Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi
thế tuyệt đối, các xu hướng hạn chế thương
mại quốc tế
• Phân tích cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá
hối đoái
• Phân tích tác động của chính sách vĩ mô dưới
các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn
luân chuyển hoàn hảo
30 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận động hoàn toàn tự do
Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tại E1 lãi suất đã tăng trên mức lãi suất thế giới r1 > r*. Tư
bản đổ dồn vào trong nước, tỷ giá hối đoái (e) tăng lên. NHTƯ can thiệp bằng cách mua dự
trữ ngoại hối, đẩy nội tệ vào lưu thông. Dân chúng cũng chuyển từ tài sản nước ngoài sang
tài sản trong nước. Cung tiền tệ thực tế tăng lên. Đường LM0 dịch chuyển sang LM1. Cân
bằng mới được thiết lập tại E2 với sản lượng tăng lên, mức lãi suất cân bằng trên đường cán
cân thanh toán cân bằng.
Như vậy, Chính sách tài khóa trong trường hợp này có thể hạn chế tháo lui đầu tư, như là
điều phải xảy ra trong nền kinh tế đóng, nhằm khuyến khích tăng sản lượng.
Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền
kinh tế đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn.
Trong thời kỳ hạn dài, sự tăng lên của tổng cầu sẽ dẫn đến tăng mức giá chung, giảm khả
năng cạnh tranh của các hàng hoá trong nước, giảm xuất khẩu ròng, sản lượng giảm. Quá
trình sẽ tiếp tục cho đến khi trạng thái cân bằng cũ (E0) được thiết lập lại. Tuy vậy, lúc này
cán cân thương mại bị thâm hụt.
Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho, chính sách
tài khoá không thể đạt được cùng lúc hai mục tiêu: Cân bằng trong nước và cân bằng ngoài nước.
8.5.1.2. Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả
nổi và tư bản vận động hoàn toàn tự do
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E0 (hình 8.6). Trong nền kinh tế đóng: Khi Chính phủ
thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái
cũng tăng (e tăng, E giảm), xuất khẩu giảm đi. Như vậy, có sự tháo lui hoàn toàn, không chỉ
do đầu tư trong nước mà còn do lãi suất giảm từ r1 → r*.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
231
Chính sách tài khoá mở rộng làm cho đường IS0 dịch chuyển đến vị trí IS1. Trong nền kinh
tế mở, ở điểm cân bằng mới (E1) lãi suất cao hơn lãi suất thị trường thế giới. Tư bản tràn
vào trong nước. Cán cân thanh toán thặng dư. Đồng tiền nội địa tăng giá, xuất khẩu giảm.
Kết quả là đường IS1 dịch chuyển về vị trí ban đầu: Cân bằng được thiết lập ở vị trí ban đầu
E0, sản lượng không tăng lên và cán cân thương mại xấu đi.
Hình 8.6. Tác động của chính sách tài khóa trong một nền kinh tế mở
với hệ thống tỷ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do
Như vậy, tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái
thả nổi và tư bản vận động tự do, kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khoá trong nền
kinh tế đóng.
8.5.2. Hoạt động của chính sách tiền tệ dưới những tỷ giá hối đoái khác nhau
8.5.2.1. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố
định, tư bản vận động hoàn toàn tự do.
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng E0 (hình 8.7). Trong nền kinh tế đóng, NHTƯ quyết
định thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, với việc tăng cung tiền danh nghĩa. Với mức giá đã
cho, cung tiền thực tế tăng lên, đường LM0 dịch phải đến LM1. Lãi suất giảm xuống mức lãi suất
thế giới r1 < r*.
Các nhà đầu tư trong nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Một luồng vốn sẽ chạy
ra nước ngoài. NHTƯ phải bán dự trữ ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Quá trình
này kéo dài cho đến khi mức cung tiền và lãi suất trở lại mức ban đầu. Sản lượng cân bằng
không đổi Y0, lãi suất cố định là r*.
