Kinh tế lượng - Chuong III: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, con đường, phương tiện

để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm đạt được mục đích nghiên

cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học là phạm trù trung tâm của phương

pháp luận nghiên cứu khoa học; là điều kiện đầu tiên cơ bản nhất của nghiên

cứu khoa học. Tất cả tính nghiêm túc của nghiên cứu khoa học phụ thuộc

vào phương pháp. phương pháp nắm trong tay vận mệnh cả công trình nghiên

cứu. Phương pháp đúng, phù hợp là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của

người nghiên cứu và là điều kiện cơ bản quyết định đến hoàn thành thắng lợi

công trình nghiên cứu.

Kết quả giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài phụ thuộc vào

phương pháp luận, phương pháp hệ mà trược tiếp vào các phương pháp

nghiên cứu cụ thế có tổ chức và thực hiện nghiêm túc và khoa học. Do đó,

đòi hỏi người nghiên cứu cần phải tiếp cận đúng đắn với đối tượng, biết tìm,

chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, hiệu nghiệm.

pdf74 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế lượng - Chuong III: Phương pháp nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hai loại: tương tự theo thuộc tớnh và tương tự theo quan hệ. Nếu dấu hiệu được rỳt ra trong kết luận biểu thị thuộc tớnh thỡ suy luận gọi là tương tự theo thuộc tớnh. Nếu dấu hiệu được rỳt ra trong kết luận biểu thị quan hệ thỡ suy luận gọi là tương tự theo quan hệ. Phộp tương tự theo thuộc tớnh dễ sử dụng, nú được sử dụng khỏ phổ biến trong nghiờn cứu khoa học. Thực chất phộp tương tự theo quan hệ, mức độ chớnh xỏc của kết luận thấp, nú chỉ là sự gợi ý, dự bỏo dựa vào dấu hiệu bề ngoài, vỡ vậy cần phải được kiểm chứng, chứng minh tiếp theo. 93 Vớ dụ: Dựa vào thành phần hoỏ học người ta biết rằng, mặt trời và mặt đất giống nhau ở nhiều dấu hiệu, Vỡ vậy, qua phõn tớch quang phổ vật lý, người ta phỏt hiện trờn mặt trời tồn tại nguyờn tố Hờ-li, cỏc nhà bỏc học đó giả định nguyờn tố hờ-li cũng tồn tại trờn mặt đất. Sau này khoa học đó chứng minh điều giả định trờn là đỳng. Phộp tương tự theo quan hệ dựa vào sự phõn tớch cú hệ thống về sự giống nhau giữa cỏc phần tử của một hệ để vạch ra mối liờn hệ nhõn quả, điều đú cho phộp chuyển cỏc mối liờn hệ qua lại phỏt hiện được trong một hệ thống này sang một hệ thống khỏc cú cơ cấu tương tự. Vớ dụ: Trong vật lý học phương trỡnh của Niu- tơn về tỏc động qua lại giữa cỏc vật thể trong trường hấp dẫn: m1.m2 F = K r2 Tương đương với phương trỡnh của Cu-lụng về tỏc động qua lại giữa cỏc điện tớch trong điện trường: e1. e2 ( hệ số K khỏc nhau) F = K r2 Hoặc cỏc phộp tuyển, hội và quan hệ tương đương lụgớc được quan niệm tương tự như cỏc phộp cộng, nhõn và bằng nhau trong đại số. Chẳng hạn, nếu trong đại số cú phộp cộng hai số cho ta một số mới: A + B = C , thỡ trong đại số mệnh đề cũng vậy, phộp tuyển hai mệnh đề cho ta một mệnh đề mới: A v B = C . Như vậy, lụgớc mệnh đề được xõy dựng trờn cơ sở đại số mệnh đề. Kết luận của tương tự khụng chắc chắn là chõn thực, mà cú tớnh chất dự đoỏn, giả thiết, xỏc suất giỏ trị chõn lý bao giờ cũng nhỏ hơn 1, nờn người ta xếp nú vào quy nạp. Để nõng cao mức độ xỏc