Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp
• Phân tích các tác động của lạm phát và thất
nghiệp đến nền kinh tế
• Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức
lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
• Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm
dịch chuyển và di chuyển đường Phillips)
38 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về tiền tệ. Lượng tiền
tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao, và bất kỳ một
chính sách vĩ mô nào giảm được tốc độ tăng tiền cũng
dẫn đến giảm tỷ lệ lạm phát và điều này đặc biệt phù
hợp với thời kỳ ngắn hạn.
Khi ngân sách thâm hụt lớn, các Chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh
nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát (như lạm phát cầu kéo). Và một khi giá
cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và
lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ siêu lạm
phát. Tuy nhiên, các Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân qua bán tín phiếu.
Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm lên nên không có nguy cơ lạm phát, nhưng nếu
thâm hụt tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc lẫn lãi) sẽ lớn đến mức cần phải in
tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát là một điều chắc chắn.
7.2.2.5. Lạm phát và lãi suất
Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể
chấp nhận được. Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về
mức ổn định. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi
lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo, để duy trì lãi suất thực tế ở mức ổn định.
Vậy lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
Phân phối thu nhập
Lý thuyết số lượng tiền tệ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
197
Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền,
càng giữ nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất
giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào Ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị
trường để mua về mọi hàng hoá có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị
trường hàng hoá và tiếp tục đẩy giá lên cao.
7.2.3. Tác động của lạm phát
Nếu giá cả của các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này thường
được gọi là lạm phát thuần tuý, loại lạm phát này hầu như không xảy ra. Trong thực tế các
cuộc lạm phát thường đều có hai đặc điểm đáng quan tâm sau đây:
• Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng hoá.
• Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra một cách không đồng thời.
Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả (hay là giá cả tương đối đã
thay đổi). Tác hại chủ yếu của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả
tương đối đã thay đổi. Những tác hại đó là:
• Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên
giữa các cá nhân, tập đoàn, v.v. đặc biệt đối với những ai
giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền
mặt) và những người làm công ăn lương. Tác động chính
của lạm phát về mặt phân phối sinh ra từ những sự khác
nhau về quyền sở hữu và sử dụng các loại tài sản. Khi các
tác nhân trong nền kinh tế có những khoản nợ dài hạn với lãi
suất cố định thì việc tăng giá cả là một cái lợi tự nhiên đối
với họ. Ngoài ra tác động của lạm phát về mặt phân phối còn
nảy sinh từ những tác động không được dự đoán trước đối với giá trị thực tế của cải của
các tác nhân trong nền kinh tế. Nói chung thì lạm phát có xu hướng phân phối lại của cải từ
những người có tài sản với lãi suất danh nghĩa cố định sang tay những người có những
khoản nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. Sự giảm lạm phát
không được dự đoán trước sẽ có tác động ngược lại. Tóm lại,
lạm phát chỉ làm xáo trộn thu nhập và tài sản, phân phối lại
một cách ngẫu nhiên của cải trong nhân dân mà không có tác
động riêng lẻ nào đối với một tác nhân trong nền kinh tế.
• Tác động đối với sản lượng và công ăn việc làm: Có
những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền
kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay
đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh
nghiệp, ngành nghề có thể “phất” lên và trái lại cũng có
những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh
doanh. Tác động đối với mức sản lượng nói chung là trong thời kỳ lạm phát tăng lên bất
ngờ thường là những thời kỳ công ăn việc làm nhiều và sản lượng cao, lạm phát có thể
làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng sự thay
đổi mạnh của giá cả tương đối, có những hãng sản xuất – kinh doanh có thể phát triển và
ngược lại có những hãng cũng bị phá sản hoặc đổi hướng kinh doanh. Thế nhưng, trong
thời gian dài không có mối quan hệ tất yếu giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, không
có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát với mức sản lượng và công ăn việc làm.