Tác động của chính sách tài khóa
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
232
Hình 8.7. Tác động của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định,
tư bản vận động hoàn toàn tự do
Như vậy, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế
đóng. Ở đây tác động của sự mở rộng tiền tệ đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của tư bản
nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù đầu tư tư nhân trong nước có tăng lên.
8.5.2.2. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi
và tư bản vận động hoàn toàn tự do
Trên đồ thị mô tả tác động của việc tăng cung về tiền của NHTƯ trong nền kinh tế đóng.
Mở rộng tiền tệ làm tăng cung tiền thực tế (hình 8.8), đường LM0 chuyển đến LM1. Lãi suất
giảm làm giá hối đoái của đồng nội địa giảm (e giảm, E tăng).
Hình 8.8. Tác động của chính sách tài tiền tệ trong một nền kinh tế mở
với hệ thống tỷ giá linh hoạt, tư bản vận động hoàn toàn tự do
Trong nền kinh tế mở: Với tác động của chính sách tài khoá, đồng tiền nội địa giảm giá làm
tăng khả năng cạnh tranh. Xuất khẩu ròng tăng lên, làm đường IS0 dịch chuyển sang bên
phải đến IS1. Lãi suất trở về mức lãi suất của thị trường thế giới. Cân bằng mới được thiết
lập tại E2. Chính sách tiền tệ mở rộng làm sản lượng tăng lên từ Y0 → Y2.
Tuy nhiên về mặt dài hạn, sản lượng tăng làm giá cả và tiền lương tăng. Cân bằng tiền tệ
thực tế giảm. Đường LM1 chuyển về vị trí ban đầu LM0. Lãi suất tăng dần, đồng tiền nội địa
lại tăng giá đường IS1 dần trở lại vị trí ban đầu IS0. Cân bằng được thiết lập ở vị trí cũ.
Như vậy chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, tư bản
chuyển động hoàn toàn tự do. Nhưng trong tác động đó bị hạn chế trong thời kì dài hạn, lúc
mà giá cả tăng lên, sản lượng lại trở lại mức bình thường song tiền công thực tế và tỷ giá
hối đoái đã tăng cùng với tốc độ tăng của giá cả.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
233
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 8, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
• Lợi thế tuyệt đối có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, và
khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí
sản xuất thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí
thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Lợi thế so sánh xảy
ra khi mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng
hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay có hiệu quả hơn các nước khác).
• Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan làm tăng giá cả hàng hoá,
giảm khối lượng tiêu thụ, giảm khối lượng hàng và nhập khẩu và tăng khả năng sản xuất trong
nước, tăng thu nhập cho Chính phủ. Thuế quan là biện pháp tạm thời để bảo vệ sản xuất của ngành
công nghiệp non trẻ. Hạn ngạch là mức giới hạn mà Chính phủ quy định đối với khối lượng
hàng hoá nhập khẩu. Tác động của hạn ngạch cũng gần giống như thuế quan.
• Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với
các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê.
Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài. Các yếu tố
ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế là: Cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân,
tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị, khả năng trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ.
• Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng
hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Thặng dư tài khoản vãng
lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn
nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Tài khoản vốn là ghi lại tất cả những giao dịch về
tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ)
giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Theo quy ước, dòng vốn vào ròng
phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.
• Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán
được cân bằng. Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư
ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực
đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế − xã hội khác,
do dó Chính phủ phải có biện pháp để giảm thiểu bội chi.
• Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân nước ngoài muốn mua và
có khả năng mua (chuyển đổi) đồng tiền trong nước ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại
hối. Cung về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân trong nước muốn và có
khả năng chuyển đổi đồng tiền nước ngoài ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Nếu
xuất khẩu tăng lên, cầu tiền trên thị trường ngoại hối tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang
phải, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên. Nếu nhập khẩu tăng lên, cung tiền trên thị trường ngoại hối tăng,
đường cung tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
• Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung của thế giới, thì chính sách lãi suất của
nước đó không ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới.
• Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, việc tư bản
vận động hoàn toàn tự do có thể hạn chế tháo lui đầu tư, khuyến khích tăng sản lượng.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
234
Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế
đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn. Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất
của thế giới đã cho, chính sách tài khoá không thể đạt được cùng lúc hai mục tiêu: Cân bằng trong
nước và cân bằng ngoài nước.
• Tác động của chính sách tài khoá mở rộng trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và
tư bản vận động hoàn toàn tự do làm tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái cũng
tăng (e tăng), xuất khẩu giảm đi. Trường hợp này tỏ ra kém hiệu lực hơn so với trường hợp trong
nền kinh tế đóng.
• Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận
động hoàn toàn tự do tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế đóng. Ở đây tác động của sự mở
rộng tiền tệ đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của tư bản nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù
đầu tư tư nhân trong nước có tăng lên.
• Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và tư bản vận động
tự do có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở. Nhưng trong tác động đó bị hạn chế trong thời kỳ
dài hạn, lúc mà giá cả tăng lên, sản lượng lại trở lại mức bình thường song tiền công thực tế và tỷ
giá hối đoái đã tăng cùng với tốc độ tăng của giá cả. Trong nền kinh tế mở, với tác động của các
chính sách tài khoá, đồng tiền nội địa giảm giá làm tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu ròng
tăng lên.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
235
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối là gì? Lấy ví dụ minh họa?
2. Lý thuyêt lợi thế so sánh là gì? Lấy ví dụ minh họa?
3. Nêu một số quan điểm hạn chế thương mại quốc tế?
4. Thuế quan là gì? Chỉ rõ một số tác dụng của nó?
5. Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Lấy một ví dụ để xác định cán cân thanh toán của một quốc gia?
6. Nêu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế?
7. Phân tích tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản
vận động hoàn toàn tự do?
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
236
CÂU HỎI ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO?
1. Cán cân thanh toán là một cơ sở quan trọng để phân tích những biến đổi Kinh tế Vĩ mô trong một
nền kinh tế mở. Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của
tỷ giá hối đoái.
2. Công cụ thuế quan là công cụ duy nhất để hạn chế thương mại quốc tế.
3. Thuế quan là mức thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu.
4. Đồng tiền nội tệ càng mất giá thì càng khuyến khích xuất khẩu của quốc gia đó.
5. Đồng tiền nội tệ càng có giá thì càng khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó
ra nước ngoài.
6. Lạm phát tương đối là nhân tố duy nhất tác động đến tỷ giá hối đoái.
7. Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Nói cách khác
là tỷ giá mua bán (trao đổi) giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
8. Khi nhập khẩu của một nước tăng thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng.
9. Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản
vận động tự do kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khoá trong nền kinh tế đóng.
10. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, tư bản vận động
hoàn toàn tự do thì chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với trong nền
kinh tế đóng.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
237
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Giả sử các phương trình sau đây mô tả hoạt động của thị trường hàng hóa và tiền tệ trong một nền
kinh tế đóng có giá cả cố định:
Thị trường hàng hóa:
Tiêu dùng: C C MPC.(Y T)= + − , đầu tư: I I br= − , chi tiêu của Chính phủ: G G= , thuế: T tY= .
Trạng thái cân bằng: Y C I G= + + (tức AS AD= ).
Thị trường tiền tệ:
Cung ứng tiền tệ: MMS
P
= , nhu cầu tiền tệ: MD kY hr= − , trạng thái cân bằng: MS MD=
a. Giả sử C 700= ; I=380; MPC=0,8; G=450; t=0,2 , b = 9, k= 0, M = 800, h = 7, P = 1. Hãy viết
phương trình của đường IS, LM và xác định mức thu nhập, lãi suất cân bằng.
b. Hãy tính mức tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và mức thâm hụt (hoặc thặng dư) ngân sách của
Chính phủ tại mức thu nhập cân bằng.
c. Hãy sử dụng phương pháp ngắn nhất để kiểm tra lại các kết quả tính toán.
