Kinh tế Môi trường - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: Sự phân loại

CHƯƠNG 2

LIÊN KẾT GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG:

SỰ PHÂN LOẠI

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng

đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những vai trò của thế giới tự

nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng đầu vào; mà nếu không có nó thì sản

xuất, tiêu dùng và bản thân cuộc sống cũng không thể tồn tại được. Các hoạt động sản xuất

và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là chất thải, và những chất này cuối cùng

sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác. Các chất thải này có thể gây ô

nhiễm và suy thóai môi trường tự nhiên. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ cơ bản này

bằng một giản đồ như sau:

Mối liên kết (a): mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên được gọi là

“Kinh tế tài nguyên thiên nhiên”. Mối liên kết (b): thể hiện sự tác động của hoạt động

kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các

chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên có

tên gọi là “Kinh tế môi trường”. Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề chính yếu trong

kinh tế môi trường nhưng đó không phải là chủ đề duy nhất. Con người tác động đến môi

trường bằng nhiều cách mà không có liên quan gì đến ô nhiễm như ta vẫn nghĩ. Phá hủy

môi sinh do việc phát triển nhà cửa, đường xá và thủy lợi, do làm suy giảm cảnh quan, và

việc tháo khô đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp là những ví dụ về tác động môi

trường không liên quan đến việc thải chất gây ô nhiễm đặc trưng.

