Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trởthành một trong những xu thếphát triển chủyếu
của các quan hệkinh tếquốc tếhiện đại. Những tiến bộnhanh chóng vềkhoa học kỹ
thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh
mẽquá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản
xuất được quốc tếhoá cao độ. Tất cảcác nước trên thếgiới đều điều chỉnh chính sách
theo hướng mởcửa: giảm dần và tiến tới dỡbỏhàng rào thuếquan và phi thuếquan,
làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tốsản xuất nhưvốn, lao động và
kỹthuật trên thếgiới ngày càng thông thoáng hơn. Đểkhông bịgạt ra ngoài lềcủa sự
phát triển, các quốc gia đều phải nỗlực hội nhập vào xu thếchung đó và tăng cường
sức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tếcủa một nước
không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tếvĩmô chỉthực sự
có ý nghĩa đểmô tảcác nền kinh tếthực và cung cấp cơsởcho việc hoạch định và
đánh giá tác động của các chính sách kinh tếmột khi có tính đến các khía cạnh quốc
tếcủa một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tếcần được xem xét với tưcách là
nền kinh tếmở, tức nền kinh tếcó tương tác với các nền kinh tếkhác trên thếgiới.
18 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôla Mỹ sẽ tăng giá cho đến khi đạt mức 16.100. Tại mức tỷ giá cố
định 15.000, cầu về USD là Q1 lớn hơn cung USD là Q2. Để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức
15.000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải dịch chuyển đường cung USD sang bên
phải từ S0 tới S1. Điều này có thể đạt được bằng cách bán (Q1 - Q2) đôla Mỹ. Hoạt động
này sẽ làm giảm dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lượng tương
ứng (Q1 - Q2) và cơ sở tiền trong lưu thông sẽ giảm bớt một lượng bằng (Q1 - Q2).15000
đồng.
Hình 10-5 Cố định tỷ giá hối đoái
Hoạt động đầu cơ thường được coi là gây bất ổn đối với nền kinh tế, tuy nhiên trong
những hoàn cảnh cụ thể đầu cơ thực ra lại góp phần bình ổn thị trường. Ví dụ, nếu các
lực lượng thị trường đẩy tỷ giá tăng lên 16.100, nhưng các nhà đầu tư tin rằng chính
phủ có kế hoạch can thiệp để đưa nó trở lại 15.000 thì các nhà đầu cơ sẽ tin rằng nếu
họ mua VND bây giờ, thì giá trị của chúng sẽ tăng khi ngân hàng trung ương can
thiệp. Họ có thể dự tính sẽ thu nhiều lợi nhuận bằng cách bán USD và mua VND.
Điều này sẽ làm dịch chuyển đường cung USD sang bên phải, giúp đưa tỷ giá cân
bằng trở lại tại mức 15.000.
Nhiều vấn đề có thể xuất hiện khi các nhà đầu cơ tin rằng tỷ giá hối đoái cân bằng có
thể khác rất xa so với tỷ giá cố định. Nhớ lại cách mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đã nỗ lực duy trì tỷ giá bằng cách mua VND và bán USD. Tuy nhiên nếu ngân hàng
Nhà nước không đủ dự trữ ngoại tệ và các nhà đầu cơ tin rằng ngân hàng Nhà nước sẽ
không thể hoặc không sẵn sàng duy trì tỷ giá tại mức 15.000, thì hậu quả khôn lường
có thể xảy ra. Một khi các nhà đầu tư tin rằng tỷ giá cố định sẽ bị dỡ bỏ, và đồng USD
EVNĐ/USD
A
B C
S0
S1
D0
15.000
16.100
0 Q2 Q0 Q1 QUSD
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 14
sẽ lên giá mạnh, thì họ dự tính sẽ bị lỗ vốn nếu giữ VND. Phản ứng tốt nhất của họ là
bán tháo các tài sản định danh bằng VND trước khi tỷ giá cố định bị dỡ bỏ. Đường
cầu về USD sẽ dịch chuyển mạnh sang bên phải, làm nới rộng chênh lệch giữa tỷ giá
cố định và tỷ giá cân bằng. Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng Nhà nước bây giờ cần
phải dịch chuyển đường cung sang bên phải nhiều hơn trước bằng cách bán nhiều đôla
Mỹ ra thị trường. Chênh lệch giữa cầu và cung về đôla Mỹ tại mức giá cố định trở nên
rất lớn. Cuối cùng, ngân hàng Nhà nước có thể buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và để
cho đồng Việt Nam giảm giá. Khi ngân hàng Nhà nước công bố sẽ có một mức tỷ giá
mới cao hơn (nhiều đồng nội tệ hơn đổi một đôla) trong hệ thống tỷ giá cố định, điều
này được gọi là phá giá tiền tệ.