2. Giả sử hàm tiêu dùng là DC 100 0,75Y= + , hàm đầu tư là I 150 10r= − , hàm chi tiêu của Chính phủ
là G 50= , hàm thuế của Chính phủ là T 10 0,1Y= + và hàm xuất khẩu ròng là NX 40 0,2Y= − .
a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường IS.
b. Theo bạn, nếu chi tiêu của Chính phủ tăng lên 60, đường IS có còn ở vị trí cũ không?
c. Nếu Chính phủ không thay đổi chi tiêu mà giảm thuế và hàm thuế trở thành T 10 0,05Y= + ,
đường IS sẽ thay đổi như thế nào?
d. Bây giờ nhu cầu đầu tư ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất và hàm đầu tư trở thành 150 20I r= − .
e. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường IS mới?
f. Theo bạn, với giả định nào đường IS trong câu a sẽ thẳng đứng? Với giả định nào nó nằm ngang?
3. Giả sử hàm cầu tiền là MD 0,2Y 5r= − , khối lượng tiền tệ danh nghĩa là 200 và mức giá P = 1.
a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị đường LM.
b. Nếu cung ứng tiền tệ tăng lên 220 đường LM sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu khối lượng tiền tệ danh nghĩa vẫn như cũ trong khi mức tăng lên 120% (P = 1,2) đường LM sẽ
thay đổi như thế nào?
Bây giờ nhu cầu về tiền nhạy cảm hơn đối với lãi suất và hàm cầu tiền trở thành: MD 0,2Y 10r= −
d. Hãy viết phương trình của đường LM mới.
e. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường LM mới?
Cuối cùng, chúng ta hãy xem xét độ nhạy cảm nhu cầu về tiền đối với thu nhập và hàm cầu tiền trở
thành 0,4 5MD Y r= − .
f. Hãy viết phương trình của đường LM mới.
g. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường LM mới?
h. Theo bạn, với giả định nào đường LM vẽ trong câu a sẽ thẳng đứng? Với giả định nào nó nằm ngang?
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
238
4. Hình dưới đây vẽ đường cung (S) và đường cầu (D) về một hàng hóa trong trường hợp không có
và có thuế quan. Mức giá quốc tế bằng OB.
a. Hãy xác định giá trong nước và lượng nhập khẩu khi có tự do thương mại.
Bây giờ, Chính phủ đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa này.
b. Hãy xác định giá trong nước và lượng nhập khẩu trong tình huống mới này.
c. Mức sản xuất trong nước về hàng hóa này thay đổi bao nhiêu?
d. Hãy xác định phần diện tích biểu thị số tiền người tiêu dùng phải trả thêm cho số hàng hóa đã mua.
e. Chính phủ nhận được bao nhiêu dưới dạng thuế và tiền tô tăng thêm mà các nhà sản xuất trong
nước được hưởng.
f. Hãy giải thích phần còn lại của số tiền người tiêu dùng phải trả thêm.
g. Hãy xác định phần thặng dư ích lợi của người tiêu dùng so với chi phí xã hội cận biên mà xã hội
phải bỏ qua khi cắt giảm mức tiêu dùng của mình về hàng hóa này.
h. Tổng mức tổn thất về phúc lợi do khoản thuế này gây ra là bao nhiêu?
5. Hình sau vẽ đường cung (S) và đường cầu (D) trong nước về một hàng hóa mà Chính phủ muốn
khuyến khích xuất khẩu. Mức giá quốc tế bằng OA.
a. Hãy xác định giá trong nước và lượng xuất khẩu khi có tự do thương mại.
b. Hãy xác định giá trong nước và lượng xuất khẩu trong tình huống mới này.
c. Mức sản xuất trong nước tăng bao nhiêu?
d. Mức tiêu dùng trong nước giảm bao nhiêu?
e. Hãy xác định mức giảm thặng dư của người tiêu dùng.
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
239
f. Chi phí (hay tổn thất) xã hội của phần sản xuất tăng thêm là bao nhiêu?
g. Tại sao Chính phủ lại muốn áp dụng chính sách này?
h. Có thể đạt được mục tiêu như vậy bằng cách khác không?
