Phân tích và xây dựng đường IS
Phân tích và xây dựng đường LM
Đánh giá cơ chế tác động của sự phối hợp
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Mục tiêu Hướng dẫn học
Giúp học viên hiểu bản chất và đánh giá
được cơ chế tác động của sự phối hợp
giữa chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ trong nền kinh tế đóng
20 trang |
Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước. Ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại
một ngân hàng thương mại Nhà nước". Đây là một ràng buộc pháp lý ở cấp Luật, nhưng
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
118 ECO102_Bai5_v2.0013107216
cách diễn đạt như vậy đã không phản ánh được tính chất nghiêm ngặt của luật pháp mà
chỉ làm cho các bên thực hiện hiểu đây là một qui định phản ánh trách nhiệm của Ngân
hàng Trung ương hơn là buộc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản và thanh toán qua
hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Vì vậy, trên thực tế các dòng luân chuyển tiền và qui chế mở tài khoản của Kho bạc Nhà
nước qua hệ thống ngân hàng còn mang nặng tính chia cắt và tuỳ tiện. Việc mở tài khoản
hiện tại của kho bạc chỉ để thanh toán chuyển khoản những món nợ nần giữa kho bạc,
hoặc giữa các quĩ của Nhà nước với các bên liên quan hơn là để Ngân hàng Nhà nước
kiểm soát việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến nay vẫn chưa thành lập được trung tâm
thanh toán quốc gia nên Kho bạc Nhà nước vẫn phải xây "kho" chứa tiền theo đúng cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này. Chính “Tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" của
Kho bạc Nhà nước đối với một khối lượng tiền khổng lồ của quốc gia luôn tương đương
với tổng thu ngân sách hàng năm cộng với các nguồn vay trong và ngoài nước của Chính
phủ đạt tới doanh số trên dưới 33% GDP trên hệ số quay vòng tiền tệ quân bình của kho
bạc, đã làm biến đổi môi trường lưu thông tiền tệ theo hướng phi thị trường hoá", ông Lai
nhận xét.
Riêng thị phần tín dụng cho đầu tư phát triển từ khu vực ngân sách Nhà nước và các
"Quỹ" tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã chiếm tới hơn 30% tổng đầu tư toàn xã hội
trong những năm vừa qua. Đó là chưa kể, phần tín dụng chính sách, phần vốn nhà nước ở
khu vực các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng quốc doanh và phần bù lãi suất cho
tín dụng chính sách ưu đãi hàng năm cũng ngày càng gia tăng. Luật pháp điều chỉnh
không thống nhất đã làm chia cắt và rối loạn thị trường tài chính.
Ngoài ra, với qui mô luân chuyển và sử dụng khối lượng tiền lớn như vậy, nếu không đi
qua một trung tâm thanh toán thống nhất "một cửa" của hệ thống thanh toán quốc gia do
Ngân hàng Trung ương quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có và gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Ông
Lai cho rằng, chính sách cung ứng, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất do đó không thể
tránh được sự ảnh hưởng xấu trực tiếp đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và đến
khả năng kiểm soát lạm phát.
Nghiên cứu trường hợp nền kinh tế Mỹ
Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ năm 2001
Trong năm 2001, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái ở mức báo động. Dự kiến
có khoảng 2,1 triệu người mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,9% đến 5,8%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá thấp, chỉ 0,8%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
1994–2000 là 3,9%. Có 3 nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái kinh tế này:
Thị trường chứng khoán giảm dẫn đến tiêu dùng của các hộ gia đình giảm.
Vụ khủng bố ngày 11/9 làm tăng tính bất ổn định về chính trị và kinh tế, làm giảm niềm
tin trong kinh doanh và tiêu dùng.
Các vụ việc liên quan đến hợp nhất của các tập đoàn: Enron, WorldCom, v.v
Từ các nguyên nhân đó đã gây ra sự sụt giảm của giá chứng khoán, không khuyến khích
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai5_v2.0013107216 119
đầu tư, chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư giảm, đường IS dịch chuyển sang trái.
Để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó, chính phủ Mỹ đã thực hiện hàng loạt
các biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như:
Đối với chính sách tài khóa: Chính phủ Mỹ đã cắt giảm thuế trong giai đoạn
2001–2003 và tăng chi tiêu của Chính phủ như: Đầu tư vào lĩnh vực hàng không, xây
dựng lại NYC, và tăng chi tiêu cho chiến tranh ở Afghanistan war. Kết quả là đường IS
dịch chuyển sang phải.
Đối với chính sách tiền tệ: Chính phủ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua trái phiếu để
tăng cung tiền, kết quả là đường LM dịch chuyển sang phải.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng đã làm tăng thu nhập của nền kinh tế Mỹ,
đưa nền kinh tế Mỹ dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong các năm tiếp theo.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
120 ECO102_Bai5_v2.0013107216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 5, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi suất cho
trước. Khi lãi suất thay đổi đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy,
nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị
trường hàng hoá sẽ được một đường gọi là đường IS.
Đường IS có độ dốc âm. Độ dốc của đường IS sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư và
nhu cầu tiêu dùng tự định đối với lãi suất. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định càng bị
giảm xuống do lãi suất tăng, khi lãi suất tăng sẽ càng làm giảm mức thu nhập cân bằng và độ dốc
của đường IS càng thoải. Phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động
của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong
nền kinh tế như thế nào. Hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường IS xảy ra là do lãi
suất thay đổi. Bất kỳ các yếu tố tự định (các yếu tố của tổng cầu không phụ thuộc vào thu nhập
thay đổi) đều làm cho đường IS dịch chuyển song song sang vị trí mới.
