Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua lãi suất được hình thành
trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là biến số kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hay mức
thu nhập của nền kinh tế. Vì thế ngân hàng trung ương có thể tác động đến lãi suất
bằng cách thay đổi mức cung tiền, từ đó có thể tác động đến mức thu nhập hay sản
lượng của nền kinh tế. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về cung và cầu tiền
tệ, các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động đến mức cung
tiền, và cuối cùng là xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng như
những thay đổi của mức lãi suất cân bằng trên thị trường do sự biến động của cung và
cầu tiền tệ.
52 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế lượng - Chương V: Tiền tệ và thị trường tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
7.1. 1. Tính tất yếu của thương mại quốc tế
Ngày nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều đã mở cửa kinh tế. Thương mại
quốc tế là điều kiện tất yếu để phát triển đất nước. Lý thuyết về lợi thế so sánh đã chỉ
cho ta thấy:
- Mọi quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế. Thị trường
quốc tế tạo ra cho các nước cơ hội để mua hàng với giá thấp tương đối so với giá hiện
hành trong nước.
- Một nước càng nhỏ bao nhiêu thì khả năng thu lợi từ thương mại quốc tế càng
lớn bấy nhiêu, vì giá trên thị trường thế giới gần với giá thị trường của nước lớn về
kinh tế cho nên nước nhỏ có lợi trong buôn bán.
- Nhờ thương mại quốc tế mà mỗi nước có khả năng tiêu dùng ngoài đường giới
hạn khả năng sản xuất của bản thân mình, đồng thời sản xuất cũng tăng lên nhờ mở
rộng thị trường.
- Tiền lương thực tế sau khi có thương mại sẽ cao hơn trước khi có thương mại.
Trên hình vẽ sau mô tả việc mua bán giữa châu Âu và Mỹ đều làm tăng khả
năng tiêu dùng của mình như thế nào. Hãy xét Mỹ và châu Âu cách đây 1 thế kỷ chỉ
tập trung vào hai mặt hàng thực phẩm và quần áo. ở Mỹ, đất đai và tài nguyên thiên
nhiên dồi dào so với lao động và tư bản; còn ở châu Âu thì lao động và tư bản lại dồi
dào hơn so với đất đai và tài nguyên.
Nếu không có thương mại, mỗi nước đành chịu thoả mãn với sản phẩm của chính
mình sản xuất, cho nên bị hạn chế trong ranh giới của khả năng sản xuất được ký hiệu là
đường trước khi có thương mại. Sau khi mở cửa biên giới tiến hành thương mại quốc tế,
làm cân bằng giá cả của cả hai mặt hàng, đường tiêu dùng được mở ra, biểu thị bằng
đường bên ngoài, đường sau khi có thương mại. Sở dĩ như vậy vì ở Mỹ quần áo tương
đối đắt hơn. Những nhà buôn sẽ đưa quần áo từ châu Âu sang mỹ và họ lại đưa lương
thực từ Mỹ sang thịt rường châu Âu, nơi lương thực có giá tương đối cao. Công nghiệp
dệt của Mỹ sẽ bị hàng nhập khẩu cạnh tranh về giá và nếu không có gì thay đổi lớn thì
ngành dệt phải đóng cửa. Điều ngược lại sẽ diễn ra ở châu Âu, công nghiệp thực phẩm sẽ
thu hẹp lại trong khi công nghiệp dệt sẽ mở rộng. Kết quả của việc mở rộng thương mại
thì cả châu Âu và Mỹ đều có lợi. Mỹ được lợi qua việc mua quần áo từ châu Âu rẻ hơn
quần áo sản xuất trong nước. Châu Âu được lợi qua việc chuyên môn hoá và sản xuất
quần áo trong nước và mua lương thực rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước.
99
Hình 7.1. Đường GHKNTD của Mỹ và Châu Âu trước và sau khi có thương mại
quốc tế
7.1. 2. Cán cân thương mại quốc tế
Cán cân thương mại quốc tế phản ánh mối quan hệ trong việc xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác.
