CHƯƠNG 5
KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Chương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệ
thống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là
một khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiên
cứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạng
kinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, bao
nhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nào
thực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tế
đã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giá
tương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đại
loại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO2)
và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thực
chứng.
Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc:
1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mức
phát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường.
2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sản
xuất như thế nào
16 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế Môi trường - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nhiễm biên của
từng nhà máy với các mức MAC khác nhau.
Barry Field & Nancy Olewiler 12
Giải ra ta được: E* = 10 tấn/tháng
Thế E* vào MAC hoặc MD ta có mức “giá” (chi phí giảm ô nhiễm biên, thiệt hại biên) làm
cân bằng 2 phương trình:
60 – 4(10) = $20.
Hình 5-6: Xác định mức phát thải
0
10
20
30
40
50
60
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Chất thải (tấn/tháng)
$
Tại sao E* lại là mức phát thải hiệu quả xã hội? Hiệu quả xã hội nghĩa là có sự đánh đổi
giữa thiệt hại biên tăng lên với chi phí giảm ô nhiễm biên tăng lên. Lượng chất thải nhiều
hơn làm cho xã hội chịu nhiều chi phí thiệt hại môi trường hơn. Lượng chất thải giảm
nghĩa là xã hội phải bỏ ra nhiều chi phí giảm ô nhiễm hơn. Do đó mức phát thải hiệu quả
xã hội là mức tại đó hai loại chi phí này đền bù được cho nhau; nghĩa là chi phí giảm thiểu
biên bằng chi phí thiệt hại biên. Có phải mức phát thải hiệu quả xã hội luôn dương?
Không. Nếu đường MD và MAC không cắt nhau tại mức phát thải dương, mức phát thải
hiệu quả xã hội sẽ bằng 0. Độ dốc và hình dạng các đường MAC và MD quyết định mức
cân bằng.
Dựa trên quan điểm hiệu quả này, E* là điểm tốt nhất mà nền kinh tế có thể đạt được; xem
chứng minh dưới đây.
Tính toán giá trị xã hội ròng: cách chứng minh E* tối đa hóa giá trị xã hội ròng
E* là điểm tại đó lợi ích xã hội ròng từ việc giảm ô nhiễm được tối đa hóa (chi phí xã hội
từ việc kiểm soát ô nhiễm được tối thiểu hóa). Có thể dùng hình 5-6 hoặc tính toán tổng lợi
ích và chi phí để chứng minh điều này. Các bước thực hiện như sau:
1. Giả sử ban đầu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Như vậy có 15 tấn chất thải mỗi
tháng.
2. Tính tổng thiệt hại tại mức 15 tấn/tháng.
Bằng đồ thị: tổng thiệt hại là diện tích dưới đường MD giới hạn từ 0 đến 15 tấn. Trong
hình 5-6 là diện tích (a+b+c).
Cân bằng hiệu quả xã hội đạt được tại điểm đường MAC cắt đường MD. Lúc này E*=10 tấn phát
thải một tháng. Diện tích (a+b+c) = tổng thiệt hại tại mức phát thải ban đầu 15 tấn/tháng. Tại E*,
tổng thiệt hại bằng diện tích a và lợi ích ròng là diện tích (b+c). Tại E*, tổng chi phí giảm ô
nhiễm biên bằng diện tích b. Do đó, lợi ích xã hội ròng là diện tích (b+c) trừ b = diện tích c.
a b
c
d
MAC
MD
Barry Field & Nancy Olewiler 13
Bằng số học: TD = $225 (1/2 [15 $30])4
3. Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm biên (TAC) tại mức 15 đơn vị phát thải.
TAC sẽ bằng 0 vì không có việc giảm ô nhiễm.
4. Tính chi phí xã hội ròng.
Chi phí xã hội ròng là sự chênh lệch giữa tổng thiệt hại và tổng chi phí giảm ô nhiễm (tại
mức 15 tấn là bằng $225).
Lặp lại từ đầu các bước này với mức phát thải hiệu quả xã hội mới giả sử là E*=10 tấn.
