Kinh tế học - Chương 6: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Mục tiêu

  Đặc điểm của thịtrường cạnh tranh hoàn hảo

  Quyết định vềgiá cảvà sản lượng của doanh nghiệp

trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo.

  Sựcân bằng của thịtrường cạnh tranh hoàn hảo trong

ngắn hạn và dài hạn.

  Các yếu tố ảnh hưởng đến giá và sản lượng của doanh

nghiệp

pdf45 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 6: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1 Chương 6 Mục tiêu 2  Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo   Quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.   Sự cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn.   Các yếu tố ảnh hưởng đến giá và sản lượng của doanh nghiệp I . THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 3   Khái niệm: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó cả người mua và người bán đều cho rằng các quyết định mua hay bán của họ không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. ∂P/ ∂ qi = 0 P là giá thị trường qi là số cung của doanh nghiệp ►Doanh nghiệp được gọi là người chấp nhận giá. Do vậy, đường cầu đối với là đường thẳng nằm ngang. 4 PE P P Q q a) Đường cung và cầu của thị trường b) Đường cầu của hãng Hình 6.1 Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo d S D Nhận xét 5   Dù số lượng doanh nghiệp bán ra là bao nhiêu, họ cũng nhận được mức giá PE cho sản phẩm mà họ bán ra. ► Đường cầu của doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang ở mức giá PE. ► MR = P (doanh thu biên bằng với giá) ► Bởi vì doanh nghiệp không thể quyết định giá nên nó cũng không có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khác trong ngành. Bảng 5.1 Sản lượng, giá và doanh thu biên của một nông dân 6 Sản lượng (Q: kg) Giá (P: đồng/kg) Doanh thu (TR: đồng) Doanh thu biên (MR: đồng) 0 - 0 - 1 5000 5000 5000 2 5000 10000 5000 3 5000 15000 5000 4 5000 20000 5000 ... 5000 ... 5000 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 7   Số lượng các doanh nghiệp trong ngành là đủ lớn sao cho sản lượng của mỗi doanh nghiệp là không đáng kể so với cả ngành nói chung ►thị phần nhỏ ► cung của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến giá của thị trường.   Sản phẩm của ngành phải đồng nhất để cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thay thế hoàn hảo cho nhau ► doanh nghiệp định giá cao sẽ không bán được sản phẩm Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 8   Thông tin hoàn hảo cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sao cho người mua nhận thấy những sản phẩm giống nhau của các doanh nghiệp khác nhau thực sự là giống nhau ► không có sự phân biệt giá của các sản phẩm giống nhau trên thị trường.   Tự do nhập và xuất ngành ► duy trì số lượng doanh nghiệp đủ lớn ► không có sự cấu kết của các doanh nghiệp hiện hành. Ví dụ 9   Nông sản là các ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hầu hết thị trường nông sản đều mang đầy đủ 4 đặc điểm của thị trường này, chẳng hạn như lúa gạo, trái cây, thủy hải sản, v.v...   Thị trường hàng công nghiệp khó có thể là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. II QUYẾT ĐỊNH CUNG ỨNG 10 II.1 QUYẾT ĐỊNH CUNG TRONG NHẤT THỜI   Nhất thời là khoảng thời gian rất ngắn trong đó doanh nghiệp không thể thay đổi sản lượng.   Do vậy đường cung của doanh nghiệp sẽ là đường thẳng đứng tại một mức sản lượng nhất định.   Giá sẽ được điều chỉnh để thị trường bán hết hàng hóa trong khoảng thời gian đó. 11 D D’ S P1 P2 Q* Hình 5.2. Định giá trong nhất thời E1 E2 Ví dụ 12  Nghiên cứu nhất thời chỉ ứng dụng trong trường hợp của các loại hàng hóa mau hỏng, hàng hóa chỉ được sử dụng trong một thời điểm nhất định.  Ví dụ chợ hoa, dưa hấu, .v.v... ngày Tết; hay thị trường bánh Trung thu. II.2 ĐƯỜNG CUNG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 13   Doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng mà tại đó: MR = SMC.   Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh thu biên bằng với giá của sản phẩm: MR = P.   Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó giá bằng với chi phí biên: P = SMC. 14 SAVC SAC SMC A B P1 P2 P3 Q3 Q2 Q1 Hinh 5.3. Quyết định cung ứng trong ngắn hạn của DN C P, MR, MC Q • • • • D Thu được lợi nhuận Hòa vốn Bị lổ nhưng vẫn sản xuất Ngưng sản xuất Ví dụ 15 —  Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí như sau: STC = Q3 - 5Q2 + 10Q + 50. —  Câu hỏi: —  1. Với mức giá nào doanh nghiệp đó ngưng sản xuất? —  2. Doanh nghiệp có sản xuất không nếu giá thị trường là 7đvt? Nếu có thì sản lượng và lợi nhuận là bao nhiêu? —  3. Thiết lập hàm số cung ngắn hạn của doanh nghiệp với Q là hàm số của P. Ví dụ 16 1. Doanh nghiệp ngưng sản xuất khi: P < AVCmin AVC = VC/Q = Q2 - 5Q + 10 Cho đạo hàm bậc nhất của AVC bằng 0: dAVC/dQ = 2Q - 5 = 0 ⇔ Q = 2,5 đvsp ⇒ AVCmin = 3,75 đvt Vậy, doanh nghiệp sẽ ngưng sản xuất khi: P < 3,75 Ví dụ 17 2. Vậy, doanh nghiệp sẽ sản xuất khi P = 7: Chi phí biên MC = dTC/dQ = 3Q2 - 10Q + 10 Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt: P = MC ⇔ 7 = 3Q2 - 10Q + 10 Giải phương trình này ta được: Q=1/3 và Q = 3 Do sản lượng tối thiểu mà doanh nghiệp bắt đầu sản xuất là 2,5 nên ta chọn Q = 3. Khi đó, TR = 7x3 = 21 và TC = 62 nên doanh nghiệp bị lổ 41 đvt. Do khoản lổ này vẫn thấp hơn chi phí cố định nên doanh nghiệp vẫn sản xuất. Ví dụ 18 3. Phương trình hàm số cung của doanh nghiệp: P = MC ⇔ P = 3Q2 - 10Q + 10 ⇔ 3Q2 - 10Q + 10 - P = 0 ⇔ Q = (5 ± )/3 Đối với hàm số cung, P và Q đồng biến, nên ta chọn hàm số cung là: Q = (5 + )/3. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ bắt đầu sản xuất khi P ≥ 3,75, nên hàm số cung chỉ tồn tại với điều kiện P ≥ 3,75. 5-­‐3P 5-3P II.3 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 19   Các nguyên tắc tương tự như trong ngắn hạn có thể được áp dụng để thiết lập đường cung dài hạn của doanh nghiệp.  Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần đường LMC phía trên mức giá tương ứng với mức chi phí trung bình cực tiểu (LACmin) . Hình 5.4. Quyết định cung ứng trong dài hạn của doanh nghiệp 20 LAC LMC F E P0 q1 q3 • • • G q2 P, MR, MC P1 SAC SMC A B C D H • II.3 NHẬP NGÀNH, XUẤT NGÀNH VÀ CÂN BẰNG DÀI HẠN 21   Lợi nhuận cao sẽ kích thích các nhà đầu tư chuyển dịch tài nguyên từ ngành khác sang ngành này, tức là có sự nhập ngành của những doanh nghiệp mới.   Sự nhập ngành làm cho: II.3 NHẬP NGÀNH, XUẤT NGÀNH VÀ CÂN BẰNG DÀI HẠN 22   Sản lượng của ngành tăng lên, đường cung của ngành dịch chuyển sang phải. Giá cân bằng trên thị trường sẽ giảm.   Số lượng doanh nghiệp trong ngành tăng lên làm tăng cầu về các đầu vào. Điều đó làm tăng giá các đầu vào và như vậy sản xuất sẽ đắt đỏ hơn. Ảnh hưởng của sự nhập ngành 23 Sự nhập ngành của các doanh nghiệp mới ► làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành ► lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp sẽ giảm dần đến khi bằng không ► không còn động cơ nhập ngành của các doanh nghiệp mới nữa. 24 P0 P2 LAC LMC S1 S2 P, MR, MC P q Q Hình 5.5 Cân bằng cạnh tranh dài hạn (a) (b) Q1 Q2 q1 q0 E E' • A • • • B D Sự cân bằng cạnh tranh dài hạn 25   Khi không còn sự nhập ngành của các doanh nghiệp mới, ta gọi là sự cân bằng cạnh tranh dài hạn.   Sự cân bằng dài hạn xảy ra khi thỏa mãn ba điều kiện sau: 3 điều kiện của cân bằng cạnh tranh dài hạn 26  Tất cả các doanh nghiệp trong ngành đang sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.  Không có doanh nghiệp nào có động cơ nhập hay xuất ngành vì lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp bằng không.  Giá của sản phẩm ở mức mà tại đó lượng cung của ngành bằng với lượng cầu của người tiêu dùng. III ĐƯỜNG CUNG CỦA NGÀNH 27 III.1 ĐƯỜNG CUNG NGẮN HẠN CỦA NGÀNH   Trong ngắn hạn, có hai nhân tố cố định: một số đầu vào của doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp trong ngành.  Đường cung của ngành được xây dựng bằng cách cộng tất cả đường cung của các doanh nghiệp trong ngành: tại mỗi mức giá, ta cộng lượng cung của từng doanh nghiệp để thành lượng cung của toàn ngành tại mức giá đó. Hình 5.5. Tổng hợp đường cung của ngành 28 P1 P3 SSA SSB SS Q3A Q3B Q3 Q2B Q2A Q2 P2 (a) Đường cung của doanh nghiệp A (b) Đường cung của doanh nghiệp B (c) Đường cung của ngành Q1A Q1 29 P 2 4 8 10 7 14 21 P1 P3 MC1 Q P2 MC2 MC3 S Cung trong ngắn hạn III. 2 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH 30  Đường cung dài hạn của ngành cũng là đường tổng hợp theo chiều ngang đường cung của tất cả các doanh nghiệp.   