7.1.2.1. Xuất khẩu (X)
Xuất khẩu của một quốc gia là những hàng hoá và dịchv ụ đưcợ sản xuất trong
nước để bán ra nước ngoài.
Hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào quan hệ ngoại giao của một quốc gia đối với
một quốc gia khác và phụ thuộc vào nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng hoá
trong nước. Do đó hàm xuất khẩu có thể biểu diễn như sau: X = X
(Trong đó: X là xuất khẩu; X là mức xuất khẩu không phụ thuộc vào ý chí của nước
xuất khẩu).
7.1.2.2. Nhập khẩu (IM)
Nhập khẩu của một quốc gia là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở
nước ngoài, và được nhân dân trong nước mua sử dụng trong nền kinh tế nội địa.
Trái với xuất khẩu, nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập trong nước. Khi thu nhập
tăng, nhu cầu về hàng hoá ngoại ở trong nước cũng tăng vì khi đó các nhà sản xuất
nhập thêm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất. Mặt khác thu nhập
tăng thêm, người dân có nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa, là việc tiêu dùng hàng ngoại
nhập cũng tăng lên. Một khuynh hướng tâm lý chung của người tiêu dùng là khi thu
nhập tăng thêm, họ sẽ tăng tiêu dùng cho hàng ngoại nhập nhiều hơn chi tiêu cho hàng
nội địa.
Như vậy có thể xem nhập khẩu tỷ lệ thuận với thu nhập. Hàm nhập khẩu có
dạng: IM = MPM*Y
Trong đó: IM: Nhập khẩu
MPM: Xu hướng nhập khẩu cận biên
Y: Thu nhập hay sản lượng quốc dân
Trước TM
Sau khi có TM
600 Lương
thực
Mỹ
Lương thực
Châu Âu
Trước TM
Sau khi có TM
200 300
300
450
300
Quần
áo
Quần
áo
100
Xu hướng nhập khẩu cận biên MPM cho biết khi thu nhập quốc dân tăng 1 đơn
vị thì tăng thêm cho nhập khẩu là bao nhiêu.
7.1.2.3. Cán cân thương mại
Giá trị của hàng xuất khẩu trừ đi giá trị của hàng nhập khẩu gọi là xuất khẩu
ròng: NX = X - IM
Khi xuất khẩu ròng mang dấu dương (hoặc X >IM): giá trị xuất khẩu lớn hơn
giá trị nhập khẩu, ta có xuất siêu.
Khi xuất khẩu ròng mang dấu âm (hoặc X < IM): giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá
trị nhập khẩu, ta có nhập siêu.
Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng, được mô tả ở hình vẽ sau
Hình 7.2. Cán cân thương mại quốc tế
Khi xuất khẩu vượt nhập khẩu nền kinh tế có khoản thặng dư thương mại. Cân
bằng thương mại đạt được khi X = IM.
Nhận xét:
- ở mức thu nhập thấp, xuất khẩu ròng NX > 0, có thặng dư thương mại.
- ở mức thu nhập cao, xuất khẩu ròng NX < 0, bị thâm hụt thương mại.
Nếu tăng nhập khẩu mà xuất khẩu không đổi thì thu nhập sẽ làm giảm thặng dư
thương mại hay tăng thâm hụt thương mại.
7.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of international) của một nước là những báo
cáo có hệ thống về tất cả các giao dịch kinh tế giữa nước đó và phần còn lại của thế giới.
