CHƯƠNG 10
LUẬT NGHĨA VỤ PHÁP LÝ, QUYỀN SỞ HỮU,
THUYẾT PHỤC ĐẠO ĐỨC, HÀNG HÓA XANH
Luật nghĩa vụ pháp lý, phân định quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, và hàng hóa xanh là
những ví dụ về phương pháp phi tập trung để nội hóa ngoại tác. Phương pháp phi tập
trung/phân quyền cho phép các cá nhân liên quan đến ô nhiễm môi trường tự giải quyết
vấn đề mỗi khi có các nguyên tắc rõ ràng về thủ tục và quyền được thiết lập thông qua hệ
thống pháp luật. Các chính sách quản lý môi trường như thuế, trợ cấp, giấy phép phát thải
có thể chuyển nhượng là ít phân quyền hơn bởi vì chúng đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ
nhiều hơn dưới hình thức đặt ra quy định các mức thuế, mức trợ cấp, hoặc số giấy phép
phát thải có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, chúng vẫn cho phép các cá nhân quyết định
nên đối phó như thế nào với chính sách – ví dụ, cần phải giảm thải bao nhiêu. Tiêu chuẩn
môi trường là một chính sách rất tập trung: chính phủ quy định tiêu chuẩn và các chủ thể
gây ô nhiễm không có lựa chọn nào khác mà phải đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc phải chịu
phạt nếu vi phạm. Chúng ta sẽ bắt đầu với phương pháp phi tập trung nhất trong miền
chính sách từ phi tập trung đến tập trung, và sau đó xem xét các công cụ đòi hỏi sự can
thiệp nhiều hơn của chính phủ trong các chương tiếp theo.
Hãy xem xét một ví dụ đơn giản. Giả sử có nhiều nhà máy công nghiệp quanh hồ nước. Có
một nhà máy chế biến thực phẩm, và nước hồ là một đầu vào quan trọng cho họat động của
nhà máy. Một nhà máy công nghiệp khác xả chất thải vào hồ. Thiệt hại ô nhiễm mà nhà
máy thứ nhất phải chịu có thể cân bằng như thế nào với chi phí xử lý của nhà máy thứ hai?
Phương pháp phi tập trung để xác định mức ô nhiễm hiệu quả của nước hồ là cứ để hai nhà
máy tự giải quyết với nhau. Hai nhà máy có thể thực hiện việc đó bằng cách đàm pháp
không chính thức hoặc thông qua tòa án. Phương pháp tập trung hơn đòi hỏi sự can thiệp
của chính phủ - từ việc đánh thuế chất thải đến việc quy định tiêu chuẩn chất lượng nước.
17 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế Môi trường - Chương 10: Luật nghĩa vụ pháp lý, quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, hàng hóa xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm. Tất nhiên, sẽ gặp
muôn vàn khó khăn trong việc đo lường giá trị sinh thái này với một mức độ chính xác
nào đó, cũng như trong việc tìm nguồn tài trợ để trả cho những dịch vụ này. Nhưng nếu
không có thị trường như vậy hoặc các thể chế tương tự thị trường, thể chế quyền sở
hữu tư nhân không thể cho phép xã hội đạt được lượng bảo tồn và chất lượng môi
trường hiệu quả.
THUYẾT PHỤC ĐẠO ĐỨC
Thuyết phục đạo đức đề cập những chương trình thuyết phục khuyến khích ý thức của con
người về giá trị tinh thần hoặc bổn phận công dân để người đó tự giác không làm những
việc gây suy thoái môi trường. Trường hợp kinh điển là sự thành công của áp lực công
cộng đối với việc thải rác. Bên cạnh những hình phạ, các chương trình chống thải rác
không dựa vào đe dọa hình phạt mà dựa phần lớn vào việc kêu gọi ý thức của mọi người về
đạo đức công dân.
Trong những ngày đầu thực hiện phương pháp tái chế chất thải, cộng đồng thường dựa vào
các nỗ lực tự nguyện nhằm kêu gọi thói quen tốt của công dân. Trong một số trường hợp,
những nỗ lực đó thành công, trong nhiều trường hợp bị thất bại thảm hại. Ngày nay chúng
ta chuyển theo hướng các chương trình tái chế bắt buộc, tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc
nhiều vào việc thuyết phục đạo đức để có được tỷ lệ tuân thủ cao. Kêu gọi hành vi tốt của
công dân có thể là chính sách công có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Điều này đặc biệt
đúng trong trường hợp thải rác mà những người vi phạm thường phân tán trong dân cư làm
cho việc giám sát và phát hiện vi phạm là không thực tế.
