I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành
kinh tế củaTrung Quốctrong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
2. Kỹ năng:
- Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có những hiểu biết nêu
trên.
3. Thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai
bên cùng có lợi giữa Việt nam và Trung Quốc.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh tế cộng hoà nhân dân Trung Hoa (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (tt)
Tiết 2. KINH TẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành
kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước..
2. Kỹ năng:
- Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có những hiểu biết nêu
trên.
3. Thái độ:
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai
bên cùng có lợi giữa Việt nam và Trung Quốc.
II. Thiết bị dạy học:
- BĐ tự nhiên Trung Quốc (nếu có)
- BĐ kinh tế chung Trung Quốc.
III. Trọng tâm bài:
- Một số biện pháp và kết quả của hiện đại hóa công nghiệp, nông
nghiệp của Trung Quốc, nâng vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế
giới.
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp
Trung Quốc .
IV. Tiến trình dạy học:
- Kiểm tra bài cũ: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của
Trung Quốc.
- Mở bài:
Thế giới đang chứng kiến những bước đi mạnh mẽ và vững vàng của
Trung Quốc. Vì sao Trung Quốc đã có những thành công lớn trong lĩnh vực
kinh tế như vậy và quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc có những bước phát
triển quan trọng như thế nào ? Các câu hỏi đó sẽ được lí giải trong bài học
hôm nay.
TG
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
HĐ1. Cả lớp
? Nêu một số điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế Trung
I. Khái quát:
Công cuộc hiện đại hóa đã làm cho
Quốc (như vị trí, tài nguyên, lao
động…).
- GV thời sự: mặc dù với cùng
một điều kiện tự nhiên và dân cư,
trong giai đoạn 1949-1978 Trung
Quốc đã không thành công trong
việc phát triển kinh tế. Không
những thế, các cuộc đại nhảy vọt,
cách mạng văn hóa còn gây thiệt
hại cho nền kinh tế. Trung Quốc
thay đổi đường lối phát triển
kinh tế, giữ vững ổn định xã hội,
khai thác nguồn lực trong nước,
nguồn lực bên ngoài, tiến hành
HĐH đất nước; nhờ đó, Trung
Quốc đã có những thành công
được thế giới ghi nhận.
- Công cuộc Hiện đại hóa đất
nước đã mang lại kết quả to lớn
như thế nào ? (đọc nội dung mục
kinh tế Trung Quốc phát triển ổn đinh:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất
thế giới, trung bình năm đạt trên 8%.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng
tích cực.
- Tổng GDP lớn (1649.3 tỉ $, lớn thứ
7/thế giới.)
- Thu nhập bình quân theo đầu người
tăng nhanh (GDP/người:6300 $, 2005).
.
I rút ra nét nổi bật).
→ Giá trị hàng xuất khẩu lớn thứ
3 thế giới (sau Đức, Hoa Kì).
Năm 1985 GDP/ người đạt
276$, 2004 đạt 1269$ (tăng hơn
4.6 lần trong 19 năm). VN cùng
thời điểm là 45.4 tỉ $.
Chuyển ý: các ngành kinh tế
Trung Quốc đã có những thay
đổi như thế nào trong quá trình
Hiện đại hóa ? Chúng ta sẽ được
tìm hiểu trong mục II.
HĐ 2. Tìm hiểu về các ngành
kinh tế của Trung Quốc.
- GV: mục tiêu hàng đầu trong
công cuộc Hiện đại hóa đất nước
là phát triển công nghiệp nhằm
sản xuất hàng hóa đáp ứng thị
trường đông đảo 1.3 tỉ dân và
phục vụ cho xuất khẩu (là nhiệm
II. Các ngành kinh tế:
1. Công nghiệp.
a. Chiến lược phát triển:
- Thực hiện nền kinh tế thị trường.
- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng
cường giao lưu, thu hút đầu tư nước ngoài.
vụ hàng đầu).
? Trung Quốc đã thực hiện gì để
phát triển công nghiệp ?
→ Năm 2004, FDI vào Trung
Quốc đứng hàng đầu thế giới,
đạt 60.6 tỉ $. (Trung Quốc tạo ra
các đặc khu kinh tế ở phía Đông
Nam: thu được nguồn vốn đầu
tư lớn).
? Dựa vào bảng 10.1 nhận xét sự
tăng trưởng một số sản phẩm
công nghiệp của Trung Quốc.
→ So với sản lượng năm 1985
thì năm 2004 tốc độ tăng trưởng
đạt là: than 170,0; điện 706,4;
thép 580,4; xi măng 664,4; phân
đạm 216,2%.
- Năm 1970, Trung Quốc phóng
vệ tinh nhân tạo đầu tiên của
mình vào không gian. Thành tựu
- Hiện đại hóa trang thiết bị, đặc biệt
chú ý các lĩnh vực công nghệ cao (công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học...).
b. Kết quả:
- Tốc độ tăng trưởng cao, nhiều sản
phẩm công nghiệp của Trung Quốc đứng
hàng đầu thế giới về sản lượng.