7.1.3.1. Cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế
Cấu thành chính là tài khoản vãng lai (current acount) và tài khoản vốn (capital
account). Cơ cấu cơ bản của cán cân thanh toán được trình bày như sau:
IM = MPM - Y
X
500
O
Điểm cân bằng thương mại
500 Y
Thặng dư
TM
Thâm hụt
101
Bảng 7.1. Cán cân thanh toán của 1 quốc gia (triệu USD)
Khoản mục Khoản có (+) Khoản nợ (-)
I. Tài khoản vãng lai 892
1. Cán cân thương mại 628
2. Dịch vụ và thu nhập ròng từ nước ngoài 264
II. Tài khoản vốn -772
1. Đầu tư ròng 199
2. Giao dịch tài chính ròng -971
III. Sai số thống kê 129
IV. Cân đối chính thức
IV = I + II + III
249
V. Tài trợ chính thức
V = - IV
-249
7.1.3.2. Quy tắc ghi chép cán cân thanh toán quốc tế
Giống như mọi tài khoản khác, cán cân thanh toán ghi chép mọi giao dịch, bất
kể là với dấu (+) hay (-). Quy tắc chung của mọi hạch toán cán cân thanh toán như sau:
Nếu một giao dịch mang lại ngoại tệ cho quốc gia được gọi là khoản có và được
ghi chép như một khoản dương. Nếu một giao dịch phải chi tiêu ngoại tệ, đó là khoản
nợ và được ghi chép như một khoản âm. Xuất khẩu có thể thu được ngoại tệ, nên nó là
khoản có. Nhập khẩu đòi hỏi phải chi tiêu ngoại tệ nên nó là khoản nợ (liabilitier).
7.1.3.3. Chi tiết về cán cân thanh toán
Tài khoản vãng lai: Ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như
các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. Tài khoản này gồm ba khoản mục lớn:
- Khoản mục hàng hoá (còn gọi là thương mại hữu hình)
- Khoản mục dịch vụ (còn gọi là thương mại vô hình)
- Khoản mục về thu nhập ròng về tài sản ở nước ngoài
Tài khoản vốn: Ghi chép các khoản giao dịch trong đó tư nhân và Chính phủ đi
vay và cho vay, thực hiện dưới hình thức mua hay bán tài sản (tài sản chính hay tài sản
thực).
Sai số thống kê là để điều chỉnh những phần sai sót mà quá trình thống kê gặp
phải.
Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Nó được
tính theo công thức:
Cán cân
thanh toán
=
Tài khoản
vãng lai
+
Tài khoản
vốn
+
Sai số
thống kê
Nếu một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ với cùng một quy mô
thì cán cân thanh toán bằng 0. Nếu cả hai tài khoản là nợ thì cán cân thanh toán là nợ.
Điều đó nói lên rằng đất nước chi tiêu nhiều ngoại tệ hơn là htu ngoại tệ, cán cân thanh
toán bị thâm hụt. Trường hợp ngược lại cán cân thanh toán thặng dư.
Tài trợ chính thức
Là tài khoản ngoại tệ mà ngân hàng trung ương bán ra hoặc mua vào nhằm điều
chỉnh cán cân thanh toán khi nó thặng dư hay thâm hụt. Tài trợ chính thức luôn mang
102
dấu ngược với dấu của kế toán chính thức. Có nghĩa là: nếu ngoại tệ được bán ra khỏi
ngân hàng trung ương thì ghi dấu (+), ngoại tệ được ngân hàng trung ương mua vào thì
ghi dấu (-).
7.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia
này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác là thị trường mua, bán
ngoại tệ.
7.2.1. Cầu về ngoại tệ
Cầu về tiền của một nước phát sinh trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước
khác mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại nước đó. Một nước xuất khẩu càng nhiều
thì cầu đối với đồng tiền nước đó trên thị trường ngoại hối càng lớn.
Đường cầu về một loại tiền trên thị trường ngoại hối là hàm của tỷ giá hối đoái
của nó. Đường này có độ dốc về phía phải hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng
hoá của nước ấy càng trở nên đắt hơn trên thị trường quốc tế và càng ít hàng hoá được
xuất khẩu hơn.
7.2.2. Cung về ngoại tệ
Tiền của một nước được cung ứng ra thị trường tiền tệ quốc tế khi dân cư trong
nước mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra ở các nước khác.
Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước ấy sẽ được đưa vào htị
trường tiền tệ quốc tế càng nhiều.
Đường cung về tiền của một nước trên thị trường ngoại hối là hàm số của tỷ giá
hối đoái của nó. Đường này dốc lên trên về phía phải hàm ý là tỷ giá hối đoái càng cao
thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ hơn so với hàng hoá trong nước và hàng hoá được
nhập hẩu vào nước đó càng nhiều.
Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua thị trường ngoại hối (quan
hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối). Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền trên
các thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá
hối đoái tăng lên và ngược
lại.
