Trong bối cảnh thế giới có nhiều sự thay đổi theo xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam chúng ta cũng đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trên phương diện kinh tế với những thành tựu to lớn đạt được trong những năm vừa qua. Những thành tựu đó không chỉ đem lại sự phát triển phồn vinh cho nền kinh tế, cuộc sống ấm no cho nhân dân mà còn góp phần quan trọng mang lại sự ổn định về các mặt chính trị và xã hội. Với phương châm "đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế" Việt Nam đang bằng con đường xuất nhập khẩu hàng hoá, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, trong tiến trình tiếp cận, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
123 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương - đề tài : các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
MÔN: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
Đề tài: Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường
GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
LỚP : 11QT01
Thành viên gồm:
1. Nguyễn Thị Thúy Hằng 08030516
2. Đoàn Thị Ngọc Quỳnh 08030594
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
1. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 4
2. Thị trường nhập khẩu cảu Việt Nam 6
II. Tình hình xuất nhập khẩu trên từng thị trường chủ lực của Việt Nam.
Thuận lợi – Khó khăn & Các giải pháp xuất khẩu cho từng thị trường .
Hoa Kỳ 8
EU 23
Nhật Bản 36
Trung Quốc 53
ASEAN 68
Singapore 83
Úc 93
Nga 104
III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới có nhiều sự thay đổi theo xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam chúng ta cũng đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trên phương diện kinh tế với những thành tựu to lớn đạt được trong những năm vừa qua. Những thành tựu đó không chỉ đem lại sự phát triển phồn vinh cho nền kinh tế, cuộc sống ấm no cho nhân dân mà còn góp phần quan trọng mang lại sự ổn định về các mặt chính trị và xã hội. Với phương châm "đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế" Việt Nam đang bằng con đường xuất nhập khẩu hàng hoá, tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, trong tiến trình tiếp cận, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào thương mại thế giới và xuất nhập khẩu giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong ngân sách quốc gia. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu, mở rộng ngày càng nhiều hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đa dạng, hàng hóa Việt Nam đã dần dần khẳng định chỗ đứng trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Việt Nam vẫn chưa tận dụng, khai thác được tiềm năng tăng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường chủ lực. Do đó, các doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan chức năng cần đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn đã và đang gặp phải.
I. Tình hình chung về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
1.Thị trường xuất khẩu của Việt Nam:
Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011.
ĐVT: 1000 USD, %
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
6 tháng đầu năm 2011
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Tổng XK hàng hóa
62,904,468
100
57,613,410
100
71,630,319
100
42,310,477
100
EU
10,853,004
17.25
9,378,294
16.28
6,838,079
9.55
4,299,595
10.16
ASEAN
10,194,815
16.21
8,591,867
14.91
10,623,359
14.83
6,553,243
15.49
Hoa Kỳ
11,868,509
18.87
11,355,757
19.71
14,238,150
19.88
7,796,841
18.43
Nhật Bản
8,537,938
13.57
6,291,810
10.92
7,736,435
10.80
5,401,298
12.77
Trung Quốc
4,535,670
7.21
4,909,025
8.52
7,309,416
10.20
4,588,379
10.84
Úc
4,225,188
6.72
2,276,716
3.95
2,107,343
2.94
1,336,420
3.16
Nga
671,955
1.07
414,892
0.72
829,355
1.16
628,351
1.49
Singapore
2,659,728
4.23
2,076,253
3.60
2,121,313
2.96
1,163,286
2.75
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Công Thương)
Đồ thị biểu diễn kim ngạch xuất khẩu một số thị trường của Việt Nam
Các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong giai đoạn 2008-2011, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 32.21%, vào Nhật tăng 20.06%, Mỹ tăng 44.74%, Trung Quốc tăng 51.42% và vào ASEAN tăng 29.54%.
Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
2. Thị trường nhập khẩu của Việt Nam
Cơ cấu thị trường nhập khẩu giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2011
ĐVT: 1000 USD, %
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
6 tháng đầu năm 2011
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Kim ngạch
Tỷ trọng
Tổng NK hàng hóa
79,911,225
100
68,800,102
100
82,802,003
100
49,576,379
100
Trung Quốc
15,652,126
19.59
16,440,952
23.90
20,019,678
24.18
11,111,016
22.42
ASEAN
19,570,866
24.49
13,813,070
20.08
16,410,301
19.82
10,385,210
20.95
Singapore
9,392,533
11.75
4,248,355
6.17
4,101,144
4.95
3,290,443
6.64
Nhật Bản
8,240.663
10.31
7,468,092
10.85
9,000,000
10.87
5,620,194
11.34
Nga
969,571
1.21
1,414,733
2.06
999,354
1.21
355,964
0.72
Úc
1,360,514
1.7
1,050,035
1.53
2,007,662
2.42
1,157,238
2.33
Hoa kỳ
2,635,288
3.3
3,009,392
4.37
3,766,412
4.55
2,142,351
4.32
EU
5,445,162
6.81
6,417,515
9.33
9,125,003
11.02
3,498,205
7.06
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Công Thương)
Đồ thị biểu diễn kim ngạch nhập khẩu một số thị trường của Việt Nam
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Trong giai đoạn 2008-2011, Việt Nam không ngừng gia tăng nhập khẩu để phục vụ cho xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc không ngừng tăng cao, năm 2009 chiếm đến 23.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Kế đến là thị trường các nước Asean. Năm 2009 có xu hướng giảm nhập khẩu từ thị trường này, giảm 29.42% so với năm 2008
Nhìn chung Việt Nam vẫn còn lệ thuộc nhiều vào các thị trường nhập khẩu này. Đây trở thành vấn đề nan giải cho nền kinh tế nước ta khi muốn tăng lượng xuất khẩu, nhất thiết phải tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất.
II. Tình hình xuất nhập khẩu trên từng thị trường chủ lực của Việt Nam. Thuận lợi – Khó khăn & Các giải pháp xuất khẩu cho từng thị trường.
Hoa Kỳ
Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, và là thị trường Việt Nam có bội thu cán cân thương mại lớn
1.1 Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
(1000USD)
Tổng kim ngạch
(1000USD)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
2008
11,868,509
26.22
2,635,288
22.81
9,233,221
14,503,797
2009
11,355,757
25.09
3,009,392
26.05
8,346,365
14,365,149
2010
14,238,150
31.46
3,766,412
32.60
10,471,738
18,004,562
6 tháng đầu năm 2011
7,796,841
17.23
2,142,351
18.54
5,654,490
9,939,192
Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương
Đồ thị biểu diễn tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hoa Kì.
Đồ thị biểu diễn cán cân thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kì.
1.2. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ
Sản phẩm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
6 tháng đầu năm 2010
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Tổng xuất khẩu
11,868,509
100
11,355,757
100
14,238,150
100
7,796,841
100
Hàng dệt may
5,105,740
43.02
4,994,916
43.98
6,117,914
42.97
3,167,318
40.62
Giày dép
1,075,130
9.06
1,038,826
9.15
1,407,310
9.88
880,476
11.29
Gỗ
1,063,990
8.96
1,100,184
9.69
1,392,556
9.78
618,856
7.94
Thủy sản
738,888
6.23
711,149
6.26
955,929
6.71
484,101
6.21
Dầu thô
997,980
8.41
469,934
4.14
360,220
2.53
243,323
3.12
Máy vi tính, điện tử và linh kiện
304,871
2.57
433,219
3.81
593,877
4.17
239,408
3.07
Hạt điều
267,718
2.26
255,224
2.25
372,368
2.62
166,197
2.13
Cà phê
210,770
1.78
196,674
1.73
250,132
1.76
210,482
2.70
Tiêu
46,585
0.39
43,615
0.38
57,626
0.40
68,289
0.86
Cao su
43,337
0.37
28,521
0.25
63,326
0.44
35,711
0.46
Hàng gốm sứ
40,638
0.34
29,322
0.26
33,035
0.23
19,494
0.25
Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thương
Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ là 11,8 tỷ USD. Tốc độ tăng là 17,6% không cao như năm 2007. Do cuộc khủng hoảng tiền tệ ngày càng trầm trọng, người dân Mỹ ngày càng cắt giảm chi tiêu.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế , mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong năm 2008 giảm đi, nhưng xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ, cụ thể là hàng dệt may vẫn tăng đạt 5,1 tỷ USD. Nổi bật hơn cả vẫn là nhóm hàng giày dép, từ 0,8 tỷ USD năm 2007 lên 1,1 tỷ USD năm 2008, tăng 21%. Mặt hàng tiêu phục hồi và tăng trưởng mạnh với tốc độ trên 100%.