Sản lượng và công ăn
việc làm
Tốc độ tăng giá
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
198
• Tác động đối với phân bố tài nguyên: Lạm phát làm biến dạng giá cả tương đối, tỷ lệ
lạm phát càng cao thì sự biến dạng giá cả tương đối càng lớn. Một mặt hàng mà giá trị
biến dạng một cách trầm trọng do lạm phát là tiền tệ (tiền kim loại và tiền giấy). Giá cả
của đầu vào hoặc hàng hoá đã được định giá theo những quy tắc lâu dài cũng có xu
hướng tách xa hơn khỏi mức giá chung trong những thời kỳ lạm phát.
7.2.4. Một số nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát
Lạm phát là một trong những căn bệnh kinh niên của
nền kinh tế. Lạm phát cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng
tiêu cực cho nền kinh tế, do đó vấn đề đưa ra giải
pháp để kiềm chế lạm phát là một trong những mục
tiêu quan trọng của mỗi quốc gia có lạm phát xảy ra
ở tốc độ cao. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ thặt chặt để kiềm chế lạm
phát. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
• Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
thắt chặt
• Cắt giảm cầu tiêu dùng.
• Giảm chi tiêu của Chính phủ.
• Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu có thể
của xã hội.
• Tăng cung các loại hàng hóa và dịch vụ.
• Giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất.
• Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm
thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay, tăng chi tiêu
cho đầu tư.
• Giảm cung tiền, hạ lãi suất (tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở, hoặc
tăng lãi suất chiết khấu,...)
7.2.5. Vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2008
Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2007 – 2008 có nhiều biến động phức tạp và khó
lường. Giá dầu và hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản và lương thực, thực phẩm trên thị
trường thế giới tăng cao; sự suy giảm của kinh tế Mỹ đã tác động mạnh và kéo theo sự suy
giảm của nhiều nền kinh tế. Trong nước, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và
Bắc Trung Bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống nhân dân. Trong điều kiện kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới
bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới thì những hệ quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi của nền
kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước.
Trước tình hình này, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
2007 – 2008 của Việt Nam là: Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định Kinh tế Vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu được ưu tiên
Giải pháp kiềm chế lạm phát
Giảm thâm hụt ngân sách
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
199
hàng đầu. Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo
thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
7.2.5.1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và
tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của
các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm
dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường
kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc
tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện,
xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
7.2.5.2. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước,
nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh
nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008
từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư Nhà nước và đầu tư của
các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình
chưa thực sự cần thiết.
Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các
ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu
ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh".
Trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết
kiệm bình quân 10% chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp
lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) của các cơ
quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản
chi mua sắm chưa thật cần thiết, giảm tối đa các hội nghị toàn quốc,
giảm chi phí đi lại (nhất là đi lại bằng máy bay); cắt giảm các khoản
chi tiếp khách, các đoàn công tác nước ngoài bằng vốn ngân sách
hoặc có nguồn gốc ngân sách mà không thật thiết thực; tiết kiệm
năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Giảm các chi phí cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ
niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua, v.v... gây tốn kém, lãng phí.
7.2.5.3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đảm bảo
cân đối cung cầu về hàng hóa
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát cân đối
cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn; tăng cường công tác chống đầu cơ, buôn lậu
và kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường; kịp thời xử lý những biến động bất lợi của cung cầu
và giá cả, nhất thiết không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá đối với các loại hàng thiết yếu. Phát
huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội người tiêu dùng và cộng đồng dân cư
trong việc giám sát, quản lý thị trường, giá cả.
Chính sách tiết kiệm
đồng bộ
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
200
7.2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp cải cách thủ
tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm
chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng
các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp nhập khác phù hợp
với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả
việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu;
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường truyền thống
và mở rộng thị trường mới để tăng xuất khẩu; tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất
trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch.
7.2.5.5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan,
đơn vị, trong dân cư, tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Trước hết,
Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
nhà nước. Các đơn vị phải chủ động sử dụng dự toán đã được giao để thực hiện các nhiệm
vụ, kể cả trong trường hợp giá cả tăng. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán.
Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và chi phí lưu thông. Tăng
cường công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn
kinh tế, các tổng công ty 90, 91 để chấn chỉnh ngay việc đầu tư kém hiệu quả, đầu tư ra ngoài
ngành sản xuất chính và cơ cấu đầu tư bất hợp lý trong thời gian qua của các đơn vị này. Chính
phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng.
7.2.5.6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận
thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá
Bộ Công Thương chủ trì triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; đồng thời,
tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý thị trường, nhất
thiết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động
về nguồn hàng, giá cả trên thị trường để đầu cơ, nâng
giá, nhất là đối với các loại vật tư quan trọng như: Xăng,
dầu, điện, xi măng, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu và
hàng tiêu dùng thiết yếu như: Lương thực, thuốc chữa
bệnh,... Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo
các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp nhằm
ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế
và buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng, dầu,
khoáng sản, lương thực, v.v...
Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải triệt để chấp hành các quy định về
quản lý giá, thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp. Các
tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và các đại lý bán lẻ của
doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ
trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả.
Xuất khẩu
Chính sách quản lý thị trường
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
201
7.2.5.7. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở
rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội
Căn cứ trên các chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ban, ngành, địa phương và cơ quan liên
quan tăng cường các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân thông qua đẩy
mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ bảo đảm đời sống nhân
dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có mức thu nhập thấp.
7.2.5.8. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chỉ đạo công tác
thông tin tuyên truyền nhằm tạo ra sự đồng thuận cao
trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh
nghiệp và trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện các
mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằm đưa nền kinh tế
nước ta vượt qua khó khăn, phát triển ổn định.
Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức rất
gay gắt nhưng thời cơ, thuận lợi và tiềm năng tăng
trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản.
7.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường. Vào năm 1958
giáo sư A.W.Phillips ở học viện kinh tế London đã chứng minh rằng có một mối liên hệ
thống kê mạnh mẽ giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Anh.
7.3.1. Đường Phillips trong ngắn hạn
Khi ra đời lý thuyết về tỷ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm
năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh có dạng sau:
( )u u *π = −ε −
Trong đó: π là tỷ lệ lạm phát
u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế
u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
ε là độ dốc của đường Phillips
Theo lý thuyết này gợi ra cho ta thấy rằng có thể đánh đổi lạm phát nhiều để có được lượng
thất nghiệp ít hơn và ngược lại. Nó được biểu thị trên đồ thị 7.8.
Hình 7.8. Đường Phillips trong ngắn hạn
Công tác thông tin
truyền thông
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
202
Đường Phillips ban đầu cho thấy:
• Lạm phát bằng không thì tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
• Một mức thất nghiệp thấp tương ứng với một mức lạm phát cao và ngược lại.
• Độ dốc ε quyết định rất lớn đến mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips đã gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách để lựa chọn các chính sách
Kinh tế Vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá, tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế
đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến (gpe) và
nó có dạng như sau:
( )e u u *π = π − ε −
Trong đó eπ là lạm phát dự kiến.
e
Hình 7.9. Đường Phillips trong ngắn hạn khi có lạm phát dự kiến
Đường Phillips trong ngắn hạn này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
thì lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì
lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến và ngược lại. Đường mô tả mối quan hệ trên gọi là
đường Phillips mở rộng.
Hình 7.10. Đường Phillips trong ngắn hạn
Hình 7.10 mô tả sự vận động dọc theo đường Phillips trong ngắn hạn, sẽ có mối quan hệ
đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp được biểu thị ở sự vận động này.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
203
Trong thời kỳ này nếu có cơn sốt cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc
đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của
các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng
cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay
trở về trạng thái ban đầu. Nhưng lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác
cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp
trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên (hình 7.11).
Hình 7.11. Sự dịch chuyển đường Phillips sang phải
Riêng các cơn sốc về phía cung, đẩy chi phí sản xuất giá cả lên cao, sản lượng và việc làm
giảm xuống, nền kinh tế rơi vào thời kì đình trệ lạm phát, không có sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp. Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu
không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt mức sản lượng như cũ
nhưng giá cả tăng theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài
khoá để giữ cho nền kinh tế ổn định khi gặp cơn sốc về phía cung, chúng ta phải trả giá
bằng một mức lạm phát cao hơn. Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ làm cho đường Phillips trong
ngắn hạn dịch chuyển xuống phía dưới (hình 7.12).