Một luận điểm quan trọng ủng hộ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho rằng nó làm
giảm rủi ro liên quan đến những dao động của tỷ giá. Nhiều nhà kinh tế tỏ ra lo ngại
về sự biến động mạnh của tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái đã biến động rất mạnh cả
trong ngắn hạn lẫn trong những khoảng thời gian dài hơn. Một nguyên nhân quan
trọng là do sự thay đổi lớn trong kỳ vọng.
Như đã đề cập ở trên, tiền cũng là tài sản. Do đó giá trị của tỷ giá hôm nay phụ thuộc
vào điều mà các nhà đầu tư dự tính về tỷ giá vào năm sau. Do vậy, sự ổn định của tỷ
giá hối đoái phụ thuộc vào sự ổn định trong kỳ vọng của các nhà đầu tư. Ví dụ, khi
đồng nội tệ yếu hơn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dự tính nó sẽ tăng giá. Trong
trường hợp đó, khi giá trị của đồng nội tệ giảm, lợi tức kỳ vọng từ việc giữ đồng nội
tệ tăng bởi vì các nhà đầu tư tin rằng dường như nó sẽ tăng giá và họ sẽ thu được
khoản lãi vốn khi đồng nội tệ lên giá trên thực tế. Trong trường hợp này, kỳ vọng giúp
bình ổn thị trường bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể hạn chế sự sụt giảm giá trị
của đồng nội tệ bằng cách mua nó khi nó giảm giá.
Tuy nhiên nếu khi đồng nội tệ mất giá và nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng nó sẽ tiếp
tục trượt dốc, thì họ sẽ không sẵn sàng đầu tư vào tài sản của quốc gia khi đồng nội tệ
giảm giá trị. Trong trường hợp này, sự suy giảm ban đầu trong giá trị của đồng nội tệ
thực ra làm dịch chuyển đường cầu về ngoại tệ ra phía ngoài, tiếp tục làm đồng nội tệ
giảm giá trị.
Bất kể nguyên nhân là gì và bản chất của kỳ vọng lên quan đến sự thay đổi tương lai
ra sao, thì sự dao động mạnh của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng rủi ro cho các hoạt động
kinh doanh quốc tế và do vậy ngăn cản các doanh nghiệp và các nước khai thác các
lợi thế tương đối của mình. Nếu đồng nội tệ tăng giá mạnh, các nhà xuất khẩu đột
ngột nhận thấy thị trường cho các sản phẩm của mình bị thu hẹp, chỉ trừ khi họ giảm
giá mạnh; trong cả hai trường hợp lợi nhuận của họ đều bị giảm đáng kể. Ngay cả các
doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất cho thị trường trong nước cũng phải đối mặt với
rủi ro lớn khi tỷ giá hối đoái biến động. Thị trường Việt Nam có thể sẽ tràn ngập hàng
Trung Quốc nếu như đồng Việt Nam lên giá so với đồng nhân dân tệ; một lần nữa, họ
sẽ hoặc phải giảm lượng hàng bán ra hoặc phải giảm giá; và trong cả hai trường hợp,
lợi nhuận đều giảm.
Có một số cách mà các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu có thể giảm được rủi ro
liên quan đến sự biến động của tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, khoảng từ 3 đến 6
tháng. Xét một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ. Doanh
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 15
nghiệp này đã ký hợp đồng ngoại tính theo đôla Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại
trả lương công nhân tính bằng VND chứ không phải bằng USD. Nếu USD giảm giá
khi doanh nghiệp này nhận tiền và chuyển đổi sang VND, doanh thu nhận được có thể
giảm xuống thấp hơn số VND sử dụng để trả lương cho công nhân. Thực ra doanh
nghiệp có thể tự bảo hiểm bằng cách ký một hợp đồng (với một ngân hàng hoặc một
nhà buôn trên thị trường ngoại hối) cho việc bán số USD này tại mức giá thỏa thuận
ngay bây giờ. Như vậy doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro về sự biến động của tỷ giá
hối đoái. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể dễ dàng mua hay bán ngoại tệ cho
việc cung ứng sau 2 hay 3 năm. Vì nhiều dự án đầu tư kéo dài hàng thập kỷ, các nhà
đầu tư phải đối mặt với rủi ro tỷ giá mà họ không không nhận được sự bảo hiểm.
