CHƯƠNG 1
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp
phân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các
quyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bản
chủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao và
làm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi
nhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có
giá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhân
hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.
Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ
kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học
khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các
mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sự
đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách
thức giải quyết các vấn đề đó.
21 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Kinh tế môi trường là gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển phải đánh đổi bằng chất lượng môi
trường nhiều hơn so với một nước đã phát triển. Ở C1 chất lượng môi trường là e2 thay vì là e1. Nếu thu
nhập của nước đang phát triển tăng theo thời gian, họ có thể cải thiện chất lượng môi trường nếu như
đường PDF nâng lên như của các nước đã phát triển.
Barry Field & Nancy Olewiler 14
Điều này sẽ dẫn đến những lựa chọn xã hội đem lại mức chất lượng môi trường cao hơn.
Đường PPF lúc đó sẽ bắt đầu dịch chuyển lên trên như những nước phát triển. Khi thu
nhập tăng, chất lượng môi trường cũng sẽ tăng.
Đường Kuznets môi trường
Các nhà kinh tế đã nghiên cứu dữ liệu chất lượng môi trường của các nước có mức thu
nhập khác nhau. Mục tiêu là để xem khi thu nhập thay đổi thì chất lượng môi trường có
thay đổi một cách hệ thống không. Phương pháp thống kê được sử dụng để khám phá ra
các mối liên hệ. Các nghiên cứu này cho thấy có các mối liên hệ giữa mức thu nhập và các
thước đo chất lượng môi trường khác nhau. Mối liên hệ này được gọi là đường Kuznets
môi trường (EKC), được đặt theo tên của một nhà kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ giữa
thu nhập và bình đẳng xã hội. Hình 1-4 cho thấy có ba loại liên hệ trong đường EKC:
1. EKC giảm đều khi thu nhập tăng. Áp dụng cho lĩnh vực nước sạch, nhà vệ sinh
và mức sulphur dioxide trong những năm 1990. Các kết quả về nước và nhà vệ
sinh cho thấy đây là những hàng hóa thông thường – nghĩa là khi thu nhập tăng
mọi người sẵn lòng trả cao hơn cho hàng hóa này. Còn kết quả cho sulphur dioxide
vào những năm 1990 có thể là do tác động của các quy định về phát thải, đặc biệt
là tại các nước phát triển.
2. EKC lúc đầu tăng sau đó giảm theo thu nhập. Ví dụ SO2 vào những năm 1980 và
CO2 vào những năm 1990. Đường SO2 cho thấy quá trình phát triển trong giai
đoạn đầu dẫn đến gia tăng ô nhiễm không khí, nhưng khi thu nhập tăng theo thời
gian thì có sự chuyển đổi sang các loại hình công nghệ sản xuất sạch hơn, cũng các
cộng đồng ở các nước gia tăng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Có sự khác biệt lớn
trong lượng CO2 ước tính giữa những năm 1980 và 1990 nên khó có thể suy diễn
lý do trong trường hợp này. Cân bằng trong lâm nghiệp không phải là tin tốt lành
cho môi trường. Sự cân bằng cho thấy diện tích che phủ rừng tăng thì thu nhâp
tăng lên tới mức khoảng 20.000 USD tính trên đầu người, nhưng sau đó bắt đầu
giảm bớt. Đây là bằng chứng của việc sử dụng không bền vững các nguồn tài
nguyên.
3. EKC tăng theo thu nhập. Ví dụ biểu diễn phát thải CO2 tính trên đầu người vào
những năm 1980. Phát thải CO2 tăng là kết quả từ nhu cầu năng lượng hóa thạch
tăng đi cùng với quá trình phát triển – Nhưng chú ý rằng EKC có lẽ đang thay đổi
theo thời gian, phản ánh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên mỗi đơn vị
GDP.
Barry Field & Nancy Olewiler 15
140
120
100
80
60
40
20
0
- 20
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
1980s
1997
(a) Sự thiếu vệ sinh (%), năm 1997 và những năm 1980
%
d
â
n
s
ố
s
ố
n
g
m
ấ
t
v
ệ
s
in
h
GDP tính trên đầu người
Điều kiện vệ sinh
được cải thiện liên
tục khi thu nhập
trên đầu người
tăng trong cả hai
gia đoạn, nhưng
theo % thiếu vệ
sinh giảm mạnh
vào năm 1997.
