Chính sách mặt hàng là nhữngchủ trương, quy định của nhà nước về những mặt hàng được chú trọng (hoặc hạn chế) xuất khẩu, nhập khẩu tuỳ theo đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu của đất nước. Những hàng hoá hạn chế xuất nhập khẩu và cấm xuất nhập khẩu do những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, của xã hội trong từng giai đoạn.
Ví dụ: ở Việt nam cấm xuất khẩu vũ khí đạn dược, hoá chất độc, các loại ma tuý, đồ cổ, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự. Cấm nhập khẩu văn hoá phẩm đồi truỵ.
Hàng hoá được quản lý bằng hạn ngạch như gạo, hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canađa, Na uy. Hàng hoá xuất nhập khẩu được quản lý theo chuyên ngành, ví dụ: khoáng sản do Bộ thương mại và Bộ khoa học, công nghệ và môi trường quản lý.
Hàng hoá có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân ở Việt nam như xăng dầu, xi măng, phân bón, thép xây dựng, xe hơi. là những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu dùng, ngân sách và cung cầu trên thị trường thì nhà nước quản lý.
125 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo quy mô (sản lượng hoặc thu nhập).
Căn cứ vào khả năng chuyển dịch thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế có thể chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế lợi tức, thuế tài sản...). Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế (thuế hàng hoá, thuế xuất nhập khẩu ...).
Thuế là công cụ điều tiết sản xuất và điều tiết tiêu dùng. Nhìn chung, thuế suất cao làm giảm lợi nhuận và do đó làm giảm đầu tư, giảm quy mô sản xuất. Ngược lại, giảm thuế sẽ có tác dụng kích thích kinh tế tăng trưởng. Thuế còn ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. Bằng việc thay đổi thuế suất, chính phủ có thể làm cho ngành này được mở rộng, ngành kia bị thu hẹp. Thuế suất cao làm tăng giá cả hàng hoá và do đó sẽ làm giảm tiêu dùng của dân cư và ngược lại.
Dưới sự tác động của các quy luật thị trường, sự phân hoá về mức thu nhập, mức sống là không tránh khỏi. Thuế là công cụ quan trọng điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Bằng thuế thu nhập và các hình thức thuế khác, nhà nước thu bớt một phần thu nhập của những người có thu nhập cao. Tuy nhiên, thuế suất cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và do đó làm giảm nguồn thu trong dài hạn. Bởi vậy, việc thay đổi thuế suất rất cần được cân nhắc.
b) Chi tiêu của nhà nước
Mọi khoản chi tiêu của nhà nước đều tác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chi của ngân sách nhà nước làm tăng thu nhập và do đó làm tăng tiêu dùng của một bộ phận dân cư, các cơ quan nhà nước. Điều đó làm cho cầu hàng hoá tăng. Trong trường hợp sản xuất bị giảm sút, các khoản chi tiêu này sẽ làm giảm tổn thất về thu nhập của những người lao động, ổn định cầu, giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Những khoản trợ cấp của nhà nước với các doanh nghiệp sẽ có tác dụng mở rộng đầu tư, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Những hoạt động đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước vào nền kinh tế như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở các doanh nghiệp mới... vừa làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng trực tiếp phục vụ cho xây dựng các công trình này, tức là có tác dụng kích cầu, vừa trực tiếp làm tăng việc làm, tăng GDP. Như thế, đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, chi tiêu ngân sách quá lớn cũng có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế: lạm phát gia tăng, nền kinh tế trở nên quá nóng... Như vậy, chi tiêu ngân sách nhà nước chỉ có tác động tích cực với những điều kiện sau:
Thứ nhất, xác định giới hạn hợp lý tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước trong GDP.
Thứ hai, lựa chọn đúng đắn các mục tiêu kinh tế vĩ mô cần giải quyết để sử dụng các khoản chi ngân sách một cách có hiệu quả.
Thứ ba, điều hành các khoản chi ngân sách phù hợp với các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
CHƯƠNG XIV
LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. LỢI ÍCH KINH TẾ
Bản chất lợi ích kinh tế
Để thoả mãn các nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào những gì có sẵn trong tự nhiên, mà phải tiến hành quá trình sản xuất. Chính những kết qủa của quá trình sản xuất là cơ sở, điều kiện để thoả mãn các nhu cầu của con người. Nhưng kết qủa của quá trình sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định không những mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người, mà quyết định cả phương thức thoả mãn các nhu cầu đó.
