Hoạt động kinh tếbiến động từnăm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ
liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sựgia tăng của lực lượng lao động, tưbản và tiến bộcông
nghệ, nền kinh tếngày càng có thểsản xuất nhiều hơn. Sựtăng trưởng này cho phép mọi người
hưởng thụmức sống cao hơn. Trung bình trong 50 năm qua, sản lượng của nền kinh tếMỹtính bằng
GDPthực tếtăng trưởng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
Tuy nhiên, trong một sốnăm, sựtăng trưởng bình thường này đã không xảy ra. Các doanh
nghiệp không bán được hết hàng hoá và dịch vụvà quyết định cắt giảm mức sản xuất. Nhiều
công nhân bịsa thải, tỷlệthất nghiệp tăng cao và nhiều nhà máy bịbỏkhông. Khi nền kinh tế
sản xuất hàng hoá và dịch vụít hơn, GDPthực tếvà các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm
đi. Những thời kỳthu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoáinếu tình
hình không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảngnếu vấn đềthực sựnghiêm trọng.
Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tếtrong ngắn hạn? Các chính sách công cộng
có thểlàm gì đểngăn chặn các thời kỳthu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao? Khi kinh tế
suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thểlàm gì đểgiảm bớt độ
dài và mức độtrầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà chúng ta xem xét trong
chương này và hai chương tiếp theo.
24 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 14: Tổng cầu và tổng cung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y giảm nguồn
tài nguyên thiên nhiên làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 17
4. Những thay đổi phát sinh từ công nghệ: Tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng
cung dịch chuyển sang bên phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của chính phủ) làm
cho đường tổng cung dịch sang trái.
5. Những thay đổi phát sinh từ mức giá kỳ vọng: Sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch
chuyển đường tổng cung sang phải. Sự gia tăng mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường
tổng cung sang trái.
Bảng 2. Đường tổng cung ngắn hạn: Tóm tắt.
Kiểm tra nhanh: Hãy lý giải tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng. Hãy giải thích
ba lý thuyết lý giải tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên.
HAI NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Bây giờ, sau khi đã giới thiệu mô hình tổng cầu và tổng cung, chúng ta đã có những công cụ
cơ bản để phân tích các biến động trong hoạt động kinh tế. Trong chương tiếp theo, chúng ta
sẽ học cách sử dụng các công cụ này kỹ hơn. Nhưng ngay lúc này đây, chúng ta có thể vận
dụng những gì đã học về tổng cầu và tổng cung để xem xét hai nguyên nhân cơ bản gây ra
các biến động kinh tế ngắn hạn.
Hình 7. Trạng thái cân bằng dài hạn. Điểm cân bằng dài hạn của nền kinh tế nằm ở giao
điểm giữa đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn (điểm A). Khi nền kinh tế đạt tới điểm
cân bằng dài hạn thì nhận thức, tiền lương và giá cả sẽ điều chỉnh để đường tổng cung ngắn
hạn cũng đi qua điểm này.
Hình 7 biểu thị nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài hạn. Sản lượng và mức
giá cân bằng được xác định tại giao điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn,
như điểm A trong hình vẽ. Tại đây, sản lượng ở mức tự nhiên. Đường tổng cung ngắn hạn
cũng đi qua điểm này cho thấy rằng tiền lương và giá cả đã được điều chỉnh hoàn toàn để đạt
tới điểm cân bằng dài hạn. Nghĩa là khi nền kinh tế ở mức cân bằng dài hạn, nhận thức, tiền
lương và giá cả đã phải điều chỉnh để giao điểm giữa đường tổng cầu và đường tổng cung
ngắn hạn trùng với giao điểm của đường tổng cầu và tổng cung dài hạn.
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cung
ngắn hạn
Tổng
cung dài
hạn
Tổng cầu
AGiá cân
bằng
Mức sản lượng
tự nhiên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 18
Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cầu
Giả sử rằng vì một lý do nào đó mà một làn sóng bi quan lan ra toàn nền kinh tế. Lý do có
thể là một vụ xì căng đan ở Nhà Trắng, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán hay sự bùng
nổ một cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Do biến cố này, nhiều người mất lòng tin vào
tương lai và thay đổi kế hoạch của họ. Các hộ gia đình giảm tiêu dùng, trì hoãn các khoản
mua sắm lớn và các doanh nghiệp tạm ngừng việc mua thiết bị mới.