100
80
60
40
20
0
- 20
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
1980s
1997
(b) Nước uống không an toàn (%), năm 1997 và những năm 1980
%
d
â
n
s
ố
s
ử
d
ụ
n
g
n
ư
ớ
c
k
h
ô
n
g
s
ạ
c
h
GDP tính trên đầu người
Cung cấp nước
sạch được cải
thiện liên tục khi
thu nhập tăng.
Điều này cũng xảy
ra ở mức thu nhập
theo đầu người
thấp vào năm
1997 hơn là vào
những năm 1980
Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính
vào những năm 1980 và 1990
Những đường EKC chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số môi
trường. Người ta tìm thấy một loạt các mối quan hệ khác nhau, như được mô tả trong những khung
trên đây.
Barry Field & Nancy Olewiler 16
Những mối liên hệ trên chỉ là những hình chụp nền kinh tế thế giới tại một thời điểm. Như
hình 1-4 minh họa, các mối liên hệ dường như đang thay đổi theo thời gian, đôi lúc cho
thấy mối quan hệ giữa phát triển và chất lượng môi trường trở nên lạc quan hơn. Nhưng
kết quả EKC, trong một số trường hợp, cảnh báo rằng nếu các quốc gia vẫn tiếp tục tăng
trưởng thu nhập thì có thể sẽ dẫn đến việc làm tồi tệ chất lượng môi trường. Cần chú ý
rằng EKC chỉ cho thấy một chỉ số chất lượng môi trường, không phải là thước đo các ảnh
hưởng kết hợp của nhiều chất ô nhiễm lên sức khỏe của hệ sinh thái. Điều này là giới hạn
chủ yếu của các nghiên cứu thực tiễn cố liên kết chất lượng môi trường với các biến số
kinh tế.
4
3
2
1
0
- 1
- 2
- 3
- 4
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
GDP tính trên đầu người
T
h
a
y
đ
ổ
i
d
iệ
n
t
íc
h
p
h
ủ
r
ừ
n
g
1
9
9
0
–
1
9
9
5
(
%
)
(c) Thay đổi diện tích che phủ rừng (%), 1990-1995
Trong những năm
1990 đường EKC
hình vòng cung
cho thấy diện tích
che phủ rừng gia
tăng khi thu nhập
tính trên đầu
người từ mức thấp
chuyển qua cao,
sau đó thì giảm
xuống.
140
120
100
80
60
40
20
0
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
GDP tính trên đầu người
N
ồ
n
g
đ
ộ
S
O
2
(
g
/m
3
)
(d) Phát thải SO2 ở khu vực đô thị, thập niên 1980 và 1990
EKC của
SO2 có hình
chữ U vào
những năm
1980, nhưng
vào những
năm 1990 thì
đường cong
có độ dốc đi
xuống.
1980s
1990s
Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính
vào những năm 1980 và 1990 (tt)
Barry Field & Nancy Olewiler 17
Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm
Khi khảo sát chất lượng môi trường ở nhiều quốc gia, một câu hỏi được đặt ra là các chỉ số
môi trường có phản ánh tính chặt chẽ của chính sách môi trường ở các nước hay không và
có các chính phủ có cạnh tranh trong việc lôi kéo các ngành công nghiệp “bẩn” hay “sạch”
không.
Một quốc gia hay một vùng trong một quốc gia có thể muốn trở thành ổ chứa ô nhiễm
(pollution haven) bằng cách đưa ra những chính sách môi trường rất lỏng lẻo. Họ khuyến
khích các công ty xây dựng nhà máy sản xuất thật nhiều hàng hóa và tạo nhiều việc làm
cho người dân. Các nước đang phát triển thường được xem là các ổ chứa ô nhiễm, và bất
kỳ quốc gia hay khu vực nào có các mục tiêu môi trường thấp đều là các ổ chứa ô nhiễm
tiềm năng. Các nước khuyến khích công nghệ sản xuất sạch và mời gọi những người đánh
giá cao chất lượng môi trường thì thường sử dụng các chính sách môi trường khắc khe.
Các nước đó là các vùng tránh ô nhiễm (pollution halos).
Thật khó để có được kết luận về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu thực tế không tách
biệt vấn đề rạch ròi được. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng về các vùng
chứa ô nhiễm. Nhưng nghiên cứu chi tiết từng ngành công nghiệp thì lại thấy có những
trường hợp qui định môi trường đã góp phần di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm nặng sang
các vùng có qui định môi trường ít chặt chẽ hơn. Sự phức tạp ở chỗ là làm thế nào đo đạc
được tính chặt chẽ của các quy định. Các nước phát triển và đang phát triển có các quy
30.000
20.000
10.000
0
-10.000
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000
50.000
GDP tính trên đầu người
Nguồn: Ước lượng những năm 1990 do các tác giả tính toán. Số
liệu những năm 1980 là của Ngân Hàng Thế Giới (1992). Báo cáo
Phát Triển Thế giới 1992. Phát Triển và Môi Trường, trang 11.