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người không chỉ tuỳ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn tuỳ thuộc vào dịa vị của con người ta trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội. Tại một thời điểm nhất định, kết qủa của quá trình sản xuất là một lượng xác định. Phần mỗi người nhận được từ kết qủa đó nhiều ít khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu và trước hết vào địa vị của họ đối với tư liệu sản xuất. Ai làm chủ tư liệu sản xuất, quá trình phân phối sẽ được thực hiện vì lợi ích của người đó.
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội được gọi là lợi ích kinh tế.
Những điều trình bày trên đây cho thấy lợi ích kinh tế có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Lợi ích kinh tế do lực lượng sản xuất quyết định. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế của các chủ thể khác nhau. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển lực lượng sản xuất về căn bản đáp ứng được lợi ích của tuyệt đại đa số các chủ thể kinh tế.
- Lợi ích kinh tế còn phụ thuộc vào đặc tính của quan hệ sản xuất, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Do đó, để thực hiện các lợi ích kinh tế, các chủ thể kinh tế phải tìm cách xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Trong xã hội có giai cấp, vì lợi ích của mình, giai cấp thống trị coi việc bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ là “thiêng liêng”, “bất khả xâm phạm”. Những người lao động, vì lợi ích của mình, phải đấu tranh để trở thành người chủ thực sự tư liệu sản xuất.
- Lợi ích kinh tế, về bản chất là quan hệ xã hội. Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu của con người không giản đơn tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm mà họ có được mà luôn được đặt trong quan hệ so sánh với những người khác.
- Lợi ích kinh tế luôn vận động, biến đổi. Sở dĩ như vậy là vì lợi ích kinh tế do lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định, mà lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại không ngừng vận động, biến đổi.
Vai trò của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế, của sự phát triển xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “ Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người” C.Mác: Phê phán kinh tế chính trị. C.Mác-Ăngghen, toàn tập, tập 13. Tiếng Nga. NXB Tiến bộ. Tr. 5,6
.
Tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động vì lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, tuyệt đại đa số các chủ thể kinh tế trước hết phải quan tâm đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Người lao động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Để thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế còn đấu tranh với nhau để thực hiện quyền làm chủ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của tiến bộ xã hội .
Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, khôngđược chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều kiện cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng.
Các hình thức lợi ích kinh tế
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất luôn thuộc về những chủ thể kinh tế nhất định. Trong nền kinh tế có các chủ thể như: cá nhân, tập thể, giai cấp, nhà nước, dân tộc... Tương ứng với mỗi chủ thể đó là một hình thức lợi ích kinh tế: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia, dân tộc...
Các lợi ích kinh tế vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập thể đó. Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao... Ngược lại, lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt thì người lao động càng tích cực làm việc, trách nhiệm với doanh nghiệp càng cao và do đó, lợi ích doanh nghiệp càng được thực hiện tốt.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Như vậy, các lợi ích kinh tế của các chủ chể độc lập vẫn có mặt thống nhất với nhau.
Các lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống nhất với nhau. Nhưng vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau.
Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết qủa hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau, vì thu nhập của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống và ngược lại.
Khi có mâu thuẫn thì việc thực hiện lợi ích này có thể sẽ ngăn cản, thậm chí làm tổn hại đến các lợi ích khác. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. Do vậy, điều hoà mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác. Sở dĩ như vậy là vì, thứ nhất nhu cầu cơ bản, sống còn trước hết thuộc về các cá nhân, quyết định hoạt động của các cá nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích cá nhân là sơ sở để thực hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu thành nên tập thể, giai cấp, xã hội... “Dân giầu thì nước mạnh”. Do đó, lợi ích cá nhân chính đáng, pháp luật không ngăn cấm cần được tôn trọng, bảo vệ.
Các hệ thống lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Như trên đã trình bày, lợi ích kinh tế phụ thuộc vào quan hệ sản xuất. Các lợi ích kinh tế của các chủ thể trong cùng một hệ thống quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, tuỳ thuộc vào nhau, tạo thành hệ thống lợi ích kinh tế.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần hay có nhiều kiểu quan hệ sản xuất, do đó có nhiều hệ thống lợi ích kinh tế.
Trong thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) có ba chủ thể kinh tế: người lao động, tập thể doanh nghiệp và nhà nước. Tương ứng với ba chủ thể này có ba lợi ích kinh tế và các lợi ích này có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, hình thành nên hệ thống lợi ích kinh tế. Đó là hệ thống ba lợi ích: lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể - lợi ích nhà nước.