Ưu điểm của thuyết phục đạo đức là nó có thể có ảnh hưởng lan tỏa. Trong khi thuế phát
thải đối với một chất thải nào đó không có ảnh hưởng đến việc phát thải các chất khác, kêu
gọi thói quen tốt công dân có thể có ảnh hưởng phụ đến các tình huống khác. Thói quen tốt
của công dân từ cảm nhận tốt về việc không thải rác (khi mà việc không thải rác rất dễ
đánh lừa người khác) có thể nhân rộng cho các trường hợp khác khi mà công dân đó có thể
trốn chạy sau khi gây ra những hành vi xâm hại môi trường. Những người có ý thức cộng
đồng về môi trường ít khi bỏ dầu nhờn ô tô đã sử dụng hoặc các hộp sơn còn dư vào rác
thải gia đình, hoặc tắt thiết bị hạn chế ô nhiễm không khí của xe hơi để tiết kiệm nhiên
liệu.
Tuy nhiên việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là phương pháp chính sách chủ yếu lại có
vấn đề. Từ giác độ đạo đức, không phải tất cả mọi người đều có trách nhiệm như nhau.
Một số người sẽ có phản ứng với những tranh luận về đạo đức, một số ngưòi khác lại
không phản ứng gì. Vì vậy, gánh nặng chính sách sẽ đè lên những người nhạy cảm về đạo
đực hơn, những người ít nhạy cảm về đạo đức sẽ “ăn theo” những người khác, hưởng lợi từ
sự cẩn thận về đạo đức của người khác và chối bỏ sự chia sẻ trách nhiệm công bằng. Điều
Barry Field & Nancy Olewiler 13
này tệ hại ở chỗ nó có tác động lâu dài. Nếu những người nhạy cảm đạo đức phải đương
đầu với những cảnh tượng “ăn theo” tràn lan về đạo đức, điều này có thể làm xói mòn mức
độ chung về trách nhiệm và đạo đức công dân trong lâu dài. Vì vậy mặc dù có hiệu lực
trong ngắn hạn, kêu gọi sự đáp ứng nhiệt tình về đạo đức của con người có thể có ảnh
hưởng ngược lại trong dài hạn. Điều này tương tự như việc người dân sẽ không còn tin
tưởng khi khi luật môi trường mới tiếp tục được ghi vào sách nhưng không được thực thi.
Thói quen đạo đức tốt chính bản thân nó là một phần thưởng, nếu những người khác biết
được điều đó thì tốt hơn. Khuyến khích tinh thần sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm ô nhiễm
khi sẵn có thông tin về mức ô nhiễm và sự thay đổi của nó. Vì vậy, như là phần bổ sung
cho các chương trình vận động về môi trường, những nỗ lực đo lường và công bố mức thải
cũng như những nỗ lực giảm thải là một phần bổ trợ quan trọng. Những yếu tố này là lý do
của những nỗ lực gần đây của các nhóm môi trường ở Canada và Hoa kỳ để phát triển bộ
luật đạo đức chống ô nhiễm mà các công ty có thể đăng ký tự nguyện. Canada cũng có
kiểm kê quốc gia hàng năm về chất thải ô nhiễm (NPRI) cung cấp những thông tin chung
về xả thải và sự phát tán chất thải của khoảng 240 hợp chất độc hại từ các nguồn thải cá
nhân và công cộng.
Việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là một công cụ trong quản lý môi trường cũng dễ bị
chỉ trích. Trong thời đại mà các đoàn thể xã hội càng nhiều và mức độ phá hoại môi trường
cao, những nhà hoạch định chính sách cứng rắn bị lôi kéo bởi các chính sách môi trường
mạnh mẽ. Đó có thể là một sai lầm. Rõ ràng là chúng ta không thể phụ thuộc nặng nề vào
công cụ thuyết phục đạo đức để đạt được mức giảm có ý nghĩa về ô nhiễm không khí ở
khu vực hành lang Windsor-Montreal, hoặc giảm mức sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Nhưng trong việc tìm kiếm những chính sách công mới có hiệu
lực để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể, có lẽ chúng ta đã đánh giá thấp
sự vai trò của đạo đức xã hội và ý thức công dân. Nền tảng đạo đức xã hội thuận lợi cho
phép ban hành những chính sách mới và việc quản lý và thực thi các chính sách đó trở nên
dễ dàng hơn. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của các chính trị gia và
những người hoạch định chính sách cho việc thực hiện những chương trình làm lành mạnh
môi trường đạo đức thay vì làm xói mòn nó.
PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
HÀNG HÓA XANH
Mỗi khi quyền sở hữu được thiết lập rõ ràng, nghĩa là chúng hạn chế lượng ô nhiễm hoặc
định rõ được mức độ chất lượng môi trường, thị trường mới sẽ xuất hiện để cung cấp hàng
hóa chất lượng môi trường. Người tiêu dùng có thể sẵn lòng trả cho hàng hóa đem lại cho
họ cùng một mức độ hài lòng như nhau nhưng ít gây thiệt hại môi trường trong quá trình
sản xuất hoặc sử dụng. Nếu nhà máy có thể sản xuất được những hàng hóa như vậy thì thị
trường “hàng hóa xanh” có thể xuất hiện. Ở Canada hiện nay một số hàng hóa xanh đang
được bán. Ví dụ, chúng bao gồm hàng gia dụng như bột giặt không có photphat, ắc quy
không có thủy ngân, giấy được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, và các thiết bị như tủ lạnh
và lò sưởi tiết kiệm năng lượng. Cũng có thể có đầu vào xanh cho quá trình sản xuất. Hàng
hóa xanh giảm ô nhiễm như thế nào?
Barry Field & Nancy Olewiler 14
Hình 10-4: Chi phí xã hội biên của hàng hóa xanh so với hàng hóa ô nhiễm
Xem xét Hình 10-4. Biểu đồ (a) thể hiện thị trường sản phẩm giấy được sản xuất bằng
nguyên liệu nguyên sinh và Biểu đồ (b) minh họa thị trường sản phẩm giấy sản xuất từ
nguyên liệu tái chế. Chúng ta giả định rằng nguyên liệu tái chế làm cho quá trình sản xuất
ít gây ô nhiễm hơn so với nguyên liệu nguyên sinh. Mỗi biểu đồ minh họa hai đường cung:
SP thể hiện chi phí sản xuất tư nhân biên; SS chi phí xã hội biên (là tổng chi phí tư nhân
biên và chi phí ngoại tác biên, như chúng ta đã thấy ở Chương 4). Mức độ ô nhiễm của hai
loại sản phẩm được thể hiện bởi chi phí xã hội biên cao hơn đối với giấy được sản xuất
bằng nguyên liệu nguyên sinh. Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung thêm các đường cầu. Giả sử,
lúc đầu thị trường chỉ cung cấp giấy được sản xuất bởi quy trình gây ô nhiễm cao. Như thể
hiện ở Biểu đồ (a) với đường cầu D0, giá cả cân bằng thị trường là P0 và khối lượng sản
phẩm là Q0. Bây giờ người sản xuất giấy ít gây ô nhiễm hơn tham gia thị trường. Nếu
người tiêu dùng cảm thấy rằng giấy tái chế là hàng thay thế tốt cho giấy thông thường, sẽ
có cầu cho giấy tái chế. Nếu hai hàng hóa là hàng hóa thay thế, cầu về giấy gây ô nhiễm
nhiều hơn sẽ dịch chuyển sang trái khi giấy tái chế được giới thiệu ra thị trường. Cân bằng
thị trường mới được thiết lập với mức sản xuất giấy thông thường thấp hơn (Q1) và được
bán với mức giá thấp hơn (P1). Sẽ có cầu về giấy tái chế. Nếu người tiêu dùng càng muốn
thay thế giấy tái chế cho giấy thông thường, đường cầu ở Biểu đồ (a) càng dịch chuyển
sang trái. Mức dịch chuyển phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, chi phí sản xuất tư
nhân biên v.v.