L
ư
ợ
n
g
p
h
á
t
th
ả
i
C
O
2
(k
g
/n
g
ư
ờ
i)
(e) Phát thải CO2 tính trên đầu người, năm 1996
EKC của CO2 có
dạng tăng theo
hàm số mũ vào
những năm 1980,
nhưng dữ liệu
năm 1996 thì có
hình chữ U ngược
với đỉnh cao của
phát thải tính trên
đầu người xảy ra
ở mức thu nhập
dưới 20.000
USD/người.
Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính
vào những năm 1980 và 1990 (tt)
1980
s
1996
Barry Field & Nancy Olewiler 18
định phát thải chặt chẽ, nhưng trong thực tế thì việc cưỡng chế thực hiện lại rất yếu. Một
dữ liệu lý tưởng là phải đo được mức phát thải của các nguồn ô nhiễm, hay nhóm nguồn,
trước và sau khi nó di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Rất khó có các dữ liệu này. Vì
vậy, cách mà các nhà kinh tế phải tiến hành là xác định những ngành công nghiệp “bẩn”, là
những ngành công nghiệp phát thải lượng lớn chất ô nhiễm, và xem chúng tăng hay giảm
như thế nào ở các quốc gia hay khu vực khác nhau trong cùng một quốc gia.
Vấn đề khó khăn trong cách nghiên cứu này là có nhiều yếu tố khác ngoài các quy định
môi trường cũng có thể khiến các ngành công nghiệp bẩn phải di chuyển – ví dụ như chi
phí lao động, khả năng cung ứng nguyên liệu thô, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là các giai đoạn
của chu kỳ sản xuất. Điều cuối cùng chúng ta muốn nói đến là trong quá trình phát triển
của bất kỳ một nền kinh tế nào, các ngành công nghiệp đều có xu hướng mở rộng rồi suy
thoái ở các thời điểm khác nhau. Các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản, thường được xem
là “bẩn”, sẽ phát triển lúc đầu và suy giảm sau đó khi thu nhập của quốc gia tăng. Vì vậy
các công ngành công nghiệp này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác (di chuyển
không chỉ theo nghĩa đen, mà là mở rộng ở một số nước và suy thoái ở một số nước khác)
tùy vào điều kiện các nước đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sản xuất, chứ không phụ
thuộc vào các qui định về môi trường.
Ví dụ: Điều gì đang xảy ra với mức độ ô nhiễm ở các nước đang phát triển nơi mà
đầu tư trực tiếp nước ngoài đang gia tăng rất mạnh theo thời gian?
Một nghiên cứu của Wheeler (2000) về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài ở các nước
đang phát triển và mức ô nhiễm của các nước đó theo thời gian. Ba nước đang phát triển
được nghiên cứu là: Trung quốc, Mexico và Brazil. Dữ liệu là các chất ô nhiễm không khí
đô thị quan trọng - bụi lơ lửng (PM), có liên quan mật thiết với bệnh và tử vong có nguyên
nhân tim phổi. Ba nước này ước tính chiếm khoảng 60% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) ở các nước đang phát triển, vì vậy nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và PM là trắc
nghiệm đặc biệt có ý nghĩa đối với giả thiết về ổ chứa ô nhiễm. Nếu như đầu tư nước ngoài
tạo điều kiện cho sự di chuyển các công nghệ cực kỳ ô nhiễm đến các nước đang phát triển
nhanh chóng này, thì PM phải gia tăng hay ít nhất là không giảm xuống. Dữ liệu được trình
bày ở hình 1-5. Mỗi biểu đồ minh họa cho từng nước. Trong mỗi trường hợp, trong khi
lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng (đáng kể nhất ở giai đoạn cuối), PM lại giảm.
Giả thiết về ổ ô nhiễm đã không có căn cứ, ít nhất cho loại chất ô nhiễm trên và với các
quốc gia trên.
Các câu hỏi phát sinh trong ví dụ này (dành cho thảo luận)
1. Bạn có cho rằng các chất ô nhiễm khác cũng sẽ trong tình trạng tương tự như với bụi lơ
lửng? (Liên hệ với thông tin về EKC)
2. Trong khi bụi lơ lửng giảm tại các vùng này, mức độ này so với ở các các nuớc khác
thì như thế nào? – ví dụ như Hoa Kỳ và Canada? (Dữ liệu về Canada về bụi lơ lửng
được cho ở chương 2.)