5. Tổng thiệt hại tại mức E* mới là diện tích a và bằng $100.5
6. Tổng chi phí giảm ô nhiễm biên là diện tích b và bằng $50.
7. Tổng chi phí xã hội do đó bằng $100 + $50 = $150.
8. Tính sự chênh lệch tổng chi phí xã hội giữa hai mức phát thải. $150 rõ ràng thấp hơn
$225.
Phần tiết kiệm ròng là diện tích c = $75 so với trường hợp không kiểm soát ô nhiễm.
Xã hội tiết kiệm $75 bằng cách giảm ô nhiễm từ 15 tấn xuống 10 tấn. Đây là lợi ích xã hội
ròng do phát thải tại mức tối ưu xã hội so với trường hợp không kiểm soát ô nhiễm. Nhưng
làm thế nào chúng ta biết E* là điểm tốt nhất xã hội có thể đạt tới? Giả sử lượng phát thải
có thể giảm xuống bằng 0. Do đó tổng thiệt hại bằng 0. Tổng chi phí giảm ô nhiễm là diện
tích (a+b+d) = (1/2 $60 15) = $450, lớn hơn $150. Chọn bất cứ mức phát thải nào và tính
chi phí xã hội ròng ta đều có kết quả cao hơn kết quả tại E*.
Mô hình MAC-MD là mô hình lý thuyết cho phép chúng ta khảo sát nhiều trường hợp.
Trong thực tế, mọi vấn đề ô nhiễm đều khác nhau. Phân tích kiểu này cung cấp phương
pháp tổng quát giải quyết bất cứ vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể nào. Thực tế mang tính
động và điều này rất đúng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Mức phát thải tối ưu
năm ngoái hay thập niên trước không nhất thiết là mức tối ưu năm nay hay trong tương lai.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hàm thiệt hại biên và chi phí giảm ô nhiễm biên và khi bất
kỳ yếu tố nào thay đổi hàm số sẽ dịch chuyển và E* sẽ thay đổi.
Hiệu quả xã hội là một khái niệm chuẩn tắc. E*, mức phát thải cân bằng chi phí giảm ô
nhiễm và chi phí thiệt hại, chính là mục tiêu của các chính sách công. Nền kinh tế thực sẽ ở
tại mức E*? Điều này có thể không xảy ra nếu không có can thiệp của chính phủ. Trừ khi
chấp nhận chi phí thiệt hại gây ra cho xã hội, người gây ô nhiễm không có động lực chi
tiêu làm giảm ô nhiễm. Họ đơn giản là sản xuất đến mức ô nhiễm tối đa. Phần 4 sẽ khảo sát
các chính sách và hành động làm người gây ô nhiễm bằng bất cứ công cụ gì giảm lượng
chất thải tới mức cân bằng hiệu quả xã hội.
4
Tìm ra chiều cao của tam giác bằng cách thế 15 đơn vị vào hàm MD, MD=2E, MD tại mức 15 tấn là $30.
5
Diện tích a = 1/2 (10 $20) = $100.
Barry Field & Nancy Olewiler 14
PHỤ LỤC: LIÊN KẾT GIỮA MAC VỚI TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN
Mô hình đơn giản trong chương này tập trung vào tình huống thực tế trong đó người gây ô
nhiễm có thể đầu tư vào các công nghệ xử lý chất thải để giảm thải từ chính hoạt động của
họ. Chúng ta giả sử đường MAC tồn tại đối với người gây ô nhiễm. Chúng ta hãy nhìn một
cách tổng quát hơn vấn đề đánh đổi của người gây ô nhiễm để thấy đường MAC liên kết
thế nào với hành vi tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tối đa hóa lợi nhuận
khi giá thị trường, P, bằng với chi phí sản xuất biên, MC. Cho P = MC ta được sản lượng là
Q, được thể hiện trong phần trên của hình 5-7. Nhưng công ty cũng tạo ra chất thải. Phần
dưới hình 5-7 kết nối sản lượng với phát thải chất ô nhiễm (E). Khi không có biện pháp
kiểm soát môi trường, người gây ô nhiễm có thể tự do phát thải bao nhiêu tùy thích. Vậy
mức phát thải tối đa là bao nhiêu? Trong hình 5-7 công ty tối đa hóa sản lượng sẽ sản xuất
ở mức Q0 đơn vị sản lượng, nghĩa là cũng thải ra EMAX đơn vị chất thải.