103
Hình 7.3. Thị trường ngoại hối của VND so với USD
7.2.3. Các nguyên nhân của sự dịch chuyển các đường cung và cầu về tiền
trên thị trường ngoại hối
* Cán cân thương mại
- Nhập khẩu (IM) tăng thì đường cung về tiền tệ (Sd) của nước ấy sẽ dịch
chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái (e) giảm.
- Xuất khẩu tăng thì đường cầu về tiền (Dd) dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối
đoái (e) tăng.
* Tỷ lệ lạm phát tương đối
Nếu tỷ lệ lạm phát của nước A cao hơn nước B, thì cần nhiều đồng tiền của
nước A mới mua được một đồng tiền của nước B, làm giảm đường Sd dịch chuyển
sang phải, tỷ giá hối đoái (e) giảm.
* Sự vận động của vốn
Nếu lãi suất của nước A cao hơn lãi suất của nước B, thì khả năng sinh lời của
đồng tiền của nước A cao hơn của nước B, dẫn đến có thể có nhiều người nước ngoài
mua tài sản của nước A, kết quả cầu tiền của nước A tăng (Ddtăng), tỷ giá hối đoái (e)
tăng.
* Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ
Tất cả đều có thể làm dịch chuyển cả đường cung và đường cầu về ngoại tệ.
7.3. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
7.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ
của nước khác.
Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó đồng tiền của nước này
chuyển đổi ra đồng tiền của nước khác.
eUSD/VND
e0
O
Q0 QVND
Dd
Sd
104
- Tỷ giá hối đoái được thể hiện bằng số lượng đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị
nội tệ gọi là tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ và được ký hiệu là e.
e =
Giá trị của đồng tiền nước ngoài
Giá trị của đồng tiền trong nước
Ví dụ: Đối với người dân Pháp cứ 0,20 đôla (USD) đổi lấy một franc Pháp (FF).
Ta có: e = 0,20 (USD/FFr).
Khi tỷ giá hối đoái tăng, chúng ta nói đồng nội tệ đã tăng giá và ngược lại khi tỷ
giá hối đoái giảm, đó là đồng nội tệ đã giảm giá. Tỷ giá hối đoái nội tệ thường được
công bố ở Anh và Mỹ.
- Tỷ giá hối đoái được thể hiện bằng số lượng đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị
ngoại tệ gọi là tỷ giá hối đoái ngoại tệ và được ký hiệu là E.
E =
Giá trị của đồng tiền trong nước
Giá trị của đồng tiền nước ngoài
Ví dụ: ở Việt Nam 14000 VND đổi lấy 1 USD. Ta có E = 14000 (VND/USD)
Tỷ giá hối đoái mà chúng ta nói ở đây là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối
đoái được xác định trên thị trường ngoại hối.
Để loại trừ ảnh hưởng của chênh lệch lạm phát giữa các nước, ta sử dụng tỷ giá
hối đoái thực tế.
f
n
Î P
Pe
e
.
Trong đó: er: Tỷ giá hối đoái thực tế của đồng nội tệ
e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ
Pn: Chỉ số giá trong nước
Pf: Chỉ số giá nước ngoài
er phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một nước. Nếu er tăng thì có
nghĩa là hàng hoá trong nước đắt tương đối so với hàng hoá nước ngoài và khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ giảm và ngược lại.
Nếu hai nước có tốc độ lạm phát như nhau thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính
là tỷ giá hối đoái thực tế.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal foreign exchange rate) là tỷ giá tương đối
giữa đồng tiền của hai nước. Thông thường được hiểu là số lượng nội tệ cần thiết để
đổi láy một đơn vị ngoại tế (ký hiệu là E); còn có thể được hiểu là số lượng ngoại tệ
cần thiết để đổi lấy một đơn vị nội tệ (ký hiệu là e).
Tỷ giá hối đoái thực tế (Real foreign exchange rate) là tỷ giá mà tại đó hàng hoá
của một nước được trao đổi với hàng hoá của một nước khác. Tức là tỷ giá hối đoái
thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ màdựa vào đó hàng hoá của một nước được trao đổi với
hàng hoá của nước khác. Vì vậy tỷ giá hối đoái thực tế còn được gọi là tỷ lệ trao đổi.