pdf16 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế Môi trường - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: Sự phân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hữu cơ được phát tán vào môi trường nước, ví dụ như chất thải, đã qua hay chưa qua xử lý, được thải ra từ các nhà máy xử lý chất thải ở thành phố. Khi phát thải, các chất ô nhiễm được các quá trình tự nhiên phân hủy vật liệu hữu cơ thành những thành phần cơ bản, vì thế làm giảm mức độ nguy hại của chúng. Nước, nói cách khác, có khả năng đồng hóa tự nhiên cho phép nhận các chất hữu cơ và chuyển sang dạng ít gây hại hơn. Nếu vượt quá khả năng đồng hóa, sinh vật sẽ bắt đầu chết, nhưng một khi dòng thải của nguồn được giảm đến mức không gây hại thì chất lượng nước sẽ được cải thiện lại, bằng cách tắt nguồn thải trong một vài ngày hay vài tuần, chất lượng nước sẽ trở về tình trạng ban đầu. Dĩ nhiên việc môi trường có khả năng tự làm sạch không có nghĩa là chúng ta có những chất thải không tích tụ. Khi lượng phát thải của chúng ta vượt quá khả năng cho phép, chúng sẽ rơi vào quá trình ô nhiễm tích tụ. Ví dụ, tầng khí quyển của trái đất có khả năng hấp thụ khí CO2 được thải từ hoạt động của con người hay của tự nhiên, miễn là khả năng này không bị vượt mức. CO2 là chất thải không tích tụ. Nhưng nếu vượt quá khả năng đồng hóa của trái đất, như trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang ở trong tình trạng tích tụ ô nhiễm theo thời gian. Cho dù chất thải là tích lũy hay không tích lũy, chúng ta vẫn có những vấn đề cơ bản giống nhau: cố gắng để định dạng những thiệt hại và liên hệ đến những chi phí giảm thiểu ô nhiễm. Nhưng việc làm này đối với chất ô nhiễm tích lũy thì khó hơn những chất ô nhiễm không tích lũy. Xem xét các đồ thị trên hình 2-3. Hình (a) đại diện cho chất ô nhiễm không tích lũy, trong khi hình (b) thể hiện cho những chất ô nhiễm tích lũy. Trong hình (a), đường đồ thị bắt đầu từ gốc tọa độ, cho thấy rằng nồng độ chất trong môi trường xung quanh tương ứng với lượng phát thải chất ô nhiễm. Nồng độ môi trường xung quanh thực chất là 1 hàm của các sự phát thải hiện tại - việc giảm các chất ô nhiễm này xuống mức zero sẽ dẫn tới việc làm biến mất nồng độ của chúng trong môi trường xung quanh. Nhưng đối với các chất ô nhiễm tích tụ, mối quan hệ này phức tạp hơn. Những chất thải ngày nay, bởi vì chúng tích tụ và đựơc thêm vào những phần ô nhiễm đã có sẵn, sẽ gây tác động xấu không chỉ cho chúng ta mà còn cho thế hệ sau, có thể trong tương lai gần. Điều đó cũng có nghĩa rằng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong môi trường xung quanh hiện tại chỉ hơi liên quan đến lượng phát thải hiện nay. Đồ thị trong hình (b) bắt đầu phía trên gốc tọa độ và có độ dốc ít hơn trong hình (a). Vì vậy, việc giảm thải tại thời điểm hiện tại chỉ có ý nghĩa khiêm tốn đối với nồng độ môi trường xung quanh. Thậm chí nếu lượng phát thải hiện tại đựơc cắt giảm tới zero, chất lượng của môi trường xung quanh vẫn bị tác động bởi sự tích lũy của sự phát thải trong quá khứ. Việc chất ô nhiễm tích tụ liên tục trong môi trường có một ảnh hưởng đến việc phá vỡ mối quan hệ trực tiếp giữa lượng phát thải hiện tại và sự thiệt hại hiện tại. Điều này có nhiều ý nghĩa. Đó là, nó làm cho khoa học trở nên khó khăn. Mối quan hệ nhân quả trở nên khó phân biệt và cần nhiều thời gian để tìm hiểu chúng. Nó cũng gây trở ngại cho con người trong việc tập trung vào những thiệt hại gây ra do những phát thải hiện tại, một lần nữa là do mối liên hệ không rõ ràng giữa sự phát thải hiện tại và mức độ ô nhiễm hiện nay. Hơn nữa, những chất ô nhiễm tích tụ, theo định nghĩa, đã dẫn đến những ảnh hưởng trong tương lai, và con người có xu hướng cắt giảm các hoạt động trong tương lai hơn là giải quyết chúng ở hiện tại. Barry Field & Nancy Olewiler 13 Hình 2-3: Những mối liên hệ giữa phát thải hiện tại và nồng độ ô nhiễm trong môi trường xung quanh Hình (a) thể hiện một chất ô nhiễm không tích lũy mà những thiệt hại là cân đối với mức phát thải hiện tại. Hình (b) minh họa một chất ô nhiễm tích lũy mà những thiệt hại phụ thuộc vào tổng lượng của chất đó đã được thải ra theo thời gian. Vị trí của giao điểm (giữa đường thẳng và trục tung) cho thấy rằng sẽ vẫn luôn có một số thiệt hại ngay cả khi mức phát thải đã được cắt giảm xuống mức zero. Chất ô nhiễm cục bộ, vùng và toàn cầu Một vài chất ô nhiễm chỉ có ảnh hưởng đến những khu vực nhất định, trong khi một số khác thì có tầm ảnh hưởng rộng lớn, có thể trên phạm vi toàn cầu. Ô nhiễm tiếng ồn và sự suy giảm của môi trường cảnh quan chỉ có tác động cục bộ, sự thiệt hại gây ra từ bất cứ nguồn nào cũng thường được giới hạn tới cộng đồng người tương đối nhỏ ở những khu vực nhất định. Chú ý rằng phát biểu này là về phạm vi ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm, không phải về tầm quan trọng của vấn đề đối với một quốc gia hay thế giới. Một vài chất ô nhiễm, mặt khác, có một mức ảnh hưởng rộng rãi, trên một khu vực lớn hay toàn cầu. Mưa acid là một vấn đề mang tính địa phương, sự phát thải từ một khu vực của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến những người sống ở Canada và ở các vùng khác của chính nước Mỹ. Ảnh hưởng phá hủy tầng ôzôn do sự phát thải chlo-fluor-carbon (CFC) từ nhiều nước khác nhau gây ra là do sự thay đổi hóa học trên tầng bình lưu, điều này có ý nghĩa là ảnh hưởng này sẽ mang tính toàn cầu. Khi các yếu tố khác như nhau, thì những vấn đê môi trường địa phương giải quyết dễ dàng hơn là những vấn đề khu vực hay quốc gia, mà những vấn đề này lại dễ giải quyết hơn là những vấn đề toàn cầu. Nếu một người xả khói ra những nhà xung quanh, chúng ta có thể đưa ra phương án giải quyết nội bộ, hay có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhưng nếu hành động của người đó gây ra những ô nhiễm cho vùng xa hơn, phương án giải quyết có thể gặp nhiều khó khăn. Nếu chúng ta trong cùng một chế độ chính trị, chúng ta có thể nhờ chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đang phải đối đầu với một lượng lớn các vấn đề mang tính đa quốc gia và toàn cầu. Chúng ta không có những phương tiện hiệu quả, do rất khó mô tả chính xác bản chất của những tác động vật lý và bởi vì những thể chế chính trị quốc tế cần thiết chỉ vừa mới xây dựng và số lượng các thành viên quá lớn nên việc ra các quyết định là rất khó khăn. N ồ n g đ ộ t ro n g m t x u n g q u an h h iệ n t ại Mức phát thải hiện tại N ồ n g đ ộ t ro n g m t x u n g q u an h h iệ n t ại Mức phát thải hiện tại (a) Chất ô nhiễm không tích lũy (b) Chất ô nhiễm tích lũy Barry Field & Nancy Olewiler 14 Nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm phân tán Các nguồn ô nhiễm được phân biệt với nhau bằng tiêu chí là sự dễ dàng nhận dạng các điểm xả thải ngoài thực địa. Dễ dàng nhận biết những điểm mà nguồn thải SO2 phát ra khỏi một nhà máy năng lượng lớn, chúng thoát ra từ cuối đầu các ống khói của mỗi nhà máy. Các nhà máy xử lý chất thải đô thị thông thường đều có một cửa xả cho các loại nước thải bỏ đi. Chúng được gọi là các chất ô nhiễm nguồn điểm. Ngược lại, có rất nhiều chất ô nhiễm không được xác định rõ nguồn thải. Ví dụ như hóa chất dùng trong nông nghiệp thường chảy tràn trên mặt đất theo kiểu phân tán hoặc khuếch tán, và mặc dầu chúng có thể làm ô nhiễm các dòng nước hay các tầng chứa nước ngầm nhất định, chúng ta không thể tìm thấy được ống dẫn thải ra các loại hóa chất này. Đây là ô nhiễm dạng phân tán. Ngập lụt đô thị do mưa cũng là một vấn đề quan trọng về nguồn ô nhiễm phân tán. Như mọi người thường nghĩ, dễ dàng tìm hiểu các chất ô nhiễm nguồn điểm hơn so với các chất ô nhiễm phân tán. Chúng có thể dễ dàng đo đạc, quan trắc và dễ dàng nghiên cứu hơn về quan hệ giữa sự phát thải và các tác động. Điều này có nghĩa rằng thông thường, việc phát triển và quản lý các chính sách kiểm soát ô nhiễm đối với nguồn ô nhiễm điểm sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Sau này chúng ta sẽ thấy, không phải tất cảc các chất ô nhiễm đều có thể xếp được vào một trong hai cách phân loại này. Sự phát thải gián đoạn và liên tục Sự phát thải từ các nhà máy phát điện hay các nhà máy xứ lý chất thải đô thị không ít thì nhiều là liên tục. Các nhà máy được thiết kế hoạt động liên tục, mặc dù năng suất vận hành có thể thay đối trong một chừng mực nào đó theo ngày, tuần hay theo mùa. Vì thế chất phát thải từ các cơ sở này ít nhiều là liên tục, và vấn đề về mặt chính sách là phải quản lý mức độ thải này. Chúng ta có thể so sánh ngay được giữa chương trình kiểm soát và tốc độ phát thải. Tuy thực tế các chất phát thải là liên tục nhưng không có nghĩa là thiệt hại cũng liên tục. Các hiện tượng khí tượng và thủy văn có thể chuyển các chất phát thải liên tục thành các thiệt hại không chắc chắn. Nhưng các chương trình kiểm soát thường dễ dàng tiến hành khi sự phát thải không dao động với cường độ lớn. Nhiều chất ô nhiễm lại được thải ra một cách gián đoạn. Ví dụ điển hình nhất là các vụ tai nạn tràn dầu hay hóa chất. Khó khăn về chính sách ở đây là phải thiết kế và quản lý một hệ thống để xác suất các vụ tai nạn chất thải có thể giảm đi. Nhưng với một ảnh hưởng gián đoạn thì không thể đo đạc được gì cả, ít nhất là trong thời gian ngắn. Ví dụ như, mặc dầu không có nhiều các chất phóng xạ được thải ra từ các nhà máy điện nguyên tử của Canada, nhưng chúng ta vẫn gặp vấn đề ô nhiễm nếu chúng được quản lý theo cách làm gia tăng xác suất phóng thích vô ý chất phóng xạ trong tương lai. Để đo đạc xác suất của chất phát thải gián đoạn, chúng ta cần phải có dữ liệu của