Ngoại trừ mặt hàng cà phê suy giảm thì các nhóm hàng khác tuy có tăng nhưng không cao.
Năm 2009, bắt đầu khủng hoảng là quý 4 năm 2007, suy thoái nặng năm 2008 và chúng ta đã bước vào thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế năm 2009.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới đã gây hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng trưởng âm. Trong đó dầu thô(-52.9%), cao su(-34.19%), gốm sứ(-27.85%). Duy chỉ có mặt hàng chè và máy vi tính, sp điện tử và linh kiện là tăng.
Năm 2010 , khủng hoảng kinh tế đã qua, xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu đạt 14,238 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu đang dần phục hồi và có những mặt hàng tăng trưởng mạnh.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất của Việt Nam, đạt 4,9 tỷ USD. Đứng thứ hai (sau Đức) về xuất khẩu cà phê của Việt Nam với kim ngạch đạt 335 triệu USD. Việt Nam vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ nhiều nhất, với kim ngạch 989 triệu USD. Dầu thô từ mức tăng trưởng âm đã phục hồi trở lại. Kim ngạch đạt 367 triệu USD.
6 tháng đầu năm 2011, với tình hình phát triển ổn định, thị trường Mỹ vẫn chiếm ưu thế cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 7,796 tỷ USD, các mặt hàng giày da, cao su, thủy sản 6 tháng vừa qua tăng lên đáng kể, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010.
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu những hàng hóa chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ
Sản phẩm
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
6 tháng đầu năm 2011
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
(1000USD)
Tỷ trọng
(%)
Tổng NK
2,635,288
100
3,009,392
100
3,766,412
100
2,142,351
100
Sữa và sản phẩm từ sữa
63,497
2.41
716,235
23.80
141,099
3.75
101,361
4.73
Ô tô nguyên chiếc các loại
255,371
9.69
269,890
8.97
95,964
2.55
39,686
1.85
Bông các loại
194,936
7.40
193,649
6.43
254,237
6.75
354,602
16.55
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
140,287
5.32
176,013
5.85
356,384
9.46
121,393
5.66
Chất dẻo nguyên liệu
157,130
5.96
146,866
4.88
141,358
3.75
106,628
4.98
Gỗ và sản phẩm gỗ
123,447
4.68
103,688
3.45
151,282
4.02
68,686
3.21
Sản phẩm hoá chất
55,830
2.12
93,012
3.09
122,305
3.25
70,218
3.28
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
129,627
4.92
89,178
2.96
194,447
5.16
60,475
2.82
NPL dệt may da giày
132,955
5.05
76,719
2.55
158,818
4.22
89,373
4.17
Phân bón các loại
2,836
0.11
62,033
2.06
9,514
0.25
2,694
0.13
Hoá chất
33,960
1.29
57,972
1.93
79,969
2.12
53,893
2.52
Sắt thép các loại
65,686
2.49
55,498
1.84
27,153
0.72
43,576
2.03
Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ Công thươg
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 55% so với 2007, chiếm 3,26% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước.