Tỷ giá hối đoái thực tế (£ ) =
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá hàng nội
Giá hàng ngoại
Tỷ giá hối đoái thực tế
(£)
=
Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (e)
x
Tỷ số giữa các
mức giá (p/p*)
Vậy, nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao, hàng ngoại tương đối rẻ và hàng nội tương
đối đắt. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp, hàng ngoại tương đối đắt và hàng nội tương
đối rẻ.
105
7.3.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sản lượng giá cả và
việc làm. Bởi vì:
- Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng hay cán
cân thương mại quốc tế.
Thật vậy, tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm
cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có
xu hướng tăng lên.
Khả năng cạnh tranh về giá cả của mộtloại sản phẩm của một đất nước so với
sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoài có thể xác định theo công thức:
Khả năng cạnh tranh = E.Pf/Pn
E: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng tiền ngoại tệ tính theo đồng tiền nội địa.
Pf: Giá cả sản phẩm nước ngoài tính theo tiền nước ngoài.
Pn: Giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa.
Khi E tăng giá cả sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá sản
phẩm trong nước. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cao hơn. Xuất
khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm đi ít ra là trong thời gian ngắn.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến luồng chảy của vốn và do đó ảnh hưởng
đến cán cân thanh toán quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền nội tệ tăng lên có
nghĩa là đồng tiền nội tệ có giá trị cao hơn, trong điều kiện tư bản vận động một cách
tự do thì tư bản nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước. Nếu cán cân thương mại
là cân bằng thì cán cân thanh toán quốc tế sẽ thặng dư. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái
của đồng tiền trong nước giảm, trong điều kiện tư bản vận động một cách tự do thì tư
bản trong nước sẽ chảy ra ngoài. Cán cân thương mại mà cân bằng thì cán cân thanh
toán quốc tế sẽ thâm hụt.
Như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm thay đổi đến sự cân bằng
của cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
- Sự thay đổi tỷ giá hối đoái làm thay đổi xuất khẩu ròng và vì vậy làm thay đổi
tổng cầu của nền kinh tế. Tổng cầu tăng lên sẽ làm sản lượng cân bằng và giá cả tăng
lên, việc làm có nhiều hơn. Ngược lại, xuất khẩu ròng giảm, tổng cầu sẽ giảm, sản
lượng cân bằng và giá cả giảm đi.
- Tỷ giá hối đoái quan trọng còn vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng
hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài, do đó mà ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và
người tiêu dùng. Khi tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng lên, giá trị của hàng xuất khẩu sẽ
giảm đi, vì các nhà sản xuất bị thiệt thòi. Họ lo ngại khả năng lỗ có thể xảy ra. Còn
hàng hoá nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh do giá cả rẻ tương
đối so với hàng hoá sản xuất trong nước.
Ngược lại, đối với người tiêu dùng khi tỷ giá hối đoái tăng, người tiêu dùng
trong nước mua được hàng hoá của nước ngoài nhập khẩu vào rẻ hơn, còn người tiêu
dùng ngoài mua hàng hoá của nước chủ nhà sẽ bị đắt hơn.
Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ khuyến khích các nhà sản xuất tăng giá trị
hàng hoá xuất khẩu vì có cơ hội kiếm thêm lợi nhuận, còn việc nhập khẩu trở nên
không hấp dẫn vì nhà kinh doanh có thể bị lỗ.
106
Đối với người tiêu dùng thì ngược lại. Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, người
tiêu dùng trong nước phải mua hàng hoá của nước ngoài nhập khẩu đắt hơn, còn người
tiêu dùng nước ngoài mua hàng hoá của nước chủ nhà sẽ rẻ hơn.
Tóm lại, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà sản xuất bị thiệt do giá cả hàng hoá
trong nước ở nước ngoài đắt hơn làm giảm sức cạnh tranh quốc tế và còn thiệt do giá trị
hàng hoá xuất khẩu bị giảm đi. Còn người tiêu dùng lại được lợi vì giá cả hàng hoá nước
ngoài ở trong nước sẽ rẻ hơn và hàng hoá sẽ nhiều hơn, nhà nhập khẩu lúc này có lợi.