Trong thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ có hai chủ thể: người lao động và nhà nước. Lợi ích của hai chủ thể này có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, hình thành hệ thống hai lợi ích: lợi ích cá nhân - lợi ích nhà nước.
Trong thành phần kinh tế tư nhân có bốn chủ thể: người lao động, chủ doanh nghiệp, tập thể doanh nghiệp và nhà nước. Hệ thống lợi ích kinh tế trong thành phần kinh tế này bao gồm: lợi ích cá nhân người lao động - lợi ích chủ doanh nghiệp - lợi ích tập thể doanh nghiệp - lợi ích nhà nước, các lợi ích này vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Trong các hình thức kinh tế dựa trên sở hữu hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh...) sẽ có hệ thống các lợi ích kinh tế đan xen.
Các hệ thống lợi ích kinh tế không tồn tại biệt lập mà có quan hệ, tác động lẫn nhau. Việc thực hiện các lợi ích ở hệ thống này sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích ở hệ thống khác. Sở dĩ như vậy là vì, các thành phần kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Một chủ thể kinh tế thuộc về một thành phần kinh tế nhất định và cũng có thể thuộc về một số thành phần kinh tế. Do đó, mỗi chủ thể kinh tế có thể trở thành bộ phận cấu thành của nhiều hệ thống lợi ích. Chẳng hạn, người lao động có thể vừa làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, vừa tham gia vào hoạt động của kinh tế hộ gia đình hoặc kinh tế tư nhân; nhà nước tham dự vào tất cả các hệ thống lợi ích...
II. QUAN HỆ PHÂN PHỐI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Bản chất của quan hệ phân phối
Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất, do sản xuất quyết định. Đồng thời, phân phối còn là một mặt của quan hệ sản xuất, do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định. Tính chất, đặc điểm của quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định tính chất, đặc điểm của quan hệ phân phối. Kết qủa của phân phối biểu hiện trực tiếp mức độ thực hiện các lợi ích kinh tế.
Mặc dù do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định, quan hệ phân phối có vị trí độc lập tương đối, tác động trở lại quan hệ sở hữu. Nếu phân phối thu nhập công bằng, hợp lý sẽ có tác dụng củng cố quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và ngược lại, sẽ làm sói mòn, thậm chí phá hoại quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nền kinh tế có nhiều thành phần, tức là có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có một hình thức phân phối thu nhập. Như vậy, trong nền kinh tế nhiều thành phần có nhiều hình thức phân phối thu nhập.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất, nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, ngay trong cùng một hình thức sở hữu. Chẳng hạn, trong khu vực kinh tế nhà nước, có công ty một trăm phần trăm vốn nhà nước, có công ty liên doanh, công ty cổ phần... Trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân có công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Trong mỗi hình thức công ty trên đây có phương thức phân phối thu nhập khác nhau.
Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ chế thị trường. Do đó, phân phối thu nhập còn chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Trong cơ chế thị trường, các yếu tố sản xuất như: vốn, sức lao động, đất đai, công nghệ đều trở thành hàng hoá. Do đó, người sở hữu và sử dụng những yếu tố này sẽ được phân phối thu nhập. Mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các tác nhân của thị trường.
Nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lẽ đương nhiên, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhân tố quan trọng chi phối quan hệ phân phối thu nhập. Định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phân phối thu nhập phải theo những nguyên tắc nhất định, phải công bằng. Nhưng công bằng trong phân phối không phải ngay lập tức xuất hiện, ngay cả trong điều kiện chuyên chính vô sản. Sự công bằng trong phân phối thu nhập tuỳ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, vào vấn đề sở hữu các yếu tố sản xuất và sự tác động của nhà nước.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn chưa cao, do đó, trong khu vực kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất cũng chưa thể phân phối theo nhu cầu, mà phải phân phối theo lao động. Hình thức phân phối này công bằng hơn phân phối theo giá trị sức lao động và theo tư bản trong chủ nghĩa tư bản, nhưng vẫn mang tính chất pháp quyền tư sản (phân phối căn cứ vào mức độ đóng góp) nên vẫn chưa hoàn toàn công bằng.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần, có sự khác biệt về sở hữu các yếu tố sản xuất: vốn, công nghệ ... Trong cơ chế thị trường, thu nhập được phân phối theo các yếu tố sản xuất. Điều đó tất yếu dẫn đến chênh lệch về mức thu nhập, mức sống của dân cư.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự củng cố và hoàn thiện của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước sẽ góp phần làm cho việc phân phối thu nhập ngày càng công bằng hơn.