Các điểm nằm dưới đường IS biểu thị tình trạng thiếu hàng (dư cầu), các điểm nằm bên ngoài
đường IS biểu thị tình trạng thừa hàng (dư cung).
Đường LM là đường bao gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lãi
suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Đường LM có độ dốc dương. Nếu độ nhạy cảm
của cầu tiền với lãi suất (h) càng lớn thì đường LM càng thoải; nếu độ nhạy cảm của cầu tiền và thu
nhập (k) càng lớn thì đường LM càng dốc và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường LM cho chúng
ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất,
thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu
tiền tăng thêm dẫn đến tăng lãi suất do cung tiền không đổi. Như vậy, khi thu nhập thay đổi, xảy ra
hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM. Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và
kém nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền giảm xuống, đường LM sẽ
dịch chuyển sang trái.
Các điểm nằm phía trên đường LM biểu thị trạng thái dư cung tiền. Các điểm nằm phía dưới đường
LM biểu thị trạng thái dư cầu tiền tệ.
Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá với các tổ hợp khác nhau giữa
lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng của
những tổ hợp này. Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng
đồng thời cho cả hai thị trường tại một điểm (r0, Y0).
Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng việc tăng chi
tiêu của Chính phủ thêm một lượng là G, khi đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng, tổng cầu tăng,
đường IS dịch chuyển sang phải, do tổng cầu tăng thêm một lượng là 1 G
1 MPC(1 t)
, cầu tiền
tăng, đẩy lãi suất tăng. Lãi suất tăng là nguyên nhân làm giảm đầu tư (đây chính là hiện tượng tháo
lui đầu tư).
Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, bằng việc giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, khi đó cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Đường LM dịch chuyển sang phải
(xuống dưới), lãi suất cân bằng giảm xuống, đầu tư tăng lên làm cho mức thu nhập cân bằng trong
nền kinh tế tăng lên. Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng làm tăng đầu tư,
tăng thu nhập của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tùy thuộc vào các công cụ mà Chính phủ
đưa ra, phụ thuộc vào độ dốc của đường IS và đường LM, đồng thời phụ thuộc vào mức độ phản
ứng, mức độ tác động của hai chính sách này.
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai5_v2.0013107216 121
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích cách xây dựng đường IS.
2. Phân tích độ dốc của đường IS và chỉ rõ vai trò của việc phân tích độ dốc của đường IS.
3. Phân tích cách thiết lập đường LM.
4. Phân tích độ dốc của đường LM.
5. Phân tích sự phối hợp giữa chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng trong mô
hình IS – LM trong nền kinh tế đóng.
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
122 ECO102_Bai5_v2.0013107216
CÂU HỎI ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO?
1. Nếu MPC tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải.
2. Nếu cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập thì đường LM sẽ dịch chuyển song song sang trái.
3. Nếu cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ dịch chuyển song song sang phải.
4. Khi chi tiêu tự định của chính phủ tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải.
5. Chính phủ tăng tỷ suất thuế ròng (t) là nguyên nhân làm cho đường IS sẽ dịch chuyển song song
sang trái.
6. Khi tiêu dùng tự định tăng lên thì đường IS sẽ thay đổi độ dốc.
7. Khi cung tiền thực tế thay đổi thì đường LM sẽ thay đổi độ dốc.
8. Khi đầu tư tự định thay đổi thì đường LM sẽ dịch chuyển song song so với vị trí ban đầu.
9. Khi thu nhập quốc dân tăng lên đường LM sẽ dịch chuyển song song so với vị trí ban đầu.
10. Độ dốc của đường IS và đường LM có thể chỉ ra được mức độ tác động của các chính sách tài khóa
hoặc chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.
11. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì Chính phủ có thể điều chỉnh nền kinh tế bằng việc sử
dụng chính sách tài khóa nới lỏng phối hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng.
12. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì Chính phủ có thể điều chỉnh nền kinh tế bằng việc
áp dụng phối hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt.
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
ECO102_Bai5_v2.0013107216 123
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Trong nền kinh tế mở, giả định tỷ giá hối đoái là cố định không tác động đến các biến số kinh tế
khác, có số liệu sau: (đơn vị tỷ USD)
C = 50 + 0,75YD T = 0,2Y MD = 0,2 Y – 10r
I = 140 – 8r IM = 40 + 0,1Y MS = 137,5
G = 200 X = 200
a. Hãy viết phương trình của đường IS và đường LM.
b. Xác định lãi suất cân bằng và mức thu nhâp cân bằng đồng thời của nền kinh tế. Tình trạng của
NS Chính phủ tại mức thu nhập cân bằng.
c. Để thực hiện tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ thêm 100 tỷ USD, thì mức thu
nhập cân bằng và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Cho biết tác động của chính sách tài khoá
trong trường hợp này và minh hoạ bằng đồ thị.
2. Giả sử trong nền kinh tế đóng có số liệu như sau:
Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75YD
Hàm đầu tư: I = 200 – 25r
Với r là lãi suất danh nghĩa; chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ G = 100, thuế
T = 100, hàm cầu tiền MD =Y – 100r. Cung tiền MS = 500.
a. Xây dựng phương trình đường IS và phương trình đường LM.
b. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng từ 100 lên 150. Viết lại phương trình đường IS và tính lãi
suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu?
d. Giả sử cung ứng tiền tệ tăng từ 500 lên 600, hãy viết lại phương trình đường LM và tính thu
nhập và lãi suất cân bằng mới.
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
124 ECO102_Bai5_v2.0013107216
BÀI TẬP LỚN
1. Sử dụng mô hình IS – LM để phân tích tác động của các công cụ của chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (với các yếu tố khác như luồng vốn, tỷ giá
hối đoái, v.v... được coi là không đổi).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_5_mo_hinh_is_lm_3277_8287.pdf