Barry Field & Nancy Olewiler 19
(a) Trung Quốc
0
100
200
300
400
500
600
1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Năm
B
ụ
i
(m
ic
ro
g
ra
m
/m
3)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Đ
ầu
t
ư
n
ư
ớ
c
n
g
o
ài
n
ăm
1
99
8
(U
S
D
)
(b) MEXICO CITY
0
10
20
30
40
50
60
1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Năm
H
àm
lư
ợ
n
g
b
ụ
i v
ư
ợ
t
ti
êu
ch
u
ẩn
(
%
)
0
2
4
6
8
10
12
14
Đ
ầu
t
ư
n
ư
ớ
c
n
g
o
ài
n
ăm
19
98
(
U
S
D
)
(c) SAO PAULO, BRAZIL
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Năm
B
ụ
i
(m
ic
ro
g
ta
m
/m
3
)
0
2
4
6
8
10
12
Đ
ầ
u
t
ư
n
ư
ớ
c
n
g
o
à
i
n
ă
m
1
9
8
8
(
U
S
D
)
Cho cả ba quốc gia, ô nhiễm dưới dạng bụi lơ lửng đã giãm từ những năm 1980, trong khi đâu tư trực tiếp
nước ngoài lại gia tăng. Dữ liệu này không minh chứng cho giả thíêt là các quốc gia đang phát triển này là
những ổ chứa ô nhiễm.
Barry Field & Nancy Olewiler 20
KINH TẾ HỌC VÀ CHÍNH TRỊ
Các quyết định chính sách môi trường được đưa ra theo các quy trình chính trị, nơi mà ít
nhất là trong các hệ thống dân chủ, người dân và các nhóm ngồi lại với nhau và đấu tranh
để giành sự ảnh hưởng và quyền kiểm soát. Khi những mối quan tâm này trái ngược nhau
thì các hình thức liên minh mới được thành lập và tạo ra sự thiên lệch. Các chính sách xuất
hiện từ quá trình như vậy sẽ ít có can hệ gì với các phương pháp hiệu quả giải quyết các
vấn đề môi trường mà ta nói đến. Nếu như vậy thì vai trò của các nhà kinh tế môi trường sẽ
được đặt ở đâu? Tại sao phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho các vấn đề hiệu quả,
hiệu quả chi phí, công bằng khi mà quá trình chính trị hầu như sẽ bỏ các vấn đề này mà chỉ
đi theo hướng riêng của nó? Câu trả lời là công việc của các chính trị gia chính là sự đi tìm
kiếm hay dàn xếp cho sự cải tiến. Các nhà khoa học và kinh tế học có thể giúp cho quá
trình chính trị bằng cách nghiên cứu càng rõ ràng và khách quan càng tốt, dù rằng chúng ta
biết thế giới thực tế là đầy thỏa hiệp và quyền lực. Các nhà kinh tế có thể giúp xác định các
chiến lược hiệu quả xã hội và nghiên cứu các vấn đề phân phối: các vấn đề môi trường và
các chính sách môi trường ảnh hưởng như thế nào lên các nhóm khác nhau trong xã hội.
Một vai trò quan trọng khác của các nhà kinh tế và khoa học là cung cấp thông tin các
phương án hành động khác nhau cho người làm chính trị. Ví dụ, tác động phát thải liên tục
khí gây hiệu ứng nhà kính lên sự thay đổi khí hậu là như thế nào? Người tiêu dùng sẽ phản
ứng như thế nào với thuế carbon? Mặc dù chúng ta sẽ tập trung cả cuốn sách vào vấn đề
các chính sách hiệu quả nhất hay các hành động ít chi phí nhất, thì chúng ta vẫn cần nhận
thấy rằng trong thế giới nhận và cho của chính trị, nơi hình thành chính sách, việc chọn lựa
các phương án thay thế luôn luôn là vấn đề trọng tâm. Nhưng các nhà kinh tế đang ngày
càng trở nên quan trọng trong quá trình hình thành các chính sách môi trường. Khi xã hội
và các chính khách của chúng ta cần nắm rõ sự phức tạp và áp lực của các vấn đề môi
trường thì họ dựa vào các nhà kinh tế để có lời khuyên về chính sách. Các chính sách trong
quá khứ có lẽ không cải thiện môi trường. Các đề nghị kiểm soát môi trường mới kết hợp
các nguyên tắc khuyến khích kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các
chính sách môi trường ở các cấp địa phương, tỉnh thành và cả quốc gia. Đó là tất cả các lý
do để nghiên cứu và hiểu biết kinh tế học phân tích môi trường và chính sách.
