Bất cứ doanh nghiệp, công ty, nhà sản xuất nào, ở bất kỳ đâu, cũng phải cần có một
lực lƣợng lao động để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản là duy trì đƣợc bộ máy sản xuất
và nâng tầm phát triển năng lực của công ty, doanh nghiệp mình. Hơn nữa, nguồn nhân lực
còn chính là một trong những yếu tố cốt yếu quyết định sự sống còn và phát triển của
doanh nghiệp. Thế nhƣng, theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội hơn một nửa chủ sử
dụng lao động cho rằng kỹ năng của ngƣời lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Trong đó, 86% trong số các doanh nghiệp có từ 250 lao động trở lên gặp khó khăn
khi muốn tìm lao động có kỹ năng. Với tình hình nhƣ vậy, theo “Báo cáo mới nhất của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) đƣa ra cảnh báo về năng suất lao động của Việt Nam. Theo
một nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của ngƣời lao động Việt Nam thuộc nhóm
thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11
lần và Hàn Quốc 10 lần. Thậm chí, so với các nƣớc láng giềng ASEAN có mức thu nhập
trung bình, vẫn có một khoảng cách lớn. Chẳng hạn, kỹ năng đáp ứng công việc của lao
động Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.” Xu hƣớng đáng chú ý là tốc độ
tăng của NSLĐ giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng
trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam
chậm lại, chỉ còn 3,3%.
72 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 14: Nguồn nhân lực – Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo đức và văn hóa kinh doanh đầu tiên các doanh nghiệp cần phải có là chữ
tín. “Một sự mất tín thì vạn sự mất tin” là câu thành ngữ cha ông ta đã dạy. Chỉ có chữ tín
130
mới tạo cho doanh nghiệp có bạn hàng, khách hàng và có thị trƣờng đầu vào, cũng nhƣ thị
trƣờng đầu ra bền vững. Tức là thƣơng hiệu của doanh nghiệp mới khắc sâu trong tâm thức
khách hàng và tạo ra một sức mạnh mềm để doanh nghiệp chiến thắng trên thƣơng trƣờng.
Hơn nữa, ngƣời doanh nhân thành đạt không chỉ có biết lo cho mình mà còn là
ngƣời vì cộng đồng xã hội. Một thƣơng hiệu mạnh đồng nghĩa với tham gia nhiều công tác
từ thiện, tham gia tích cực trong phong trào xây dựng và bảo vệ môi trƣờng, phong trào
khuyến học, xóa đói giảm nghèo, thiên tai bão lụt...Thế giới ngày nay, đã và đang có nhiều
doanh nhân thành đạt đi làm từ thiện với toàn tâm toàn ý, đem cả gia tài thành quả phấn
đấu suốt đời của gia đình mình đi làm từ thiện nhƣ: Bill Gate của Microsof; nhƣ Warren
Buffet...
Với những điều nêu trên, có thể thấy nhận định của CEO Đặng Đức Thành về doanh
nhân thành đạt là tấm gƣơng tốt về đạo đức trong xã hội là hoàn toàn chính xác và đúng
đắn. Ngày càng có nhiều doanh nhân thành đạt đƣợc xã hội trân trọng, tôn vinh và cuộc
sống của ngƣời doanh nhân có ý nghĩa hết sức tốt đẹp.
Nhƣ trên đã nêu doanh nghiệp thành lập ra hầu hết có mục tiêu có lợi nhuận và nhờ
có lợi nhuận mà ngƣời doanh nhân thành đạt đều trở thành giàu hơn cho bản thân và gia
đình mình. Có tiền bạc vật chất dồi dào, ổn định, ngƣời doanh nhân có đủ điều kiện để xây
dựng gia đình mình tốt hơn, có đủ điều kiện để nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, là
điều kiện căn bản cho thế hệ kế tiếp phát triển đất nƣớc mạnh mẽ hơn. Chúng tôi tán đồng
cao với CEO Đặng Đức Thành về điểm này.