Làn sóng bi quan này ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Một biến cố như thế sẽ làm
giảm tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, tại bất cứ mức giá nào, các hộ gia đình và
các doanh nghiệp giờ đây cũng muốn mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như hình 8 cho thấy,
đường tổng cầu dịch sang trái và từ AD1 đến AD2.
Trong hình này, chúng ta có thể xem xét các ảnh hưởng của sự suy giảm tổng cầu. Trong
ngắn hạn,
Hình 8. Sự suy giảm tổng cầu. Sự suy giảm tổng cầu, có thể do làn sóng bi quan trong nền
kinh tế gây ra, được biểu diễn bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu từ AD1 đến
AD2. Nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức
giá giảm từ P1 xuống P2. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, đường
tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS1 đến AS2, và nền kinh tế đạt tới điểm C, nơi đường
tổng cầu mới cắt đường tổng cung dài hạn. Mức giá giảm xuống P3, và sản lượng quay về
mức tự nhiên Y1.
nền kinh tế di chuyển dọc từ A đến B theo đường tổng cung ngắn hạn ban đầu AS1 . Khi nền
kinh tế chuyển từ A dến B, sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2 và mức giá giảm từ P1 xuống P2.
Sự suy giảm sản lượng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù không được biểu thị
trong hình vẽ, các doanh nghiệp phản ứng lại sự giảm sút doanh số bán ra và sản xuất bằng
cách cắt giảm việc làm. Do vậy, sự bi quan khiến cho đường tổng cầu dịch chuyển, trong một
chừng mực nào đó lại chính là do tự bản thân chúng ta: nghĩa là sự bi quan về tương lai làm
cho thu nhập giảm và thất nghiệp tăng.
1. Sự giảm xuống của tổng cầu
AD2
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cung ngắn hạn, AS1 Tổng cung
dài hạn
Tổng cầu, AD1
A P1
Y1
B P2
Y2
2. ...làm sản lượng giảm trong ngắn hạn...
AS2
C P3
3. ...nhưng theo thời
gian, đường tổng cung
ngắn hạn dịch chuyển...
4. ...và sản lượng trở về mức tự nhiên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 19
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi đối mặt với một cuộc suy thoái như vậy? Một
khả năng là thực hiện các biện pháp để kích thích tổng cầu. Như chúng ta đã nhấn mạnh ở
phần trước, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hay cung ứng tiền tệ đều làm tăng tổng cầu
về hàng hoá và dịch vụ tại mọi mức giá, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. Nếu
các nhà hoạch định chính sách hành động kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự dịch
chuyển ban đầu của đường tổng cầu, đẩy nó trở về AD1 và đưa nền kinh tế về điểm A. Trong
chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về cách mà chính sách tài khoá và tiền tệ ảnh
hưởng đến tổng cầu và những khó khăn trong việc sử dụng những chính sách này trong thực
tế.
Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không can thiệp gì cả thì cuộc suy thoái cũng sẽ
tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Do tổng cầu giảm, mức giá giảm xuống. Có thể, kỳ
vọng bắt theo kịp thực tế và mức giá dự kiến cũng giảm. Do sự giảm sút của mức giá dự kiến
làm thay đổi nhận thức, tiền lương và giá cả, nên nó làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch
sang phải, từ AS1 sang AS2 như trong hình 8. Theo thời gian, quá trình hiệu chỉnh này của kỳ
vọng cho phép nền kinh tế tiến dần đến điểm C, điểm mà đường tổng cầu mới (AD2) cắt
đường tổng cung dài hạn.
Tại điểm cân bằng dài hạn C, sản lượng trở lại mức tự nhiên. Mặc dù làn sóng bi quan làm
giảm tổng cầu, nhưng sự giảm sút của mức giá (đến P3) đủ để triệt tiêu sự dịch chuyển của
đường tổng cầu. Như vậy trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu được phản ánh
hoàn toàn trong mức giá mà không có một ảnh hưởng nào tới sản lượng. Nói cách khác, ảnh
hưởng dài hạn của sự dịch chuyển đường tổng cầu là làm thay đổi biến danh nghĩa (mức giá
thấp hơn) chứ không phải làm thay đổi biến thực tế (sản lượng như cũ).