- Nhiều ngành đạt đến đỉnh cao về
công nghệ (đưa người lên vũ trụ).
c. Phân bố:
- Hoạt động công nghiệp chủ yếu tập
trung ở phía Đông đất nước.
này đưa TQ trở thành quốc gia
thứ 5 tự phóng được vệ tinh nhân
tạo.
? Kể tên một số TTCN của
Trung Quốc, phân tích các điều
kiện tác động đến sự phân bố này
(tự nhiên, KT-XH) ?
Chuyển ý: với dân số trên 1.3
tỉ người, việc phát triển nông
nghiệp đảm bảo cung cấp đủ
lương thực, thực phẩm là hết sức
quan trọng (là nhu cầu cấp thiết).
? Trung Quốc đã có những chính
sách, biện pháp gì để phát triển
nông nghiệp ?
- Khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp: bình quân đất nông
- Các trung tâm công nghiệp có qui mô
rất lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán,
Quảng Châu, Trùng Khánh.
- Từ cuối những năm 90, Trung Quốc
chú ý phát triển công nghiệp vùng nội địa
(miền Tây).
2. Nông nghiệp.
a. Biện pháp cải cách trong nông nghiệp:
- Giao quyền sử dụng đất cho nông
dân.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng: phát triển
giao thông, thủy lợi, áp dụng các kĩ thuật
mới, giống mới vào sản xuất.
- Miễn thuế nông nghiệp.
b. Kết quả hiện đại hóa nông nghiệp:
Sản xuất được nhiều loại nông phẩm có
nghiệp trên đầu người thấp, ở
nhiều vùng nông thôn còn lạc
hậu, đầu tư của nhà nước cho
nông nghiệp còn íhạn
chế…chênh lệch về mức sống
giữa nông thôn và thành thị.
Hiện nay Trung Quốc tập
trung chú ý hơn đến nông thô,
nông dân, ngành nông nghiệp.
? Dựa vào Hình 10.9 kể tên các
nông sản chính của Trung Quốc.
- Nhận xét sự phân bố cây lương
thực, cây công nghiệp và chăn
nuôi gia súc. Giải thích vì sao có
sự khác giữa miền Đông và miền
Tây ?
→ Do miền Đông có nhiều đồng
bằng châu thổ, lượng mưa lớn,
lao động dồi dào…; miền Tây có
nhiều núi, cao nguyên…
năng suất cao, một số loại có sản lượng
đứng đầu thế gới (lương thực, bông, lạc,
thịt lợn…) nhưng bình quân đầu người còn
thấp.
c. Phân bố:
- Hoạt động nông nghiệp tập trung chủ
yếu ở miền Đông: cơ cấu nông nghiệp đa
dạng gồm nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
+ Khu vực phía Bắc (ĐB Đông Bắc,
Hoa Bắc) chủ yếu nông phẩm ôn đới: lúa
mì khoai tây,…
+ Khu vực phía Nam (ĐB Hoa
Trung, Hoa Nam) chủ yếu nông phẩm cận
nhiệt và nhiệt đới: lúa gạo, chè mía…
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi gia
súc ăn cỏ: bò, cừu…
- Có sự khác biệt giữa miền Bắc
và miền Nam.
Chuyển ý: Việt Nam và Trung
Quốc là hai nước láng giềng có
mối quan hệ gắn bó lâu đời.
Trong thời hiện đại hai nước có
đặc điểm gì ?
HĐ 3. Tìm hiểu mqh Trung
Quốc-Việt Nam.
- GV cho HS đọc nội dung SGK
rút ra các ý chính.
III. Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam:
- Trung Quốc và Việt Nam có mối
quan hệ lâu đời và đang phát triển trong
nhiều lĩnh vực: khoa học, thương mại, văn
hóa, thể thao…
- Phương châm: “láng giềng…hướng
tới tương lai”.
- Giá trị trao đổi thương mại tăng dần.
IV. Đánh giá:
1. Dựa vào Hình 10.8 và BĐ kinh tế chung Trung Quốc nhận xét và
giải thích sự phân bố công nghiệp của quốc gia này ?
V. Hoạt động nối tiếp: xem bài trước ở nhà Tiết 3. Bài thực hành: Trung
Quốc.
VI. Phụ lục:
1. Sự thay đổi trong nền nông nghiệpTrung Quốc:
Trước 1978, nông nghiệp TQ vẫn manh tính tự phát. Cải cách ruộng
đất được tiến hành rất sớm liền sau đó là sự ra đời của các hợp tác xã, công
xã nhân dân nhưng do hình thức quản lí tập trung quan liêu bao cấp, mệnh
lệnh cứng nhắc, không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của người nông dân,
không động viên được tinh thần tự giác làm việc của họ nên hiệu quả năng
suất lao động rất thấp.
Sau 1978, nhiều biện pháp mới đã được thựchiện trong nông nghiệp…
3. Chương trình không gian của Trung Quốc:
- Vào ngày 19/11/1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1
được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của
chương trình. Sau 3 lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên
lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15/10/2003, mang theo nhà du
hành vũ trụ Dương Lọi Vỹ, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ 3 trên thế
giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình.
- Lần phóng thứ 2 tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12/10/2005 với 2
nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_6694.pdf