Kinh nghiệm phát triển OER tại thư viện trường Đại học Thăng Long

Trường Đại học Thăng Long (TLU) đã bắt đầu quan tâm đến các

tài nguyên học liệu mở (OER) từ đầu năm 2014 khi được văn phòng

UNESCO tại Việt Nam mời tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt

Nam vào một cuộc khảo sát về tình trạng hiểu biết và dùng OER tại

một số trường đại học ở Việt Nam. Trường TLU cũng đã đóng góp một

bài tham luận về tình trạng hiểu biết về OER của đội ngũ giáo viên của

trường (Vũ Đỗ Quỳnh, 2015) tại hội thảo quốc tế về OER lần thứ nhất,

đã được tổ chức tại Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Hà Nội ngày 29 tháng 12/2015. Cuộc khảo sát

nói trên đã cho thấy tỷ lệ thấp cán bộ của trường có biết về OER.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm phát triển OER tại thư viện trường Đại học Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN OER TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG1 Vũ Đỗ Quỳnh2, Nguyễn Thị Hải Yến2, Nguyễn Thị Nga2, Nguyễn Thanh Nhàn2 1. MỞ ĐẦU Trường Đại học Thăng Long (TLU) đã bắt đầu quan tâm đến các tài nguyên học liệu mở (OER) từ đầu năm 2014 khi được văn phòng UNESCO tại Việt Nam mời tham gia cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào một cuộc khảo sát về tình trạng hiểu biết và dùng OER tại một số trường đại học ở Việt Nam. Trường TLU cũng đã đóng góp một bài tham luận về tình trạng hiểu biết về OER của đội ngũ giáo viên của trường (Vũ Đỗ Quỳnh, 2015) tại hội thảo quốc tế về OER lần thứ nhất, đã được tổ chức tại Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội ngày 29 tháng 12/2015. Cuộc khảo sát nói trên đã cho thấy tỷ lệ thấp cán bộ của trường có biết về OER. Cuối năm 2015 cũng là thời điểm lãnh đạo của Trường Đại học Thăng Long vạch ra một lộ trình hợp pháp hoá các phần mềm đang dùng trên các máy tính của trường, đặc biệt bằng cách cài đặt và triển khai hệ điều hành Ubuntu, một bản phân phối GNU/Linux đang phổ biến ở Việt Nam và thân thiện với người dùng. Đi đầu trong quá trình hợp pháp hoá phần mềm, Phòng Thông tin - Tư liệu và Thư viện (Phòng TT - TL - TV, gọi tắt là Thư viện) của Trường Đại học Thăng Long đã thay thế hệ điều 1 Bài tham luận cho Hội thảo quốc tế lần 2 về OER: “Đề xuất chính sách thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources – OER) trong giáo dục đại học Việt Nam”, Hà Nội, 28/09/2016. 2 Trường Đại học Thăng Long. 547PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ hành Microsoft Windows XP, không còn nhà sản xuất hỗ trợ nữa, bằng hệ điều hành Ubuntu 14.04 LTS trên các máy tính của phòng thư viện điện tử. Việc chuyển đổi hệ điều hành máy tính sang nguồn mở không chỉ là miễn phí về giá mua bản quyền sử dụng mà còn đem lại nhiều lợi ích như sự an toàn tin học cao hơn khi tránh được các máy tính bị lây các vi-rút tin học thường xuyên tấn công hệ điều hành của Microsoft. Tuy nhiên, việc thay đổi hệ điều hành kèm theo các ứng dụng cơ bản như bộ văn phòng Microsoft Office bằng LibreOffice đã đặt ra một yêu cầu là trường phải nỗ lực tạo ra những nguồn tài liệu cho cán bộ và sinh viên của trường có thể học tập làm quen với hệ điều hành Ubuntu và trình soạn thảo văn bản LibreOffice Writer đang triển khai. Trong khi nguồn tài liệu hướng dẫn sử dụng Ubuntu và LibreOffice bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp rất phong phú trên mạng Internet, đặc biệt có khá nhiều phim hướng dẫn dùng Ubuntu và LibreOffice trên các kênh Youtube, nhưng các học liệu bằng tiếng Việt lại rất ít hoặc đã lạc hậu về phiên bản phần mềm. Vì vậy Phòng TT - TL - TV đã tiến hành xây dựng một trang web, theo dạng blog, để đăng các bài hướng dẫn sử dụng máy tính và các ứng dụng có ích cho thông tin khoa học tại Thư viện. Theo đó, Phòng TT - TL - TV đã bắt đầu tạo ra các video ngắn hướng dẫn một cách tương tự các thao tác cơ bản khi dùng các ứng dụng phần mềm trên máy tính tại Thư viện của trường. Đồng thời, Phòng TT - TL - TV cũng đã tạo ra một tài khoản Facebook và Twitter nhằm quảng bá những hoạt động trên đây của phòng. Tất cả những học liệu trên, bài đăng trên blog và đặc biệt các video ngắn, đều được ban hành kèm theo giấy phép bản quyền Creative Commons1 CC-BY-SA-NC, góp phần tạo ra một nguồn học liệu mở bằng tiếng Việt. Đặc biệt, những video ngắn được đưa lên một kênh trên Youtube nhằm tạo ra một nguồn học liệu mở của Thư viện Trường Đại học Thăng Long. Bài tham luận này xin trình bày kết quả tạo ra nguồn học liệu mở công bố trên blog cũng như kinh nghiệm và quá trình thực hiện các 1 https://creativecommons.org/. 