Với đường MC dốc lên, công ty có thể có lợi nhuận với tất cả các đơn vị sản xuất cho đến
Q0, là đơn vị sản lượng khi giá bằng MC. Lợi nhuận biên của công ty bằng (P – MC), và
lợi nhuận biên này lớn nhất khi sản xuất đơn vị đầu tiên với mức giá cố định P, sau đó
giảm cho đến khi P = MC tại điểm cân bằng cạnh tranh. Công ty có thể bị mất phần lợi
nhuận biên này nếu bị bắt buộc phải giảm sản lượng xuống dưới mức Q0 do phải giảm phát
thải. Có thể hiểu đường MAC đại diện cho lợi nhuận bị mất của công ty do phải giảm phát
thải. Phần dưới hình 5-7 vẽ (P – MC) cho tất cả các mức sản lượng từ 0 đến Q0. Khoảng
cách a0 trong biểu đồ ở trên bằng b0 trong biểu đồ dưới. Đường MAC do đó có hình dạng
tương tự như đường MC của công ty, nhưng ngược lại.
Barry Field & Nancy Olewiler 15
Hình 5-7: Liên kết đường MAC với hoạt động tối đa hóa lợi nhuận
Giả sử bây giờ chính phủ ban hành chính sách môi trường yêu cầu công ty đưa chi phí thiệt
hại biên vào trong chi phí sản xuất. Đường thiệt hại biên (MD) trong biểu đồ dưới đại diện
cho chi phí này. Do đó ta cộng đường MD vào đường chi phí của công ty MC. Chi phí xã
hội của công ty bây giờ bằng MC + MD.6 Với chi phí mới này, công ty tối đa hóa lợi
nhuận tại điểm P = MC + MD. Sản lượng Q* tạo ra lượng phát thải E*.7 Cân bằng hiệu quả
xã hội trong thị trường là điểm giá thị trường của hàng hóa cân bằng với chi phí xã hội biên
của sản xuất, với chi phí xã hội bao gồm chi phí sản xuất biên và chi phí thiệt hại biên.
TÓM TẮT
Chương này phát triển một mô hình kiểm soát ô nhiễm đơn giản. Mô hình này dựa trên
khái niệm đánh đổi giữa thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát ô nhiễm. Chúng ta đã
xem xét hàm thiệt hại biên. Hàm số này thể hiện thiệt hại xã hội biên từ các mức phát thải
khác nhau hoặc các mức độ tích tụ ô nhiễm khác nhau trong môi trường. Chúng ta cũng
xem xét chi phí giảm ô nhiễm biên cho từnng nguồn phát thải và cho một nhóm nguồn.
Bằng cách kết hợp hai hàm số này, chúng ta xác định được mức phát thải tối ưu xã hội.
Mức phát thải tối ưu xã hội là mức mà thiệt hại biên và chi phí ô nhiễm biên bằng nhau.
6
Chương 4, hình 4-3 cũng đã nhắc đến định nghĩa chi phí xã hội này. Phần phụ lục này nhằm kết nối chi phí
xã hội biên vào hình MAC-MD.
7
Cũng chú ý rằng khoảng cách cd trong biểu đồ trên bằng khoảng cách cd trong biểu đồ dưới, đều là chênh
lệch giữa chi phí biên và thiệt hại biên tại mức phát thải hiệu quả xã hội E* và sản lượng Q*.