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đem lại cho chúng ta hai bài học quan trọng:
Trong ngắn hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu gây ra sự biến động về sản lượng
hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu ảnh hưởng tới mức giá chung, nhưng
không ảnh hưởng đến sản lượng.
Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cung
Một lần nữa, bạn hãy tưởng tượng ra một nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng dài
hạn. Giả sử một số doanh nghiệp đột nhiên phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn. Ví dụ ở
những bang sản xuất nông nghiệp, thời tiết xấu phá họai mùa màng, làm chi phí sản xuất
lương thực tăng. Hoặc cuộc chiến nổ ra ở vùng Vịnh làm tắc nghẽn việc vận chuyển dầu, đẩy
chi phí sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lên cao.
1. Sự dịch chuyển bất lợi
của đường tổng cung ngăn
hạn...
AS2
Tổng cung
dài hạn
Tổng cung ngắn
hạn, AS1
Sản lượng
Mức giá
0
Tổng cầu
A
Y1
P1
3. ...và mức giá
tăng lên.
P2
2. ...làm sản lượng giảm...
B
Y2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 20
Hình 10. Sự dịch chuyển bất lợi trong tổng cung. Khi biến cố nào đó làm tăng chi phí của
các doanh nghiệp, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển từ AS1 đến AS2. Nền kinh tế
chuyển từ điểm A đến điểm B. Kết quả là hiện tượng lạm phát kèm suy thoái: sản lượng giảm
từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá tăng từ P1 lên P2.
Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của sự gia tăng chi phí sản xuất là gì? Ở mỗi mức giá bất kỳ cho
trước, các doanh nghiệp muốn cung ứng ra ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Như trong hình 10
cho thấy, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ AS1 đến AS2. (Tuỳ theo biến cố,
đường tổng cung dài hạn cũng có thể dịch chuyển. Nhưng để giữ cho sự việc đơn giản, chúng
ta giả định nó không dịch chuyển.)
Trong hình này, chúng ta có thể theo dõi những ảnh hưởng của việc đường tổng cung
dịch chuyển sang trái. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cầu từ
điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y1 xuống Y2 trong khi mức giá
tăng từ P1 lên P2. Do nền kinh tế vừa rơi vào suy thoái (sản lượng giảm) và vừa trải qua
lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này được gọi là suy thoái đi kèm lạm phát.
Hình 11. Thích ứng với sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung. Trước sự dịch
chuyển bất lợi của đường tổng cung từ AS1 đến AS2, các nhà hoạch định chính sách - những
người có khả năng ảnh hưởng đến tổng cầu - dịch chuyển đường tổng cầu từ AD1 đến AD2.
Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm A tới C. Chính sách này có thể ngăn chặn không cho sự dịch
chuyển trong cung làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, nhưng mức giá sẽ tăng từ P1 lên P2
và duy trì ở mức đó.
Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì khi phải đối mặt với tình trạng suy thoái kèm lạm
phát? Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong phần sau của cuốn sách này, không có những
lựa chọn dễ dàng. Một khả năng là không làm gì cả. Trong trường hợp này, sản lượng hàng
hoá và dịch vụ tiếp tục ở mức thấp Y2 trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, tình trạng suy
thoái sẽ tự hiệu chỉnh khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh đối với chi phí sản xuất
cao hơn. Ví dụ, thời kỳ có sản lượng thấp và thất nghiệp cao gây áp lực làm cho tiền lương
công nhân giảm. Đến lượt nó, tiền lương thấp hơn làm tăng sản lượng. Theo thời gian khi mà
đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển trở lại AS1, mức giá giảm và sản lượng tiến tới mức
AS2
1. Khi tổng cung ngắn hạn giảm...
Sản lượng Mức sản lượng tự nhiên
Mức giá
0
Tổng cung ngắn hạn, AS1
Tổng cầu, AD1
Tổng cung dài
hạn
A
P1
P2
P3
3....điều này làm
cho giá cả tăng
hơn nữa
4. ... nhưng lại giữ
sản lượng ở mức
tiềm năng.
C
2. ... các nhà họach định chính
sách có thể xử lý sự dịch chuyển
này bằng kích thích tổng cầu...
