Kinh tế học - Chương 15: Lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng kinh tếvĩmô phổbiến và có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt

của đời sống kinh tế- xã hội. Một ví dụhết sức nổi bật vềlạm phát là thời kỳsiêu lạm phát

mà nước Đức đã trải qua vào đầu những năm 1920. Người ta cho rằng, siêu lạm phát đã phá

huỷtoàn bộhệthống chính phủdân chủmà nước Đức đã nỗlực xây dựng sau thất bại trong

cuộc chiến tranh thếgiới lần thứnhất và tạo cơsởcho sựtăng cường quyền lực của Đảng

phát xít do Hitler đứng đầu. Một loạt các nước MỹLa-tinh đã lâm vào lạm phát rất cao trong

những năm 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợbùng nổvào năm 1982. Việt Nam

cũng nhưphần lớn các nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từmô hình kế

hoach hoá tập trung sang kinh tếthịtrường đều trải qua lạm phát cao.

Trong phần đầu của chương chúng ta sẽ đềcập đến định nghĩa và cách đo lường lạm phát.

Sau đó, chúng ta sẽgiới thiệu các lý thuyết giải thích nguyên nhân gây ra lạm phát. Một lý

thuyết vềlạm phát chỉthực sựcó í nghĩa, khi nó giải thích được thực tếlà lạm phát thường

xuyên biến động và liên kết được sựtăng/giảm lạm phát với sựtăng/giảm của các biến độc

lập hay các nhân tốquyết định lạm phát. Trong phần cuối của chương, chúng ta sẽbàn về

những tổn thất mà lạm phát gây ra cho xã hội và mối quan hệgiữa lạm phát và thất nghiệp.