suất của kết luận, phộp tương tự cần tuõn thủ cỏc điều kiện sau: 94 - Số trường hợp quan sỏt càng nhiều thỡ kết luận tương tự càng gần chõn lý hơn. Trỏnh được kết luận vội vàng chỉ dựa trờn số ớt trường hợp ngẫu nhiờn. - Số thuộc tớnh chung, chủ yếu, bản chất càng nhiều thỡ tương tự càng gần chõn lý khỏch quan. Trỏnh kết luận chủ quan chỉ dựa trờn số ớt hiện tượng. - Những dấu hiệu giống nhau giữa hai đối tượng phải cú liờn quan trực tiếp dẫn đến kết luận. Trỏnh được kết luận chủ quan, duy ý chớ. Cõu hỏi ụn tập 1. Hóy soạn thảo một mẫu phiếu phỏng vấn để điều tra tỡnh hỡnh sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viờn trường Đại học Vinh. 2. Hóy trỡnh bày và giải thớch cỏc cụng việc của phương phỏp quan sỏt. 3. Anh (chị) hóy cho biết những căn cứ để lựa chọn đề tài khoa học kinh tế. Cho vớớ dụ? 4. Cú mấy cỏch tiếp cận trong nghiờn cứu khoa học? Nghiờn cứu khoa học kinh tế thớch hợp với cỏch tiếp cận nào? 5. Hóy trỡnh bày sự khỏc nhau giữa nghiờn cứu định lượng và nghiờn cứu định tớnh trong nghiờn cứu khoa học? 6. Hóy trỡnh bày ưu điểm, nhược điểm giữa 2 hỡnh thức phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng bảng hỏi? 7. Phương phỏp quy nạp để nghiờn cứu mối liờn hệ nhõn quả trong kinh tế? Chương V Chứng minh I. Chứng minh 95 1- Định nghĩa Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, tư duy của con người. Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máy móc và thụ động mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Về nguyên tắc nhận thức, không có cái gì là không thể biết, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Vì vậy, nhận thức mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong một điều kiện lịch sử cụ thể đều bị giới hạn bởi trình độ phát triển của xã hội loài người. Cho nên, con người phải biết mở mang nhận thức của mình bằng cách sử dụng những tri thức đã biết kết hợp với nhau tạo ra tri thức mới. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ biện chứng với nhau. Nhiệm vụ của bất cứ môn khoa học nào cũng là chứng minh mối liên hệ giữa các thuộc tính của đối tượng, giữa đối tượng với các sự vật xung quanh, cho nên mọi luận điểm khoa học, tư tưởng được rút ra từ hệ thống tri thức đã biết phải là những tư tưởng đã được chứng minh, hoặc kiểm nghiệm và thừa nhận như là tiền đề. Có như vậy, chúng mới trở thành cơ sở khoa học cho các quá trình suy luận tiếp theo. Nhận thức đối tượng và thuộc tính của nó, người ta có thể dùng những hình thức cảm tính, chẳng hạn, nhìn thấy căn nhà đang xây dở, nếm được vị đắng của viên thuốc v.v.. những chân lý đơn giản như vậy thì không cần phải chứng minh vì đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng có những luận điểm, tư tưởng đem áp dụng vào thực tiễn lại tỏ ra thiếu cơ sở vững chắc, muốn sử dụng luận điểm, tư tưởng ấy thì bản thân chúng phải được chứng minh. Chứng minh là nhu cầu tất yếu của mọi tư tưởng, nó thể hiện việc tuân thủ quy luật lý do đầy đủ của tư duy 96 Trong những điều kiện hiện đại, lý thuyết chứng minh và bác bỏ là một con đường hình thành niềm tin có cơ sở khoa học. Các nhà khoa học phải chứng minh rất nhiều loại phán đoán liên quan đến những cái đã từng tồn tại trước công nguyên, thời đại