AD2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 21
tự nhiên. Trong dài hạn, nền kinh tế trở lại điểm A, nơi đường tổng cầu cắt đường tổng cung
dài hạn.
Phương án khác là các nhà hoạch định chính sách –những người nắm quyền kiểm soát chính
sách tài khóa và tiền tệ- có thể muốn triệt tiêu ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường tổng
cung ngắn hạn bằng cách làm dịch chuyển đường tổng cầu. Khả năng này được biểu diễn
trong hình 11. Trong trường hợp này, những thay đổi trong chính sách làm đường tổng cầu
dịch chuyển từ AD1 đến AD2, vừa đủ để ngăn chặn không cho sự dịch chuyển đường tổng
cung tác động đến sản lượng. Nền kinh tế di chuyển trực tiếp từ điểm A đến điểm C. Sản
lượng duy trì ở mức tự nhiên và mức giá tăng từ P1 đến P3. Trong trường hợp này, các nhà
hoạch định chính sách đã thích ứng với sự dịch chuyển của đường tổng cung, bởi vì họ cho
phép sự gia tăng chi phí ảnh hưởng lâu dài tới mức giá.
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cung có hai hàm ý quan trọng:
Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát đi kèm suy thoái, tức là kết
hợp giữa suy thoái (sản lượng giảm) và lạm phát (mức giá tăng).
Các nhà hoạch định chính sách, những người có thể ảnh hưởng đến tổng cầu, không thể
đồng thời làm triệt tiêu cả hai ảnh hưởng bất lợi này.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DẦU MỎ VÀ NỀN KINH TẾ
Một số biến động kinh tế lớn nhất ở Mỹ từ năm 1970 có nguồn gốc ở các mỏ dầu ở Trung
Đông. Dầu thô là một đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất của nhiều hàng hoá
và dịch vụ, và phần lớn dầu mỏ của thế giới được khai thác ở Ảrập Xêút, Cô oét và các
nước Trung Đông khác. Khi một biến cố nào đó (thường là có nguồn gốc chính trị) làm
giảm lượng dầu được cung ứng từ khu vực này, giá dầu trên toàn thế giới sẽ tăng. Các
doanh nghiệp của Mỹ sản xuất ra xăng, săm lốp và nhiều sản phẩm khác phải chịu chi phí
cao hơn. Kết quả là sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung và điều này dẫn đến hiện
tượng lạm phát kèm suy thoái.
Hiện tượng này xuất hiện lần đầu tiên vào giữa những năm 1970. Các nước có trữ lượng dầu
lớn đã nhóm họp lại với nhau với tư cách là thành viên của OPEC, Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ. OPEC là một các-ten - tức một nhóm người bán tìm cách ngăn cản cạnh tranh
và giảm sản lượng để tăng giá. Và quả thực, giá dầu tăng lên đáng kể. Từ năm 1973 đến
1975, giá dầu tăng gần gấp đôi. Các nước nhập khẩu dầu mỏ trên toàn thế giới phải chịu đồng
thời cả lạm phát và suy thoái. Lạm phát ở Mỹ tính bằng chỉ số CPI lần đầu tiên vượt quá 10
phần trăm sau nhiều thập kỷ. Thất nghiệp tăng từ 4,9 phần trăm trong năm 1973 lên 8,5 phần
trăm trong năm 1975.
Một vài năm sau, tình hình lại xảy ra gần như tương tự. Cuối những năm 1970, các nước
OPEC lại hạn chế lượng cung về dầu mỏ để tăng giá. Từ 1978 đến 1981, giá dầu cao hơn gấp
đôi. Một lần nữa, kết quả lại là lạm phát kèm suy thoái. Lạm phát, sau khi đã giảm bớt phần
nào sau sự kiện OPEC thứ nhất, lại tăng hơn 10 phần trăm một năm. Nhưng do Quỹ dự trữ
Liên bang Mỹ không định xử lý sự gia tăng nhanh chóng như vậy của lạm phát, nên ngay sau
đó xuất hiện tình trạng suy thoái. Thất nghiệp tăng từ 6 phần trăm trong năm 1978 và 1979
lên khoảng 10 phần trăm một vài năm sau đó.