Để thành ngƣời doanh nhân thành đạt không phải là điều dễ dàng và thật sự vinh dự
để trở thành ngƣời doanh nhân thành đạt. Doanh nghiệp chỉ có tồn tại và phát triển bền
vững mới tạo ra doanh nhân thành đạt. Đó chính là điều cốt lõi cho mỗi doanh nghiệp trên
con đƣớng phấn đấu của mình. Chúng tôi đánh giá cao những nhận đinh của CEO Đặng
Đức Thành. Tuy nhiên, cũng có thể nêu thêm là doanh nhân thành đạt còn góp phần cải
biến xã hội, tức là góp phần đƣa một xã hội ở trình độ thấp lên một xã hội phát triển hơn,
cũng nhƣ góp phần làm cho xã hội văn minh hiện đại hơn mà đến một mức nào đó chuyển
hóa xã hội về chất từ một mức này sang một mức khác cao hơn.
131
Chƣơng 23:
KINH DOANH VỚI SỨ MỆNH KIẾN TẠO ĐẤT NƢỚC
TS Quách Thu Nguyệt
Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi chọn chủ đề “Kinh doanh với sứ mệnh kiến tạo đất nƣớc” để chia sẻ tại cuộc
Hội thảo “Điều cốt lõi trong kinh doanh” trong tình hình biển Đông đang dậy sóng vì hành
động xâm lăng ngang ngƣợc của Trung Quốc khi đặt dàn khoan dầu khí trong vùng lãnh
hải và thềm lục địa của nƣớc ta. Hơn tháng qua muôn triệu tấm lòng nhân dân Việt trong
và ngoài nƣớc đều sục sôi hào khí Đông A. Số phận lịch sử buộc chúng ta phải sống cạnh
và có những dính líu khó chịu với gã hàng xóm láng giềng to lớn và xấu bụng, luôn đe dọa
sự an nguy của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng và giữ nƣớc. Để bảo vệ độc lập và
chủ quyền lãnh thổ, theo tôi không chỉ đơn thuần bằng tinh thần yêu nƣớc, bằng sự dũng
cảm, bằng việc sẵn sàng hy sinh nhƣ bài học năm xƣa ở Hội Nghị Diên Hồng dƣới thời
Trần, khi thần dân đồng thanh thể hiện ý chí: “Thế nƣớc yếu lấy gì lo chiến tranh? HY
SINH!!!”. Điều quan trọng cốt lõi của toàn dân ta hôm nay là phải làm cho thế nƣớc mạnh
lên, “DÂN PHẢI GIÀU, NƢỚC PHẢI MẠNH”. Chỉ có một đất nƣớc với nền kinh tế vững
mạnh thì không kẻ thù nào dám “bắt nạt, ức hiếp” chúng ta.
Còn nhớ cách nay một thế kỷ, cụ cử Lƣơng Văn Can, một nhà yêu nƣớc, một trí
thức lớn cũng là nhà kinh doanh đã từng viết trên tờ Thực Nghiệp dân báo: “Đƣơng buổi
thế giới cạnh tranh này, các nƣớc phú cƣờng không đâu là chẳng đua tài thi sức trong
trƣờng thƣơng chiến, văn minh càng tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt, buôn bán thịnh thời
trong nƣớc giàu mạnh không biết đâu là cùng, buôn bán suy thời trong nƣớc nghèo yếu biết
đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nƣớc nào cao hay thấp, rộng hay hẹp, thời xét
đƣợc dân nƣớc ấy giàu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến
quốc dân thịnh suy nhƣ thế ta há nên coi thƣờng, xem khinh đƣợc sao”.