những đồ vật người ta thu được trong các khai quật khảo cổ học, có những phán đoán liên quan đến bầu khí quyển của các hành tinh trong hệ mặt trời, những ngôi sao và thiên hà trong vũ trụ, những định lý toán học, hướng phát triển của máy tính, bí mật của đại dương và vũ trụ... Tất cả những phán đoán ấy phải được chứng minh có cơ sở khoa học. Định nghĩa: Chứng minh là một thao tác lôgic dùng để lập luận tính chân thực của phán đoán nào đó, nhờ những phán đoán chân thực khác có mối liên hệ hữu cơ với phán đoán ấy. Chứng minh có liên hệ với niềm tin nhưng không phải hoàn toàn đồng nhất. Chứng minh phải dựa trên những dữ kiện khoa học và thực tiễn lịch sử xã hội. Niềm tin khoa học không chứng minh thì khoa học không khác gì niềm tin tôn giáo. Nếu khoa học được xây dựng trên cơ sở chứng minh chặt chẽ sẽ củng cố niềm tin cho con người. Dựa vào tôn giáo, thiên kiến, thiếu thông tin về kinh tế, chính trị, là niềm tin mù quáng... Vì thế, tin không có nghĩa là chứng minh. 2. Kết cấu của chứng minh Chứng minh có nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích, cơ sở và điều kiện cụ thể, nhưng một phép chứng minh đều có cấu trúc chung, chúng gồm có ba bộ phận: Luận đề, luận cứ và luận chứng. Luận đề là một phán đoán, mà tính chân lý của nó cần phải được làm sáng tỏ bằng chứng minh. Trong một số ngành khoa học, sử dụng suy lý diễn dịch, luận đề thường mang tính hình thức, là những định lý. Luận đề là yếu tố lôgic trung tâm của toàn bộ chứng minh. 97 Luận cứ là những phán đoán đúng (chân thực), được dùng để chứng minh luận đề. Đôi khi người ta còn gọi là căn cứ (hay cơ sở) của chứng minh. Trong những chứng minh của lôgic hình thức, chúng được gọi là tiền đề. - Luận chứng là cơ cấu, cách thức sắp xếp tổ chức của phép chứng minh, nhằm làm cho các yếu tố của luận đề, luận cứ, và luận chứng liên hệ với nhau một cách lôgic. Ta hãy lấy một ví dụ luận chứng: Lao động và sự điều độ, là 2 vị bác sĩ chân chính của con người: Lao động làm ta ăn ngon, và sự điều độ thì ngăn ngừa ta khỏi sự lạm dụng quá độ mọi khoái cảm, vui thú bản năng. Trong quá trình chứng minh, cả 3 bộ phận phải hoàn toàn xác định và liên hệ lôgic với nhau. Luận đề không xác định thì không rõ mình muốn nói cái gì, dễ đi lạc đề. Luận cứ không xác định thì không nói rõ được vì lý do gì. Luận chứng không xác định được thì không nói rõ được làm thế nào mà từ luận cứ lại rút ra được luận đề. 3. Các phương pháp Chứng minh Xét về hình thức (cách chứng minh), người ta chia ra hai loại: Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. 3.1- Chứng minh trực tiếp: Là một quá trình chứng minh đi từ việc xem xét các luận cứ, đến luận đề đã có căn cứ trực tiếp trong luận cứ. Thí dụ: 1- Chứng minh trực tiếp luận đề sau: "Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử" được tiến hành như sau: Có mấy luận cứ: 1- Nhân dân sáng tạo của cải vật chất; 2- Vai trò to lớn của nhân dân trong chính trị, thể hiện rõ ở chỗ: nhân dân đấu tranh tích cực vì hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; 3- Nhân dân có vai trò to lớn trong việc sáng tạo nền văn hóa tinh thần. 98 2- Trong hóa học, chứng minh trực tiếp luận đề: "đường có thể đốt cháy được". Có thể tiến hành dưới dạng