CHƯƠNG 14
TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Ba chương vừa qua đã giới thiệu các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát, những chính sách
khuyến khích kinh tế như thuế, trợ cấp, và giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng.
Chương này tiến hành phân tích làm nổi bật những điểm khác nhau giữa các chính sách.
Trước tiên, dùng ví dụ số học và phương pháp đại số đơn giản tương tự như cách đã sử
dụng trong ba chương trước, chúng ta so sánh các giải pháp hiệu quả - chi phí đối với tất cả
các chính sách theo các tiêu chí sau: chi phí thực thi cá nhân và xã hội, các động cơ khuyến
khích đầu tư vào công nghệ mới giảm ô nhiễm và các yêu cầu thông tin để thực thi chính
sách. Phân tích này sẽ được trình bày rõ trong phần 5, nó giúp cho bạn nhận ra chính sách
nào sẽ hoạt động tốt nhất cho từng vấn đề môi trường cụ thể. Phần thứ hai sẽ giới thiệu tính
không chắc chắn của dạng hàm chi phí giảm ô nhiễm biên và hàm thiệt hại biên trong mô
hình. Tính không chắc chắn có thể cản trở việc đạt tới trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội.
Một tiêu chí khác cho việc chọn lựa giữa các chính sách cũng sẽ được trình bày trong
chương này – đó là tối thiểu hóa chi phí xã hội ở tại một mức phát thải không hiệu quả.
Cuối cùng, chúng ta kết thúc bằng một thảo luận về các tác động khuyến khích của từng
chính sách để làm rõ dạng hàm của đường MAC
15 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế Môi trường - Chương 14: Triển vọng chính sách môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó E” vượt quá cả lượng chất thải hiệu quả xã hội (E*)
lẫn mức chất thải dự tính của nhà chức trách (E’) (được xác định dựa trên MACE). Điều
ghi nhận trước tiên là mức phát thải đã cung cấp thông tin cho nhà chức trách. Giả sử nhà
chức trách có thể giám sát lượng chất thải, nếu E” vượt quá E’ thì nhà chức trách biết rõ là
thuế đã được đặt quá thấp. Bây giờ, nhà chức trách tìm ra hai điểm nằm trên đường MAC
thực sự của nguồn gây ô nhiễm, đó là E0 và E” (MAC bằng 0 và bằng t’). Nếu MAC là
đường tuyến tính, thì tất cả những thông tin này rất cần để định ra mức thuế hiệu quả xã
hội t *. Nếu MAC là phi tuyến và nhà chức trách có thể điều chỉnh được thuế suất, họ sẽ
phải tiến hành quá trình lặp để đạt được mức t*. Nhà chức trách điều chỉnh thuế suất, đo
lường lượng chất thải, sau đó vạch ra thêm đường MAC.
Barry Field & Nancy Olewiler 11
Hình 14.6: Quá trình lặp đề đạt tới mức thuế suất hiệu quả xã hội
Nhà chức trách thu nhận thông tin từ phản ứng của các nguồn gây ô nhiễm đối với trường hợp thuế ngay cả
khi mức thuế được thiết lập không đúng. Các nguồn gây ô nhiễm thiết lập mức thuế không chính xác là t’
bằng với MAC của họ và phát thải một lượng E’’. Nhưng nhà chức trách mong muốn phát thải ở mức E’.
Nếu ta biết được E0 thì nhà chức trách bây giờ có hai điểm trên đường MAC thực của các nguồn gây ô
nhiễm, E0 và E
’, và cứ như vậy nhà chức trách có thể lập đi lập lại để đạt mức thuế tối ưu xã hội.
Câu hỏi đặt ra là liệu thuế tạo ra động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ thông tin thật hay
sai lệch cho nhà chức trách? Trường hợp này phức tạp hơn so với trường hợp tiêu chuẩn.
Để tính động cơ của nguồn gây ô nhiễm thì cần tính toán tổng chi phí giảm ô nhiễm cộng
với thuế phải trả ở các mức thuế suất khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm sẽ không có động cơ
tiết lộ MAC cao quá đáng như trường hợp MACR khi có tiêu chuẩn. Kết quả là thuế suất
rất cao và do đó tiền trả thuế rất nhiều (t’ lượng chất thải) và lượng chất thải càng được
kiểm soát nhiều hơn so với khi tiết lộ MAC thực.
Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ cố gắng thuyết phục chính phủ rằng MAC của họ
cũng chính là MACE mà nhà chức trách dự tính không? Câu trả lời có thể là “Đúng vậy”.
Giả sử nguồn gây ô nhiễm không xem mức thuế dự tính t’ bằng với MAC thực, mà là bằng
với MACE. Điều này thể hiện qua hình 14.7. Câu hỏi đặt ra là nguồn gây ô nhiễm có thấy
tốt hơn không nếu theo chiến thuật này hơn là theo cách để t’ bằng với MACT. Tại t’ và E’,
nguồn gây ô nhiễm chỉ trả tiền thuế bằng với diện tích 0t’bE’. Nếu nguồn gây ô nhiễm để
t’ bằng với MACT, thì thuế phải trả là nhiều hơn và bằng với diện tích 0t’bE”. Chênh lệch
giữa hai khoản thuế phải trả là diện tích abE’E”, là phần lợi ích nhận được từ việc “giả vờ”
như MACE chính là MAC thực sự. Tuy nhiên, tại mức chất thải E’, nguồn gây ô nhiễm sẽ
chịu tổng chi phí xử lý chất thải bằng với phần diện tích E’E0b. Nếu ấn định t’ bằng MAC
thực, tổng chi phí xử lý chất thải sẽ bằng diện tích E”E0b. Chênh lệch giữa hai tổng chi phí
xử lý chất thải này là diện tích E’E”bc, là phần tiết kiệm được trong tổng chi phí xử lý chất
thải nếu nguồn gây ô nhiễm chấp nhận t’ bằng với MACT. Giờ đây, chúng ra có thể so sánh
chi phí thực mà nguồn gây ô nhiễm phải chịu trong 2 lựa chọn đã được trình bày trên. Nếu
Barry Field & Nancy Olewiler 12
để thuế dự tính bằng MAC thực, chi phí xử lý chất thải tiết kiệm được lớn hơn lượng tiết
kiệm từ hóa đơn tính thuế nếu để t’ bằng MACE. Diện tích abc là phần lợi ích thực nhận
được từ việc để t’ bằng MACT.
Hình 14.7: Khuyến khích tiết lộ MAC thực khi có thuế
Nên nhớ là cuối cùng thì nhà chức trách cũng sẽ lặp đi lặp lại việc định mức thuế suất cho
tới khi có được mức thuế suất mang lại hiệu quả xã hội là t *. Vậy nguồn gây ô nhiễm có
phải trả giá cho việc tiết lộ MAC thực của họ hay không nếu biết thuế suất sẽ không ở mức
t’? Dùng lại cách phân tích trên, chúng ta so sánh tổng chi phí giảm ô nhiễm và tiền trả
thuế trong trường hợp t’ với trường hợp t *, mức thuế suất hiệu quả xã hội. Chúng ta có
thể không cần dự tính khi không biết chính xác các độ dốc của các đường MAC cho dù
nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ MAC thực hay không. Nhìn lại hình 14.7, lợi ích thực cho
nguồn gây ô nhiễm từ mức thuế không hiệu quả t’ đến mức thuế hiệu quả t * sẽ được phân
tích rõ sau đây. Nguồn gây ô nhiễm sẽ tính toán khoản chênh lệch giữa lượng tiết kiệm từ
hóa đơn tính thuế (diện tích 0t*fE* trừ diện tích 0t’aE’) và khoản chênh lệch trong tổng chi
phí giảm ô nhiễm (diện tích E’E0c trừ đi diện tích E *E0f). Nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ
MAC thực hay không sẽ phụ thuộc vào độ lớn của diện tích cdf so với diện tích t’t *da, và
đến lượt các diện tích này lại phụ thuộc thuế suất ấn định bởi nhà chức trách và MAC thực.