Các hình thức phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Phân phối theo lao động
+ Tính tất yếu khách quan. Sức lao động là một yêú tố của quá trình sản xuất. Do đó, người đóng góp sức lao động sẽ được phân phối thu nhập.
Nếu người lao động không phải là người chủ của tư liệu sản xuất thì phần thu nhập mà họ nhận được sẽ không căn cứ vào kết qủa lao động của họ. Chẳng hạn, trong chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ chỉ được phân phối ở mức tối thiểu, thậm chí dưới cả mức tối thiểu để tái sản xuất sức lao động; dưới chủ nghĩa tư bản, người lao động được phân phối căn cứ vào giá trị sức lao động của họ. Chỉ khi nào người lao động làm chủ tư liệu sản xuất thì phân phối thu nhập mới vì lợi ích của họ, tức là phân phối theo lao động.
Sau khi lật đổ chính quyền cũ, thiết lập chuyên chính vô sản, quyền làm chủ về tư liệu sản xuất của người lao động từng bước được thiết lập. Trong khu vực kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể), người lao động làm chủ tư liệu sản xuất. Do đó, trong khu vực này, sự tồn tại của hình thức phân phối theo lao động là tất yếu.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế hộ gia đình tồn tại khách quan. Mỗi gia đình đều có những tiềm năng nhất định về lao động, vốn liếng, kinh nghiệm sản xuất... Kinh tế hộ gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc tận dụng các nguồn lực đó. Mặc dù trong phạm vi từng gia đình các nguồn lực không lớn nhưng trong phạm vi xã hội các nguồn lực trong các hộ gia đình là rất đáng kể. Bởi vậy, phát triển kinh tế hộ là rất cần thiết. Trong các hộ gia đình, người lao động đồng thời là chủ tư liệu sản xuất. Do đó, thu nhập của các hộ gia đình có nhiều nguồn gốc, trong đó có thu nhập từ lao động. Dưới góc độ xã hội, thu nhập đó là kết qủa của phân phối theo lao động.
Trong chủ nghĩa xã hội chưa thể phân phối theo nhu cầu mà phải phân phối theo lao động vì:
- Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, của cải chưa “dào dạt”, chưa cho phép phân phối theo nhu cầu.
- Trong chủ nghĩa xã hội vẫn còn sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn. Để kích thích sản xuất phát triển, cần phải trả công khác nhau cho lao động có chất lượng khác nhau.
- Trong chủ nghĩa xã hội, tâm lý ngại lao động, chây lười, làm ít muốn hưởng nhiều... vẫn tồn tại. Do đó, phân phối theo lao động sẽ có tác dụng hạn chế những thói hư tật xấu này.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất chưa phát triển cao, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện thì càng không thể phân phối theo nhu cầu.
+ Nội dung phân phối theo lao động
Phân phối theo lao động là việc phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động. Điều đó có nghĩa là người làm nhiều, làm tốt hưởng nhiều; người làm ít hưởng ít; ai không làm không hưởng.
Phân phối theo lao động không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm thuộc về người lao động. Theo quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội của C.Mác thì trong bất kỳ xã hội nào, người lao động không thể được hưởng toàn vẹn sản phẩm của lao động.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, hộ gia đình là những chủ thể kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết qủa sản xuất kinh doanh. Do đó, phân phối theo lao động sẽ được thực hiện trong phạm vi các tổ chức kinh tế đó. Hơn nữa, kết qủa phân phối còn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vào điều kiện thị trường. Như vậy, phân phối theo lao động không có nghĩa là đóng góp lao động như nhau sẽ được hưởng thụ như nhau, nếu người lao động làm việc trong những doanh nghiệp khác nhau, trong cùng một thành phần kinh tế.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen: công ty liên doanh, công ty cổ phần... Do đó, ngay trong khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cũng tồn tại nhiều hình thức phân phối.
+ Tác dụng của phân phối theo lao động
- Phân phối theo lao động làm cho mức thu nhập, mức sống của người lao động trực tiếp phụ thuộc vào kết qủa lao động. Do đó, để nâng cao mức thu nhập, mức sống người lao động phải quan tâm tới kết qủa lao động của bản thân mình và những người có liên quan. Vì vậy, phân phối theo lao động có tác dụng thúc đẩy người lao động tích cực lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động, củng cố kỷ luật lao động ...