một tam đoạn luận: Tất cả các hyrat cacbon đều có thể đốt cháy. Đường là một hydrat cacbon. Vậy đường có thể đốt cháy Có khi không thể chứng minh trực tiếp được, người ta phải dùng chứng minh gián tiếp. 3.2- Chứng minh gián tiếp ( hay đôi khi còn gọi là "phản chứng", hoặc "chứng minh ngược"). Chứng minh gián tiếp không chứng minh thẳng vào luận đề mà lại chứng minh phản đề là sai, rồi dựa vào quy luật gạt bỏ cái thứ 3 để khẳng định tính chân lý của luận đề. Có hai kiểu phản chứng: 1- Chứng minh bằng sự vô lý của phản đề (apago - gique). 2- Chứng minh bằng phương pháp loại trừ. Kiểu 1: thường được dùng trong toán học. Ví dụ: Ta phải chứng minh định lý: "Hai đường thẳng vuông góc với cùng một mặt phẳng thì hai đường thẳng ấy song song với nhau". Chứng minh bằng phản chứng bắt đầu như sau: "Ta giả định một luận đề mâu thuẫn: Hai đoạn thẳng A và B không song song với nhau". Vậy chúng phải cắt nhau và tạo thành một tam giác với hai góc vuông. Do đó, tổng số 3 góc trong của tam giác sẽ lớn hơn 1800. Vậy giả định AB và CD không song song với nhau là sai và theo luật bài trung, AB và CD song song với nhau, đúng như định lý đã nêu. Kiểu 2: Chứng minh bằng phương pháp loại trừ. Ví dụ: Chỉ có A hoặc B, hoặc C phạm tội A không phạm tội B không phạm tội 99 Vậy C phải là người phạm tội Sự đúng đắn của luận đề, được xác định bằng cách chứng minh liên tiếp tất cả các thành phần của một mệnh đề lựa chọn đều sai, chỉ trừ có 1. ở đây người ta sử dụng cấu trúc, của phương thức phủ định của luận 3 đoạn lựa chọn... II. Bác bỏ Bác bỏ là thao tác lôgic, nhằm phá hủy một chứng minh bằng cách xác định luận đề đã đặt ra là sai, hoặc thiếu căn cứ. Nói cách khác bác bỏ cũng là một cách chứng minh đặc biệt, vì nó không chứng minh tính chân thực của luận đề, mà lại chứng minh một luận đề nào đó là sai, không có căn cứ. Phán đoán cần phải bác bỏ gọi là luận đề bác bỏ, những phán đoán dùng để bác bỏ gọi là luận cứ bác bỏ. Có 3 kiểu bác bỏ: 1) Bác bỏ luận đề (trực tiếp hay gián tiếp). 2) Bác bỏ luận cứ. 3) Bác bỏ luận chứng. a. Bác bỏ luận đề (trực tiếp và gián tiếp) Có thể dùng 3 cách để bác bỏ luận đề: cách thứ nhất là trực tiếp, cách thứ 2, thứ 3 là gián tiếp. - Bác bỏ bằng sự thật: Là cách bác bỏ đúng và hiệu quả nhất. Chúng ta đã nghiên cứu chi tiết về vai trò của việc lựa chọn sự thật và phương pháp luận vận dụng sự thật trong lập luận. Tất cả những điều đó cần được áp dụng trong quá trình bác bỏ, bằng những sự thật trái với luận đề. Ví dụ: để bác bỏ luận đề "Trên sao Kim có thể có sự sống" thì chỉ cần kể ra những sự thật sau đây: Nhiệt độ trên bề mặt sao kim là 470 - 4800C, và áp suất 95-97 at-mot-phe. Những sự thật đó chỉ rõ rằng không thể có sự sống trên sao Kim. 100 - Xác định hệ quả của luận đề là sai: Chứng minh rằng từ luận đề sẽ đưa đến hệ quả trái với sự thật. Phương pháp này gọi là "Phép quy về chỗ vô lý". Ví dụ: Cần bác bỏ luận đề: "Ngữ pháp là đồng nhất với lôgic của tư duy". Ta tiến hành như sau: Tạm coi là đúng để suy ra hệ quả? Nếu ngữ pháp đồng nhất với lôgic của tư duy thì sẽ không có sự khác biệt về ngữ pháp trong các ngôn ngữ khác nhau. Vì lôgic tư duy ở mọi người đều như nhau. Nhưng sự thật lại có sự khác biệt về ngữ pháp trong các ngôn