui tắc 1: Các điều kiện xác định xuất xứ - Hàng có xuất xứ thuần tuý (wholly produced or obtained) - Hàng có xuất xứ không thuần tuý (not-wholly produced or obtained) Qui tắc 2: Hàng có xuất xứ thuần tuý Là hàng được sản xuất, thu hoạch toàn bộ tại nước xuất khẩu Qui tắc 3:Xuất xứ không thuần tuý - CTC cấp độ 4 số, hoặc - RVC - tính theo giá FOB >= 40% Hàng được coi thoả mãn qui chế CEPT là phải có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ Asean Chi phí NVL Asean + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Chi phí khác + Lợi nhuận Trị giá FOB RVC = X100% Công thức trực tiếp  Công thức gián tiếp Trị giá FOB - Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá không có xuất xứ x 100 % Trị giá FOB RVC = 4. Qui tắc 4: Qui tắc cộng gộp (cumulative rule) Hàm lượng ASEAN trong sản phẩm không ít hơn 40% theo giá FOB 5. Qui tắc 5: Qui tắc vận tải trực tiếp: Hàng phải được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hoặc quá cảnh qua một nước thứ ba, cũng thuộc ASEAN. Nếu nước thứ 3 không thuộc ASEAN thì phải thoả mãn các điều kiện: • Vì lý do địa lý • Không mua bán, sử dụng tại đó • Không gia công chế biến 6. Qui tắc 6: Qui tắc bao bì Có thể tính riêng để xét xuất xứ như hàng hoá, hoặc xét chung với hàng • Áp sụng RVC: Giá trị bao bì tính vào giá hàng • Áp dụng CTC: Loại trừ khỏi nguyên liệu không xuất xứ • Bao bì đóng gói có chức năng vận chuyển không tính tới 7. Qui tắc 7: Qui tắc bằng chứng Phải xuất trình C/O form D IV. Qui tắc xuất xứ theo ACFTA: 1. Tiêu chuẩn xuất xứ (giống AFTA) 2. Qui tắc cộng gộp (40%) 3. Tiêu chí cụ thể về mặt hàng 4. Thao tác và chế biến tối thiểu 5. Qui tắc vận tải trực tiếp 6. Qui tắc bằng chứng (CO form E) V. Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định với Lào (40%) VI. Quy tắc xuất xứ theo AKFTA  Tiêu chí xuất xứ:  Thuần túy/ Không thuần túy  Xuất xứ thuần túy  Xuất xứ không thuần túy (theo DM sản phẩm cụ thể) • Chuyển đổi mã HS cấp độ 4 chữ số • RVC >= 40%  Quy tắc cộng gộp (40%)  Vận chuyển thẳng  De – minimis đối với 1 số sản phẩm ( Max 10% giá trị FOB hoặc khối lượng)  Bao bì: Tính gộp hoặc không VII. Quy tắc xuất xứ theo AJCEP  Tiêu chí xuất xứ:  Thuần túy/ Không thuần túy  Xuất xứ thuần túy  Xuất xứ không thuần túy (theo DM sản phẩm cụ thể) • Chuyển đổi mã HS cấp độ 4 chữ số • RVC >= 40%  Quy tắc cộng gộp (40%)  Vận chuyển thẳng  De – minimis đối với 1 số sản phẩm ( Max 7% hoặc 10% giá trị FOB hoặc khối lượng)  Bao bì: Tính gộp hoặc không VII. Quy tắc xuất xứ theo AIFTA  Chuyển đổi mã HS cấp độ 6 chữ số, hoặc  RVC >= 35% VIII. Quy tắc xuất xứ của Việt Nam (NĐ 19 CP/2006 và TT 08 BTM/2006) 1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi • Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế • Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác Thực hiện theo quy định của điều ước QT và nước NK dành GSP 2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi 2.1. Tiêu chuẩn xuất xứ Thuần túy/ Không thuần túy 2.2. Xuất xứ thuần túy 2.3. Xuất xứ không thuần túy - Tiêu chí thay đổi mã HS ở cấp độ 4 chữ số, hoặc - Tiêu chí tỷ lệ % hoặc tiêu chí gia công chế biến (bổ sung, thay thế cho tiêu chí CTC) 2.4. Gia công chế biến giản đơn 2.5. Bao bì, phụ kiện, phụ tùng, hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc tháo rời: Xuất xứ như hàng hóa 2.6. Các yếu tố gián tiếp loại trừ khi xác định xuất xứ Nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng sử dụng để sản xuất Áp dụng các tiêu chí xác định xuất xứ không thuần túy: - Thay đổi mã HS: Cấp độ 4 chữ số (Nhóm) - Tỷ lệ phần trăm: Giá FOB - Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất Giá FOB X 100% ≥ 30% - Tiêu chí "công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" "Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hoá. Nguyên tắc xác định xuất xứ của hàng hoá • Trường hợp hàng hóa sản xuất ra thuộc Danh mục hàng hóa tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư TT 08 BTM/2006 thì căn cứ vào các tiêu chí nêu trong Phụ lục đó để xác định xuất xứ; • Trường hợp hàng hóa sản xuất ra không thuộc Danh mục hàng hóa tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này thì áp dụng duy nhất tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hoá” để xác định xuất xứ. D. Một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)  Mẫu A  B  D  E  S  AJ  AK  AI Bài tập chương III 1. Giả sử nước A được hưởng GSP từ Mỹ với sản phẩm xe đạp. Xác định sản phẩm xe đạp dưới đây có được hưởng GSP không? Trường hợp 1: • Líp nhập khẩu và có trong sản phẩm cuối cùng $100 • Nguyên liệu nội địa $150 • Chi phí gia công trực tiếp $100 • Chi phí gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v..) $100 Trường hợp 2: • Líp nhập khẩu $100 • Xích được sản xuất từ thép nhập khẩu (thép nhập khẩu được coi là đã được thay đổi cơ bản) $50 • Yên (làm từ da nhâp khẩu): Da nhập khẩu đã được thay đổi cơ bản $25 • Nguyên liệu nội địa $50 • Chi phí gia công trực tiếp $75 • Chi phí gia công gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v..) $200 2. Phân biệt giữa QTXX không ưu đãi và QTXX ưu đãi 3. Ưu , nhược điểm của các tiêu chí chuyển đổi. Tiêu chí nào có lợi cho Việt Nam? 4. Công ty Việt Nam Nk lô hàng kẹo từ công ty Singapore. Hợp đồng không cho phép chuyển tải. Hóa đơn thương mại do người Xk Singapore lập và CO form D cũng như BL ghi cảng bốc hàng là cảng của Úc, cảng dỡ là cảng Hải Phòng. Hỏi lô hàng có được hưởng thuế NK ưu đãi theo CEPT không? 5. Công ty VN xuất khẩu lô áo sơ mi sang Malaysia giá FOB cảng HP là 100.000 USD. Biết nguyên liệu NK gồm vải và chỉ từ Srilanca là 40.000 USD giá FOB, nguyên liệu không rõ xuất xứ mua trong nước (khuy và chỉ thêu) là 5000USD. Với cước phí vận tải nguyên liệu từ Srilanca về cảng HP là 5000USD, suất phí bảo hiểm là 0,2%. Hỏi lô hàng có được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc3_ng_3_xxhh_2009_0189_0483.pdf
Tài liệu liên quan