các sự kiện thực tế trong một thời gian dài, hoặc là chúng ta phải ước tính chúng từ dữ liệu kỹ thuật và các thông tin tương tự như vậy. Và chúng ta cần phải quyết định mức độ bảo đảm mong muốn trong việc chống lại các sự kiện gián đoạn như vậy và làm thế nào để thiết lập các chính sách để giảm thiểu những rủi ro của một sự cố tràn dầu. Các thiệt hại môi trường không liên quan đến chất phát thải Cho đến nay việc thảo luận vẫn tập trung vào các đặc tính của những loại chất ô nhiễm môi trường khác nhau vì chúng có liên quan đến việc thải bỏ các vật liệu hoăc năng lượng tồn dư. Nhưng có rất nhiều trường hợp cá biệt, không phát hiện được dấu vết của chất thải tồn Barry Field & Nancy Olewiler 15 dư gây suy thoái chất lượng môi trường. Việc chuyển đất đai thành nhà ở và các khu thương mại phá hủy giá trị môi trường của vùng đất đó, có thể là giá trị sinh thái, như là vùng đất ngập nước hay nơi cư trú, hoặc là giá trị cảnh quan. Việc sử dụng đất với các mục đích khác, như đốn gỗ hay khai thác mỏ cũng có thể gây các tác động nghiêm trọng. Trong các trường hợp như thế, công việc của chúng ta vẫn là phải tìm hiểu động cơ của những người dân mà quyết định của họ tạo ra những tác động đó, và phải thay đổi động cơ đó khi thích hợp. Mặc dầu không có chất phát thải để quan trắc và kiểm soát, tuy nhiên vẫn phải mô tả kết quả, và đánh giá, quản lý bằng những chính sách thích hợp. TÓM TẮT Mục đích của chương này là tìm hiểu các mối liên hệ cơ bản giữa kinh tế và môi trường. Chúng ta phân biệt giữa vai trò của hệ thống tự nhiên như là nguồn cung cấp nguyên liệu thô đầu vào cho nền kinh tế (kinh tế tài nguyên thiên nhiên) và như là nơi tiếp nhận chất thải sản xuất và tiêu dùng (kinh tế môi trường). Sau khi nhắc sơ lại về kinh tế tài nguyên thiên nhiên, chúng ta giới thiệu các hiện tượng cân bằng cơ bản, cho rằng về lâu dài, tất cả các chất được loài người lấy đi khỏi hệ thống tự nhiên sẽ được trả lại cho hệ thống đó. Điều này có nghĩa rằng để giảm dòng chất thải vào môi trường, chúng ta phải giảm dòng vật chất lấy ra từ hệ sinh thái, và chúng ta đã thảo luận ba cách cơ bản để có thể thực hiện được điều đó. Sau đó, chúng ta tập trung hơn vào dòng chất thải bị trả ngược vào môi trường, phân biệt giữa các thuật ngữ phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại. Những thiệt hại về mặt môi trường do một lượng phát thải nhất định có thể thay đổi một cách đáng kể bằng cách xử lý chúng theo nhiều cách khác nhau. Bước tiếp theo của chúng ta là cung cấp một danh sách ngắn các loại phát thải và chất ô nhiễm khác nhau, cũng như các loại tác động môi trường không ô nhiễm như các tác động mỹ quan. CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Giảm ô nhiễm Kinh tế môi trường Chất thải tích tụ Thành phần môi trường Mưa acid Chất lượng môi trường Chất lượng môi trường xung quanh Hàng hóa thân thiện với môi trường Khả năng đồng hóa Định luật nhiệt động lực học thứ nhất Đa dạng sinh học Liên thời gian Khả năng đệm Mô hình Cơ cấu sản phẩm Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Người tiêu thụ Chất ô nhiễm không tích lũy Thiệt hại Ô nhiễm nguồn phân tán Chất thải Tài nguyên không thể tái tạo Sự phát thải Hàng hóa tập trung ô nhiễm Ngăn ngừa ô nhiễm Nhà sản xuất Tài nguyên có thể tái tạo Cường độ chất thải của sản xuất Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm pha trộn đồng dạng Chất ô nhiễm được phân biệt theo không gian Barry Field & Nancy Olewiler 16 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Sự gia tăng dân số đã tác động như thế nào đến cân bằng vật chất thể hiện trong hình 2- 1? 2. Nếu tất cả các hàng hóa có thể được thay đổi trong chốc lát để chúng bền hơn gấp hai lần trước đó thì sự thay đổi này sẽ được thể hiện như thế nào trong hình 2-1 trong ngắn hạn và dài hạn? 3. Một lượng chất thải nhất định được thải ra tại một thời gian và địa điểm có thể là một chất ô nhiễm, nhưng nếu nó được thải ra tại một thời gian hoặc địa điểm khác thì nó có thể không còn là chất ô nhiễm. Vì sao lại có điều này? 4. Tại sao các chất ô nhiễm tồn tại lâu và tích lũy lại khó quản lý hơn là các chất ô nhiễm dễ phân hủy và không tích lũy? 5. Giả định chúng ta nhận thấy rằng việc phát thải một chất ô nhiễm đã suy giảm, nhưng chất lượng môi trường lại không được cải thiện. Có thể giải thích điều này ra sao? 6. Xem xét tất cả các thứ mà bạn đã vất vào thùng rác gia đình mỗi tuần. Bao nhiêu thứ đã ném đi có thể tái chế hay tái sử dụng? Bao nhiêu thứ là độc chất mà có lẽ nên được thay thế bởi các chất thân thiện hơn đối với môi trường? Điều gì để làm bạn thay đổi thói quen tiêu dùng của mình để giảm thải những sản phẩm này?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffield_olewiler_chapter_2_environment_and_econonomy_link_4117.pdf