ngữ khác nhau. Vậy luận đề "ngữ pháp đồng nhất với lôgic của tư duy" là sai, không đứng vững được. - Bác bỏ luận đề thông qua việc chứng minh phản đề: Nếu phản đề là đúng, thì luận đề là sai, không có con đường thứ 3. Ví dụ: Cần bác bỏ luận đề "tất cả mọi con chó đều sủa" - Ta nêu ra phản đề là: "một vài con chó không sủa" - để chứng minh, ta chỉ cần kể ra vài ví dụ, hoặc chỉ cần một ví dụ cũng đủ: "những con chó của người pigmeus không bao giờ sủa". Theo luật bài trung nếu O đúng thì A sai. Vậy luận đề đã bị bác bỏ. b. Bác bỏ luận cứ: Nhằm vào luận cứ đưa ra, để làm cơ sở cho luận đề mà phê phán, chứng minh rằng luận cứ là sai, hoặc là không có liên hệ cố kết chặt chẽ để đi đến kết luận là luận đề đáng nghi ngờ, chưa được chứng minh và không đứng vững được. Cần chú ý rằng luận cứ sai thì không thể suy ra luận đề cũng sai. Cũng có trường hợp luận đề đúng nhưng người ta lại không biết tìm những luận cứ đúng để chứng minh. Thí dụ: Trong bát bội có câu chuyện như sau: Anh A hỏi anh B: cái kèn, tại sao nó kêu? Anh B: Vì nó là cái loa kèn. Anh A bác lại: Cái ống nhổ cũng có loa, tạo sao nó không kêu? c. Bác bỏ luận chứng (hoặc bác bỏ cách chứng minh). 101 Cách bác bỏ này là vạch ra sai lầm trong hình thức chứng minh. Sai lầm thường gặp nhất là cho luận cứ (có thể luận cứ đúng) nhưng từ đó không suy ra được luận đề. Chứng minh có thể sai nếu vi phạm quy tắc suy luận, hoặc do một sự khái quát vội vàng. Trong cách bác bỏ này chúng ta không trực tiếp nhằm vào luận đề mà nhằm vào quá trình chứng minh. III. Quy tắc của chứng minh, Những sai lầm lôgic thường gặp trong chứng minh và bác bỏ Có 3 nhóm quy tắc liên quan đến luận đề, luận cứ và luận chứng. 3.1- Những quy tắc của luận đề và sai lầm về luận đề a. Luận đề phải được phát biểu rõ ràng và chính xác. Luận đề phát biểu không chính xác, những khái niệm mơ hồ, đang còn là giả thuyết, không xác định, những điều khẳng định mà ý nghĩa không chính xác, thì sẽ dẫn tới một tình trạng rối rắm, không thể chứng minh được, người ta khó mà xác định được mình định nói cái gì. Vì vậy, trong hoạt động khoa học, trước khi bắt tay vào chứng minh một luận điểm khoa học nào đó, người ta phải tiến hành nghiên cứu chính xác hóa nội dung luận đề, phân tích mối liên hệ lôgic bên trong của các khái niệm tạo nên luận điểm ấy. Ví dụ: Đầu đề của những bài xã luận trên các báo, là những luận đề được phát biểu để chứng minh trong bài báo cáo. b. Luận đề phải nhất quán trong suốt quá trình chứng minh, nghĩa là quá trình chứng minh không được đánh tráo hoặc thay đổi luận đề trong quá trình luận chứng. Vi phạm quy tắc này dẫn tới sai lầm lôgic gọi là "thay thế luận đề", vi phạm quy luật đồng nhất. Thường trong tranh luận đôi khi hiểu lầm nhau, có người ra sức bác bỏ một điều (luận đề) mà anh ta tưởng là người khác nêu ra sự thật. Hóa ra, người ta nêu một luận đề này, nhưng anh ta lại đánh vào một luận đề khác, giống như Đông-ki-sốt đánh nhau với cối xay gió mà cứ tưởng là người khổng lồ. Sai lầm thay thế luận đề thường biểu hiện ở những trường hợp như sau: 102 - Không hiểu ý nghĩa của luận đề do luận đề phát biểu không chính xác, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hoặc do cố ý xuyên tạc ý nghĩa của