Ba mặt hàng có tốc độ nhập khẩu tăng cao là Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 119%; Bông các loại tăng 139%; Sắt thép các loại tăng 113%.
Các mặt hàng khác có tăng; còn phân bón vẫn tiếp tục giảm, tốc độ tăng trưởng âm -41%.
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cao nhất trong ba năm gần đây đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 14% so với 2008, chiếm 9,17% tỷ trọng cả nước.
Những mặt hàng có mức nhập khẩu tăng đột biến là Sữa và sản phẩm sữa, phân bón các loại. Ngoài ra các nhóm hàng khác đều giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là nguyên phụ liệu dệt may và gia dày giảm 47%.
Năm 2010, hầu hết các nhóm hàng đều phục hồi tốc độ nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 3,766 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước
6 tháng đầu năm 2011, Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2,142 tỷ USD.
Bên cạnh đó là một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm 2011 có tốc độ tăng trưởng mạnh: thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 121,51 triệu USD, tăng 132,4% so với cùng kỳ, chiếm 15,6% trong tổng kim ngạch; sữa và sản phẩm sữa đạt 101 triệu USD, tăng 201,7% so với cùng kỳ, chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm trừ sâu và nguyên liệu đạt 3 triệu USD, giảm 47,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch;
1.4 Thành công và thuận lợi:
1.4.1 Thành công
Hợp tác kinh tế song phương được coi là lĩnh vực hợp tác quan trọng và nổi bật nhất giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 15 năm qua (1995 - 2010) với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên đến 10 tỷ USD vào nữa đầu năm 2011.
MỘT SỐ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ.
Năm 2000 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết từ tháng 7/2000. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thực thi sẽ “M ở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế vì lợi ích của cả hai nước, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới”
Năm 2001 Hoa Kỳ và Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại Song Phương (BTA).
Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại Bình Thường (NTR), Tối huệ quốc, làm giảm mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam từ khoảng 40% xuống còn 4%.
Năm 2003 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định Song phương về Vận tải Hàng không đầu tiên bao gồm cả vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Năm 2006 Hoa Kỳ trao Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Năm 2007 Hiện thực hoá cam kết của hai Chính phủ coi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) là bước đệm cho việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA).
Năm 2008 Hoa Kỳ và Việt Nam đàm phán Hiệp định Bầu trời mở dành cho vận chuyển hàng hóa Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu đối thoại về Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT).
Năm 2010 Cùng với sáu đối tác khác, Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động đàm phán hiệp định tự do thương mại khu vực, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền tảng tiềm năng cho việc hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thúc đẩy các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bên cạnh Hiệp định Thương mại Việt Nam (BTA) ký năm 2001 làm nền tảng, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định chuyên sâu trên các lĩnh vực như: Hiệp định dệt may, Hiệp định Bảo hiểm đầu tư OPIC, Hiệp định hàng không, Sáng kiến nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.4.2 Thuận lợi
Đây là thị trường khổng lồ với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm đạt gần 2.000 tỷ USD.
Là thị trường đa sắc tộc, đa dạng về nhu cầu, mức độ sử dụng. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ rất cao, nhưng chênh lệch về thu nhập, mức sống cũng không nhỏ. Người dùng hàng cao cấp đắt tiền cũng có, người dùng hàng chất lượng vừa phải, giá thấp, đặc biệt là đối tượng dân nhập cư vào Mỹ (mỗi năm khoảng hơn 1 triệu người) cũng chiếm đa số.
Mỹ là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và đa dạng, nhất là đối với các mặt hàng mà ta đang có tiềm năng như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, điện tử, điện và gia công cơ khí. Tuy nhiên, để tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý tăng cường sức cạnh tranh, nhất là ở những mặt hàng công nghiệp chế biến và chế tạo có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lực từ cuối năm 2001 đã dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu nhảy vọt của ta sang Hoa Kỳ. Với BTA, hàng hóa xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ đã được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (MFN) thấp hơn nhiều lần so với thuế không ưu đãi mà ta phải chịu trước đó, làm cho hàng hóa của ta có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.
Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu có thể do Trung Quốc đang trở thành đối thủ chiến lược của Hoa Kỳ.
Hàng dệt may: Các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở một số nhóm hàng chính như thêu ren, đồ dùng trong nhà như thảm, rèm cửa và vải bọc cho các sản phẩm nội thất. Các công ty lớn của Hoa Kỳ chủ yếu chuyên sâu vào các dòng sản phẩm chất lượng cao, trong khi đó các công ty vừa và nhỏ lại thành công với những sản phẩm dệt may hàng loạt. Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực này
Gỗ và các sản phẩm gỗ: Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ lớn và tiếp tục tăng. Hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ của Trung Quốc vẫn tiếp tục bị thuế chống bán phá giá. Năng lực cung của Việt Nam tiếp tục tăng.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình. Đây chính là nhóm hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh..
Thủy sản: Nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ sẽ tăng cao trong thời gian tới do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico làm ảnh hưởng môi trường và sản lượng khai thác thủy sản của nước này, khiến các nhà cung cấp hải sản ở Mỹ phải quay sang các nhà nuôi tôm ở châu Á để bảo đảm đủ nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân Mỹ về các sản phẩm tôm.
Một số quốc gia xuất khẩu tôm sang Mỹ cũng đang gặp khó khăn như Ecuado giảm diện tích nuôi, các nước ASEAN đang vào vụ thả nuôi, Mexico bị cấm xuất khẩu do vi phạm luật về bảo vệ môi trường biển. Do vậy, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để tăng tốc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong thời gian tới.
Mặt hàng giày dép: Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ lớn và vẫn tiếp tục tăng. Xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng có thể chậm lại, kim ngạch của các nước khác có thể giảm hoặc tăng thấp. Việt Nam đã trở thành nước sản xuất giày dép được các nhà sản xuất và bán lẻ lớn trên thế giới quan tâm.
1.5 Hạn chế và Khó khăn:
1.5.1. Hạn chế:
Quy mô sản xuất nhỏ và gia công thuần túy vẫn còn là những trở ngại lớn nhất,cản bước tiến của Doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường Hoa Kỳ.
Khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ chính là việc làm sao có được thông tin đầy đủ, chính xác về quy định pháp lý, các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật với hàng hóa, sản phẩm, môi trường, điều kiện lao động và thực hiện đúng các quy định đó.
Đối với hàng dệt may:
Tuy được bãi bỏ hạn ngạch nhưng chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Trình độ công nghệ của các xí nghiệp may Việt Nam chưa cao.
Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu thực hiện gia công cho các hãng nước ngoài vì vậy không tạo lập được thương hiệu và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi hết sức khắt khe về chất lượng thì số doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và SA 8000 còn quá ít ỏi.
Chưa có hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ để tạo lập quan hệ liên kết chặt chẽ và thường xuyên với các hãng nhập khẩu sẽ gây khó khăn trong việc tạo chỗ đứng ổn định, khả năng mở rộng thị trường.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã tích cực đầu tư cải tạo, mở rộng và xây mới nhà xưởng nhưng do chưa có sự chuẩn bị từ trước nên rất thiếu hụt công nhân có tay nghề bậc cao.
Những khó khăn về rào cản thương mại, nguồn nguyên liệu khan hiếm.
Mặt hàng gỗ:
Công nghệ sản xuất lạc hậu, phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Italy, Nhật.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn.
Nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt dần, trong khi đó giá nguyên liệu gỗ lại gia tăng.
Mặt hàng thủy sản:
Việc thu gom đánh bắt của người dân và làm sao có giấy phép chứng nhận xuất xứ cho hàng thủy sản là vấn đề mà không ít doanh nghiệp gặp phải.
Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản (gồm tôm, cá, nhuyễn thể chân đầu…) rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu trong nước.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đông lạnh để gia công, chế biến hàng xuất khẩu lại đang gặp nhiều khó khăn khi cùng một lúc phải chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của 4 văn bản hiện hành của Bộ NN&PTNT: Quyết định 118/2008, Thông tư 78/2009, Thông tư 06/2010 và Thông tư 25/2010 với việc kiểm soát đồng thời của Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD).
Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt.
1.5.2. Khó khăn
Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ vào loại phức tạp nhất thế giới còn của Việt Nam thì chưa định hình rõ ràng và đang còn có những khác biệt về nhiều mặt.
Là thị trường có nhiều vụ hàng nhập khẩu bị khởi kiện nhất thế giới, kiện chóng bán phá giá, kiện trợ cấp.
Sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển và quy mô của nền kinh tế hai nước tạo ra những thách thức không nhỏ đối với ta một nước sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp, quản lý kém, chưa phát triển đồng đều. Một nước đã có hệ thống thị trường phát triển trên 200 năm còn một nước đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Hệ thống rào cản thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
Cạnh tranh ác liệt, nhất là thị trường mở như Hoa Kỳ, các nước vào đây từ lâu còn ta mới chỉ bắt đầu, hàng hóa của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysial, các nước Nam Mỹ…
Đối với hàng dệt may:
Cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá.
Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.Theo đạo luật này, các lô hàng XK vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó phải tiếp tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu.
Chịu nhiều rào cản kỹ thuật ngày càng tinh vi hơn: Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)
Mặt hàng gỗ:
Nguy cơ mặt hàng gỗ bị kiện phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ là rất lớn. Trong vòng 10 năm qua, lượng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng gấp 10 lần, giá cả thấp hơn nhiều so với giá của các nước thứ 3 (nước để so sánh, có nền kinh tế thị trường đầy đủ). Mặt khác, khi một số doanh nghiệp sản xuất mặt hàng trên tại Trung Quốc bị Hoa Kỳ kiện, họ đã chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam (tại Nhơn Trạch, Bình Dương, Đồng Nai) khiến nguy cơ bị kiện càng cao.
Đạo luật Lacey của Mỹ bắt đầu có hiệu lực ngày 1/04/2010 cũng thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ.
Mặt hàng thủy sản:
Về chất lượng, theo quy định của Mỹ, tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm chế biến, trong đó có hàng thuỷ sản, đều phải qua khâu kiểm tra chất lượng rất chặt chẽ của Cơ quan Kiểm soát chất lượng thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Hàng Việt Nam vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với rất nhiều sản phẩm của các nước khác như Thái Lan và các nước AESAN khác cùng có mặt trên thị trường này. Theo một số doanh nghiệp đã và đang có mặt trên thị trường Mỹ, nếu xét về chất lượng, hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam hoàn toàn không thua kém so với các nước khác, song do phải chịu thuế suất đầu vào cao (20- 40%), nên giá thành bị đội lên quá cao, khiến sức cạnh tranh của hàng Việt Nam bị giảm đáng kể.
Da giày
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu giày; trong đó đáng chú ý là Trung Quốc.
Trình độ kỹ thuật, quản lý sản xuất chưa cao, chi phí lớn làm cho giá thành cao, điều này rất bất lợi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Phần lớn các doanh nghiệp của ta còn phụ thuộc vào đối tác gia công nên việc thâm nhập thị trường Mỹ chưa chủ động.
Đối với số đông các doanh nghiệp, việc hiểu biết các quy định, các luật trong thương trường Mỹ còn ít.
1.6 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ
Những vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là: mau chóng đưa ra những tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm nhằm tránh những vụ việc như vụ cá basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ vừa qua; xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình; đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_thi_truong_xuat_khau.doc