TÓM TẮT
Mục đích của chương này là tạo cho bạn sự yêu thích môn học kinh tế môi trường bằng
cách chỉ ra một số chủ đề chính, những phương pháp quan trọng nhất mà các nhà kinh tế
đang tiến hành nghiên cứu. Chúng ta sẽ tập trung vào khía cạnh kinh tế vi mô của kinh tế
môi trường – để thấy được tại sao ngoại tác tồn tại và còn mãi, và làm thế nào để thiết lập
và phân tích các công cụ chính sách kinh tế để có thể cải thiện chất lượng môi trường.
Chúng ta đã trình bày tóm tắt một số vấn đề kinh tế vĩ mô chính yếu nhất – đó là sự bền
vững và tăng trưởng. Các công cụ phân tích nhằm nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề
này cần kiến thức kinh tế học phức tạp hơn phần sẽ được sử dụng trong cuốn sách. Chúng
ta hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu kinh tế học và trở lại các vấn đề kinh tế vĩ mô
này trong một khóa học khác.
Khi chúng ta đi vào một số vấn đề về quan điểm và lý thuyết trong kinh tế môi trường thì
rất dễ làm mất đi các nội dung mà chúng ta muốn đạt được. Chúng ta cố phát triển những
nguyên lý cơ bản để có thể sử dụng chúng để chỉ ra những vấn đề thực tế như ô nhiễm
không khí và nước. Mặc dù các nguyên lý này được giới thiệu một cách ngắn gọn và có vẻ
đơn lẻ nhưng hãy luôn nhớ mục tiêu là đạt cho được một môi trường thiên nhiên đẹp hơn,
sạch hơn và lành mạnh hơn và bền vững theo thời gian.
Barry Field & Nancy Olewiler 21
CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH
Đường bàng quan cộng đồng Chi phí cơ hội
Hiệu quả chi phí Ổ chứa ô nhiễm
Kinh tế sinh thái Vùng tránh ô nhiễm
Đường Kuznets môi trường Chi phí tư nhân
Sự công bằng Đường giới hạn khả năng sản xuất
Ngoại tác Quyền sở hữu tài sản
Khuyến khích Sự khan hiếm
Hàng hóa có cầu co dãn theo thu nhập Vốn xã hội
Lợi ích biên Mức ô nhiễm hiệu quả xã hội
Chi phí biên Sự bền vững
Hàng hóa thông thường Đánh đổi
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. “Kiểm tra hàng năm tất cả các xe máy trên đường không phải là một chính sách hiệu
quả về chi phí”. Bạn có đồng ý với ý kiến này? Giải thích tại sao có và tại sao không?
2. Tại sao thuế xăng dầu khuyến khích việc giảm thải từ xe máy nhiều hơn là thuế hàng
năm đánh trực tiếp trên xe?
3. Tiêu chuẩn CAFC của Canada áp dụng cho xe mới khi xuất xưởng. Hãy đưa ra 2 lý do
vì sao điều này có thể có tác động trên tổng lượng phát thải của xe máy? Hãy giải
thích?
4. Liệu Canada có cần một tiêu chuẩn CAFC tự nguyện trong khi ở Hoa Kỳ điều này là
bắt buộc không? Bình luận?
5. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đánh đổi được minh họa trong đường giới hạn khả
năng sản xuất biên (PPF)? Bằng cách nào các chính sách môi trường ảnh hưởng lên sự
đánh đổi này?
6. Giả sử có sự thay đổi công nghệ cho phép các cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít gây
ô nhiễm. Hãy trình bày bằng biểu đồ và giải thích công nghệ này sẽ thay đổi đường
giới hạn khả năng sản xuất biên như thế nào và chỉ ra điểm nằm trên đường này nơi mà
xã hội có khả năng lựa chọn?
7. Nếu vốn nhân tạo không thể thay thế cho vốn môi trường (các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, chất lượng không khí và nước), điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự
đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường?
8. Trình bày các đường Kuznets môi trường (EKC) thay đổi như thế nào khi các đường
giới hạn khả năng sản xuất biên (PPF) của các quốc gia thay đổi theo thời gian?
9. Tại sao các quốc gia muốn trở thành nơi tránh ô nhiễm?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- field_olewiler_chapter_1_what_is_environmental_economics_6932.pdf