luận đề nhằm mục đích đánh lạc hướng chú ý của người nghe, người đọc. Trong những chứng minh hình thức hóa, sai lầm này thường thấy như sau: Ví dụ, đáng lẽ phải chứng minh luận đề "góc A bằng góc B" thì người ta lại cố chứng minh luận đề "Góc A lớn hơn góc B là không đúng" như thế là đánh tráo luận đề. - Một nguyên tắc sau đây, cũng là một biến dạng của sai lầm đánh tráo luận đề: "Ai chứng minh quá nhiều thì người đó chẳng chứng minh được gì". Ví dụ: đáng lẽ phải chứng minh luận đề "ngôn ngữ với tư duy không phải là một", người ta lại ra sức chứng minh một khẳng định sai: "ngôn ngữ không có liên quan với tư duy". Điều này: "không có liên quan" so với "không đồng nhất" thì có tính nhất quyết mạnh hơn, nhưng tiếc rằng lại không đúng, còn luận đề thực, lại là một khẳng định đúng. Chứng minh như vậy chẳng có hiệu quả gì. 3.2- Quy tắc và sai lầm về luận cứ a, Quy tắc về luận cứ + Luận cứ phải đúng (chân thực) và không mâu thuẫn nhau. + Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề. + Luận cứ phải được chứng minh độc lập với luận đề. b, Những sai lầm trong luận cứ - Cơ sở giả dối. Luận cứ sai thì gọi là "sai lầm căn bản" hoặc cơ sở giả dối, luận cứ đưa ra tưởng là đúng, để định chứng minh luận đề. Sai lầm này có thể là không ý thức được. Thí dụ: Các chứng minh thiên văn học trước Cô-pec-nic đều lấy xuất phát điểm là một giả định sai lầm làm luận cứ. Mặt trời quay xung quanh trái đất (Hệ thống Ptoleme), sai lầm cũng có khi được suy tính nghiền ngẫm trước (ngụy biện) để đánh lừa người khác. (Ví dụ: những lời khai không đúng của nhân chứng và bị cáo trong quá trình thẩm vấn của tòa án,...). 103 - Cơ sở chưa được chứng minh. Sai lầm "vượt quá cơ sở", sai lầm này do dựa trên những luận cứ chưa được chứng minh, những luận cứ này lại không chứng minh luận đề, vì chưa được thực tiễn kiểm nghiệm đúng, sai, chỉ là những tin đồn đại có nội dung liên quan đến luận đề. - Chứng minh vòng quanh: là sai lầm của một vòng tròn luẩn quẩn, lấy luận cứ chứng minh luận đề, rồi lại lấy luận đề mà chứng minh luận cứ. Đây là một biến dạng của sai lầm "dùng luận cứ chưa được chứng minh". Ví dụ: Lập luận của John Weston, nhà hoạt động phong trào công nhân Anh đã phạm sai lầm này. Sau khi chỉ ra sai lầm, Mác viết: Như vậy là, bắt đầu ta khẳng định giá trị của lao động quyết định giá trị hàng hóa, rồi kết thúc ta lại khẳng định rằng, giá trị hàng hóa quyết định giá trị của lao động. Làm như vậy thì ta chỉ đi theo một vòng luẩn quẩn mà chẳng đi đến kết luận gì. 3.3. Quy tắc và sai lầm về hình thức chứng minh a, Quy tắc về hình thức chứng minh Luận đề phải là kết luận được rút ra một cách lôgic từ những luận cứ, theo những quy tắc chung của suy luận, hoặc phù hợp với những quy tắc của chứng minh gián tiếp. b, Sai lầm trong hình thức chứng minh: (cách chứng minh). Sai lầm "không suy ra được": Nếu luận đề không được rút ra một cách tất nhiên về mặt liên hệ lôgic từ luận cứ, mà chỉ là một suy lý tưởng tượng ra, thì đó là đã phạm sai lầm "không suy ra được". Đôi khi, đáng lẽ phải chứng minh một cách đúng đắn thì người ta lại đem luận cứ mà liên kết với luận đề bằng các từ "do đó", "như vậy", "cứ thế"..., "kết cục lại ta có", coi như chính các từ đó tạo ra mối