Sản lượng
Lượng phát thải
Q0 Q*
EMAX E*
0
P
MAC
b
e
MD
f
MC
MC + MD
c
d
0
P
a
Các công ty cạnh tranh thường bỏ qua chi phí thiệt hại từ chất thải họ sản xuất ra và tối đa hóa
lợi nhuận khí giá hàng hóa bằng chi phí sản xuất biên. Với tất cả đơn vị sản lượng từ 0 đến Q0,
công ty nhận được lợi nhuận biên là hàm số dốc xuống như trong biểu đồ dưới. giả sử một đơ
vị sản lượng tạo ra một đơn vị chất thải, lợi nhuận biên thể hiện đường MAC của công ty. Nếu
phải giảm ô nhiễm, chi phí giảm ô nhiễm chính là lợi nhuận bị mất. Nếu yêu cầu công ty tính
thiệt hại do ô nhiễm thành một yếu tố của chi phí sản xuất, đường MD sẽ được cộng với MC
và công ty sẽ phát thải tại mức E*
Barry Field & Nancy Olewiler 16
Tại mức phát thải này, chi phí xã hội ròng – tổng chi phí giảm ô nhiễm và chi phí thiệt hại
– là thấp nhất.
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng mô hình phát triển trong chương này rất đơn giản và chứa
đựng rủi ro vì đã đơn giản hóa các vấn đề ô nhiễm trong thực tế. Thật sự có rất ít ví dụ
kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy chúng ta chắc chắn biết các hàm thiệt hại biên và
chi phí giảm ô nhiễm biên. Thế giới tự nhiên quá phức tạp, chúng ta gặp rất nhiều khó
khăn để nhận dạng chính xác mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Thêm vào đó,
nguồn gây ô nhiễm có rất nhiều dạng, quy mô khác nhau, trong những hoàn cảnh kinh tế
khác nhau và do đó chúng ta sẽ tốn rất nhiều công sức chỉ để hiểu biết về những vấn đề
đơn giản về chi phí giảm ô nhiễm biên. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm thay đổi rất nhanh,
do đó có thể công nghệ hiệu quả hôm nay lại lỗi thời ngày mai. Tuy nhiên, mô hình đơn
giản rất hữu hiệu để suy nghĩ về các vấn đề căn bản trong kiểm soát ô nhiễm. Trước khi
thảo luận các vấn đề chính sách phức tạp, chúng ta nên học cách các nhà kinh tế cố gắng
đo lường và khảo sát chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên trong những trường hợp
thay đổi chất lượng môi trường cụ thể.
CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH
Chi phí giảm ô nhiễm Khái niệm chuẩn tắc
Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ Công nghệ kiểm soát ô nhiễm
Hàm thiệt hại Kinh tế học thực chứng
Chi tiêu bảo vệ Ngưỡng
Hàm giảm ô nhiễm biên Tổng chi phí giảm ô nhiễm
Hàm thiệt hại biên Tổng thiệt hại
BÀI TẬP
1. Cho MAC1 = 100 – 10E và MAC2 = 50 – 10E. Vẽ từng hàm số và đường MAC gộp.
Cho MD = 30E, xác định điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Với các phương trình trên,
giả sử chính phủ quy định mức phát thải là 4 đơn vị. Chi phí xã hội ròng của chính sách
này là bao nhiêu?
2. Giả sử có sự thay đổi công nghệ làm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên của nhà máy 1 ở
trên bằng chi phí biên của nhà máy 2. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng đến mức phát
thải hiệu quả xã hội như thế nào? Giải bằng đồ thị và số học.
3. Khi có quy định kiểm soát ô nhiễm, chính phủ phải chịu chi phí thực thi như là một
phần chi phí xã hội. Giả sử chi phí thực thi là khoản cố định, độc lập với lượng ô nhiễm
giảm được. Điều này làm điểm cân bằng hiệu quả thay đổi như thế nào? Giải thích
bằng đồ thị.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Các nhà khoa học khám phá ra rằng thiệt hại biên tăng theo hàm mũ với mức phát thải.
Điều này làm thay đổi cách tính toán tổng thiệt hại như thế nào khi không áp dụng
công nghệ giảm ô nhiễm.
2. Nguyên tắc cân bằng biên liên hệ như thế nào với mức sản lượng hiệu quả xã hội?
3. Giải thích tại sao xã hội muốn tối thiểu hóa chi phí xã hội ròng (tối đa hóa giá trị xã hội
ròng) khi chọn mức phát thải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- field_olewiler_chapter_5_economics_of_environmental_qualityl_2524.pdf