CHƯƠNG 13
GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ
CHUYỂN NHƯỢNG
Thuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt động
của từng đối tượng xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đối
tượng xả thải và nhà chức trách, và ta có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tính
chất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác. Trong chương này
chúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiết
kế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơ
quan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theo
hướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính những
đối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi là hệ thống giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng (TDP)
13 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế Môi trường - Chương 13: Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng
quyền kiểm soát các giấy phép của mình để giành quyền kiểm soát kinh tế trong ngành
công nghiệp của mình v.v. Vì thế từ quan điểm cần phải khuyến khích nuôi dưỡng cạnh
tranh, chúng ta cần mở rộng vùng mua bán giấy phép ra càng rộng càng tốt, để có được
nhiều đối tượng muốn mua bán giấy phép với nhau.
Nhưng điều này có thể đi ngược lại với thực tế sinh thái. Trong thực tế có thể có những lý
do về khí tượng hay thủy văn đòi hỏi phải hạn chế vùng mua bán trong một vùng địa lý
tương đối hẹp. Nếu mục tiêu là kiểm soát lượng khí thải đang ảnh hưởng đến một thành
phố nào đó chẳng hạn, chúng ta có thể không muốn các công ty ở đó mua bán giấy phép
với các công ty ở thành phố khác. Hoặc nếu mối quan tâm của chúng ta là làm sao kiểm
soát được lượng chất thải đang đổ vào một con sông hay hồ nào đó, chúng ta không thể
cho phép các nguồn gây ô nhiễm ở gần đó mua bán giấy phép với các nguồn khác nằm bên
một nguồn nước hoàn toàn khác. Như thế, vì những lý do về môi trường có lẽ nên hạn chế
vùng mua bán giấy phép, trong khi vì những lý do kinh tế chúng ta lại muốn vùng mua bán
được quy định thật rộng. Không có một quy tắc vàng nào chỉ ra được chắc chắn cần phải
cân đối hai yếu tố này ra sao trong mọi trường hợp. Nhà chức trách chỉ có thể xem xét các
trường hợp cụ thể mỗi khi chúng nảy sinh và cân nhắc những khía cạnh riêng biệt của các
yếu tố môi trường cũng như những điểm tế nhị về điều kiện cạnh tranh trong các ngành
công nghiệp mà thôi.
Hướng
gió
thường
thổi
A B
C
A D
Vị trí của mỗi nguồn phát thải
Mật độ dân số cao nhất
Vùng giao dịch giấy phép
Chất thải hỗn hợp không đồng nhất gây ra tình huống phức tạp cho chương trình TDP. Nếu có thể
giao dịch giấy phép bất cứ nơi nào trong khu vực, sẽ xuất hiện điểm nóng ô nhiễm nếu người nắm
giữ giấy phép tập trung ở vùng B, gần và cùng hướng gió đến khu dân cư đông đúc. Hệ thống mua
bán giấy phép theo vùng sẽ nhóm các nguồn theo hệ số chuyển tải. Cho phép giao dịch 1 đổi 1
trong từng vùng. Điều này triệt tiêu điểm nóng nhưng làm hệ thống trở nên phức tạp.
Barry Field & Nancy Olewiler 10
Các chương trình TDP và việc cưỡng chế thực thi
Như đã đề cập ở trên, chương trình TDP buộc các nguồn gây ô nhiễm phải giữ mức phát
thải không được vượt qua định mức tổng số giấy phép phát thải họ có. Như vậy, cơ quan
chủ quản chương trình chủ yếu sẽ phải theo dõi hai mặt sau: số giấy phép mỗi nguồn gây ô
nhiễm đang có, và lượng chất thải từ mỗi nguồn này xả ra. Vì đã biết việc phân bổ giấy
phép ban đầu, cơ quan này phải có cách nào đó để theo dõi quá trình mua bán giấy phép
giữa các thành viên trên thị trường. Thực tế, việc mua bán có thể trở nên rất phức tạp khi
có nhiều người mua kẻ bán và nhiều kiểu giao dịch mua bán khác nhau, chẳng hạn như
kiểu cho thuê tạm thời hoặc cho thuê theo hợp đồng dài hạn ngoài kiểu chuyển nhượng
vĩnh viễn. Bởi vì người mua (hay thuê) giấy phép đương nhiên cảm thấy cần phải cho cơ
quan chức năng biết mình đã mua giấy phép và bởi vì mọi vụ mua bán đã bao hàm cả
người bán rồi, nên một hệ thống tự báo cáo, cộng với những phương tiện chuyển giao
thông tin hiện đại, có lẽ đã đủ để cung cấp những thông tin đáng tin cậy về việc đối tượng
nào đang giữ bao nhiêu giấy phép.