Thị trường dầu mỏ thế giới cũng có thể là nguồn gốc gây ra sự dịch chuyển thuận lợi trong
tổng cung. Trong năm 1986, cuộc cãi vã đã nổ ra giữa các nước thành viên của OPEC. Các
nước thành viên đã bội ước không tuân thủ những thoả thuận về hạn chế sản lượng dầu khai
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 22
thác. Trên thị trường dầu thế giới, giá dầu giảm khoảng một nửa. Sự giảm giá dầu này làm
giảm chi phí cho các doanh nghiệp của Mỹ và làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang
phải. Kết quả là, nền kinh tế Mỹ trải qua trạng thái ngược lại của lạm phát kèm suy thoái: Sản
lượng tăng nhanh, thất nghiệp giảm và tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp nhất sau nhiều năm.
Trong những năm gần đây, thị trường dầu mỏ thế giới tương đối yên tĩnh. Ngoại lệ duy
nhất là một thời kỳ ngắn trong những năm 1990, ngay trước Cuộc chiến tranh vùng Vịnh,
khi mà giá dầu tạm thời tăng vì người ta lo sợ rằng cuộc xung đột quân sự kéo dài có thể
làm ngừng trệ sản xuất dầu. Tuy nhiên, sự yên tĩnh này không có nghĩa là nước Mỹ
không cần phải lo đến giá dầu nữa. Những rắc rối chính trị ở Trung Đông (hay sự hợp tác
chặt chẽ hơn giữa các thành viên OPEC) luôn có thể đẩy giá dầu lên cao. Kết quả kinh tế
vĩ mô của sự gia tăng mạnh trong giá dầu có thể dễ dàng giống với tình trạng lạm phát
kèm suy thoái của những năm 1970.
KẾT LUẬN: NGUỒN GỐC CỦA TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
Chương này đã đạt được hai mục tiêu chính. Thứ nhất, chúng ta đã thảo luận một số đặc
điểm quan trọng về các biến động kinh tế ngắn hạn. Thứ hai, chúng ta đã giới thiệu mô hình
cơ bản để giải thích những biến động kinh tế, gọi là mô hình tổng cầu và tổng cung. Trong
hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét từng mảng của mô hình này chi tiết hơn để hiểu rõ
hơn các yếu tố nào gây ra những biến động trong nền kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách đối phó với chúng ra sao.
Bây giờ chúng ta đã có những hiểu biết sơ bộ về mô hình này và cũng nên nhìn lại lịch sử của
nó. Mô hình về các biến động kinh tế ngắn hạn hình thành như thế nào? Câu trả lời là, về cơ
bản nó là sản phẩm phụ của cuộc Đại suy khủng hoảng kinh tế trong những năm 1930. Các
nhà kinh tế và hoạch định chính sách vào thời gian này rất bối rối, không hiểu được nguyên
nhân của thảm họa này và không biết đối phó với nó như thế nào.
Năm 1936, nhà kinh tế John Maynard Keynes xuất bản cuốn sách có tiêu đề Lý thuyết tổng
quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ để lý giải những biến động kinh tế trong ngắn hạn nói
chung và cuộc Đại khủng hoảng kinh tế nói riêng. Thông điệp cơ bản của Keynes là suy thoái
và đại khủng hoảng có thể xảy ra vì tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ thấp. Từ lâu Keynes đã
phê phán lý thuyết kinh tế cổ điển - trình bày từ chương 24 đến 30 - vì nó chỉ giải thích được
những ảnh hưởng dài hạn của chính sách. Một vài năm trước khi đưa ra cuốn Lý thuyết tổng
quát, Keynes đã viết về kinh tế học cổ điển như sau:
Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề hiện tại. Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều
sẽ chết. Các nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ dãi, quá vô tích sự nếu như
trong mùa giông bão, họ chỉ có thể nói với chúng ta khi nào bão táp đã qua thì biển sẽ lặng.
Thông điệp của Keynes nhằm vào cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế. Khi
nền kinh tế thế giới phải chịu mức thất nghiệp cao, Keynes ủng hộ các chính sách kích thích
tổng cầu, trong đó có chi tiêu chính phủ cho các chương trình việc làm công cộng. Trong
chương tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm tra xem các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng
chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để tác động vào tổng cầu. Các phân tích trong
chương sau và cũng như chương này đều là di sản của John Maynard Keynes.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 23
TÓM TẮT
Tất cả các xã hội đều trải qua những biến động kinh tế ngắn hạn xung quanh xu thế phát
triển dài hạn. Những biến động này thất thường và phần lớn không dự báo được. Khi suy
thoái diễn ra, GDP thực tế và các đại lượng khác phản ánh thu nhập, chi tiêu, và sản xuất
giảm và thất nghiệp tăng.
