Xây dựng các mô hình tổng cung và tổng cầu
trong ngắn hạn và dài hạn dưới dạng phương
trình và đồ thị
• Phân tích và đánh giá được các cú sốc của tổng
cung và tổng cẩu trong ngắn hạn và dài hạn
Mục tiêu Hướng dẫn học
• Giúp học viên phân tích và đánh giá
được các cú sốc của tổng cung và tổng
cầu trong ngắn hạn và dài hạn; xem xét
tác động của nó như thế nào đến sản
lượng, giá cả, việc làm của nền kinh tế.
Giúp học viên hiểu rõ mối quan hệ giữa
mô hình IS - LM và mô hình tổng cầu,
tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn
22 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường hợp này,
thay đổi trong chính sách làm đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2 vừa đủ để duy
trì mức sản lượng ban đầu. Nền kinh tế chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức tiềm năng
và mức giá tiếp tục tăng lên P3. Trong trường hợp này, các nhà hoạch định chính sách đã
thích ứng với sự dịch chuyển của tổng cung bởi họ cho phép sự tăng lên trong chi phí ảnh
hưởng đến giá cả một cách lâu dài.
Nghiên cứu điển hình thắt chặt tiền tệ hợp lý khi dầu tăng giá
Giá dầu leo thang, chính sách tiền tệ phải "thắt chặt” vừa đủ để giúp kiềm chế lạm phát, cũng
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
166
phải "nới lỏng" vừa đủ nhằm tránh những tác động không cần thiết tới tăng trưởng kinh tế.
Đợt tăng giá dầu lần thứ 4 (năm 2004), hoặc các đợt tăng giá xăng dầu năm 2007 – 2008,
gây nhiều lo ngại về ảnh hưởng tới Kinh tế Vĩ mô và những vấn đề mà chính sách tiền tệ
phải đối mặt. Nếu như 3 đợt khủng hoảng dầu trước (1973 – 74; 1979 – 80; 1990 – 91) xảy
ra đều thuần túy do nguồn cung giảm mạnh, xuất phát từ các cuộc chiến của các nước
thuộc khu vực dầu mỏ, thì nguyên nhân của đợt tăng giá dầu hiện tại chủ yếu do cầu về
xăng dầu tăng cao.
Trước tiên, hãy xem xét giá dầu gia tăng tác động đến lạm phát theo cơ chế nào. Sơ đồ
sau có thể được xem như một kiểu mô hình tiêu chuẩn cho việc xác định lạm phát, nơi mà
lạm phát được khống chế bởi 3 nhân tố: Kỳ vọng, chênh lệch cung cầu và các loại cú sốc
khác nhau, trong trường hợp này là sốc về giá dầu.
Tác động của giá dầu đến lạm phát
Thứ nhất, giá dầu tác động gia tăng lạm phát qua 2 cách: Trực tiếp và gián tiếp. Về tác
động trực tiếp, khi giá dầu tăng cũng có nghĩa là các nhóm hàng hóa nhất định trong
thành phần của CPI mà chủ yếu là nhóm xăng, dầu nhiên liệu gia tăng; về tác động gián
tiếp, giá dầu gia tăng làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và do đó làm tăng
giá bán thành phẩm.
Thứ hai, giá dầu tác động tới lạm phát qua kênh chênh lệch cung cầu của nền kinh tế: Về
nguyên lý nếu tổng cầu gia tăng và tổng cung cũng gia tăng một lượng tương ứng, có
nghĩa là cung vẫn đáp ứng đủ cầu thì sẽ không gây nên lạm phát (chênh lệch tổng cầu và
tổng cung lúc này sẽ bằng không). Nhưng nếu sự gia tăng của tổng cầu lớn hơn sự gia
tăng của tổng cung có nghĩa là cung không đáp ứng đủ cầu sẽ tạo ra áp lực lạm phát
(chênh lệch tổng cầu lúc này sẽ lớn hơn 0) và trong trường hợp ngược lại sẽ là giảm phát.
Do đó, hiểu một cách đơn giản nhất là khi giá dầu tăng dẫn đến chi phí sản xuất của
doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận doanh nghiệp bị co lại, dẫn đến sản xuất suy giảm, tổng
cung của nền kinh tế vì vậy sẽ suy giảm. Mặt khác, khi giá dầu tăng cũng làm tăng phần
chi tiêu cho các sản phẩm về dầu và phần chi tiêu cho các sản phẩm ngoài dầu đương
nhiên sẽ bị giảm xuống khiến tổng cầu nền kinh tế cũng giảm.