Cơ quan quản lý chương trình phải có khả năng theo dõi giám sát xem lượng chất thải từ
mỗi nguồn gây ô nhiễm có vượt quá số giấy phép đang có hay không. Nếu các giấy phép
thể hiện tổng số lượng chất thải xả ra trong một khoảng thời gian nào đó, phải có biện pháp
đo lường được lượng chất thải tích lũy từ mỗi nguồn. Yêu cầu này cũng giống như đối với
các chính sách khác. Nếu có cơ sở chắc chắn rằng lượng phát thải là khá đồng đều trong
suốt năm, nhà chức trách có thể kiểm định lượng chất thải tích lũy bằng cách kiểm tra đột
xuất mức độ phát thải. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguồn gây ô nhiễm công nghiệp,
lượng chất thải xả ra hàng ngày, hàng tuần, hay theo từng mùa đều có sự khác biệt đáng kể.
Vì thế, cần phải có những biện pháp theo dõi giám sát phức tạp hơn.
Một khía cạnh tốt của các chương trình TDP là ở chỗ chúng có thể sẽ tạo được động cơ
khuyến khích các đối tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính
thức. Khi một số nguồn xả ra nhiều chất thải hơn mức giấy phép cho phép, thì những
nguồn phát thải này thực tế là đang lừa đảo vì không mua đủ số giấy phép cho mức phát
thải của họ. Điều này như thế sẽ làm mức cầu giấy phép xuống thấp hơn mức lẽ ra phải có.
Và điều đó có tác động làm giảm giá thị trường của các giấy phép phát thải. Việc này rõ
ràng đi ngược lại lợi ích của bất cứ công ty nào đang nắm giữ nhiều giấy phép, và những
công ty như vậy sẽ có động cơ giám sát các công ty khác không phát thải gian dối.
TDP và khuyến khích Nghiên cứu & Phát triển
Trong các chương trước chúng ta đã thấy tiêu chuẩn phát thải không tạo ra động lực
khuyến khích cải tiến và tìm ra công nghệ giảm ô nhiễm giá rẻ, trong khi thuế phát thải lại
làm được điều này. Về phương diện này, các chương trình TDP cũng tương tự như thuế
phát thải, ít ra là trên lý thuyết. Hãy xét một cong ty ở hình 13-3. Giả sử hiện tại đường
biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của công ty là MAC1. Mối tờ giấy phép phát thải
được bán với giá là p, và chúng ta giả sử rằng dự kiến giá này sẽ không thay đổi. Công ty
đã điều chỉnh số giấy phép sao cho hiện giờ đang có E1 giấy phép trong tay. Lượng phát
thải do đó cũng là E1 và tổng chi phí giảm ô nhiễm là (a + b). Động cơ khuyến khích thực
hiện nghiên cứu và phát triển là tìm ra cách kiểm soát phát thải ít tốn kém hơn, để công ty
có thể giảm lượng phát thải và bán đi những giấy phép dư không dùng đến. Sẽ được bao
nhiêu nếu chuyển đường chi phí giảm ô nhiễm biên thành MAC2? Với đường MAC2, công
ty sẽ phát thải ở mức E2. Tổng chi phí giảm ô nhiễm sẽ là (b + d), nhưng công ty sẽ có thể
bán được (E1 – E2) giấy phép với mức doanh thu p(E1 – E2) = (c +d).
Barry Field & Nancy Olewiler 11
Lợi ích ròng của R&D là:
(Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC1) – (Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC2) +
(Doanh thu từ việc bán TDP) = (a + b) – (d + b) + (c + d) = (a + c).
Lợi ích ròng này hoàn toàn bằng với tiết kiệm có được của thuế phát thải (xem chương 12).
Giá thị trường của giấy phép cũng có vai trò khuyến khích kinh tế giống như một mức thuế
phát thải. Nếu không giảm lượng phát thải, các công ty coi như đang bỏ qua một mức thu
nhập tăng thêm lẽ ra có thể có được khi bán số giấy phép không dùng đến.
Hình 13-3: TDP và thay đổi công nghệ
TÓM TẮT
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ. Có nhiều
chương trình được thực hiện ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như chương trình TDP giảm SO2 trong
ngành sản xuất điện. Một số nước đang khảo sát thành lập hệ thống mua bán carbon trên
toàn thế giới trong khi các công ty đã thực sự mua bán carbon để đón đầu thị trường này.
Canada cũng đang xem xét áp dụng TDP cho carbon, nitrogen oxide, hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi. Người ta kỳ vọng phương pháp kiểm soát ô nhiễm này có chi phí thấp hơn so với
hệ thống tiêu chuẩn phát thải dựa vào công nghệ hiện hành, và từ khía cạnh chính trị, TDP
cũng dễ áp dụng hơn thuế phát thải.