Những năm đầu thế kỷ XX, đất nƣớc đắm chìm trong cảnh nô lệ, Nhà Nguyễn cầm
quyền đã trở thành bù nhìn dƣới sự bảo hộ của thực dân Pháp, khi đó chính những ngƣời
trí thức yêu nƣớc đã có sự lựa chọn những con đƣờng để giải phóng dân tộc khỏi ách đô
hộ. Cùng với việc xuất dƣơng tìm đƣờng cứu nƣớc của Nguyễn Tất Thành, của Phan Bội
Châu với phong trào Đông Du, những thành viên sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục đã gióng
tiếng chuông kêu gọi canh tân đất nƣớc bằng con đƣờng khai dân trí, chấn dân khí, đẩy
mạnh kinh thƣơng .
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc buôn bán, mà ngày nay chúng ta dùng từ
Kinh doanh, cụ Cử Lƣơng Văn Can muốn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng muốn cải
cách đất nƣớc, cần phải chấn hƣng công thƣơng: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến
quốc dân thịnh suy”.
132
Ngay sau ngày nƣớc nhà độc lập không lâu, thay mặt chính phủ, Hồ Chủ tịch đã gửi
thƣ cho giới công thƣơng Việt Nam ngày 13/10/1945 (sau này Thủ tƣớng chính phủ Phan
Văn Khải đã ra quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày Doanh Nhân Việt Nam)
trong đó có đoạn: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vƣợng là các sự kinh doanh của các nhà
công nghiệp, thƣơng nghiệp thịnh vƣợng. Vậy tôi mong giới công thƣơng nỗ lực và khuyên
các nhà công nghiệp và thƣơng nghiêp mau mau gia nhập “Công thƣơng cứu quốc đoàn”,
cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích nƣớc lợi dân”.
Nhƣ vậy cả cụ Cử Lƣơng Văn Can, lẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh đều thấy rõ vai trò
quan trọng của nghề kinh doanh và giới doanh thƣơng. Bởi, kinh doanh trƣớc hết là để làm
ra của cải cho đất nƣớc, mang lại những giá trị xã hội, tiện ích cho cộng đồng. Đất nƣớc ta,
một thời gian dài dƣới thời phong kiến, tƣ tƣởng “trọng nông, khinh thƣơng”, “dĩ nông vi
bản”, xem nghề buôn bán là một thứ “mạt nghề”. Ngày nay, những tƣ duy ấy đã lùi xa,
thay vào đó kinh doanh đƣợc xem là việc dùng sản phẩm hay dịch vụ của mình làm
phƣơng tiện để đáp ứng nhu cầu dân sinh, để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm
cho cuộc sống tiện nghi và tốt đẹp hơn. Nghề kinh doanh là một nghề ích nƣớc, lợi dân,
doanh nhân là những chiến sĩ xung kích trong thời bình.
Việt Nam sau gần 25 năm đổi mới, cùng với việc hội nhập, thừa nhận nền kinh tế thị
trƣờng, công việc kinh doanh của giới kinh thƣơng đã có những đóng góp to lớn cho sự
phát triển nền kinh tế của nƣớc nhà. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu, đã tác động không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp. Tốc độ tăng
trƣởng nền kinh tế sụt giảm, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, hàng
chục ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ phá sản hoặc đang chết lâm sàng Tình
hình kinh doanh sản xuất khó khăn đã và đang tác động tiêu cực đến doanh nhân và cộng
đồng doanh nghiệp. Tâm lý co cụm, thu hẹp quy mô sản xuất, hạn chế việc mở rộng các
lĩnh vực, ngành nghề, không dám đổ vốn đầu tƣ, phát triển sản xuất để bảo đảm sự an toàn
cho đồng vốn
Cùng với họa ngoại xâm đang gây hấn ngoài biển khơi thì sự ngƣng trệ, đình đốn
kéo dài của tình hình sản xuất kinh doanh đang là mối lo thực sự về sự đói nghèo và tụt hậu
của đất nƣớc trong tƣơng lai không xa. Cần làm gì để vực dậy nền kinh tế nƣớc nhà?
