Kinh tế học - Chương 1: Nhập môn kinh tế học

1- Kinh tế học: là môn KHXH nghiên cứu sự lựa chọn của các cá nhân, tổ chức, và x ã

hội trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh

tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình.

2- Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học:

- Sản xuất cái gì và bao nhiêu ?

- Sản xuất cho ai ?

- Sản xuất như thế nào?

pdf24 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 1: Nhập môn kinh tế học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán là CP được trả trực tiếp bằng tiền để mua các yếu tố sản xuất, được ghi vào sổ sách kế toán. - CP ẩn là CP phát sinh khi một DN sử dụng nguồn lực do chính người chủ DN sở hữu. CP này không tạo ra một giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. - Môn kế toán: chỉ quan tâm đến CP kế toán - Môn Kinh tế học: quan tâm cả CP kế toán và CP ẩn - CP kế toán còn được gọi là chi phí biểu hiện - CP ẩn còn được gọi là chi phí cơ hội 2- Chi phí sản xuất trong ngắn hạn: * Chi phí cố định: Là các khoản chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. - Ký hiệu: + Chi phí cố định: FC + Tổng chi phí cố định: TFC - Đường TFC: Là đường thẳng, nằm ngang. * Chi phí biến đổi: Là các khoản chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi. - Ký hiệu: + Chi phí biến đổi: VC + Tổng chi phí biến đổi: TVC - Đường TVC: Là 1 đường cong có mặt lồi hướng lên, sau đó hướng xuống. * Tổng chi phí: TC = TFC + TVC - Đường TC: Đồng dạng với đường TVC và nằm trên đường TVC một đọan bằng TFC. * Chi phí cố định trung bình: + AFC = TFC/Q + AFC sẽ càng giảm khi sản lượng càng tăng → đường AFC có dạng hyperbol dọc theo trục hoành. * Chi phí biến đổi trung bình: + AVC = TVC/Q + Đường AVC thường có dạng chữ U Chi phí kế toán Lợi nhuận kế toán Chi phí kế toán Lợi nhuận kinh tế Chi phí ẩn D O A N H T H U Chi phí kinh tế KẾ TOÁN KINH TẾ HỌC 18 * Tổng chi phí trung bình: + ATC = AFC + AVC + Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khỏang bằng AFC. * Chi phí biên: Là sự thay đổi trong tổng chi phí TC (hay tổng chi phí biến đổi TVC) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. + MC = ΔTC/ΔQ = ΔTVC/ΔQ + Khi TC và TVC là hàm số, thì MC là đạo hàm bậc nhất của hàm TC hoặc hàm TVC: MC = dTC/dQ = dTVC/dQ + Đường MC cũng có dạng chữ U và là độ dốc của đường TC hoặc TVC * Quan hệ giữa Chi phí biên với Tổng chi phí trung bình và với Chi phí biến đổi trung bình: Quan hệ giữa MC và ATC Quan hệ giữa MC và AVC → MC – ATC = Q x dATC/dQ + MC < ATC → dATC/dQ < 0 → AC giảm + MC > ATC → dATC/dQ > 0 → AC tăng + MC = ATC → dATC/dQ = 0 → AC cực tiểu. → Đường MC cắt đường ATC tại điểm cực tiểu của đường ATC. Mức sản lượng có ATC cực tiểu là mức sản lượng tối ưu. Nói cách khác, mức sản lượng tối ưu sẽ đạt được khi MC = ATC → Lập luận tương tự, ta có: + MC < AVC → AVC giảm + MC > AVC → AVC tăng + MC = AVC → AVC đạt cực tiểu → Đường MC cắt đường AVC tại điểm cực tiểu của đường AVC 3- Chi phí sản xuất trong dài hạn: - Chi phí trung bình dài hạn (LATC) thể hiện chi phí trung b.nh thấp nhất có thể có tại mỗi mức sản lượng khi doanh nghiệp thay đổi qui mô sản xuất. - Dài hạn có thể coi như chuỗi những ngắn hạn nối tiếp nhau → Đường LATC là đường bao của các đường SATC. - Đường LATC cũng có dạng chữ U 19 Chương 7 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền thuần túy 1- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 1.1. Đặc điểm: - Có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua → không có ai trong số người mua hoặc người bán có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường. - Sản phẩm đồng nhất. - Người bán (DN) tự do gia nhập hoặc rút khỏi ngành. - Người mua có thông tin hoàn hảo về thị trường. 