Nếu giấy tái chế chiếm lĩnh một phần thị trường thì ô nhiễm sẽ giảm xuống. Điều này xảy
ra vì đường chi phí giảm ô nhiễm biên dịch chuyển xuống phía dưới. Tại sao? Xem lại
cách thức xác định chi phí giảm ô nhiễm biên gộp (MAC) trong Chương 5. Thay vì chỉ có
một phương pháp sản xuất với lượng ô nhiễm nhiều cho mỗi đơn vị sản phẩm, bây giờ
chúng ta có sản phẩm giấy được sản xuất bởi hai loại nhà máy: một loại với mức thải thấp
hơn nhiều trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu khối lượng sản phẩm giấy không thay đổi, tổng ô
nhiễm chắc chắn phải giảm. Biểu đồ 10-5 thể hiện điều này, với MAC1 là chi phí giảm ô
nhiễm biên gộp của chỉ gồm những nhà cung cấp gây ô nhiễm cao và MAC2 là đường chi
phí biên mới khi có những nhà cung cấp có cường độ ô nhiễm bình quân cho mỗi đơn vị
sản phẩm thấp hơn. Chúng ta thấy rằng mức ô nhiễm giảm từ E1 xuống E2. Điều này có
nghĩa bất kể đường thiệt hại biên nằm ở vị trí nào, ô nhiễm là thấp hơn thậm chí ngay khi
0 Q1 Q2
$
P0
P1
D1
D0
SS
SP
D
$
(a) Khối lượng giấy được sản xuất sử
dụng nguyên liệu nguyên sinh
(b) Khối lượng giấy được sản xuất sử
dụng nguyên liệu tái chế
0
SP SS
Barry Field & Nancy Olewiler 15
không có chính sách của nhà nước thiết kế để đạt mức phát thải hiệu quả. Chú ý rằng
đường thiệt hại biên không dịch chuyển, bởi vì mối quan hệ giữa mỗi đơn vị phát thải và
thiệt hại môi trường không thay đổi.
Hình 10-5: Hàng hóa xanh ảnh hưởng chi phí xử lý biên như thế nào
Một nền kinh tế có tỷ lệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh cao hơn sẽ có ít ô nhiễm hơn
nền kinh tế sử dụng hàng hóa có cường độ ô nhiễm cao. Tất nhiên chính phủ có thể khuyến
khích sản xuất sản phẩm xanh. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này nhiều hơn ở Chương 12.
Điểm chính ở đây là thậm chí ngay khi không có can thiệp của chính phủ, nếu tồn tại cầu
cho sản phẩm xanh và có công nghệ cần thiết, chất lượng môi trường sẽ cao hơn nếu
những hàng hóa này được sản xuất và tiêu dùng.
Tóm lại:
Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh giảm cường độ ô nhiễm trong hàng hóa
của nền kinh tế (làm đường MAC dịch chuyển xuống dưới), và dẫn đến mức
chất lượng môi trường cao hơn.
MD
E2 E1
Lượng phát thải (tấn mỗi năm)
MAC1
MAC2
0
0
Hàng hóa xanh gây ô nhiễm ít hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm so với hàng hóa có cường độ ô
nhiễm cao. Sử dụng hàng hóa xanh sẽ làm cho đường MAC dịch chuyển từ MAC1 sang
MAC2. Thậm chí khi không có chính sách môi trường, sự thay thế này sẽ làm giảm phát thải
từ E1 xuống E2.
$
0
Barry Field & Nancy Olewiler 16
TÓM TẮT
Trong chương này, chúng ta đã khảo sát những ví dụ về cách tiếp cận phi tập trung để cải
thiện chất lượng môi trường. Cách tiếp cận đầu tiên dựa vào quy định về nghĩa vụ pháp lý,
yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên lý thuyết, những áp
lực của nghĩa vụ pháp lý có thể làm cho người gây ô nhiễm tiềm năng nội hóa chi phí
ngoại tác. Bằng cách cân nhắc khoản bồi thường và chi phí xử lý, chủ thể gây ô nhiễm có
thể đạt tới mức phát thải hiệu quả. Trong khi học thuyết về nghĩa vụ pháp lý có thể hoạt
động tốt trong những trường hợp ô nhiễm đơn giản có ít người liên quan và có quan hệ
nhân quả rõ ràng, chúng dường như không hoạt động với những vấn đề môi trường lớn
hơn, phức tạp về mặt kỹ thuật của xã hội hiện đại.