Trong trường hợp đã minh họa ở trên, nguồn gây ô nhiễm sẽ đạt được lợi ích bằng cách giả
vờ như MAC là MACE,
Trường hợp 3: Động cơ tiết lộ thông tin khi có TDP
Để việc phân tích được đơn giản, giả thiết rằng chỉ có duy nhất 1 đường MAC đại diện cho
toàn bộ ngành công nghiệp. Hình 14.8 sẽ minh họa trường hợp này. Giả sử nhà chức trách
quyết định lượng giấy phép tại điểm E’, nó quá thấp so với lượng giấy phép hiệu quả xã
hội. Điều này cũng giống như trường hợp kiểm chứng ở trên. Giả thiết nhà chức trách cho
bán đấu giá giấy phép. Điều mong đợi chính là thị trường giấy phép sẽ hoạt động với định
giá bằng với mức giá P’ khi lượng giấy phép hiệu quả được phân phối. Nếu có quá ít giấy
phép, giá cân bằng sẽ là P”, cao hơn mức giá P’. Tương tự như thuế, giá giấy phép cung
Barry Field & Nancy Olewiler 13
cấp thông tin về MAC thực. Sau đó, nhà chức trách có thể điều chỉnh số lượng giấy phép
bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi đạt cân bằng hiệu quả xã hội. Vậy cá nhân
nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ thông tin sai lệch về MAC của họ cho nhà chức trách
trong các giao dịch ban đầu hay cho những nguồn gây ô nhiễm khác trong các giao dịch
khác hay không? Giống như thuế, không có động cơ nào để tiết lộ MAC cao hơn MAC
thực, vì việc làm này sẽ làm tăng giá giấy phép mà nguồn gây ô nhiễm phải trả. Nếu một
nguồn gây ô nhiễm giả vờ cho rằng MAC của họ thấp hơn MAC thực và những nguồn gây
ô nhiễm khác không làm điều đó, thì họ sẽ không thể nào mua đủ giấy phép trong thị
trường cho lượng chất thải của mình. Với cách phân tích đơn giản này, chúng ta thấy rằng
TDP, nếu được sử dụng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì hầu như tiết lộ
thông tin cho tới khi đạt tới điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý
rằng những gì cần có trong phân tích đầy đủ chính sách TDP là khung phân tích lý thuyết
trò chơi. Chúng ta sẽ học điều này trong những khóa học nâng cao.
Hình 14.8: Thông tin được tiết lộ về MAC trong trường hợp TDP
TÓM TẮT
Chúng ta đã so sánh các chính sách với nhau sử dụng mô hình số học gồm hai nguồn gây ô
nhiễm với MAC khác nhau. Tất cả các chính sách đều có tiềm năng đạt tới sự cân bằng
hiệu quả xã hội, và tất cả đều mang lại hiệu quả chi phí trừ tiêu chuẩn đồng nhất. Các chính
sách khác nhau về chi phí thực thi cá nhân. Sự khác biệt này giúp giải thích sự ủng hộ hay
phản đối của nguồn gây ô nhiễm đối với việc thực thi chính sách. Chúng ta cũng đã khảo
sát động lực của mỗi chính sách dành cho việc đầu tư công nghệ xử lý chất thải, và thông
tin mà nhà chức trách yêu cầu để thực hiện chính sách. Tiêu chí này có thể giúp nhà chức
trách chọn lựa một chính sách cho mỗi vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể. Không có một
chính sách đơn lẻ nào phù hợp cho tất cả các dạng ô nhiễm.
Barry Field & Nancy Olewiler 14
Khi vấn đề không chắc chắn tồn tại liên quan đến đường MAC và MD, nhà chức trách có
thể không còn khả năng đạt tới mức chất thải hiệu quả xã hội, nhưng có thể ban hành chính
sách nhằm tối thiểu hóa thiệt hại xã hội khi mức chất thải quá cao hay quá thấp. Nếu có sự
không chắc chắn về đường MD, tất cả các chính sách đều dẫn đến thiệt hại xã hội bằng
nhau và một vài tiêu chuẩn khác cần được áp dụng để chọn lựa trong số các chính sách.
Nếu không chắc chắn về đường MAC, thuế sẽ tối thiểu hóa được thiệt hại xã hội khi đường
MD tương đối bằng phẳng hơn so với đường MAC và tiêu chuẩn hay TDP sẽ tối thiểu thiệt
hại xã hội khi đường MD tương đối dốc.