Nhưng các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng. Việc thị trường TDP hoạt động
như thế nào rõ ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có phát huy tác dụng
được hay không. Có cả một loạt những yếu tố quan trọng chi phối: ai sẽ được cấp phát giấy
phép lúc ban đầu, mức độ mong muốn giảm thiểu chi phí của họ, mức độ cạnh tranh trên
thị trường, các quy định giao dịch mua bán giấy phép do cơ quan quản lý đặt ra, khả năng
theo dõi giám sát và cưỡng chế thi hành v.v. Tuy nhiên hệ thống giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng có lẽ là một ý tưởng đã đến thời điểm chín muồi.
e
d
c
a
b
E2 E1
p
$
Giá giấy phép
MAC1
MAC2
TDP tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tiết kiệm chi phí. Người
gây ô nhiễm ban đầu có E1 giấy phép sẽ thực hiện R&D để giảm MAC1 xuống MAC2. Với
MAC2, người gây ô nhiễm sẽ giảm phát thải xuống E2. Do đó họ sẽ bán số giấy phép thừa với giá
p và có được doanh thu là diện tích (c + d), như vậy thu nhập ròng là diện tích (a + c).
Barry Field & Nancy Olewiler 12
Cả hai hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và thuế phát thải đều nhằm
chuyển gánh nặng trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm từ
các nhà quản lý tập trung sang chính các đối tượng gây ô nhiễm. Chúng ta cần nhấn mạnh
rằng: Các chính sách khuyến khích kinh tế như TDP và thuế không nhằm giao các mục tiêu
kiểm soát ô nhiễm cho các đối tượng gây ô nhiễm. Không phải thị trường là nhân tố quyết
định mức kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất cho xã hội. Đúng hơn là, chúng là các phương
cách khuyến khích cố gắng của chính các đối tượng gây ô nhiễm nhằm tìm ra những cách
hiệu quả hơn để đáp ứng mục tiêu giảm thải chung.
CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH
Hệ thống TDP dựa trên chất lượng môi trường xung quanh
Vấn đề điểm nóng ô nhiễm
Hệ thống TDP dựa trên phát thải
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng
Lợi ích từ mua bán giấy phép
BÀI TẬP
1. Sử dụng đường MAC trong ví dụ giấy phép phát thải sulphur trong chương này, tính
tổng chi phí của các công ty trước khi có giao dịch, sau khi giao dịch 15 giấy phép. Ai
có lợi nhiều nhất? Tại sao?
2. Sử dụng đường MAC ở trên, tính chi phí tư nhân và chi phí xã hội của hệ thống TDP
trong trường hợp đấu giá giấy phép lúc ban đầu. So sánh kết quả này với kết quả trong
câu 1 và giải thích tại sao nếu có sự khác biệt.
3. Hai nguồn gây ô nhiễm có thể kiểm soát việc phát thải thông qua hai hàm giảm ô
nhiễm biên như sau: MAC1 = 300 – 10E1 và MAC2 = 90 – 5E2. Giả sử mức ô nhiễm
mục tiêu là 30 đơn vị. Chúng ta không biết mức này là hiệu quả xã hội hay không.
(a) Tính mức phát thải của mỗi nguồn để đạt hiệu quả-chi phí xã hội.
(b) Giải thích áp dụng hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng như thế nào
để đạt được mức phát thải mục tiêu. Giả sử ban đầu cấp cho mỗi nguồn 15 giấy
phép. Chính phủ cấp giấy phép này miễn phí. Tính xem mỗi nguồn giữ bao nhiêu
giấy phép, giá giấy phép, tổng chi phí tư nhân của hệ thống giấy phép sau khi thị
trường hoạt động. Chi phí tư nhân của mỗi nguồn thay đổi như thế nào nếu chính
phủ bán đấu giá giấy phép lúc ban đầu?
4. Công cụ chính sách nào sau đây tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư R&D nhiều nhất
để giảm MAC: tiêu chuẩn cá nhân, thuế phát thải, TDP? Chứng minh bằng đồ thị.
Barry Field & Nancy Olewiler 13
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Chính phủ thiết lập hệ thống TDP trao giấy phép cho các nguồn gây ô nhiễm và tạo ra
thị trường mua bán giấy phép. Hệ thống này phản ứng với các công ty mới phát thải
như thế nào? Các vấn đề gì có thể nảy sinh? Giải thích.
2. Cơ sở nào để tán thành và phản đối việc cho bất cứ ai (ngân hàng, cá nhân, nhóm môi
trường, cơ quan nhà nước v.v.) mua và bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng?
3. Có một số khuyến nghị thành lập hệ thống giấy phép chuyển nhượng được cho việc
bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ môi trường sống. Hệ thống này sẽ hoạt động như
thế nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- field_olewiler_chapter_13_tradable_discharge_permit_1812.pdf