liên hệ lôgic giữa luận cứ và luận đề. Nhiều khi, sai lầm này thường thấy ở những người không biết quy tắc lôgic mà chỉ tin vào lẽ phải thường tình và trực giác. 104 Trong cuốn giáo khoa về thiên văn học, Vorontsov Veliaminov có dẫn ra một ví dụ về sai lầm lôgic suy ra một cách tưởng tượng, ý kiến khá phổ biến nói rằng hình cầu của trái đất được chứng minh bằng những luận cứ sau đây: 1) Khi một chiếc thuyền từ xa ngoài biển tiến dần vào bờ thì ở đường chân trời ta thấy đỉnh cột buồm rồi sau đó mới thấy vỏ thuyền. 2) Những cuộc đi thám hiểm vòng quanh trái đất v.v... Nhưng từ những luận cứ ấy, không thể suy ra trái đất có hình cầu (nói chính xác là hình tròn dẹt) mà chỉ có thể suy ra: bề mặt trái đất là cong, và hình dáng trái đất có tính chất khép kín. Để chứng minh vỏ trái đất hình cầu, Vorontsov - Veliaminov đề nghị lấy những luận cứ khác: a) ở bất kỳ điểm nào trên trái đất, đường chân trời cũng hiện ra thành một đường vòng tròn và khoảng cách tới chân trời bằng nhau. b) Trong thời gian có nguyệt thực, bóng của trái đất in lên mặt trăng bao giờ cũng tròn đường viền bao quanh. Mở rộng luận cứ từ cái "có điều kiện" đến cái "vô điều kiện" Một luận cứ chỉ đúng trong một thời gian, một quan hệ và một mức độ nhất định, không thể đưa ra như là một vô điều kiện. Đúng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn, cafê chỉ có ích với một liều lượng ít, nhưng lại có hại với liều lượng lớn. Mã tiền cũng vậy, người ta trộn lẫn mã tiền với một liều lượng nhỏ vào một vài vị thuốc. Các thầy thuốc phải chọn thuốc, để điều trị cho từng người riêng biệt bị bệnh. Phương pháp sư phạm, đòi hỏi phải chú ý cá biệt với học trò. Đạo đức học, xác định chuẩn mực hành vi cho con người, và những chuẩn mực này có thể biến đổi trong những điều kiện đa dạng, ví dụ: thật thà là một nét tích cực của con người, nhưng để lộ bí mật quân sự lại là một tội ác. Vì vậy, một luận cứ phải sử dụng đúng với những hoàn cảnh nhất định. Cõu hỏi ụn tập 1. Anh (Chị) hóy trỡnh bày cấu trỳc lụgớc của một phộp chứng minh? Cho vớ dụ? 105 2. Trỡnh bày quy tắc và sai lầm về hình thức chứng minh 3. Trinh by các phương pháp chứng minh Chương VI Giả thuyết Trong hoạt động thực tiễn, con người cần có hiểu biết mới, để lý giải những hiện tượng mới mà trước đây người ta chưa biết, nhằm mục đích sử dụng chúng sau này. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó và do đòi hỏi của sự phát triển nội tại của nhận thức lý luận, khoa học phải nêu lên những luận điểm, những giả thuyết mà đến lúc nào đấy, người ta vẫn chưa thể biết là đúng hay sai. Như Ăngghen đã nhận xét, giả thuyết là một hình thức phát triển tất nhiên của khoa học tự nhiên, và có thể nói là của khoa học nói chung. Những lý thuyết khoa học chính xác đáng tin cậy không thể xuất hiện ngay dưới dạng có sẵn. Lúc đầu, chỉ nảy sinh như một hệ thống giả định, giả thuyết và sau khi được kiểm nghiệm mới trở thành đáng tin (chân thực) có thể sử dụng trong hoạt động thực tiễn và lý luận. Là hình thức phát triển của tri thức, giả thuyết không phải nảy sinh từ số không. Cơ sở cho giả thuyết ra đời là thực tiễn lịch sử - xã hội của con người và toàn bộ tri thức đã có dưới dạng những quy luật cơ bản của sự phát triển và nhận thức hiện thực. Giả thuyết là hình thức phát triển của tri thức, là một hoặc tổng hợp nhiều giả định có căn cứ khoa học, được nêu ra để lý giải những thuộc tính, hoặc nguyên nhân của các hiện tượng cần nghiên cứu. Ví dụ: Những phán đoán sau có thể coi là giả thuyết: "trên sao Hỏa có sự sống", có những giả thuyết sai lầm như giả thuyết về trái đất là trung tâm, trước khi có học thuyết mặt trời là trung tâm của Cô-pec-nic (1473 - 1543). 