Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân

Môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ

sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên. Đó là một mối quan hệ chặt chẽ mà bất

cứ quốc gia nào cũng cần phải quan tâm trong quá trình lập kế hoạch phát triển của mình.

Với quan điểm đó, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang là cách tiếp cận

được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường ngay

từ năm 2005 đã chỉ rõ:

“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch

đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;

khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý

và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” (Khoản 3, Điều 3, Luật

BVMT năm 2005).

Luật cũng xác định“Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển” (Khoản 5,

Điều 5, Luật BVMT năm 2005). Vì vậy, kể từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi

trường của Việt Nam thường xuyên chiếm trên 1% tổng ngân sách Nhà nước hàng năm,

và vẫn liên tục tăng nhanh. Năm 2015, tổng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường là

11400 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2010 (Thời báo tài chính, 2016). Tuy nhiên, trong

khi hoạt động phát triển kinh tế đang nhận được rất nhiều nguồn đầu tư khác nhau, hoạt

động bảo vệ môi trường vẫn dựa khá nhiều vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, bài viết này

nghiên cứu “Các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu

vực tư nhân”, nhằm đa dạng hóa nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, giảm phụ

thuộc vào ngân sách nhà nước

pdf13 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giải pháp cốt lõi nhất để thúc đẩy đầu tư cho bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân chính là giúp cho các doanh nghiệp hiểu được lợi ích và trách nghiệm của mình khi thực hiện việc này. Họ cần nhận thức được rằng việc đầu tư cho bảo vệ môi trường không phải để đối phó với các tiêu chuẩn môi trường mà sẽ làm lợi cho doanh nghiệp. Thật vậy, nghiên cứu của IFC thuộc Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra bằng chứng từ hơn 170 công ty xuyên quốc gia rằng việc đầu tư cho bảo vệ môi trường đã giúp giảm chi phí, tăng doanh thu và tạo hình ảnh tốt với khách hàng (World Bank, 2002, p. 45). Đặc biệt, hiện nay xuất hiện thêm các lĩnh vực kinh doanh mới mà tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Đó là các lĩnh vực “xanh” như: năng lượng sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm phát thải,, đang dần trở thành tâm điểm của nền kinh tế (The Pew Charitable Trusts, 2007). Các doanh nghiệp cần được cung cấp đầy đủ thông tin, nhận thức được xu thế phát triển của nền kinh tế, từ đó nắm bắt được cơ hội của mình. Việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp tư nhân đã sớm được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, với nhiều hình thức khác nhau. Tại Pháp, cuốn sổ tay hướng dẫn “Eco Guide Professionel” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được xuất bản từ những năm 1998 với nhiều chương khác nhau (European Commission, 2001, p. 25). Tài liệu này đã được phổ biến không chỉ với khối các doanh nghiệp và cả trong 8 một số trường học tại Pháp. Các dự án như Quản lý Vườn quốc gia Agios Nikolaos tại Hi Lap và dự án khôi phục đa dạng sinh học tại Aranjuez, Tây Ban Nha từ năm 1997 đã đều có tích hợp các hợp phần liên quan tới giáo dục môi trường cho cộng đồng và doanh nghiệp lân cận (European Commission, 2001, p. 53). Một số dự án khác thực hiện nâng cao nhận thức bằng cách kết nối hiểu biết của các cộng đồng với nhau, và giữa cộng đồng và các doanh nghiệp địa phương qua các mạng lưới chia sẻ thông tin và các khóa đào tạo. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất kinh tế, các biện pháp nâng cao nhận thức thường tạo ra ngoại ứng tích cực. Vì thế, các đối tượng tư nhân thường không có động lực để chủ động tiến hành các hoạt động này lâu dài cho các đơn vị khác. Để có thể được duy trì bền vững, việc thực hiện cần có sự quản lý của nhà nước và hỗ trợ về thông tin, tài chính từ các tổ chức xã hội. 4. Kết luận Hiện nay, hai xu hướng đang dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là: (i) Đầu tư cho bảo vệ môi trường ngày càng cao trong tổng thu nhập quốc dân và (ii) Đầu tư trong khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò chính trong công tác bảo vệ môi trường. Đơn cử, trung bình tổng đầu tư quốc gia cho bảo vệ môi trường của một nước châu Âu chiếm khoảng 2,1% tổng thu nhập quốc dân (GDP) của họ. Trong đó, đầu tư từ khu vực tư nhân chiếm khoảng 59%. Để chuẩn bị cho xu thế này, các quốc gia từ lâu đã nhìn nhận những điểm có thể hạn chế đầu tư tư nhân cho công tác bảo vệ môi trường và đề ra các biện pháp để xóa bỏ các hạn chế đó. Bài viết này cũng được trình bày theo mạch tiếp cận đó. Ba nguyên nhân chính đã được chỉ ra, đó là thói quen đầu tư vào các lĩnh vực cũ và quy mô nhỏ của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, hệ thống quản lý môi trường có thể chưa tạo cơ chế cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp do tác động môi trường thường có tính rộng về không gian, và một số chính sách phát triển xung đột với chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo vệ môi trường. Từ đó, một số giải pháp đã được tổng hợp và trình bày theo bốn nhóm chính: nhóm biện pháp đẩy mạnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế, nhóm biện pháp sử dụng luật pháp và tiêu chuẩn môi trường quốc gia, nhóm biện pháp sử dụng công cụ kinh tế và nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp tư nhân. Các cách tiếp cận và các ví dụ kinh nghiệm được tổng kết tại bài viết này có thể là gợi ý tốt cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam, trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư cho bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tư nhân, hòa trung vào xu hướng vận động của thế giới. 9 Tài liệu tham khảo Argonne National Laboratory. (2016). Global plug-in light vehicle sales, 2011-2015 [Image]. Retrieved from https://energy.gov/eere/vehicles/fact-918-march-28-2016- global-plug-light-vehicle-sales-increased-about-80-2015 Australia Government, Australian Taxation Office. (2017). Luxury car tax rate and thresholds. Retrieved from https://www.ato.gov.au/rates/luxury-car-tax-rate-and- thresholds/. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2016). Báo cáo dự án Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư cho đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường của doanh nghiệp Việt Nam. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. Hà Nội. Clini, C., Musu, I., & Gullino, M. L. (2008). Sustainable development and environmental management: Springer. Coase, R. H. (1960). The problem of social cost. Journal of Law and Economics, 3, 1-44. Dukhan, A., Bourbon-Séclet, C., & Yannic, N. (2016). Linking Public & Private. Handshake-IFC’s quarterly journal on public-private partnerships, (12), 22-25. ECOTEC, CLM, University of Gothenburg, UCD, & IEEP (CR). (2005). Study on Environmental Taxes and Charges in the EU. The Institute for European Environmental Policy (IEEP): Czech. Retrieved from European Commission. (2001). LIFE -- environment in action : 56 new success stories for Europe's environment Luxembourg : OOPEC. Eurostat. (2016, 30/12/2016). Environmental protection expenditure accounts. Luxembourg: Eurostat. Retrieved from explained/index.php/Environmental_protection_expenditure_accounts#Environme ntal_protection_investment Greenstone, M., & Hanna, R. (2014). Environmental regulations, air and water pollution, and infant mortality in India. The American Economic Review, 104(10), 3038- 3072. Haggar, J., & Schepp, K. (2012). Coffee and climate change: Impacts and options for adaptation in Brazil, Guatemala, Tanzania and Vietnam. Climate Change, Agriculture and Natural Resource. Hồng, V. X. N. (2008). Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 21 (7+8/2008). Retrieved from 10 INFRAS. (2012). Auswirkungen der Einführung der Luftverkehrsteuer auf die Unternehmen des Luftverkehrssektors in Deutschland – Ex-Post-Analyse nach einem Jahr. INFRAS: Zürich. JAMA. (2010). Fact Sheet - Japanese Government Incentives for the Purchase of Environmentally Friendly Vehicles. Retrieved from content/uploads/2009/09/Japanese-Government-Incentives-for-the-Purchase-of- Environmentally-Friendly-Vehicles-Fact-Sheet-2009-09-24.pdf Minh, N. Đ. (2013). Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường. Tạp chí Cộng Sản. Retrieved 28/12/2016, from moi/2013/23192/Tang-cuong-va-da-dang-hoa-nguon-luc-tai-chinh-cho-bao.aspx OECD. (2011). Taxation, Innovation and the Environment: A Policy Brief. Retrieved from https://www.oecd.org/environment/tools-evaluation/48178034.pdf Taberner, J., & Zorzetto, J. (2014). A short history of climate change policy in Australia. Retrieved from Short_History_of_Climate_Change_Policy_in_Australia.pdf The Pew Charitable Trusts. (2007). Clean Energy Economy Report. Retrieved from finds-clean-energy-economy-generates-significant-job-growth Thời báo tài chính. (2016). 11.400 tỷ đồng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2015. Retrieved 28/12/2016, from song-tai-chinh/2015-01-25/11400-ty-dong-chi-cho-su-nghiep-bao-ve-moi-truong- nam-2015-17526.aspx VicRoads. (2015). VicRoads - Registration fees. Retrieved 30/12/2016, from https://www.vicroads.vic.gov.au/registration/registration-fees/vehicle-registration- fees Wisman, C. (2016). Tax benefits for innovative and sustainable business practices - Investment facilities 2016. Rotterdam: Knowledge Centre Tax. Withana, S., Ten Brink, P., Illes, A., Nanni, S., & Watkins, E. (2014). Environmental tax reform in Europe: Opportunities for the future. The Institute for European Environmental Policy (IEEP): Brussels, Belgium. World Bank. (2002). Management's discussion and analysis, financial statements, sustainability review, and investment portfolio. Washington DC: World Bank. Retrieved from 11 discussion-and-analysis-financial-statements-sustainability-review-and- investment-portfolio World Bank. (2014). Success Stories and Lessons Learned: Country, Sector and Project Examples of Overcoming Constraints to the Financing of Infrastructure. Overcoming constraints to the financing of infrastructure. Washington D.C: World Bank. World Bank, & Ministry of Planning and Investment of Vietnam. (2016). Vietnam 2035 : Toward Prosperity, Creativity, Equity, and Democracy. Washington, DC: World Bank. © World Bank. Yunze, M. (2011). Problems and solutions facing environmental protection industry in China. Energy Procedia, 5, 275-279. 12 View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfinvestment_in_environmental_protection_vie_7985.pdf
Tài liệu liên quan