Ngay cả các doanh nghiệp không mua hay bán trên thị trường quốc tế cũng phải đối
mặt với sự biến động của tỷ giá hối đoái: Các doanh nghiệp Việt Nam không thể mua
bảo hiểm cho các loại rủi ro dài hạn khi mà thị trường Việt Nam tràn ngập hàng nhập
khẩu giá rẻ do đồng Việt Nam lên giá. Khoản rủi ro này sẽ không đáng kể khi tỷ giá
hối đoái ổn định.
Tuy nhiên, trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay, việc theo đuổi chế độ
tỷ giá cố định, thoát ly sự nhạy bén của thị trường sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
- Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới bên ngoài đất nước sẽ mất dần khả
năng cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc
tế và ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước.
- Để bảo vệ tỷ giá cố định chính phủ thường phải sử dụng các công cụ hạn chế nhập
khẩu như thuế quan, hạn ngạch, v.v... và hạn chế luồng vốn luân chuyển quốc tế nhằm
kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều này sẽ mâu thuẫn với yêu cầu của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không cho phép sử dụng chính sách tiền tệ vào các
mục tiêu khác (như ổn định việc làm hoặc mức giá) mà chỉ sử dụng vào một mục tiêu
duy nhất là duy trì tỷ giá cố định ở mức đã công bố.
2. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
Hiện nay trong khi hầu hết các nước không cố định tỷ giá tại một mức nhất định, họ
thường can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua và bán, nhằm giảm bớt biên độ dao
động hàng ngày của tỷ giá hối đoái. Không để cho tỷ giá hoàn toàn thả nổi theo các
lực lượng cung và cầu như trong hệ thống tỷ giá thả nổi, các ngân hàng trung ương
đều có những can thiệp nhất định vào thị trường ngoại hối. Các nhà kinh tế thường gọi
đó là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý.
Khác với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, mục đích của sự can thiệp của ngân hàng
trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ
dao động của tỷ giá hối đoái. Trong một số trường hợp khác, các giới chức tiền tệ có
thể cố gắng đảo ngược chiều hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái mà họ coi là không
thích hợp hoặc thúc đẩy những thay đổi tỷ giá hối đoái mà họ xem là đáng mong
muốn.
Như vậy, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý chính là sự kết hợp hệ thống tỷ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 16
giá hối đoái thả nổi với sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Chính vì vậy sử dụng
hệ thống này có thể phát huy được những điểm mạnh và hạn chế được những yếu
điểm của hai hệ thống: thả nổi và cố định. Hệ thống này cũng thường được coi là sự
mô tả tốt nhất về chế độ tỷ giá hối đoái mà hiện tại đa số các quốc gia đang theo đuổi.
IV. Tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
Tỷ giá có ảnh hưởng quan trọng đến nhiều biến số kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế
mở như lạm phát, cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính
quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) thường khuyến
nghị phá giá2 đồng nội tệ khi một nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế
với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng trên thị trường
trong nước và giá của hàng hoá xuất khẩu giảm trên thị trường quốc tế. Cả hai tác
động này đều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước.
Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh
tranh có hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào
các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên các thị trường
quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng lên và nhập khẩu giảm đi, làm cho cán cân thương
mại của nước phá giá được cải thiện và làm tăng tổng cầu. Nếu như nền kinh tế còn
các nguồn lực chưa được sử dụng, thì đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong
nước mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Kết quả là sản lượng sẽ tăng và
thất nghiệp sẽ giảm, nhưng đồng thời mức giá cũng có xu hướng tăng3.
Hình 10-6 Tác động của phá giá đến tổng cầu, mức giá và sản lượng
Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý về tác động của phá giá đến cán cân thương
mại:
- Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. Cần phải có thời gian để người
tiêu dùng ở cả nước phá giá lẫn thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước
môi trường cạnh tranh thay đổi. Chuyển từ tiêu dùng hàng nhập khẩu sang hàng sản
xuất trong nước nhất định cần phải có thời gian vì người tiêu dùng trong nước khi
2 Thuật ngữ phá giá thường được sử dụng để nói tới bất kỳ hiện tượng giảm giá danh nghĩa nào của
đồng nội tệ một cách có chủ ý và với mức độ đáng kể.