1. Phân loại giả thuyết. Căn cứ vào mức độ phổ biến, các giả thuyết khoa học được chia thành 3 loại: phổ biến, bộ phận và đơn nhất. 106 1.1. Giả thuyết phổ biến (chung): là một giả định có cơ sở khoa học về các nguyên nhân, quy luật và các hiện tượng tự nhiên và xã hội, các quy tắc hoạt động tinh thần của con người. Những giả thuyết chung được nêu ra nhằm giải thích toàn bộ một lớp hiện tượng, rút ra tính chất lặp đi lặp lại của những liên hệ của các hiện tượng đó ở mọi nơi, mọi lúc. Ví dụ: Giả thuyết của Democrite về cấu trúc nguyên tử, sau đó đã trở thành lý thuyết khoa học. Một ví dụ khác: Các giả thuyết về nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ của dầu hỏa - Khi được khẳng định, giả thuyết chung biến thành lý thuyết khoa học. 1.2. Giả thuyết bộ phận: Là một giả định có cơ sở khoa học về các nguyên nhân, nguồn gốc và tính lặp đi lặp lại của một bộ phận đối tượng trong một lớp của tự nhiên, của đời sống xã hội hoặc hoạt động tinh thần của con người. Giả thuyết bộ phận được nêu ra nhằm giải thích nguyên nhân xuất hiện tính quy luật trong một tập hợp con (nhóm) các phần tử của một tập hợp. Ví dụ: Các nhà cổ sinh học nghiên cứu nguồn gốc thực vật và động vật, nhờ các hóa thạch thu thập được mà vạch ra trên những nét đại cương các giai đoạn, bậc thang tiến hóa chủ yếu. Còn về vi rút thì chưa hiểu biết gì mấy. Chỉ mới nêu ra các giả thuyết. Theo một giả thuyết, thì nguồn gốc của vi-rút là những thành phần bình thường cấu tạo nên tế bào, nhưng thoát khỏi sự kiểm soát của những cơ chế điều tiết. Theo một giả thuyết khác, thì nguồn gốc vi-rút, là những thế hệ con cháu của vi khuẩn, chuyển sang cách sống ký sinh giữa các tế bào. Trong quá trình tiêu hóa, các vi khuẩn tổ tiên, mất khả năng tự động trao đổi chất và màng tế bào. Hình như giả thuyết nguồn gốc vi-rút là những hình thức sự sống nguyên thủy, tiền tế bào là có vẻ hợp với tự nhiên hơn. Tuy nhiên, chưa có một giả thuyết nào có được chứng minh 107 đáng tin cậy. Nguy cơ của vi-rút là ở chỗ, theo nhiều chuyên gia làm giảm 70 - 80% thu hoạch mùa màng trên thế giới. Cũng có những giả thuyết bộ phận về nguồn gốc của những u ác tính, kể cả nguồn gốc của những axit ri-bo-nucle-ic có chứa vi-rút. Trong nhiều vấn đề có liên quan tới việc chuẩn bị các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ, có một vấn đề quan trọng là vấn đề con người cùng sống chung với vi-rút trong không gian khép kín của con tàu. Vì vậy trong các công việc của các nhà sinh học, việc nghiên cứu về vi-rút và biến các giả thuyết thành lý luận khoa học có một giá trị khoa học và thực tiễn lớn hơn. Chúng ta gọi các giả thuyết về vi-rút là giả thuyết bộ phận chứ không phải là giả thuyết phổ biế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0033_p2_5945.pdf