Tiếp cận bằng cách coi trọng vai trò, trách nhiệm công dân của doanh nhân, của
cộng đồng doanh nghiệp, đặt trọng trách của nghề kinh doanh với sứ mệnh kiến tạo đất
nƣớc, theo tôi, hơn lúc nào hết chính doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa
phải gánh lấy sứ mệnh vinh quang của ngƣời chiến sĩ thời bình.Trƣớc cơn sóng dữ của
những thách thức và môi trƣờng kinh doanh đầy khắc nghiệt hiện nay, đừng oán than, rên
rỉ, đừng kêu cứu, chờ đợi sự trợ giúp từ phía nhà nƣớc, mà không ai khác, chính doanh
nhân và cộng đồng doanh nghiệp phải “tự cứu mình” trƣớc đã, phải gƣợng dậy mạnh mẽ
sau cơn bạo bệnh. Lúc này đây Hiệp hội các doanh nghiệp, các tổ chức Hội doanh nhân
Việt Nam và các tỉnh thành địa phƣơng, các tổ chức Hội doanh nhân trẻ phải thể hiện rõ
133
trọng trách của tổ chức của mình: chăm lo quyền lợi và sức khỏe của cộng đồng doanh
nghiệp. Vì lợi ích của chính doanh nhân, doanh nghiệp, vì sự sự sống còn của quôc gia, các
tổ chức nghề nghiệp này phải làm sống dậy tinh thần kinh doanh, phải tổ chức các hoạt
động gắn kết hơn nữa bằng cách tạo cầu nối và cơ hội cho các doanh nhân, doanh nghiệp
tăng cƣờng liên kết, hợp tác kinh doanh; tạo lập một cộng đồng khởi nghiệp giúp các doanh
nghiệp cũ khôi phục, tái tạo lại doanh nghiệp, cổ vũ và kêu gọi những ngƣời trẻ khởi
nghiệp góp vốn và dấn thân để làm giàu cho chính mình và cho quê hƣơng, đất nƣớc. Điều
đáng mừng là thời gian vừa qua có các tổ chức nhƣ Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và
hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Tập đoàn cà phê Trung
Nguyên đã có những nổ lực tạo ra những hoạt động khích lệ tinh thần doanh nghiệp, tinh
thần sáng tạo và khát vọng Việt, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh trong cộng đồng doanh
nhân, doanh nghiệp và các bạn trẻ từ bài học “Quốc gia khởi nghiệp của Do Thái”.
Những hành động của các tổ chức này đáng biểu dƣơng và ghi nhận vì những đóng
góp tích cực. Song theo tôi, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các Tổ chức
Hiệp hội nghề nghiệp, của các Viện nghiên cứu, các trƣờng đai học để tiếp tục có nhiều
động thái tích cực cho sự hồi sinh môi trƣờng kinh doanh. Cần có nhiều hơn nữa những
hoạt động chiều sâu, khơi dậy, lan tỏa tạo dựng một cộng đồng khởi nghiệp giúp doanh
nghiệp đang gặp khó khăn đứng dậy sau những bƣớc vấp ngã , thất bại, cần gieo mầm sống
mới giúp các doanh nghiệp non trẻ, mới tạo lập có đƣợc sự tự tin và đầy năng lƣợng sáng
tạ, dấn thân trên bƣớc đƣờng khởi nghiệp làm giàu cho chính mình và cho tổ quốc.
Tất cả đều mong chờ một sự khởi động mới để thông qua công việc kinh doanh,
những công dân, những doanh nhân yêu nƣớc thể hiện tốt sứ mệnh kiến tạo đất nƣớc Việt
Nam ngày một giàu mạnh.