Các chính sách dựa trên khuyến khích kinh tế sẽ tiết lộ thông tin về đường MAC của
nguồn gây ô nhiễm, trong khi tiêu chuẩn thì không. Khi có thuế, có thể đạt được chính sách
hiệu quả xã hội bằng việc lặp lại nhiều lần mức thuế suất khác nhau. Dưới sự điều tiết của
TDP, hiệu quả xã hội có thể có bằng cách điều chỉnh số lượng giấy phép. Tiêu chuẩn tạo ra
động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ đường MAC có dạng dốc hơn MAC thực. Thuế và
TDP không tạo ra được động cơ này. Tuy nhiên thuế có thể thúc giục nguồn gây ô nhiễm
tiết lộ cho nhà chức trách đường MAC thấp hơn đường MAC thực. Điều này thì không xảy
ra khi cùng TDP.
BÀI TẬP
1. Giả sử bạn là nhà chức trách đang cố gắng thiết kế một chính sách kiểm soát ô nhiễm
dành cho đối tượng gây ô nhiễm nước như chất dioxin. Mục tiêu của bạn là giảm lập
tức luợng chất thải và tạo động cơ cho các công ty chuyển sang sử dụng công nghệ sản
xuất giảm thiểu chất ô nhiễm này. Chính sách nào trong ba chính sách sau đây bạn sẽ
kiến nghị? Và tại sao? Các chính sách đó là: tiêu chuẩn đồng nhất, thuế đồng nhất, tiêu
chuẩn cá nhân. Dùng đồ thị hay số học hoặc cả hai để hổ trợ câu trả lời của bạn.
2. Giả sử có hai nguồn gây ô nhiễm với hai đường MAC khác nhau. Hãy chứng minh
bằng cách nào nhà chức trách lấy tổng hai đường MAC này và dùng chúng để xác định
mức chất thải cân bằng mang tính hiệu quả xã hội, E*. Một khi E * được xác định, làm
sao nhà chức trách có thể đảm bảo tổng lượng chất thải của mỗi nguồn gây ô nhiễm là
E *?
3. Bạn là nguồn gây ô nhiễm có đường MAC dốc đứng với độ dốc dương và tuyến tính.
Bạn thích được phép tự do thải rác vào nguồn nước của bạn, nhưng nhận thức rằng
chính phủ sẽ áp đặt luật bảo vệ môi trường cho một vài dạng chất thải. Hãy xếp loại, từ
tốt nhất đến xấu nhất những chính sách mà bạn thích khi chúng được thực thi, hãy giải
thích lý do mà bạn xếp loại như vậy.
4. Giả sử chính phủ không thể đo lường chính xác và giám sát lượng chất thải của từng
nguồn gây ô nhiễm, nhưng chính phủ biết thiệt hại biên MD của mỗi đơn vị chất thải
và chúng tương đối cố định. Chính sách nào hay các chính sách nào mà bạn sẽ kiến
nghị chính phủ ban hành? Giải thích tại sao?
5. Giả thiết chính phủ không biết vị trí đường MAC của nguồn gây ô nhiễm. Chính phủ
lập kế hoạch ban hành thuế phát thải. Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ đường
chi phí giảm ô nhiễm biên MAC cho chính phủ hay không? Điểm cân bằng hiệu quả có
thể đạt được không? Giải thích tại sao được và tại sao không?
Barry Field & Nancy Olewiler 15
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Làm sao phân biệt các chính sách dựa vào thị trường khác với các chính sách mệnh
lệnh và kiểm soát liên quan đến động cơ do các chính sách tạo ra nhằm tiết lộ thông tin
về đường MAC của nguồn gây ô nhiễm cho nhà chức trách biết?
2. Tại sao mục tiêu chính của chính sách môi trường là mang lại hiệu quả chi phí? Bằng
cách nào đạt được?
3. Tại sao thuế ô nhiễm có tác động không chắc chắn lên phát thải hơn là tiêu chuẩn?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- field_olewiler_chapter_14_environmental_policy_prospect_7797.pdf