Các nhà kinh tế phân tích biến động kinh tế ngắn hạn bằng cách sử dụng mô hình tổng cầu
và tổng cung. Theo mô hình này, sản lượng hàng hoá và dịch vụ, cũng như mức giá chung
điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung.
Đường tổng cầu dốc xuống vì ba lý do. Thứ nhất, mức giá thấp hơn làm tăng giá trị thực
tế của số tiền mà các hộ gia đình nắm giữ và điều này kích thích chi cho tiêu dùng. Thứ
hai, mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền mà các hộ muốn nắm giữ và do các hộ gia
đình tìm cách đổi từ tiền mặt sang các tài sản đem lại lãi suất, lãi suất sẽ giảm và điều
này khuyến khích chi cho đầu tư. Thứ ba, vì mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, đồng
đô la mất giá trên thị trường ngoại tệ, điều này kích thích xuất khẩu ròng.
Bất cứ biến cố hay chính sách nào làm tăng tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay
xuất khẩu ròng tại một mức giá bất kỳ cho trước, đều làm tăng tổng cầu. Bất cứ biến cố
hay chính sách nào làm giảm tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, hay xuất khẩu
ròng tại một mức giá cho trước, đều làm giảm tổng cầu.
Đường tổng cung dài hạn nằm thẳng đứng. Trong dài hạn, lượng hàng hoá và dịch vụ
cung ứng ra phụ thuộc vào lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của nền
kinh tế, chứ không phụ thuộc vào mức giá chung.
Có ba lý thuyết được đưa ra để lý giải tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên.
Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, sự suy giảm ngoài dự kiến của mức giá làm cho các
nhà cung cấp tin một cách lầm lẫn rằng giá tương đối của họ đã giảm, điều khiến họ cắt
giảm sản lượng. Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc, sự giảm sút mức giá ngoài dự kiến
tạm thời làm tăng tiền lương thực tế, điều khiến các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn,
và cắt giảm sản lượng. Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, sự giảm sút mức giá ngoài dự
kiến làm cho một số doanh nghiệp có giá tạm thời quá cao, nó làm giảm doanh số bán ra
và làm các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng. Cả ba lý thuyết này đều hàm ý rằng sản
lượng lệch khỏi mức tự nhiên của nó khi mức giá lệch khỏi mức giá mà mọi người dự
kiến.
Các biến cố làm thay đổi năng lực sản xuất của nền kinh tế, như thay đổi trong lao động,
tư bản, tài nguyên thiên nhiên hoặc công nghệ, làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn
hạn (và có thể làm dịch chuyển cả đường tổng cung dài hạn). Ngoài ra, vị trí của đường
tổng cung ngắn hạn còn phụ thuộc vào mức giá dự kiến.
Một trong những nguyên nhân có thể gây ra biến động kinh tế là sự dịch chuyển của
đường tổng cầu. Ví dụ khi đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng và giá cả
giảm trong ngắn hạn. Theo thời gian, khi sự thay đổi trong mức giá dự kiến làm cho
nhận thức, tiền lương, và giá cả điều chỉnh, đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
sang phải và nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tự nhiên với mức giá mới thấp
hơn.
Nguyên nhân thứ hai của các biến động kinh tế ngắn hạn có thể là sự dịch chuyển của
đường tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang trái, tác động trong ngắn hạn là
sản lượng giảm và giá cả tăng - sự kết hợp được gọi là lạm phát kèm suy thoái. Theo thời
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 24
gian, khi nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, mức giá giảm xuống mức ban đầu và
sản lượng phục hồi.
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Khủng hoảng Depression
Suy thoái Recesion
Mô hình tổng cầu và tổng cung Model of aggregate demand and aggregate supply
Đường tổng cầu Aggregate demand curve
Đường tổng cung Aggregate supply curve
Lạm phát kèm suy thoái Stagflation
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_14_tong_cau_va_tong_cung_2917.pdf