Nhân đề cập đến việc xây dựng cộng đồng khởi nghiệp, và để kết thúc bài tham
luận, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện một cuộc cách mạng khởi nghiệp
nhằm thoát ra và phục hồi sau suy thoái của cộng đồng doanh nghiệp nƣớc M , đƣợc đúc
kết trong một cuốn sách có tên “Startup Communities” (Cộng đồng khởi nghiệp) của tác
giả Brad Feld (sách đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và đang có mặt trong hệ thống các nhà
sách trên toàn quốc). Mở đầu trong lời tựa cho quyển sách của mình, Brad Feld đã nhấn
mạnh vai trò và trọng trách của doanh nhân Mỹ: “Trong quá trình phục hồi sau suy thoái,
năng lực đổi mới, xây dựng công ty thành biểu tƣợng, tạo ra việc làm, và tạo nguồn cảm
hứng cho cả thế giới đều nằm trong tay các doanh nhân dám theo đuổi giấc mơ tạo dựng
doanh nghiệp. Nói cho cùng, lịch sử nƣớc Mỹ chính là lịch sử của các doanh nhân không
ngại gian khó vì một ngày mai tƣơi đẹp”.
Qua cuốn sách của mình, Brad Feld muốn khẳng định tầm quan trọng và sức mạnh
của một cộng đồng khởi nghiệp, chính nó đã buộc Tổng thống Obama thừa nhận tầm quan
trọng của khởi nghiệp đối với nền kinh tế toàn cầu và thông qua sáng kiến Nƣớc Mỹ khởi
nghiệp vào ngày 31/10/2010. Chính cuộc cách mạng khởi nghiệp đã giúp nƣớc Mỹ vƣợt
134
qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2010. Theo tôi các nhà hoạch định chính sách,
các cơ quan quản lý doanh nghiệp, các doanh nhân và các tổ chức nghề nghiệp của doanh
giới, các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học cần tham khảo để tìm thấy những ý tƣởng và
hành động cho cá nhân, tổ chức, cho doanh nghiệp mình ..
-------------.
Tài liệu tham khảo :
1/ “ Đông kinh nghĩa thục” – Nguyễn Hiến Lê,
2/ “ Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX” – Chƣơng
Thâu- nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 1997.
3/ “ Thƣơng học phƣơng châm” – Lƣơng Văn Can , nhà in Thụy Ký Hà Nội.
4/ “ Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nƣớc “ – nxb Đại học Quốc Gia TPHCM,
2006.
5/ “ Cộng đồng khởi nghiệp “ ( Startup Communities ) – Brad Feld ,Trần Kim
Tuyến ( biên dịch ), nxb Thời Đại, 2014.
135
Chƣơng 24:
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LÀM GÌ
ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG?
CEO Đặng Đức Thành
Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC)
Ủy viên BCH Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
I. Môi trƣờng kinh doanh hiện nay
Khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008 đã ảnh hƣởng sâu rộng
đến các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Những tiến bộ vƣợt bậc về khoa học công nghệ ngày nay làm gia tăng hàng hóa,
thƣơng mại toàn cầu.
Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp với những thay đổi thất thƣờng của
những cơn bão, lũ lụt tại các nƣớc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc gây ra những hậu quả
khốc liệt, những tác động khó lƣờng đối với đời sống con ngƣời.
Thế giới đang có những thay đổi liên tục, rủi ro khó lƣờng trƣớc, đang phải đối mặt
với khủng hoảng dot.com, khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng lƣơng thực và khủng
hoảng tài chính. (trong đó có khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý).
Giá cả một số mặt hàng thiết yếu, nguyên nhiên vật liệu nhƣ dầu, sắt thép Giá
lƣơng thực, thực phẩm trên thị trƣờng thế giới lên xuống thất thƣờng. Tất cả những yếu tố
nêu trên, nói lên tình trạng bất ổn về kinh tế của thế giới.
Trong khi đó, kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn ấn tƣợng; kể từ
năm 2008 Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng các nƣớc nghèo, bƣớc vào nhóm nƣớc có
thu nhập trung bình. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)
tháng 01/2007 và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng từ khi gia nhập WTO đến nay, sự cạnh tranh khốc liệt cũng từng bƣớc dần áp
đặt các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực của mình để tồn tại và
phát triển.
Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô trong nƣớc kéo dài ảnh hƣởng các năm càng làm
cho doanh nghiệp khó khăn thêm; đỉnh điểm là cuối năm 2013 đến nay thể hiện:
Tình trạng hàng hóa tồn kho ứ đọng nhiều.
Nợ xấu ngân hàng tăng cao.
Sức mua yếu kém (đồng nghĩa kém thanh khoản).
Tất cả áp lực trong nƣớc và quốc tế buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại
doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
136
II. Cần nhanh chóng tái cấu trúc lại doanh nghiệp
1. Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xem là yếu tố quyết định tạo nên sự
thành công của doanh nghiệp
Với những yếu tố khách quan, chủ quan đã tác động (áp lực); môi trƣờng kinh
doanh biến động mạnh, do đó doanh nghiệp phải xem xét lại, định lại chiến lƣợc kinh
doanh của mình, nhằm kịp thời thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, phù hợp với điều
kiện năng lực mới.
Việc đầu tiên cần làm ngay là hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị. Chúng
ta hoạch định chiến lƣợc kinh doanh nhƣ là tấm bản đồ chỉ đƣờng đi; hoạch định chiến
lƣợc kinh doanh không kỹ lƣỡng (sơ sài); không trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng sâu sắc;
không nhận biết rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giống nhƣ ngƣời đi trong đêm tối, không nhận rõ
đƣờng đi; không có lộ trình đi từ đâu đến đâu; không biết nguồn vốn kinh doanh của mình;
không hiểu rõ năng lực công ty mình; không xác định chuyên ngành hay đa ngành do đó
doanh nghiệp dễ mất phƣơng hƣớng.
Tuy nhiên, để có thể đem lại hiệu quả cao; bản chiến lƣợc kinh doanh hoàn chỉnh
cần thiết phải đƣợc đơn vị tƣ vấn phản biện; kể cả phải cho đội ngũ chủ chốt (trong đó có
hội đồng quản trị công ty) của đơn vị phản biện bổ sung.
Trong phần hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, cần xác định rõ tập trung ngành cốt
lõi của công ty; hạn chế đầu tƣ đa ngành làm chia sẻ nguồn lực không mạnh.
Bên cạnh đó việc quan trọng nhất trong hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là phải
xây dựng và phát triển “lợi thế cạnh tranh” của đơn vị. Tạo sự khác biệt đối với các đơn vị
cùng ngành: “Chúng ta không thể chối bỏ rằng thị trƣờng năng động hiện nay khiến cho
các doanh nghiệp càng khó nắm bắt và duy trì lợi thế cạnh tranh, nhƣng lịch sử cho thấy
một doanh nghiệp mà không có lợi thế cạnh tranh thì hầu nhƣ không có chút giá trị nào.
Lợi thế cạnh tranh vần là một tài sản có giá trị to lớn, cần phải đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng
mọi giá.”13
2. Phân tích và kế hoạch chi tiết sử dụng vốn công ty
Quan trọng tiếp theo là phân tích và lập kế hoạch chi tiết sử dụng vốn của công ty
trong thời gian qua và sắp tới. Xem xét kỹ lƣỡng việc sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
Chú trọng xây dựng nguồn vốn dài hạn.
Để có thể chủ động đƣợc nguồn vốn dài hạn cho kinh doanh, cần thiết công ty phải
niêm yết sớm trên thị trƣờng chứng khoán.
Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy nhiều công ty đang thành công hiện nay, một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công là nhờ niêm yết sớm trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam, trong đó: Công ty Cổ phần Vinamilk, FPT, Ree, Công ty Cổ phần
Kinh Đô
13
Trang 36, sách “BCG bàn về chiến lƣợc” Tủ sách Tri thức do PACE tuyển chọn và giới thiệu tháng 3/2014 (NXB
Thời Đại)
137
Để có thể niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán; đồng thời chủ động trong kế hoạch
huy động vốn (thay vì giảm mạnh vốn vay ngân hàng) công ty cần thực hiện kiểm toán
định kỳ, cần thực hiện công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty theo chuẩn mực
quy định đối với một công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
3. Vấn đề thứ ba là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng các cán bộ chủ chốt, thông qua thực hiện chiến lƣợc kinh doanh mới; cần
gắn kết việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt; có kế hoạch đào tạo và cả việc
tuyển chọn mời gọi bổ sung cho công ty.
Giảm lƣơng hay giảm ngƣời? Tái cơ cấu nguồn nhân lực phải giải quyết “mạnh tay”
và dứt khoát. Mạnh tay giảm ngƣời, đổi ngƣời phù hợp với nhiệm vụ công việc hơn là
giảm lƣơng.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong tái cơ cấu nguồn nhân lực là bố trí chọn ngƣời
có năng lực phù hợp với công việc (phù hợp với nhiệm vụ đặt ra), gắn kết với chiến lƣợc
kinh doanh của công ty; kiên quyết giảm ngƣời đồng thời tuyển thêm ngƣời mới có năng
lực phù hợp cho từng vị trí.
Tinh thần trả lƣơng cao cho đội ngũ cán bộ chủ chốt gắn kết với hiệu quả kinh
doanh, gắn với doanh số và với nhiều hình thức trả lƣơng khác nhau; kể cả trả lƣơng bằng
cổ phần công ty
4. Kế hoạch đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
“Nghiên cứu và phát triển (R&D) bao gồm việc đầu tƣ, tiến hành nghiên cứu và ứng
dụng các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và
phát triển doanh nghiệp Đó là những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình công
nghệ; hợp lý hóa sản xuất, cải tiến sản phẩm, dịch vụ để nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
dịch vụ và hiệu quả của sản xuất kinh doanh”14.
Xu hƣớng của ngƣời tiêu dùng trong thế giới ngày càng phát triển, văn minh, hiện
đại ngày càng có nhu cầu hƣớng đến những sản phẩm đẹp, tiện lợi, chất lƣợng trong khi giá
thành do cạnh tranh ngày càng giảm.
Thông qua tái cấu trúc lại doanh nghiệp, cần chú trọng đầu tƣ cho nghiên cứu phát
triển (R&D), từ đó chuẩn bị cho đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động hạ giá thành
sản phẩm.
III. Điều cốt lõi trong kinh doanh
Một phần quan trọng trong tái cấu trúc lại doanh nghiệp để tồn tại đồng thời phát
triển bền vững đó chính là doanh nghiệp thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội) xuyên suốt
trong toàn bộ chiến lƣợc kinh doanh của mình, và đây cũng chính là điều cốt lõi trong kinh
doanh của doanh nghiệp Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh ngày nay.
14
ThS Phạm Ngọc Minh, Phó Cơ quan đại diện Bộ Khoa học – Công nghệ phía Nam, trang 415 Kỷ yếu hội thảo
“Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao” tháng 09/2011 tại TPHCM.
138
Từ sau ngày Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới) ngày 01-01-
2007 đến nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, điều này làm
tăng áp lực cạnh tranh, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Thời kỳ trƣớc khi Việt Nam hội nhập với thế giới, đa phần doanh nghiệp hoạt động
trong phạm vi hẹp, trong từng địa phƣơng. Sản xuất mang tính chất thủ công, với công
nhân số lƣợng ít. Ngày nay sản xuất của doanh nghiệp mang tính chất quốc gia, cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế, kể cả cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp quốc tế tại thị
trƣờng Việt Nam; sản xuất với quy mô lớn, sử dụng công nghệ trong sản xuất, số lƣợng
nhân viên của doanh nghiệp cũng tăng lên hàng ngàn ngƣời (kể cả chục ngàn ngƣời).