Như vậy, một sự tăng lên trong giá dầu sẽ đồng thời làm cả tổng cung và tổng cầu đều suy
giảm. Cả hai tác động này cùng làm sản xuất suy giảm dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm
nhưng lại tác động ngược chiều đến lạm phát: Trong khi tác động của tổng cung
suy giảm đẩy giá lên thì tác động của tổng cầu suy giảm lại đẩy giá xuống. Tuy nhiên, thực
nghiệm cho thấy sự tăng lên trong giá dầu có xu hướng trùng với sự gia tăng lạm phát, đây là
lý do hợp lý để giả định rằng tác động của bên cung sẽ mạnh hơn tác động bên cầu.
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
167
Tác động của giá dầu tăng
Thứ ba, giá dầu tăng tác động gia tăng lạm phát qua lạm phát kỳ vọng: Một sự gia tăng
của giá dầu sẽ nhanh chóng lan tỏa tới các loại giá khác của nền kinh tế. Sự lan tỏa càng
cao thì lạm phát kỳ vọng càng lớn. Ngược lại, khi lạm phát kỳ vọng càng lớn thì tác động
lan tỏa sang các nhóm hàng hóa khác càng nhiều. Mức độ lan tỏa của sự thay đổi giá dầu
đến các giá khác và tác động lên lạm phát kỳ vọng phụ thuộc phần lớn vào sự điều hành
chính sách tiền tệ và lòng tin vào chính sách này.
Phân tích trên cho thấy, giá dầu tăng cùng lúc có xu hướng đẩy lạm phát gia tăng và làm
tăng trưởng kinh tế suy giảm, nên thường gây khó khăn cho chính sách tiền tệ. Ngân hàng
Trung ương chỉ có một công cụ là lãi suất chủ chốt và có thể sử dụng nó để tác động lên tổng
cầu (hay tăng trưởng kinh tế) và lạm phát theo cùng một hướng (đối với Việt Nam, lãi suất
đã được tự do hóa, do đó lãi suất thị trường sẽ bị tác động thông qua việc các công cụ chính
sách tiền tệ tác động lên mức cung tiền). Khi lãi suất được cắt giảm, tổng cầu trong nền kinh
tế tăng lên tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời cũng làm lạm phát tăng lên, và
khi lãi suất tăng lên thì tăng trưởng kinh tế và lạm phát cùng giảm.
Như vậy, nếu có một cú sốc tác động vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát theo hướng ngược
nhau như cú sốc về giá dầu thì Ngân hàng Trung ương sẽ gặp khó khăn trong việc cùng lúc
phải ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hướng
tới việc giảm mạnh lạm phát thì điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế cũng sẽ suy giảm hơn
nữa. Nếu thay vào đó Ngân hàng Trung ương cân nhắc khuyến khích tăng cầu thì trong một
phạm vi nào đó nhằm trung hòa bớt sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế (do cả tổng cung và
tổng cầu của nền kinh tế đều đã suy giảm trước sự gia tăng của giá dầu) bằng Chính sách
tiền tệ nới lỏng thì kết quả sẽ là lạm phát tăng lên, và một khi lạm phát gia tăng thì kỳ vọng
cũng tăng lên theo do đó sẽ khó khăn hơn nữa trong việc kiểm soát lạm phát.
Như vậy, khi giá dầu tăng cao thì một chính sách tiền tệ linh hoạt cần thiết phải được thực
hiện, đó là chính sách tiền tệ “thắt chặt” vừa đủ để tránh sự thúc đẩy lạm phát hơn nữa từ
việc giá dầu tăng cao nhằm kiềm chế việc lan tỏa tới tiền lương, giá các nhóm hàng hóa
khác và lạm phát kỳ vọng; và chính sách tiền tệ “nới lỏng” vừa đủ để tránh những tác
động tiêu cực không cần thiết tới tăng trưởng kinh tế. Đây là quy tắc hoạch định chính
sách linh hoạt, nhưng cũng khó để có thể nói cụ thể hơn. Câu hỏi về việc chính sách nào
sẽ là thích hợp nhất phải được xác định trong từng trường hợp, phụ thuộc vào môi trường
kinh tế vĩ mô hiện tại, đặc biệt là những nhân tố khác tác động vào lạm phát hiện tại và
những dự báo về giá dầu trong tương lai.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu, thường thì khi giá dầu tăng
dẫn đến sức ép lạm phát trong dài hạn sẽ gia tăng hơn mức vốn có. Điều này có nghĩa là
chính sách tiền tệ thắt chặt hơn một cách vừa phải là cần thiết để đưa lạm phát trở về với
mức lạm phát mục tiêu.