3 Thực tế cho thấy lạm phát thường đi cùng với phá giá. Mức giá chung tăng không chỉ do tổng cầu
tăng mà chủ yếu do giá các đầu vào nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất
và dịch chuyển đường tổng cung sang bên trái.
Y
P
P1
P0
O Y1 Y0
A
B
AS0
AD0
AD1
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 17
quyết định mua hàng không chỉ quan tâm đến sự thay đổi của giá tương đối mà cả
nhiều yếu tố khác chẳng hạn thói quen và danh tiếng của hàng ngoại so với hàng nội;
trong khi người tiêu dùng nước ngoài có thể không thích chuyển từ tiêu dùng loại
hàng hoá họ vốn đã quen sử dụng sang hàng nhập khẩu từ nước phá giá.
- Sự chậm trễ trong phản ứng của các nhà sản xuất. Ngay cả khi phá giá cải thiện
được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, các nhà sản xuất trong nước cũng cần
có thời gian để mở rộng sản xuất. Hơn nữa, các đơn đặt hàng thường được đặt trước
và những hợp đồng như vậy không thể huỷ bỏ trong ngắn hạn. Các nhà máy không
thể huỷ bỏ hợp đồng đối với đầu vào và nguyên liệu thô quan trọng.
- Sự cạnh tranh không hoàn hảo. Việc thâm nhập và gây được ảnh hưởng trên thị
trường quốc tế là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Các nhà xuất khẩu
nước ngoài có thể không chịu chia xẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự suy giảm
khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàng xuất khẩu của họ sang nước phá
giá. Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoài phải cạnh tranh với hàng nhập
khẩu từ các nước phá giá có thể phản ứng trước sự suy giảm của khả năng cạnh tranh
bằng cách giảm giá cả trên thị trường trong nước, và do đó hạn chế khối lượng nhập
khẩu từ các nước phá giá. Trong thời gian dài hơn, khi những người mua và những
người bán điều chỉnh lượng xuất khẩu và nhập khẩu, cả lượng xuất khẩu cao hơn và
lượng nhập khẩu thấp hơn chắc sẽ làm cải thiện cán cân thương mại. Như vậy, việc
giảm giá đồng nội tệ lúc đầu có thể làm cho cán cân thương mại trở nên xấu hơn
nhưng sau đó sẽ được cải thiện.
Tóm tắt
Trong các hạng mục của cán cân thanh toán, luồng tiền chảy vào được ghi là
khoản mục có và luồng tiền chảy ra được ghi là khoản mục nợ. Tài khoản vãng lai
bao gồm cán cân thương mại, thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao quốc
tế. Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch về mua và bán tài sản. Cán cân thanh
toán là tổng của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản vốn.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỉ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia, còn tỷ giá
hối đoái thực tế là giá tương đối giữa hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia. Khi tỷ
giá hối đoái danh nghĩa thay đổi sao cho một đồng nội tệ mua được nhiều ngoại tệ
hơn, thì đồng nội tệ được gọi là lên giá hay mạnh lên. Khi tỷ giá hối đoái danh
nghĩa thay đổi sao cho một đồng nội tệ mua được ít ngoại tệ hơn, thì đồng nội tệ
được gọi là giảm giá hay yếu đi.
Tỷ giá hối đoái được quyết định bởi các lực lượng cung và cầu. Cung và cầu về
ngoại tệ được quyết định bởi xuất khẩu và nhập khẩu, cầu của người nước ngoài
muốn đầu tư tại Việt Nam, cầu của người Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài,
và bởi các nhà đầu cơ có nhu cầu về các loại tiền khác nhau dựa trên kỳ vọng về
sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tỷ giá hối đoái điều chỉnh để cân bằng các
luồng ngoại tệ chảy vào và luồng ngoại tệ chảy ra để giữ cho cán cân thanh toán
luôn cân bằng: một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai phải được cân đối
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 18
bằng một khoản thâm hụt trong tài khoản vốn và ngược lại.
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị
trường ngoại hối để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu tại mức tỷ giá cố định
được công bố trước. Khi đó, một khoản thặng dư hay thâm hụt trong cán cân
thanh toán cần được cân đối bằng một khoản tài trợ chính thức.
Trong một nền kinh tế mở, xuất khẩu ròng là một thành tố của tổng cầu. Cả nhập
khẩu và xuất khẩu đều phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực tế. Việc đồng nội tệ
giảm giá thực tế sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu,
làm tăng tổng cầu và cho phép sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_16_kinh_te_vi_mo_cho_nen_kinh_te_mo_0869.pdf