Khi tỷ giá hối đoái đồng nội tệ giảm đi, hàng hoá trong nước ở nước ngoài trở
nên rẻ hơn làm tăng sức cạnh tranh quốc tế, vì vậy lúc này các nhà sản xuất được lợi vì
giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng lên, và khuyến khích sức cạnh tranh. Còn người tiêu
dùng bị thiệt thòi vì giá cả hàng hoá nước ngoài ở trong nước sẽ đắt hơn và hàng hoá
thì ít đi do nhập khẩu bất lợi.
7.3.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái
a. Hệ thống tỷ giá cố định
Là hệ thống tỷ giá hối đoái mà trong đó Chính phủ của các nước tham gia hệ
thống này đồng ý duy trì tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình so với vàng hoặc so
với đôla Mỹ không đổi. Tức là mọi người có thể chuyển đổi ngoại tệ lấy nội tệ hay
ngược lại theo tỷ giá mà Chính phủ công bố. Hệ thống tỷ giá này được thành lập vào
cuối đại chiến thế giới lần thứ 2. Một hội nghị quốc tế được tổ chức ở Bretton Woods,
New Hampshise (Mỹ) đã hoạch định "Một hệ thống các tỷ giá hối đoái có trật tự thuận
lợi cho luồng thương mại tự do".
Hệ thống này đã quy định giá trị của đồng đôla Mỹ được cố định theo vàng: 35
đôla Mỹ = 1 ounce vàng. Tiền của các nước tham gia hệ thống được cố định theo đồng
đôla Mỹ. Ngân hàng Trung ương của các nước này có trách nhiệm duy trì các tỷ giá
hối đoái của họ bằng việc mua và bán đôla trên thị trường ngoại hối. Quỹ tiền tệ quốc
tế IMF được tạo ra để quản lý hệ thống này và làm một số chức năng của ngân hàng
trung ương quốc tế.
Song hệ thống này đã vấp phải một số khó khăn:
- Dự trữ không tương xứng với quy mô thương mại quốc tế tăng lên nhanh
chóng trong những năm 50 và 60 gây nên những biến động tiền tệ lớn. Điều này đòi
hỏi các ngân hàng Trung ương phải mua và bán đôla nhiều lên nhằm duy trì các tỷ giá
hối đoái đã thoả thuận.
- Các điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo xu hướng lâu dài.
Các tỷ lệ tăng về xuất khẩu và nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất khác nhau
giữa các nước gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ.
- Gây ra các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ.
Khi đã rõ ràng rằng một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ
giá hiện tại của nó, thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán
của họ về sự thay đổi tỷ giá hối đoái gây nên sự khủng hoảng về tiền tệ. Để duy trì tỷ giá
cố định thì Ngân hàng Trung ương phải chi tiêu những lượng tiền ngoại tệ lớn.
- Vào năm 1971, các nước không còn khả năng đảm bảo rằng những đồng đôla
có thể được chuyển đổi thành vàng buộc Chính phủ Mỹ phải xoá bỏ chế độ bản vị vàng
của đồng đôla.
Vì những khó khăn trên mà hệ thống tỷ giá hối đoái cố định tồn tại từ năm 1944
đến 1971.
107
b. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (linh hoạt)
Là hệ thống tỷ giá hối đoái trong đó chính phủ của các nước theo hệ thống này cho
phép tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình được thay đổi một cách hoàn toàn tự do tuỳ
thuộc vào cung và cầu của thị trường ngoại hối không có sự can thiệp của chính phủ.
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn gặp phải những khó khăn sau:
- Có sự vận động về vốn do những khác biệt về lãi suất trong các nước gây ra.
Những luồng vốn lớn chảy vào nước có lãi suất cao đẩy tỷ giá hối đoái của nước này
lên không kể các điều kiện thương mại như thế nào.
- Đầu cơ tiền tệ quốc tế cũng dẫn tới việc tăng và giảm khá lớn các tỷ giá hối
đoái, tách khỏi sự ngang bằng của sức mua trong thời gian dài gây khó khăn cho các
hoạt động thương mại.