Ngày nay ngƣời tiêu dùng nhiều quyền lực và khó biết hơn; cần phải thấy rằng
ngƣời tiêu dùng luôn thể hiện sự thông minh của mình bằng cách lựa chọn doanh nghiệp có
thƣơng hiệu trung thực; có trách nhiệm xã hội.
Ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng lựa chọn cái tốt hơn thay cho cái nhiều hơn. Sự trụ
vững và lâu bền nơi khách hàng và môi trƣờng kinh doanh chính là lòng tin, chữ tín, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua sản phẩm, qua ứng xử với ngƣời lao động, với
khách hàng, với cộng đồng dân cƣ, với môi trƣờng; chống làm ăn kiểu chụp giật, gian trá.
Bên cạnh những hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thế giới của thế
kỷ 21 đang phát triển với rất nhiều những thay đổi làm ảnh hƣởng đến tất cả mọi ngƣời, tạo
nên những rủi ro khó lƣờng trƣớc đƣợc. Do vậy, “phát triển bền vững là xu thế tất yếu
trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Tại hội nghị thƣợng đỉnh thế giới năm
1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trƣờng cùng với các nhà
chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của
các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc
cơ bản về sự phát triển bền vững và chƣơng trình nghị sự 21, xác định các hành động cho
sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa về ba mặt: kinh tế - xã hội - môi trƣờng
để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại
nhƣng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh
tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lƣợng cuộc sống của các thế hệ trong tƣơng lai.”15
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility, gọi
tắt là CSR) thông qua quá trình tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc hiểu là sự
cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Có 03 mục tiêu phát triển bền vững đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt “Định hƣớng
chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” đó là:
+ Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế.
15
Dự thảo “Chƣơng trình hành động của chính phủ” thực hiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững (chƣơng
trình nghị sự 21) ngày 19-3-2006.
139
+ Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội.
+ Mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên – môi trƣờng.
Thực hiện cam kết CSR có nghĩa là doanh nghiệp phải tuân thủ các chuẩn mực
a. Bảo vệ môi trƣờng: sản phẩm sản xuất ra phải sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo sức
khỏe ngƣời tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng (trong việc xử lý nƣớc thải);
chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao nhƣ sản xuất rau sạch, trái cây
sạch (hạn chế dùng thuốc trừ sâu). Sản phẩm đƣợc sản xuất ra từ áp dụng công
nghệ sạch, quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính
và bảo vệ môi trƣờng chống biến đổi khí hậu.
b. Bảo vệ ngƣời lao động: Thực hiện bình đẳng về giới, tổ chức sản xuất an toàn lao
động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên (quyền lợi đƣợc học tập,
đào tạo), không đƣợc sử dụng lao động chƣa đến tuổi vị thành niên
c. Chấp hành luật pháp: Chấp hành những quy định của pháp luật trong việc đảm bảo
nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động và nhiều quy định của quốc
gia,thực hiện đúng những quy định của luật doanh nghiệp
d. Tham gia các công tác xã hội, cộng đồng, đóng góp từ thiện các chƣơng trình giúp
“xóa đói giảm nghèo”; giúp thanh thiếu niên có điều kiện cắp sách đến trƣờng; giúp
xây nhà tình nghĩa, tình thƣơng, thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, thể hiện đạo
đức kinh doanh của một doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp và sự cần thiết thực hiện trách nhiệm xã hội
Thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) trong thực tế đã chứng minh đó là doanh
nghiệp thực hiện cho chính đơn vị mình, vì sự phát triển của đơn vị mình, trong nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, nâng
cao uy tín và thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Trong những ngành hàng xuất khẩu, các thị trƣờng lớn của Nhật, Mỹ, EU yêu cầu
của Chính ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_sach_dieu_cot_loi_trong_kinh_doanh_p2_09.pdf