Bài viết của Th.s Nguyễn Thu, Trưởng phòng Phân tích kinh tế (Ngân hàng Nhà nước).
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
168
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 6, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
• Hiện nay, phần lớn các nhà kinh tế đều dựa vào mô hình tổng cầu và tổng cung để phân tích các tác
động của các chính sách vĩ mô đến sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, của nền kinh tế. Hiểu mô
hình và biết cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách của
chính phủ là rất quan trọng đối với các nhà kinh tế.
• Hiệu ứng Pigou: Với mức giá thấp hơn, lượng tiền mà các hộ gia đình đang nắm giữ trở nên có giá trị
hơn. Các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn và chi tiêu nhiều hơn, làm tăng tiêu dùng.
• Hiệu ứng Keynes: Với mức giá thấp hơn, các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để mua lượng hàng
hóa như cũ. Họ cho vay một phần số tiền thừa, làm cho lãi suất giảm đi và có tác dụng kích thích
đầu tư.
• Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Việc giảm giá trong nước làm cho hàng hóa nội địa trở nên rẻ một cách
tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và
làm tăng thành phần xuất khẩu ròng trong tổng cầu.
• Đường tổng cầu được rút ra từ mô hình IS-LM cho thấy mối quan hệ giữa mức tổng cầu thực tế và
mức giá. Bất cứ sự thay đổi nào trong các yếu tố tác động tới đường IS và LM cũng ảnh hưởng tới
đường AD. Ví dụ, bất kỳ sự gia tăng nào trong mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài trợ
bằng trái phiếu mà làm dịch chuyển đường IS về phía phải, thì cũng làm cho đường AD dịch
chuyển về phía phải. Sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ danh nghĩa – điều làm cho đường LM
dịch chuyển về phía phải đối với mọi mức giá – cũng làm cho đường AD dịch chuyển về phía phải.
• Đường tổng cung cổ điển được thiết lập trên cơ sở giả định về sự cân bằng thị trường và quá trình
điều chỉnh tiền lương thực tế. Các phân tích hiện đại về tổng cung đều có chung kết luận là đường
tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương. Phương trình cơ bản về đường tổng cung ngắn hạn của
chúng ta là: eY Y* (P P )= +α − , trong đó, α là một số dương và eP biểu diễn kỳ vọng về mức giá.
• Có bốn mô hình khác nhau giải thích về đường tổng cung ngắn hạn: (1) mô hình tiền lương cứng
nhắc, (2) mô hình nhận thức sai lầm của công nhân, (3) mô hình thông tin không hoàn hảo, và (4)
mô hình giá cả cứng nhắc. Các mô hình này có một số đặc điểm chung, và mỗi mô hình chỉ giải
thích được một số khía cạnh nhất định của thực tế.
• Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu (cú sốc cầu) sẽ
gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá. Điều này thường được coi là tốn kém và không
mong muốn.
• Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực
trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi. Ngược lại, các
cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi. Các ví dụ về cú sốc cung bất lợi như:
Thời tiết xấu làm giảm sản xuất lương thực; do sức ép của công đoàn làm tăng tiền lương; OPEC
hạn chế sản lượng khai thác làm tăng giá dầu trên thị trường thế giới. Các cú sốc cung bất lợi làm
tăng chi phí sản xuất. Khi xảy ra cú sốc cung, mức giá tăng lên, sản lượng của nền kinh tế giảm
xuống, xảy ra hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm lạm phát.
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
169
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
2. Phân tích cách thức xây dựng đường tổng cầu dựa trên mô hình IS – LM.
3. Phân tích tác động chính sách tài khóa đến đường tổng cầu.
4. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ mở rộng đến đường tổng cầu.
5. Hãy phân tích mô hình tiền lương cứng nhắc.
6. Phân tích nguyên nhân gây ra biến động kinh tế từ các cú sốc cầu và động thái của các nhà hoạch
định chính sách.
7. Phân tích nguyên nhân gây ra biến động kinh tế từ các cú sốc cung.
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
170
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
1. Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước (GDP) mà các tác nhân
kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
2. Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa lượng tổng cầu và mức giá. Hình 6.1 cho thấy đường
tổng cầu dốc xuống.