Tuy nhiên, trong dài hạn có sự xuất hay nhập ngành nên chúng ta khó xác định số lượng doanh nghiệp trong ngành khi giá thay đổi. III. 2 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH 31   Do vậy, chúng ta phải đánh giá tiềm năng nhập và xuất ngành của các doanh nghiệp khi giá thay đổi.  Đường cung dài hạn của ngành là tổng hợp theo chiều ngang của các đường cung của các doanh nghiệp hiện có trong ngành và cả những doanh nghiệp có tiềm năng xuất và nhập ngành. III. 2 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH 32 Khi giá thị trường tăng, tổng lượng cung của ngành tăng trong dài hạn do hai nguyên nhân:  Các doanh nghiệp hiện hành di chuyển dọc theo đường cung dài hạn lên phía trên.  Các doanh nghiệp mới cảm thấy có thể kiếm được lợi nhuận nên nhập ngành. III. 2 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN CỦA NGÀNH 33  Ngược lại, khi giá giảm, những doanh nghiệp có chi phí cao sẽ bị thua lỗ và rút lui khỏi ngành. Do vậy, lượng cung của ngành sẽ giảm đáng kể khi giá giảm.  Do vậy, cung trong dài hạn co giãn hơn cung trong ngắn hạn. 34 SRSS LRSS P Q Hình 5.6 Đường cung ngắn hạn và dài hạn của ngành III. 3 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN NẰM NGANG CỦA NGÀNH 35  Đây là trường hợp các doanh nghiệp có đường chi phí giống nhau.  Điều này được biểu diễn trong hình 5.7. Hình 5.7 Đường cung dài hạn nằm ngang của ngành 36 P, MR, MC LMC LAC S1 LRSS D1 D2 q1 q2 Q1 Q2 S2 A B P1 P2 C III. 3 ĐƯỜNG CUNG DÀI HẠN NẰM NGANG CỦA NGÀNH 37   Tuy nhiên, đường cung dài hạn của ngành thường dốc đi lên do 2 lý do:  Các doanh nghiệp khó có thể có đường chi phí giống nhau.  Các doanh nghiệp mở rộng sản lượng sẽ làm tăng giá các đầu vào. Như vậy, sự gia tăng sản lượng của ngành sẽ làm cho giá đầu vào tăng lên, làm đường chi phí dịch chuyển lên trên. III. 4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đường cung của doanh nghiệp và của ngành 38 III.4.1 Ảnh hưởng do tăng chi phí Khi giá của sản phẩm thay đổi, doanh nghiệp thay đổi mức sản lượng của mình sao cho chi phí biên bằng với giá. Hình 5.8 biểu diễn phản ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của giá các đầu vào. Giá đầu vào tăng làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng. Hình 5.8 Doanh nghiệp giảm sản lượng khi chi phí sản xuất tăng 39 MC0 = P0 q0 q1 MC0 MC1 • • A B III. 4.2 Dịch chuyển đường cầu của thị trường 40 Hình 5.9. Sự dịch chuyển của đường cầu • • • A A' A'' P0 P2 P1 Q0 Q1 Q2 SRSS LRSS D D' III. 4.2 Dịch chuyển đường cầu của thị trường 41 Như vậy, cầu tăng dẫn đến sự gia tăng trong giá cả. Mức tăng này có 3 ảnh hưởng đối với cân bằng dài hạn:  Giá tăng làm phần nào giảm mức tăng trong lượng cầu.  Giá tăng làm các doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất.  Giá tăng thu hút các doanh nghiệp mới nhập ngành. V. Hiệu quả kinh tế và Phúc lợi xã hội 42  Cân bằng trong dài hạn thể hiện sự phân bổ hiểu quả của nguồn tài nguyên.  Hiệu quả được đo lường bằng tổng lợi ích – phúc lợi của xã hội  Phúc lợi trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm: thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất  Chúng ta có thể khảo sát ảnh hưởng của một chính sách bằng cách đo lường sự thay đổi của tổng thặng dư tiêu dùng và sản xuất của thị trường. 43 Q P PE E Thặng dư sản xuất Thặng dư tiêu dùng S D Hình 5.11. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất V. Hiệu quả kinh tế và Phúc lợi xã hội 44  Tối đa hóa phúc lợi của thị trường: Thặng dư tiêu dùng + Thặng dư sản xuất (U(q) – Pq) + (Pq - ∫P(q)dq) = U(q) - ∫P(q)dq  Trong dài hạn ta có P = AC = MC   Điều kiện để tối đa hóa phúc lợi: U’(q) = P = AC = MC => Cân bằng trong dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo tạo ra phúc lợi xã hội lớn nhất 45 Tập hợp lại, thặng dư tiêu dùng và sản xuất đo lường ích lợi xã hội của thị trường cạnh tranh. Chúng ta có thể khảo sát ảnh hưởng của một chính sách của chính phủ đến phần phúc lợi của xã hội bằng cách đo lường sự thay đổi của tổng thặng dư tiêu dùng và sản xuất của thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_6_thi_truong_canh_tranh_hoan_hao_7422.pdf
Tài liệu liên quan