6. Một nước có thặng dư trong tài khoản vãng lai là 10 tỷ đô la, nhưng lại có thâm hụt trong tài khoản
vốn là 6 tỷ đô la.
a. Cán cân thanh toán của nước đó có thặng dư hay thâm hụt?
b. Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng lên hay giảm đi?
c. Ngân hàng trung ương đang mua vào hay bán ra đồng nội tệ? Hãy giải thích?
7. Giả sử rằng sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ tăng nhanh hơn nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ.
a. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tính theo số đồng đô la Mỹ sẽ thay đổi như thế nào? Hãy minh
họa bằng đồ thị.
b. Tỷ giá hối đoái của đồng đô la tính theo số đồng Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? Hãy minh họa
bằng đồ thị.
c. Sự thay đổi trong thương mại như vậy sẽ tác động như thế nào tới sản lượng và mức giá của Việt
Nam. Hãy minh họa bằng đồ thị AD–AS.
8. Giả sử giá máy tính xách tay IBM giá US$2300 tại Mỹ và C$2600 tại Canada.
a. Bạn sẽ mua máy tính ở đâu nếu tỷ giá hối đoái giữa đô la Canada và đô la Mỹ là 0,8 đô la Mỹ ăn
một đô la Canada? Bạn sẽ bán máy tính ở đâu nếu bạn muốn kiếm lời? (Bỏ qua mọi loại thuế,
chi phí vận tải và sự khác nhau về chất lượng).
b. Nếu nhiều nhà đầu cơ hành động như bạn, và nếu tỷ giá hối đoái là cố định, điều gì xảy ra với máy
tính ở mỗi nước?
c. Nếu nhiều nhà đầu cơ hành động như bạn và nếu tỷ giá hối đoái là thả nổi, điều gì xảy ra với tỷ giá
hối đoái? Xác định mức tỷ giá hối đoái cân bằng mới để đảm bảo sự ngang bằng sức mua đối với
máy tính xách tay, nếu giá cả tính bằng đô la Mỹ và giá cả tính bằng đô la Canada không thay đổi?
9. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau:
Tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y – T); Đầu tư: I = 245 – 25r; Chi tiêu của Chính phủ: G = 75;
Thuế tự định: T = 90; Cung tiền danh nghĩa: MS = 1200; Cầu tiền thực tế: MD = Y – 100r;
Mức giá: P = 3
a. Xây dựng phương trình và biểu diễn các đường IS và LM.
b. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng.
c. Giả sử chi tiêu Chính phủ tăng thêm 50. Đường IS hay LM dịch chuyển, vì sao? Mức lãi suất và thu
nhập cân bằng mới là bao nhiêu?
d. Giả sử thay vì tăng chi tiêu, cung ứng tiền tệ tăng từ 1200 lên 1290. Đường IS hay LM dịch chuyển,
vì sao? Lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu?
e. Với giá trị ban đầu của chính sách tài khóa và tiền tệ, giả sử rằng mức giá tăng lên từ 3 đến 6. Điều
gì sẽ xảy ra và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu?
f. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường tổng cầu. Điều gì sẽ xảy ra đối với đường tổng cầu này nếu
chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thay đổi như các câu (d) và (e).
Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
240
10. Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau:
Y = C + I + G + NX C = 245 + 0,75(Y − T)
Y = 5000 I = 1000 − 50r
G = 1010 NX = 450 − 500ε
T = 1010 r = r* = 4
a. Tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái cân bằng.
b. Nếu bây giờ G tăng lên 1200, hãy tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá
hối đoái cân bằng. Hãy giải thích kết quả tính được.
c. Bây giờ giả thiết lãi suất thế giới tăng lên từ 4% đến 10% (G vẫn là 1010).
d. Hãy tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái cân bằng. Giải thích
kết quả mà bạn vừa tính được.
11. Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips 1 0, 45(u 0,07)−π = π − − .
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ là bao nhiêu?
b. Hãy vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_8_kinh_te_vi_mo_cua_nen_kinh_te_mo_7758_2109.pdf