3. Đường tổng cầu có thể được xây dựng dựa trên mô hình IS – LM.
4. Trong ngắn hạn, khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, đường tổng cầu sẽ dịch
chuyển song song sang phải.
5. Trong ngắn hạn, khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đường tổng cầu sẽ dịch
chuyển song song sang trái.
6. Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng.
7. Đường tổng cung có độ dốc dương và phụ thuộc vào mức giá dự kiến Pe.
8. Sự dao động của sản lượng xung quanh mức tự nhiên được gọi là chu kỳ kinh doanh.
9. Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực
trong nền kinh tế.
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
171
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Trong mô hình giá cả cứng nhắc, hãy cho biết hình dáng của đường tổng cung trong các trường
hợp đặc biệt sau đây:
a. Không có doanh nghiệp nào có giá cả linh hoạt.
b. Giá cả mong muốn không phụ thuộc vào tổng cầu sản lượng.
2. Hãy xem xét những thay đổi sau trong mô hình tiền lương cứng nhắc:
a. Giả sử các hợp đồng lao động quy định tiền lương danh nghĩa áp dụng chỉ số trượt giá toàn
phần theo lạm phát. Nghĩa là tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh để bù lại toàn bộ những
thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số trượt giá toàn phần này làm thay đổi đường
tổng cung trong mô hình như thế nào?
b. Giả sử bây giờ chỉ số trượt giá chỉ mang tính chất từng phần. Nghĩa là mỗi khi CPI tăng, tiền
lương danh nghĩa tăng theo nhưng với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn. Chỉ số trượt giá từng phần làm
thay đổi đường tổng cung trong mô hình như thế nào?
3. Giả sử rằng các công nhân và hãng đột nhiên tin rằng lạm phát có thể sẽ tăng cao trong năm tới. Cũng
giả sử rằng, nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn và đường tổng cầu không dịch chuyển.
a. Điều gì sẽ xảy ra với tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế?
b. Sử dụng đồ thị tổng cầu và tổng cung, hãy chỉ ra tác động của sự thay đổi kỳ vọng đến mức giá
và sản lượng cả trong dài hạn và ngắn hạn.
c. Việc dự tính lạm phát cao có đúng không? Hãy giải thích.
4. Đối với mỗi trong bốn lý thuyết giải thích đường tổng cung ngắn hạn, dốc lên hãy giải thích những
điều sau:
a. Làm thế nào mà một nền kinh tế phục hồi từ suy thoái về trạng thái cân bằng dài hạn mà không
có bất kỳ sự can thiệp nào của Chính phủ?
b. Điều gì quyết định tốc độ phục hồi kinh tế?
5. Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trong
năm 2008, giá nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu (dầu, thép, phân bón, nhựa,) tăng mạnh trên
thị trường thế giới.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS – AD tác động của sự kiện trên đến nền kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn trên ba phương diện: mức giá, sản lượng và việc làm.
b. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở lại mức tiềm
năng, họ sẽ cần sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết tổng cầu như thế nào? Hãy
cho biết ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này.
c. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa mức giá trở về giá trị ban đầu,
thì họ sẽ cần sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết tổng cầu như thế nào? Hãy cho
biết ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này.
d. Đối phó với cú sốc trên giải pháp mà Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng để góp phần kiềm
chế lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
6. Hãy giải thích xem mỗi biến cố sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, đường tổng
cầu, cả hai, hay không đường nào. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết ảnh hưởng ngắn hạn đến
sản lượng và mức giá của nền kinh tế.
a. Các hộ gia đình quyết định sẽ tiết kiệm một tỷ lệ ít hơn trong thu nhập.
b. Các vườn cà phê ở Tây Nguyên trải qua một đợt hạn hán kéo dài.
c. Nhiều lao động trẻ có cơ hội ra nước ngoài làm việc.
d. Một đợt suy thoái ở nước ngoài làm người nước ngoài mua hàng hóa Việt Nam ít hơn.
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu
172
BÀI TẬP LỚN
1. Hãy phân tích cú sốc cầu trong năm 2008 của một quốc gia nào đó trên thế giới và chỉ ra các giải
pháp mà quốc gia đó đã sử dụng để hạn chế các tác động tiêu cực do cú sốc cầu gây nên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_6_mo_hinh_tong_cung_va_tong_cau_7499_165.pdf