Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016, triển vọng năm 2017 và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

Bài viết cung cấp một “bức tranh” toàn cảnh về tình hình kinh tế vĩ mô của thế giới và Việt Nam năm 2016

và dự báo triển vọng năm 2017, từ đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp chính sách cho Việt Nam. Với những

diễn biến khó lường của kinh tế toàn cầu và những khó khăn đang phải đối mặt trong nước, Việt Nam cần có những giải pháp ứng phó linh hoạt, đặc biệt là giải pháp cho điều hành tỷ giá, quyết tâm cao và hành động quyết liệt trên thực tế để có thể thực hiện được các mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát như đã đề ra; tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện môi trường kinh doanh và thực hiện mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn; đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại và tận dụng cơ hội mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho xây dựng cơ sở hạ tầng; các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và các nước Đông Á, tập trung vào thị trường EU, tìm hiểu để thâm nhập các thị trường ngách trong EU và kết nối thương mại với các nước đối tác FTA của EU. Bên cạnh đó, cũng cần tính đến việc xây dựng các chính sách ngành tích cực hơn nhằm tận dụng những cơ hội phát triển mới của nền kinh tế thế giới.

pdf11 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016, triển vọng năm 2017 và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để ổn định tỷ giá. Lãi suất năm 2017 sẽ khó giảm vì áp lực của lạm phát và nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, sẽ không thể giảm lãi suất và khó có thể thúc đẩy tăng trưởng nhanh. 3.3. Một số gợi chính sách cho Việt Nam Cả hai mục tiêu về lạm phát (4%) và tăng trưởng (6,7%) đều mang tính thách thức do các yếu tố bất lợi trong và ngoài nước. Do vậy, bên cạnh các giải pháp đang được thực hiện, đòi hỏi quyết tâm cao và hành động phải rất thực tế, quyết liệt (quyết liệt triển khai và tăng cường giám sát, đánh giá). Trong đó, cần tập trung vào những giải pháp sau: Thứ nhất, cần đưa ra các kịch bản khác nhau đối với quản lý tỷ giá hối đoái, mục tiêu là ổn định nhưng linh hoạt và chủ động, sẵn sàng trong những tình huống xấu nhất. Lý do: (i) Bên ngoài: Đôla Mỹ tăng giá và dòng vốn quay về Mỹ do FED tăng lãi suất; thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm; Mỹ và các nước Châu Âu tăng trưởng ở mức vừa phải; các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại, kể cả phá giá đồng nội tệ; 20 năm sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á 1997-1998 vẫn cho thấy khủng hoảng về tỷ giá sẽ châm ngòi cho khủng khoảng tiền tệ và ngân hàng (ii) Trong nước: Giảm kỳ vọng do việc thông qua TPP có thể bị hủy bỏ hoặc trì hoãn; tình trạng đôla hóa và tâm lý tìm nơi trú ẩn an toàn (USD) khi bất ổn vĩ mô xảy ra; lạm phát có xu hướng tăng; nợ công (dự báo đạt 64,98% năm 2016 và 64,8% năm 2017, nếu tăng trưởng đạt mục tiêu, trong khi giới hạn là 65%; 43% nợ công tính đến ngày 31/12/2015 là nợ nước ngoài, trong đó 44% nợ bằng USD) và nợ xấu cao cùng với sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tín dụng theo hướng kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý, cần thận trọng với việc kiểm soát chính sách cung tiền ở mức phù hợp nhằm tránh nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lạm phát có thể gia tăng. Trước áp lực về việc FED tăng lãi suất và đồng USD có xu hướng tăng giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ N.H. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 1-11 9 chính sách tiền tệ, sẵn sàng sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối để kịp thời can thiệp vào thị trường ngoại tệ, nhằm ổn định tỷ giá trong biên độ cho phép. Tuy nhiên, việc điều hành tỷ giá cần tiếp tục chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Phương thức điều hành “tỷ giá bò trườn” (Crawling Peg) với biên độ giao động hiện nay là phù hợp và nên đặt mục tiêu không quá 2-3% năm (0,2-0,3%/tháng). Thứ hai, cần tiếp tục quyết liệt thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là công bố chương trình hành động của các Bộ, ngành và tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết trên thực tế. Những vấn đề liên quan đến các ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm tăng cường tỷ trọng thương mại của doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, cần tiếp tục có sự tiếp sức về chính sách của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là hỗ trợ về nguồn vốn. Thứ ba, cần tiếp tục quyết liệt thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó đặc biệt là giảm bớt các hoạt động chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra và tần suất của thanh tra, kiểm tra; rà soát và kiểm tra lại thông tin các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tiếp tục tiếp cận vốn khó khăn do không có tài sản thế chấp (40% doanh nghiệp siêu nhỏ; 74% doanh nghiệp quy mô vừa và 81% doanh nghiệp lớn theo điều tra của VCCI); triệt để chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái Thứ tư, cần đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại trong khuôn khổ các hiệp định thương mại đã được ký kết, đặc biệt là với ASEAN, cụ thể như cơ chế Hải quan một cửa ASEAN, đánh giá việc thực hiện cơ chế này bởi sự phối hợp của các Bộ như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế). Cần chủ động thực hiện các biện pháp, chính sách để cân bằng cán cân thương mại với Mỹ. Hiện nay, thặng dư thương mại với Mỹ cao không phải là điều tốt cho quan hệ thương mại lâu dài. Việt Nam nên chủ động phát triển thị trường nhập khẩu hàng hóa Mỹ để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, đồng thời gắn kết sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, sự nhanh chóng, minh bạch trong thông tin, đặc biệt là những ưu đãi liên quan đến các FTA mới được ký kết cần được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp. Thứ năm, để giảm bội chi ngân sách Nhà nước và tăng cường đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cần giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính quyền địa phương và các quỹ đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Thứ sáu, tuy chưa có hiệu lực, song hiệp định TPP đã tạo hiệu ứng khá mạnh về dịch chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế hướng vào khu vực TPP. Đây là cơ hội thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy thu hút FDI từ các nước trong và ngoài khu vực TPP. Ngay cả trong trường hợp TPP đóng băng hay chậm trễ thì Việt Nam vẫn cần thể hiện quyết tâm cải cách môi trường đầu tư theo hướng cam kết TPP; và do đó khả năng thu hút FDI trong trung và dài hạn được dự báo vẫn gia tăng. Thứ bảy, đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia và doanh nhân quốc tế. Đây là điểm thuận lợi mà Việt Nam cần tranh thủ huy động các nguồn vốn mới từ bên ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là vốn mới từ các tổ chức tài chính đa phương và các nhà đầu tư nước ngoài. Muốn vậy, Việt Nam cần chủ động: (i) Rà soát, đề xuất các dự án cơ sở hạ tầng khả thi, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để vận động, tranh thủ các nguồn vốn mới cho cơ sở hạ tầng từ các tổ chức tài chính đa phương cũng như trong các khuôn khổ liên kết, hợp tác khu vực, tiểu vùng và song phương; (ii) Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách về hợp tác đối tác công - tư (PPP) nhằm tạo môi trường đủ sức hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. N.H. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 1-11 10 Thứ tám, cần rà soát lại cách thức huy động vốn của một số doanh nghiệp tư nhân lớn kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng của các ngân hàng (liên quan đến bất động sản) để đề phòng trường hợp các doanh nghiệp này không bán được sản phẩm, dẫn đến nợ xấu ngân hàng gia tăng và các rủi ro khó lường khác. Thứ chín, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, cần tính đến việc xây dựng những chính sách phát triển ngành chủ động hơn, bắt nhịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới như cách mạng công nghệ 4.0 (ngành du lịch, nông nghiệp công nghệ cao...). Thứ mười, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin về các ưu đãi từ các FTA, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Á nói chung. Với những triển vọng lạc quan về khả năng ký kết chính thức Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU vào năm 2018, trước mắt cần tập trung vào thị trường EU, tìm hiểu để thâm nhập các thị trường ngách trong EU và kết nối thương mại với các nước đối tác FTA của EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu cần có kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá hợp lý cũng như cố gắng giữ uy tín về chất lượng sản phẩm để có thể duy trì và phát triển thị phần ở Nhật Bản và EU trong bối cảnh VND đang có xu hướng tăng giá so với Yên Nhật Bản và đồng Euro. Tài liệu tham khảo [1] IMF, “Uncertainty in the Aftermath of the U.K. Referendum”, World Economic Outlook, Washington D.C, 2016. [2] IMF, World Economic Outlook: Uneven Growth Short-and Long-term Factors, April 2015. [3] IMF, World Economic Outlook October 2016, Washington D.C, 2016b. [4] WB, Global Economic Prospects: Having Fiscal Space and Using it, January 2015. [5] WB, Global Economic Prospects: Divergence and Risks, Washington D.C, 2016d [6] WTO, Monthly trade data, Geneva, 2016a. [7] WTO, World Trade Statistical Review 2016, Geneva, 2016b. [8] Tổng cục Hải quan, “Nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2016”, 2016a. [9] Tổng cục Hải quan, “Nhập khẩu hàng hóa từ một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu tháng 11/2016”, 2016b. [10] Tổng cục Hải quan, “Xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2016”, 2016c. [11] Tổng cục Hải quan, “Xuất khẩu hàng hóa từ một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu tháng 11/2016”, 2016d. [12] Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2016, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382 &ItemID=16066 [13] Cục Đầu tư Nước ngoài, hut-dau-tu-nuoc-ngoai-11-thang-nam-2016 (truy cập ngày 5/12/2016) [14] Báo cáo Khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa XIII (2015), Tạp chí Kinh tế và dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4326-khai-mac-ky-hop-thu-10-quoc-hoi-khoa- xiii.html (truy cập ngày 30/11/2016). [15] Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội 11 tháng năm 2016, Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621 &ItemID=16138 (truy cập ngày 30/11/2016). N.H. Sơn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 1-11 11 The World and Vietnamese Economy in 2016, Prospects for 2017 and Some Policy Implications for Vietnam Nguyen Hong Son, Nguyen Cam Nhung, Vu Thanh Huong, Nguyen Thi Minh Phuong VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam Abstract: This paper provides the "overall picture" overview of of the macroeconomic situation of the world and Vietnam in 2016 and an outlook for 2017, and then gives some policy implications for Vietnam. With the unpredictable trend of the global economy and the existing domestic difficulties, Vietnam should have flexible response solutions, especially solutions for exchange rate management, strong determination and drastic action in fact to be able to achieve the objectives for growth and inflation as outlined; to continue to promote the improvement of business environment and strong performance solutions support businesses towards more transparent and equitable; to promote the trade facilitation and take advantage of new opportunities to attract foreign investment to build infrastructure; enterprises need to diversify their export markets, reducing their reliance on China and East Asia, focusing on the EU market, learn to penetrate niche markets in the EU and the trade connections with all countries of the EU FTA partners. Besides, it is also necessary to make a more active industrial policy to take advantage of the new opportunities for development of the world economy. Keywords: Economic growth, inflation, monetary, trade, inverstment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_the_gioi_va_viet_nam_nam_2016_trien_vong_nam_2017_va.pdf
Tài liệu liên quan