Kinh nghiệm xử lý tình huống tại phiên tòa

Quan sát trực tiếp thái độ của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Cảm nhận của bản thân qua kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xét xử.

Khả năng nhận biết những dấu hiệu căng thẳng qua hồ sơ vụ án, qua các tài liệu, chứng cứ các đương sự xuất trình tại phiên tòa .

Qua cách xét hỏi của Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, Luật sư.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm xử lý tình huống tại phiên tòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC 4: KINH NGHIỆM XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TẠI PHIÊN TÒA*1. KỸ NĂNG NHẬN BIẾT, DỰ ĐOÁN TÌNH HUỐNG SẼ XẨY RAQuan sát trực tiếp thái độ của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.Cảm nhận của bản thân qua kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xét xử.Khả năng nhận biết những dấu hiệu căng thẳng qua hồ sơ vụ án, qua các tài liệu, chứng cứ các đương sự xuất trình tại phiên tòa .Qua cách xét hỏi của Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, Luật sư.*2. KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG2.1 Đối với tình huống có thái độ không nghiêm túc tại phiên tòa (trả lời lung tung, luống cuống vì không tìm được tài liệu, thái độ không hợp tác, gây mất trật tự phòng xử án)2.2 Đối với tình huống gây cấn*2.1 TÌNH HUỐNG CÓ THÁI ĐỘ KHÔNG NGHIÊM TÚC TẠI PHIÊN TÒAkhéo léo ngắt lời, đặt lại câu hỏi, hướng đương sự, luật sư tranh luận về vấn đề do Thẩm phán yêu cầu. Dành thời gian cho đương sự, Luật sư sắp xếp lại tài liệu tránh làm họ mất bình tĩnh dễ dẫn tới nổi nóng. Thực tế cho thấy thái độ bất hợp tác của các đương sự đặc biệt là Người bị kiện có thể làm ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án. Trường hợp này, phải nêu và giải thích rõ về nghĩa vụ chứng minh vụ án quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của các bên và trách nhiệm của cơ quan nhà nước cũng như trách nhiệm công chức.Đối với các thái độ gây mất trật tự phòng xử án (chưa đến mức gây rối), nhắc nhở các bên về cách cư xử tại phiên tòa *2.1 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG CÓ THÁI ĐỘ KHÔNG NGHIÊM TÚC TẠI PHIÊN TÒA (Tiếp)Tìm cách thỏa hiệp những bất đồng nhỏ hướng đương sự tập trung sang vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Nếu đương sự hoặc Luật sư bỏ về, yêu cầu thư ký phiên tòa ghi rõ vào biên bản vẫn tiến hành xét xử tiếp theo quy định của pháp luật tố tụng. *2.2 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG GÂY CẤN VÀ 10 KỸ NĂNG XỶ LÝ1. Luôn luôn duy trì sự kiểm soát- Điều khiển và kiểm soát phiên tòa;- Giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính cho các đương sự;- Phổ biến nội quy phòng xử án.2. Can thiệp kịp thời để kiềm chế những hành vi thái quá và không phù hợp- Kiểm soát sự tranh luận của các đương sự và luật sư;- Ngắt lời những phần trình bày dài dòng và trùng lặp; yêu cầu các bên trình bày có trọng tâm.- Can thiệp có chọn lọc, bỏ qua những cư xử không phù hợp nhưng không quá nghiêm trọng.*2.2 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG GÂY CẤN VÀ 10 KỸ NĂNG XỶ LÝ (Tiếp)3. Để cho đương sự hoặc luật sư gây hấn biết rằng sự trình bày của họ đã được lắng nghe và thấu hiểu Diễn đạt sự thấu hiểu bằng các câu - “Tòa hiểu là ông (bà) muốn nói (cho rằng) có đúng không”? - Thể hiện Thẩm phán tôn trọng và chú ý lời trình bày từ cả hai phía.4. Giải thích rõ các quy định của pháp luật có liên quan - Đặc biệt là phải nêu rõ Quyết định hành chính, Hành vi hành chính bị khiếu kiện đúng pháp luật và không đúng pháp luật ở đâu và tại sao? *2.2 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG GÂY CẤN VÀ 10 KỸ NĂNG XỶ LÝ (Tiếp) Bộc lộ thái độ thấu hiểu chứ không phải là cảm xúc- Lắng nghe để hiểu nhưng tránh không để bị xúc động;- Tránh làm mất mặt đương sự hoặc luật sư gây hấn;- Tập trung vào vấn đề của vụ án.6. Đứng ngoài mọi sự đôi co- Tránh sử dụng câu nói có tính đối đầu hoặc từ ngữ chứng tỏ mình cùng thái độ với những người khác đối với người gây hấn.- Giữ thái độ cứng rắn nhưng lịch sự*2.2 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG GÂY CẤN VÀ 10 KỸ NĂNG XỶ LÝ (Tiếp)7. Thay đổi sự tập trung vào đương sự và luật sư- Can thiệp vấn đề mà luật sư và các đương sự đang tranh cãi và diễn đạt theo cách tập trung vào vấn đề chính của vụ việc.Tìm những quan điểm mà hai bên có thể nhất trí để thu hẹp phạm vi tranh chấp.Chuyển sang chủ để khác.8. Đối xử với mọi đương sự và luật sư như nhau:- Không cho phép đương sự hay luật sư gây hấn làm điều mà pháp luật không cho phép.Yêu cầu ra khỏi phòng xử án khi cần thiết để duy trì trật tự phiên tòa.*2.2 ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG GÂY CẤN VÀ 10 KỸ NĂNG XỶ LÝ (Tiếp)9. Đôi khi cách tốt nhất là để cho đương sự hoặc luật sư gây hấn nói hết ra những bức xúc của họ - Đừng ngắt lời ngay lập tức;Giữ yên lặng đúng lúc, đôi khi sự im lặng lại có ý nghĩa hơn cả lời nói ra.Nếu xử sự của đương sự và luật sư mang tính chất gây hấn quá mức lập tức có biện pháp cần thiết để kiểm soát sự trật tự của phiên tòa.10. Tạm ngừng phiên tòa để căng thẳng lắng xuống Nghỉ giải lao, hoặc nghỉ trưa sớm nhằm để các đương sự, luật sư hoặc bản thân thẩm phán bình tĩnh lại. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphuluc4_kinh_nghiem_xu_ly_tinh_huong_tai_phien_toa_5044.ppt