Hình 7.12. Sự dịch chuyển đường Phillips sáng trái
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
204
7.3.2. Đường Phillips trong dài hạn
Trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát thực tế có thể bằng và không bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến,
nhưng trong dài hạn do sự tác động của chính sách tài khoá – tiền tệ chúng sẽ bằng nhau.
Nghĩa là eπ π= . Như vậy, đường Phillips dài hạn có dạng:
0 = - ε(u – u*) hay u = u*
e
Hình 7.13. Đường Phillips trong dài hạn LPC
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát thay
đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
Đường Phillips trong dài hạn là đường thẳng đứng và cắt trục hoành tại điểm xác định tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên.
Tóm lại: Trong ngắn hạn và trung hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh
đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi
các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn
sốc về phía cung. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
205
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 7, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động
theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Lực lượng lao động là số người trong
độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ những người trong độ tuổi
lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động). Người thất nghiệp là người hiện đang chưa
có việc làm nhưng đang mong muốn tìm kiếm việc làm.
• Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp: Tự ý xin thôi việc, mất việc, mới vào lực lượng lao
động, quay lại lực lượng lao động.
• Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc của thất nghiệp: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo
mùa vụ, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp do thiếu cầu.
• Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự
nguyện thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự
nguyện chỉ một trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lượng tương
ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ):
Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
• Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng.
Nói cách khác, thất nghiệp tự nhiên là số lượng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức
tiền công khi thị trường lao động cân bằng.
• Lạm phát: Là sự tăng lên liên tục của mức giá chung (mức giá trung bình) theo thời gian. Lạm
phát tồn tại ở khắp mọi nơi trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay
đổi, khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát.
• Nguyên nhân của lạm phát thường bao gồm: Lạm phát do cầu kéo (chi tiêu quá nhiều tiền để
mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động
đã đạt cân bằng); lạm phát chi phí đẩy (Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư
cơ bản (xăng dầu, điện,) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao); Lạm phát dự kiến (Giá cả
trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là
tỷ lệ lạm phát ì, và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên nó còn được gọi là
lạm phát dự kiến).
• Tác động của lạm phát đến phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá
nhân, tập đoàn... Đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ
tiền mặt) và những người làm công ăn lương, tác động đến sản lượng và công ăn việc làm trong
nền kinh tế, tác động đối với phân bố tài nguyên
• Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh nặng của nền kinh tế thị trường. Mô hình Phillips chỉ ra
rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, tức là muốn tạo nhiều việc làm
hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao. Trong ngắn hạn và
trung hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất
nghiệp trong thời gian nền kinh tế đang tự điều chỉnh bởi các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có
sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn sốc về phía cung. Còn trong dài hạn về cơ bản
không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
206
CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI THƯỜNG GẶP (FAQ)
1. Thất nghiệp là gì? Công thức xác định tỷ lệ thất nghiệp?
2. Hãy chỉ ra các cách thức phân loại thất nghiệp.
3. Thế nào là thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển?
4. Phân tích các tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế - xã hội.
5. Lạm phát là gì?
6. Nêu một số nguyên nhân xảy ra lạm phát.
7. Phân tích một số tác động của lạm phát đến nền kinh tế.
8. Phân tích quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát
207
CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO?
1. Khái niệm thất nghiệp là chỉ những người không có việc làm.
2. Lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
3. Lạm phát chi phí đẩy là do tăng chi tiêu gây ra.
4. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì đó là loại lạm phát cầu kéo.
5. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nhanh.
6. Thất nghiệp tự nguyện được coi là thất nghiệp tự nhiên.
7. Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.
8. Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại.
9. Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.
10. Khi giá xăng dầu tăng, chúng ta có thể kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_7_that_nghiep_va_lam_phat_2222_7162.pdf