pdf13 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 15: Lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước của các tác nhân kinh tế. Trong trường hợp này, mọi khoản vay, tiền lương cũng như hợp đồng về các biến danh nghĩa khác nhìn chung được điều chỉnh thích ứng với tốc độ trượt giá. Loại lạm phát này gây ra những tổn thất gì cho xã hội? Thứ nhất, lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những người giữ tiền và được gọi là thuế lạm phát. Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng phân biệt thuế lạm phát với thuế đúc tiền. Như chúng ta đã biết thâm hụt ngân sách xảy ra khi chính phủ chi nhiều hơn thu nhập từ thuế. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng đi vay hoặc in tiền. Tương tự như thuế, tiền mới phát hành cũng là một nguồn thu của chính phủ bởi vì chi phí phát hành tiền mới rất nhỏ, trong khi chính phủ có thể sử dụng số tiền đó để mua hàng hóa và dịch vụ. Thu nhập mà chính phủ nhận được bằng cách in tiền được gọi là thuế đúc tiền. Tuy nhiên, một số người phải trả cho khoản thu nhập đó của chính phủ. Thực ra, khi in tiền mới, chính phủ đã đánh thuế lạm phát. Lượng tiền được cung ứng nhiều hơn thường gây ra lạm phát và do đó làm giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu hành. Có một điều chúng ta cần nhận thức đúng là bản thân thuế không phải là chi phí đối với xã hội, nó chỉ là sự chuyển giao nguồn lực từ các hộ gia đình sang cho chính phủ. Nhưng kinh tế học vi mô lại chỉ ra rằng hầu hết các loại thuế đều làm cho mọi người có động cơ thay đổi hành vi để tránh thuế và gây biến dạng các kích thích này làm cho xã hội với tư cách một tổng thể bị tổn thất. Giống như các loại thuế khác, thuế lạm phát cũng gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì mọi người lãng phí nguồn lực khan hiếm khi tìm cách tránh thuế. Lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa, và do đó làm giảm cầu tiền. Nếu bình quân mọi người giữ ít tiền hơn, họ cần đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền. Sự bất tiện của việc giữ ít tiền hơn tạo nên chi phí mòn giày, vì việc đến ngân hàng nhiều hơn làm cho “giày” của bạn chóng mòn hơn. Tuy nhiên, không nên hiểu khoản chi phí này theo nghĩa đen của nó: chi phí thực tế mà bạn bỏ ra để giữ ít tiền hơn không chỉ ở chỗ giày của bạn nhanh mòn, mà là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải hy sinh khi giữ ít tiền hơn – cái mà bạn không phải trả khi không có lạm phát. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 11 Thứ hai, lạm phát gây ra chi phí thực đơn. Đó là những chi phí phát sinh do các doanh nghiệp có thể phải gửi các catalô mới cho khách hàng, phân phối bảng giá mới cho nhân viên bán hàng của mình, các hiệu ăn cũng phải thay đổi thực đơn mới, khi giá cả thay đổi. Việc này đôi khi cũng tốn kém. Thứ ba, lạm phát có thể tạo ra những thay đổi không mong muốn trong giá tương đối. Giả sử một doanh nghiệp có phát hành catalô chỉ thay đổi giá cả mỗi năm một lần do phát sinh chi phí liên quan đến việc in và phân phối catalô, và giả sử các doanh nghiệp khác thay đổi giá cả thường xuyên hơn. Nếu trong năm các doanh nghiệp khác tăng giá bán cho các sản phẩm của họ, thì giá tương đối của sản phẩm do doanh nghiệp phát hành catalô sẽ giảm. Như chúng ta đã biết kinh tế vi mô nhấn mạnh đến vai trò của giá tương đối trong việc phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. Trong chừng mực mà lạm phát gây ra sự thay đổi giá cả không đều và do đó làm méo mó giá tương đối, thì sức mạnh của thị trường tự do sẽ bị hạn chế. Sự phân bổ sai lệch này cũng cần được hiểu là nội dung truyền đạt thông tin của giá cả bị suy yếu. Thứ tư, lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân thường trái với ý định của những người làm luật. Trên thực tế, luật thuế thường không tính đến tác động của lạm phát, và do vậy khi thu nhập danh nghĩa tăng, mọi người sẽ phải nộp mức thuế cao hơn, ngay cả khi thu nhập thực tế của họ không thay đổi và do vậy làm giảm thu nhập khả dụng của họ. Điều này không khuyến khích mọi người làm nhiều, làm tốt và làm hiệu quả. Lạm phát có ảnh hưởng chủ yếu đến hai loại thuế đánh vào thu nhập từ tiết kiệm: ƒ Tiền lãi vốn là thu nhập có được từ việc bán một tài sản cao hơn giá mua. Lãi vốn danh nghĩa là đối tượng chịu thuế. Giả sử bạn mua một cổ phiếu giá 20 đồng và bán nó với giá 50 đồng. Nếu mức giá tăng gấp đôi trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó, thì bạn chỉ thu được một khoản lãi về vốn thực tế là 10 đồng (bởi vì thực ra bạn phải bán cổ phiếu với giá 40 đồng thì mới hòa vốn), nhưng bạn phải đóng thuế trên khoản thu nhập danh nghĩa là 30 đồng, vì luật thuế không tính đến lạm phát. ƒ Tiền lãi danh nghĩa cũng bị đánh thuế, cho dù một phần tiền lãi danh nghĩa đơn thuần chỉ để bù đắp lạm phát. Khi chính phủ đánh thuế theo một tỷ lệ phần trăm cố định của tiền lãi danh nghĩa, thì tiền lãi suất thực tế sau thuế vẫn giảm trong điều kiện có lạm phát ngay cả khi lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn cùng với tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế 30% thu nhập từ tiền lãi. Nếu ban đầu, lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 5%, thì lãi suất thực tế trước thuế là 5% và lãi suất thực tế sau thuế là 2% [=(1-0,3)×10% - 5%]. Sau đó, giả sử tỷ lệ lạm phát tăng lên 10% và lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn theo lạm phát lên 15% để duy trì lãi suất thực tế trước thuế không thay đổi. Tuy nhiên, bây giờ lãi suất thực tế sau thuế giảm xuống chỉ còn 0,5 % [=(1-0,3)×15% - 10%]. Bởi vì thuế đánh trên lãi vốn danh nghĩa và tiền lãi danh nghĩa, cho nên lạm phát làm giảm lợi tức thực tế sau thuế cho các khoản tiết kiệm và vì vậy lạm phát không khuyến khích tiết kiệm và không có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đưa lạm phát ra khỏi hệ thống thuế hoặc áp dụng chỉ số trượt giá trong hệ thống thuế sao cho thuế chỉ còn đánh vào thu nhập thực tế. Cuối cùng, lạm phát gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta tiến hành thăm dò ý kiến và đặt ra cho mọi người câu hỏi sau: “Hiện tại 1 m bằng 100 cm. Theo bạn, năm tới 1 m nên có độ dài bao nhiêu?” Giả sử mọi người đều trả lời một cách nghiêm túc, thì NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 12 chắn chắn họ sẽ nói với chúng ta là độ dài của 1 m năm tới vẫn nên bằng 100 cm. Cách làm khác chỉ phức tạp hoá vấn đề một cách không cần thiết. Phát hiện này có gì liên quan đến lạm phát? Chúng ta đã biết tiền là đơn vị hạnh toán, tức tiền là cái mà chúng ta sử dụng để niêm yết giá và ghi các khoản nợ. Nói cách khác, tiền là thước đo mà chúng ta sử dụng để đo lường các giao dịch kinh tế. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tương tự công việc của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường ở chỗ là đảm bảo tính tin cậy của đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến. Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát, nó làm méo mó giá trị thực tế của đơn vị hạnh toán. Thật là khó có thể tính toán được tác hại của sự nhầm lẫn và bất tiện gắn với lạm phát. Trên đây chúng ta đã thảo luận việc các luật thuế đo lường sai thu nhập như thế nào khi nền kinh tế có lạm phát. Điều đó cũng giống như các nhà kế toán tính sai các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả thay đổi theo thời gian. Vì lạm phát làm cho đồng tiền có sức mua không giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong một chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và kết quả là cản trở thị trường tài chính trong trong việc phân bổ một cách hiệu quả các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các dự án đầu tư. 2. Đối với lạm phát không được dự tính trước Chúng ta đã thảo luận về những tác hại của lạm phát xảy ra ngay cả khi lạm phát ổn định và được dự tính trước. Tuy nhiên, lạm phát có một tác hại nữa khi nó xảy ra bất ngờ không đúng như dự tính từ trước của các cá nhân trong nền kinh tế. Lạm phát không được dự tính trước dẫn đến sự phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội không theo nỗ lực, cống hiến và nhu cầu của họ. Xét các hợp đồng tín dụng dài hạn. Các hợp đồng tín dụng thường qui định mức lãi suất danh nghĩa dựa trên tỷ lệ lạm phát dự tính. Khi tỷ lệ lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự tính thì lãi suất thực tế thực hiện và lãi suất thực tế dự tính cũng khác nhau. Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự tính, thì lãi suất thực tế thực hiện thấp hơn lãi suất thực tế dự tính. Điều đó có nghĩa người tiết kiệm có thu nhập thấp hơn dự tính ban đầu, trong khi người đi vay trả vốn gốc và tiền lãi bằng những đồng tiền kém giá trị hơn so với dự tính ban đầu. Điều đó hàm ý có sự phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay. Người đi vay sẽ được lợi, còn người cho vay sẽ bị tổn thất. Sự phân phối lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi tỷ lệ lạm phát thực tế thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự tính. Lạm phát không được dự tính trước còn gây tổn thất cho những người nhận thu nhập danh nghĩa cố định hoặc có thu nhập danh nghĩa chậm được điều chỉnh theo lạm phát. Công nhân và doanh nghiệp thường thoả thuận về mức lương danh nghĩa trong các hợp đồng lao động dài hạn dựa trên kỳ vọng về lạm phát. Do vậy, công nhân sẽ bị tổn thất khi lạm phát cao hơn mức dự kiến, ngược lại các doanh nghiệp lại bị tổn thất khi lạm phát thấp hơn mức dự kiến. Trên thực tế, lạm phát cao thường có xu hướng biến động mạnh và khó dự đoán trước, gây ra NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 15 – Lạm phát 13 những bất trắc và rủi ro cho các hoạt động tiết kiệm và đầu tư dài hạn, và do đó không có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy ổn định lạm phát ở mức thấp là một mục tiêu quan trọng của điều tiết vĩ mô. Tóm tắt ƒ Lạm phát xảy ra khi mức giá chung tăng lên. Ngược lại, nền kinh tế có giảm phát khi mức giá chung giảm xuống. Ngày nay, chúng ta tính toán lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số giá. Hai chỉ số giá được sử dụng rộng rãi để đo lường mức giá chung là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP. ƒ Lạm phát trong mỗi thời kỳ có xu hướng dao động xung quanh một mức nhất định, đó chính là tỷ lệ lạm phát ỳ hay tỷ lệ lạm phát dự kiến. Đó là tỷ lệ lạm phát mà mọi người đã dự đoán trước và được đưa vào trong các hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác. ƒ Trong thực tế, các cú sốc cung và cầu thường xuyên tác động đến nền kinh tế, đẩy nền kinh tế trệch khỏi thế cân bằng dài hạn và lạm phát trệch khỏi mức dự tính. Lạm phát do cầu kéo xuất hiện là do tổng cầu tăng lên, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Lạm phát do chi phí đẩy là một hiện tượng mới của các nền kinh tế hiện đại, xuất hiện là do chi phí sản xuất tăng và kết quả là nền kinh tế trải qua đồng thời cả lạm phát và suy thoái. ƒ Trong dài hạn lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ: lạm phát chỉ xảy ra khi lượng tiền cung ứng tăng nhanh hơn sản lượng thực tế. Do đó, biện pháp cơ bản và lâu dài để chống lạm phát là kiểm soát tốc độ tăng cung ứng tiền tệ. ƒ Rất nhiều người nghĩ rằng lạm phát làm cho họ trở nên nghèo hơn vì nó làm tăng giá hàng hoá mà họ mua. Tuy nhiên, quan niệm như vậy là sai lầm vì lạm phát thường cũng làm tăng thu nhập danh nghĩa. ƒ Các nhà kinh tế đã chỉ ra 6 tác hại của lạm phát: chi phí mòn giày liên quan đến việc cắt giảm lượng tiền nắm giữ; chi phí thực đơn liên quan đến việc điều chỉnh giá thường xuyên hơn; làm tăng sự biến động của giá tương đối; làm tăng gánh nặng thuế vì luật thuế không áp dụng chỉ số trượt giá; gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện phát sinh từ sự thay đổi đơn vị hạnh toán; và tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện giữa người đi vay và người cho vay. Trong thời kỳ siêu lạm phát, đa số các chi phí này lớn, nhưng qui mô của các chi phí này không rõ ràng lắm khi lạm phát ở mức vừa phải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_15_lam_phat_6403.pdf