Cách tiếp cận thứ hai phụ thuộc vào thể chế quyền sở hữu tư nhân. Nhìn từ giác độ này,
ngoại tác môi trường là vấn đề chỉ vì quyền sở hữu môi trường thường không được quy
định rõ ràng. Bằng cách thiết lập quyền sở hữu rõ ràng, chủ sở hữu và những người khác
muốn sử dụng tài sản môi trường cho các mục đích khác nhau có thể đàm phán thỏa thuận
để cân bằng chi phí của các phương án khác nhau. Chính vì vậy thỏa thuận giữa các bên có
thể trên lý thuyết đem lại mức phát thải hiệu quả. Nhưng vấn đề chi phí giao dịch, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến hàng hóa công hoặc khía cạnh tiếp cận tự do của chất lượng
môi trường, và sự thiếu vắng thị trường dịch vụ môi trường đã cản trở cách thức dựa vào
thể chế quyền sở hữu truyền thống để giải quyết các vấn đề chất lượng môi trường. Ở
Chương 13, chúng ta sẽ thấy rằng một số biến thể mới của phương pháp dựa vào quyền sở
hữu có thể có triển vọng áp dụng rất to lớn.
Cách tiếp cận thứ ba là thuyết phục đạo đức, có thể hữu ích khi không thể đo lường được
lượng phát thải từ các nguồn cụ thể. Chúng ta cũng đã thảo luận vấn đề “ăn theo”, cũng
như thảo luận vấn đề công khai như là một phương tiện khuyến khích hành vi đạo đức
trong những vấn đề môi trường.
Cuối cùng, chúng ta khảo sát việc khu vực kinh tế tư nhân tham gia sản xuất hàng hóa
xanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm có cường độ ô
nhiễm ít. Tỷ lệ hàng hóa xanh càng lớn trong tổng sản lượng của nền kinh tế, thì mức thải
càng thấp và chất lượng môi trường càng cao.
BÀI TẬP
1. Với ví dụ minh họa ở Hình 10-1, hãy chứng minh rằng cân bằng hiệu quả xã hội tối
thiểu hóa tổng số tiền chi trả của nhà máy hóa chất (tiền bồi thường cho ngành đánh bắt
cá hồi cộng chi phí giảm ô nhiễm) so với bất cứ mức thải nào khác.
2. Giả sử hàm MD trong ví dụ về nhà máy hóa chất và ngành thủy sản là MD = 8E. Tính
mức cân bằng hiệu quả xã hội và xác định liệu việc phân định quyền sở hữu dòng sông
cho nhà máy hay ngành thủy sản có tối đa hóa tổng lợi ích ròng sau khi các bên mặc cả
đạt được giải pháp hiệu quả xã hội. Hãy giải thích theo trực giác tại sao điều này lại
khác với ví dụ ở trong chương.
3. Giải thích và minh họa bằng đồ thị mức độ thay thế giữa hàng hóa xanh và hàng có
cường độ ô nhiễm cao ảnh hưởng mức độ chất lượng môi trường.
Barry Field & Nancy Olewiler 17
4. Phân định trách nhiệm thiệt hại môi trường và phân định quyền sở hữu đối với tài
nguyên môi trường cả hai đều dẫn đến một cân bằng hiệu quả xã hội (giả định không
có chi phí giao dịch). Lợi ích ròng tăng lên cho mỗi bên có giống nhau không? Hãy
chứng minh bằng đồ thị hoặc phương pháp đại số.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trong trường hợp chất gây ô nhiễm có ảnh hưởng không rõ ràng đối với con người, tòa
án có thể buộc bên bị thiệt hại chịu trách nhiễm dẫn chứng là họ bị tổn hại hoặc buộc
bên gây ô nhiễm chịu trách nhiễm dẫn chứng chỉ rõ rằng chất gây ô nhiễm là vô hại.
Điều này sẽ làm cho hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý hoạt động khác nhau như thế nào?
2. Tai nạn do xe tải chở chất thải độc hại gây nên đã trở nên khá phổ biến. Giả sử thủ
phạm bị quy trách nhiệm bồi thường một khoản bằng thiệt hại bình quân của tất cả các
tai nạn như vậy. Điều này có làm cho các công ty xe tải phòng ngừa hiệu quả những tai
nạn như vậy không?
3. Tại sao tiền bồi thường sau thỏa thuận (side payments) giữa các bên trong tiến trình
thỏa thuận có thể đạt hiệu quả xã hội? (Side payment là khoản chuyển nhượng từ một
bên cho bên kia sau khi cân bằng đạt được thông qua thương lượng).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- field_olewiler_chapter_10_liability_laws_and_property_rights_341.pdf