- Phân phối theo lao động làm cho mức thu nhập, mức sống của người lao động trực tiếp phụ thuộc vào không chỉ số lượng lao động, mà còn phụ thuộc vào chất lượng lao động của họ. Điều đó thúc đẩy người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao tay nghề; giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực.
- Phân phối theo lao động tạo nguồn thu nhập cho người lao động. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động đảm bảo.
Như vậy, phân phối theo lao động không chỉ có tác dụng tích cực với sản xuất mà cả đời sống. Bởi vậy, phân phối theo lao động rất cần được khuyến khích.
+ Hạn chế của phân phối theo lao động
Phân phối theo lao động là một bước tiến về công bằng trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên, phân phối theo lao động vẫn chưa thật sự công bằng, vẫn còn mang tính pháp quyền tư sản. Sự công bằng ở đây được hiểu theo nghĩa “quyền của người sản xuất là tỷ lệ với lao động mà người ấy cung cấp” C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.34
, và vì thế “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia”. s.đ.d tr.35
Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Khả năng lao động của mỗi người không giống nhau, do đó mức thu nhập, mức sống của họ sẽ chênh lệch.
- Ngay cả khi khả năng lao động như nhau, mức sống của họ cũng không giống nhau vì mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau.
Đến chủ nghĩa cộng sản, khi lực lượng sản xuất phát triển cao, của cải dồi dào, phân phối theo nhu cầu được thực hiện thì mới thật sự công bằng trong phân phối; khi đó mọi cá nhân sẽ có những điều kiện cần thiết cho sự phát triển tự do và toàn diện.
b) Phân phối theo giá trị sức lao động
Trong cơ chế thị trường, sự tồn tại của thị trường hàng hoá sức lao động là khách quan. Khi bán sức lao động, người nhận được tiền lương, tức là được phân phối căn cứ vào giá trị sức lao động của họ.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ chế kinh tế là cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, sự tồn tại và hoạt động của thị trường lao động là khách quan. Do vậy, phân phối theo giá trị sức lao động là tất yếu.
Phân phối theo giá trị sức lao động có nghĩa là phân phối thu nhập căn cứ vào giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Người lao động càng có học vấn cao, tay nghề cao, sức khoẻ tốt thì giá trị sức lao động của họ càng cao. Hơn nữa, trong điều kiện cung lao động tăng nhanh, những người lao động cạnh tranh với nhau cũng phải tìm cách nâng cao chất lượng sức lao động của mình. Do đó, phân phối theo giá trị sức lao động có tác dụng kích thích người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao tay nghề.
Việc sử dụng hàng hoá sức lao động thuộc quyền của người mua. Người bán sức lao động phải làm việc dưới sự giám sát của họ. Do vậy, phân phối theo giá trị sức lao động buộc người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật lao động.
Trong cơ chế thị trường, giá cả của hàng hoá sức lao động, tức là thu nhập của người bán sức lao động, không chỉ tuỳ thuộc vào giá trị của nó, mà còn tuỳ thuộc vào các nhân tố thị trường: quan hệ cung - cầu về sức lao động, chính sách của nhà nước ...
Vì giá cả của hàng hoá sức lao động chịu tác động của nhiều nhân tố trên thị trường cho nên phân phối theo giá trị sức lao động có những hạn chế rất quan trọng là làm cho đời sống người lao động trở nên bấp bênh, không ổn định. Trong điều kiện dân số tăng nhanh, sức ép của cung về lao động rất lớn làm cho tìm kiếm việc làm trở nên rất khó khăn, người lao động bị lệ thuộc vào giới chủ và phải chấp nhận mức tiền lương thấp, tạo ra bất công trong phân phối thu nhập. Vì vậy, việc nhà nước điều tiết nhằm hạn chế sự bất công đó là rất cần thiết.
c) Phân phối theo tài sản
Trong cơ chế thị trường, vốn là nguồn lực quan trọng của sản xuất và do đó, người sở hữu và sử dụng vốn sẽ được phân phối thu nhập. Người sở hữu vốn, nếu nhượng quyền sử dụng cho người khác, tức là bán hàng hoá vốn sẽ được phân phối thu nhập dưới hình thức lãi suất. Những người sử dụng vốn, tức là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sẽ có thu nhập dưới hình thức lợi nhuận.
Trong cơ chế thị trường, đất đai là nguồn lực quan trọng của sản xuất, kinh doanh và do đó, người sở hữu đất đai cũng được phân phối thu nhập. Tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao trinh KTCT2.doc