- Sự thay đổi về cơ cấu trong và giữa các nền kinh tế.
Các giá trị tương đối của nhiều hàng hoá đã thay đổi cùng với sự phát triển của
ngành công nghiệp mới và sự suy giảm của các ngành cũ làm cho giá trị thực tế thay
đổi so với các giá trị dự kiến thông qua sự ngang bằng sức mua. Vì vậy về mặt lý
thuyết; các tỷ giá hối đoái được điều chỉnh một cách tự động theo những thay đổi của
lạm phát, cán cân thương mại và luồng vốn nhằm duy trì "sự ngang bằng sức mua" sao
cho có thể mua được lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong hai
nước. Ví dụ: Nếu chai rượu vang giá 15$ ở Mỹ và 45 franc ở Pháp thì tỷ giá sẽ là 3
franc một đôla. Nhưng trong thực tế các tỷ giá hối đoái đã thay đổi rất mạnh và đã tách
rời khỏi sự ngang bằng của sức mua trong những thời kỳ dài. Cho nên trong thực tế,
không quốc gia nào áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn.
c. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
Là hệ thống tỷ giá hối đoái trong đó chính phủ của các quốc gia theo hệ thống
này cho phép tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình thay đổi trong một giới hạn nhất
định.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi
có quản lý. Tuy hệ thống này cũng gặp phải khó khăn như hệ thống tỷ giá hối đoái cố
định nhưng nó được chấp nhận như một biện pháp ổn định nền kinh tế.
7.4. CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU
Để tổ chức và quản lý các hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt là để thực hiện chính sách ngoại thương, người ta thường sử dụng rất nhiều công cụ và
biện pháp khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập đến nội dung và hình thức của một số công cụ
được áp dụng phổ biến trong thực tế thương mại hiện nay.
7.4.1. Thuế quan (thuế xuất nhập khẩu)
Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu khi qua khu vực thuế
quan của một nước.Nhà nước sử dụng công cụ thuế quan nhằm hai mục tiêu: Một là,
quản lý xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương, góp phần bảo vệ
sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng; Hai là, tăng thu ngân sách. Mặc dù trong những năm
gần đây, vai trò của thuế trong thương mại quốc tế đang bị giảm dần trong các nước
chậm phát triển, song khoản thu về thuế trong thương mại quốc tế vẫn chiếm vị trí
đáng kể, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu.
Cho đến nay, thuế quan nhập khẩu vẫn là công cụ được sử dụng rất rộng rãi nhất
trong chính sách thương mại của các chính phủ trên thế giới. Đối với một nền kinh tế
quy mô nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả thế giới.
108
Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa cao lên làm cho mức tiêu dùng
nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên do đó khối lượng hàng nhập
khẩu bị giảm bớt. Thuế nhập khẩu tạo ra sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng
sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước
(vì nhận được mức giá cao hơn) đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư
thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia khác, Chính phủ là
người nhận được khoản thu về thuế, còn gánh nặng của thuế do người tiêu dùng phải
chịu. Thuế quan nhập khẩu cũng dẫn đến những tổn thất cho nền kinh tế do hạn chế tự
do hoá thương mại, tổn thất này gọi là chi phí bảo hộ. Hình thức phổ biến nhất để hạn
chế thương mại tự do là thuế quan hay thuế nhập khẩu. Mức độ bảo hộ thực tế phụ
thuộc vào tỷ lệ phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa và phần giá trị gia tăng nội địa.
Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng với sản phẩm cuối cùng. Thuế quan
danh nghĩa là quan trọng với người tiêu dùng còn mức độ bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa
đối với nhà sản xuất vì nó cho biết việc bảo hộ ở mức nào để họ có thể cạnh tranh với
hàng nhập khẩu. Tỷ lệ phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa với giá trị gia tăng nội địa
sẽ nói lên mức độ bảo hộ cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong nước.
Mức độ bảo hộ thực tế =
Thuế quan danh nghĩa
Giá trị gia tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkt0029_p2_9464.pdf