1.2. Đường cầu của doanh nghiệp: - Đường cầu của doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang tai mức gá P. - Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là Người chấp nhận giá. 1.3. Các chỉ tiêu về doanh thu: - Tổng doanh thu: TR = P x Q → TR là 01 đường thẳng dốc lên và có độ dốc là P. - Doanh thu trung bình: AR = TR/Q = (P x Q)/Q = P → AR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P. - Doanh thu biên: Là sự tăng thêm trong TR khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản lượng. MR = ΔTR/ΔQ = d(TR)/dQ = P → MR là 1 đường thẳng nằm ngang tại mức giá P. Lưu ý: Khi vẽ đồ thị thị các đường AR, MR và đường cầu của doanh nghiệp trùng nhau. 1.4. Xác định giá và sản lượng trong ngắn hạn: - Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận - Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC - Để tối đa hóa lợi nhuận: + Thì: dЛ = dTR – dTC = 0 + Hay: dTR = dTC + Hay: MR = MC (Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận). - Để tối đa hóa lợi nhuận thì: + Nếu MR < MC: Giảm sản lượng. + Nếu MR > MC: Tăng sản lượng. 1.5. Các quyết định sản xuất của doanh nghiệp: Nếu Thì Quyết định P > ACmin DN có lợi nhuận DN phát triển SX P = ACmin DN hoà vốn DN tiếp tục SX AVC < P < ACmin DN lỗ 1 phần chi phí cố định DN vẫn tiếp tục SX để thu 01phần chi phí cố định 20 P =< AVCmin DN lỗ t.an bộ chi phí cố định DN đóng cửa Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MC = MR 1.6. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn: Trong ngắn hạn, đường cung của doanh nghiệp là 1 phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC. 2. Thị trường độc quyền thuần túy: 2.1. Đặc điểm: - Chỉ có duy nhất một người bán. - Sản phẩm không có khả năng thay thế. - Có rào cản các DN khác gia nhập ngành như: sở hữu nguồn tài nguyên; do qui định của chính phủ; do bản quyền; do tính kinh tế theo qui mô. 1.2. Đường cầu của doanh nghiệp: - Vì chỉ có 1 DN trong ngành nên đường cầu về SP của thị trường cũng là đường cầu của DN độc quyền → Đường cầu về SP của DN độc quyền dốc xuống. - Doanh nghiệp độc quyền là Người định giá 1.3. Các chỉ tiêu về doanh thu: - Tổng doanh thu: + Hàm cầu: Q = aP +b, (a < 0) (*) → P = 1/a x Q – b/a + Hàm doanh thu: TR = P x Q = (1/a x Q – b/a)Q= 1/a x Q2 – bQ/a → TR là 01 parabol có dạng chữ U ngược - Doanh thu trung bình: + AR = TR/Q = (P x Q)/Q = P + Đường AR cũng chính là đường cầu. - Doanh thu biên: + Hàm doanh thu: TR = 1/a x Q2 – b/a Q, (a < 0) + MR = dTR/dQ = 2/a x Q – b/a (**) + Từ (*) và (**) → Đường MR có cùng tung độ góc và có độ dốc gấp đôi đường cầu (nằm dưới đường cầu). 1.4. Đường cầu, đường MR và tối đa hóa doanh thu: - Vì đường MR nằm dưới đường cầu nên P>MR. - Vì MR là đạo hàm của TR → TR đạt cực đại khi MR = 0 - TR đạt cực đại không có nghĩa là doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận. 1.5. Tối đa hóa lợi nhuận: Xác định P và Q trong ngắn hạn: - Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. - Hàm lợi nhuận: Л = TR – TC - Để tối đa hóa lợi nhuận: + Thì: dЛ = dTR – dTC = 0 + Hay: dTR = dTC + Hay: MR = MC 21 - Sự độc quyền không bảo đảm DN độc quyền có LN. - LN phụ thuộc vào chênh lệch giữa P và AC. - Trường hợp P<AC thì DN độc quyền tối thiểu hóa lỗ. 1.6. Tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ: - Để tối đa hóa sản lượng mà không bị lỗ, DN độc quyền sẽ SX mức sản lượng mà ở đó TR = TC hoặc P = AC. - Có 2 mức sản lượng thỏa điều kiện này, DN độc quyền chọn mức SL lớn. 1.7. Đạt lợi nhuận định mức theo chi phí: - Để đạt lợi nhuận định mức theo chi phí, DN độc quyền sẽ SX mức sản lượng mà ở đó P = (1+a)AC. - Có 2 mức sản lượng thỏa điều kiện này, DN độc quyền chọn mức SL lớn. 1.8. Quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền: Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận khi: MC = MR Hay: MC = P(1+1/ED) → P = MC/(1 + 1/ED) 1.8. Phân biệt giá: - Doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng khác nhau hoặc từng thị trường khác nhau gọi là phân biệt giá. - Doanh nghiệp độc quyền định giá ở mỗi thị trường sao cho: MR1 = MR2 = = MRn= MRT Khi đó sản lượng là: QT = Q1 + Q2 + + Qn 1.9. Tổn thất vô ích do độc quyền: Doanh nghiệp độc quyền thường sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn và bán ở giá cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn. 2.0. Kiểm soát độc quyền của Chính phủ: - Quy định gía bán tối đa. - Đánh thuế theo 2 cách: + Thuế không theo sản lượng (thuế khóan). + Thuế theo sản lượng - Luật chống độc quyền - Quốc hữu hóa. Tác động của các biện pháp kiểm soát độc quyền Biện pháp Doanh nghiệp độc quyền Người tiêu dùng Chính phủ MR = ΔTR ΔQ dTR dQ = d(PQ) dQ = dP dQ = P + Q MR PQdP PdQ = P + QdP PdQ = P(1 + ) = P(1 + ) ED 1 22 Quy định gía tối đa LN giảm đi Được lợi: Giá thấp hơnvà sản lượng tăng lên Không tác động Đánh thuế không theo sản lượng (thuế khoán) LN giảm đi Không tác động: Giá và sản lượng không đổi Thu được thuế bằng số LN giảm đi của DNĐQ Đánh thuế theo sản lượng LN giảm đi Bị thiệt: Giá cao hơn vàsản lượng gỉam đi Thu được thuế 23 Chương 8 Thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm 1. Thị trường cạnh tranh độc quyền: 1.1. Đặc điểm: - Có nhiều người bán cạnh tranh nhau, thị phần của mỗi DN là nhỏ. - Sản phẩm của mỗi DN có 01 chút khác biệt nhau về thương hiệu, kiểu dáng, chất lượng, , và có khả năng thay thế nhau. - Các DN tự do gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành 1.2. Đường cầu của doanh nghiệp: Vì mỗi doanh nghiệp là người duy nhất SX sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên đường cầu đối với mỗi DN sẽ dốc xuống. 1.3. Xác định giá và sản lượng: - Trong ngắn hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp độc quyền. → Tối đa hóa lợi nhuận tại MR = MC - Trong dài hạn: Doanh nghiệp hành động giống như doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo + Nếu có lợi nhuận trong ngắn hạn: các doanh nghiệp khác gia nhập ngành + Nếu bị lỗ trong ngắn hạn: một số doanh nghiệp rút khỏi ngành → Không có lợi nhuận kinh tế trong dài hạn 1.4. So sánh giá và sản lượng thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền: Sự khác nhau trong dài hạn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo: - Công suất dư thừa; - Giá cao hơn. 2. Thi trường độc quyền nhóm: 2.1. Đặc điểm: - Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm: + Có vài DN bán sản phẩm tương tự nhau. Thị phần của mỗi DN là khá lớn. + Sản phẩm có thể đồng nhất hoặc phân biệt. Các sản phẩm có thể thay thế nhau. + Các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau. + Có các rào cản gia nhập ngành. - Đặc điểm doanh nghiệp độc quyền nhóm: + Vì chỉ có vài người bán, đặc điểm chính của thị trường độc quyền nhóm là mâu thuẫn giữa hợp tác và tư lợi. + Độc quyền nhóm hợp tác. + Độc quyền nhóm không hợp tác. 2.2. Độc quyền nhóm hợp tác: - Hợp tác ngầm: Các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất và giá bán. + DN1 có chi phí sản xuất thấp hơn DN2, nghĩa là AC1<AC2, MC1<MC2. + DN1 tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng Q1 (tại đậy MR = MC1) và sẽ định 24 gía bán là P1. Tương tự, DN 2 sẽ định gía bán là P2. + Vì P2 cao hơn P1 nên để cạnh tranh, DN2 buộc phải hạ giá từ P2 xuống còn P1. → Như vậy, DN 1 trở thành người lãnh đạo giá - Hợp tác công khai (Cartel): Các doanh nghiệp hợp tác và hành động như một khối thống nhất. Điều kiện để một Cartel có thể thành công: + Cầu thị trường ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế. + Các doanh nghiệp ngoài Cartel có cung ít co giãn, nghĩa là lượng cung rất hạn chế. + Sản lượng của Cartel chiếm tỷ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành. + Tất cả các thành viên tuân thủ theo qui định. 2.3. Độc quyền nhóm không hợp tác: - Các doanh nghiệp độc quyền nhóm có thể có kết quả tốt hơn khi hợp tác lẫn nhau và hành động giống như độc quyền - Tuy nhiên, rất khó duy trì sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, đó là do tư lợi. - Độc quyền nhóm không hợp tác đường cầu gãy → Tối đa hóa lợi nhuận xãy ra tại điểm gãy MR = MC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_kien_thuc_on_tap_mon_kinh_te_vi_mo_7618.pdf
Tài liệu liên quan