548 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ phim video ngắn nhằm học tập và sử dụng các ứng dụng phần mềm trên máy tính của Thư viện Trường Đại học Thăng Long. 2. TÀI LIỆU OER ĐĂNG TRÊN BLOG Từ năm 2014, Phòng Thông - tin Tư liệu và Thư viện Trường Đại học Thăng Long đã tạo một địa chỉ email là thuvien@thanglong.edu.vn. Do tên miền thanglong.edu.vn là một dịch vụ miễn phí của chương trình Google cho các trường đại học ở Việt Nam, quản lý hộ một máy chủ thư điện tử và một trang web, cho nên mỗi địa chỉ email theo tên miền đó có đầy đủ các dịch vụ đi kèm một tài khoản theo tên miền của Google gmail.com. Nhờ khả năng tạo được một trang đăng bài theo dạng blog, thông qua dịch vụ Blogger (https://www.blogger.com/), chúng tôi đã thành lập trang blog, đăng các bài nhằm tăng cường kiến thức thông tin cho người dùng tin tại địa chỉ: Phần lớn, các bài viết nhằm giới thiệu những thông tin, cập nhật những kỹ năng tin học, đặc biệt khai thác những ứng dụng tự do nguồn mở (miễn phí bản quyền), thân thiện và có ích cho học tập và nghiên cứu. Sau khi đăng, bài được quảng cáo thông qua tài khoản Facebook (tên tài khoản là tlu.thuvien) và Twitter (tên tài khoản là Thuvien_TLU). Trong thời gian chưa đến 6 tháng, từ 19/11/2015 cho đến đầu tháng 05/2016, chúng tôi đã đăng 25 bài trên blog như trong bảng sau đây: STT Ngày công bố Tên bài Số lượt xem bài đến 10/08 Chỉ số xem bài 1 19/11/15 Chào mừng đến blog của Nhóm Thông tin Khoa học 53 0,2 2 24/11/15 Học miễn phí với các trường nổi tiếng của thế giới 25 0,1 3 30/11/15 Bổ sung thêm tính năng cho trình duyệt web Mozilla Firefox 115 0,5 4 03/12/15 Đạo văn và vai trò của việc trích dẫn tài liệu tham khảo 85 0,3 5 12/12/15 Giới thiệu cài đặt Zotero 173 0,7 6 18/12/15 Cài kiểu trích dẫn theo Bộ GDĐT vào Zotero 101 0,4 19/12/15 Một số liên kết hữu ích về việc trích dẫn 66 0,3 7 26/12/15 Canon LBP2900 và Ubuntu 14.04 LTS 260 1,1 549PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ STT Ngày công bố Tên bài Số lượt xem bài đến 10/08 Chỉ số xem bài 8 27/12/15 Chuyển sang Ubuntu (14.04 LTS) 362 1,6 9 27/12/15 Ubuntu Desktop cho khách (Guest – session) 214 0,9 10 28/12/15 Làm quen với Ubuntu 14.04 LTS 205 0,9 11 28/12/15 Khóa học trực tuyến: Tìm kiếm bằng công cụ Google 38 0,2 12 04/01/16 Tình trạng hiểu biết về OER (tài nguyên giáo dục mở) tại Trường ĐH Thăng Long 93 0,4 13 11/01/16 Hợp pháp hóa phần mềm máy tính 298 1,4 14 21/01/16 5 trang web tải ảnh bản quyền miễn phí 119 0,6 15 23/01/16 Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet 216 1,1 16 01/03/16 Tự học Writer với video Youtube 156 1,0 17 06/03/16 Dùng Microsoft Office miễn phí 200 1,3 18 11/03/16 Những tùy biến cần thiết trước khi dùng Writer 202 1,3 19 11/03/16 Hướng dẫn sử dụng CSDL Hinari 149 1,0 20 25/03/16 Tài liệu hướng dẫn dùng Writer và Calc 213 1,5 21 28/03/16 Thư viện học liệu mở Việt Nam VOER - sức mạnh đến từ cộng đồng 100 0,7 22 30/03/16 Các loại giấy phép khi tham gia học liệu mở 88 0,7 23 06/04/16 Sử dụng VOER với vai trò người đóng góp nội dung các Module (Tác giả, Giảng viên) 63 0,5 24 10/04/16 Thiết lập font TNR cho Calc 118 1,0 25 05/05/16 Kỹ năng thông tin trong nghiên cứu 92 0,9 Thống kê về số lượt xem các bài từ ngày đăng bài cho đến này 10/08/2016 đạt từ 25 lượt cho đến 362 lượt xem. Tuy nhiên, do bài đăng sớm sẽ tích được nhiều lượt đọc hơn là bài đăng sau, cho nên chúng tôi đã tính toán chỉ số xem bài bằng cách chia số lượt xem từ ngày đăng bài cho đến ngày 10/08/2016 bằng số ngày từ ngày đã công bố bài cho đến ngày 10/08/2016. Vậy, một bài có chỉ số xem bài bằng 1,0 có nghĩa là bài đó đã được xem trung bình 1 lần/ngày trong khoảng thời gian từ ngày công bố cho đến mốc ngày 10/08/2016. Như thế có thể so sánh một cách hợp lý hơn độ hấp dẫn các bài với nhau trên cơ sở giá trị của chỉ số xem bài. 550 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3. KỸ THUẬT TẠO VIDEO Máy tính dùng để thực hiện ghi hình là một máy tính hiệu Compaq, CPU Intel dual-core, chạy hệ điều hành Ubuntu 14.04.4 LTS, giống các máy tính cho sinh viên dùng nhưng có dung lượng bộ nhớ RAM được nâng lên gấp đôi, là 2 GB thay mà 1 GB. Những thiết bị khác bao gồm 1 headphone và 1 microphone. 3.1. Phần mềm tạo video Có rất nhiều ứng dụng phần mềm cho phép ghi lại các thao tác trên một màn hình vi tính. Công việc ghi lại các thao tác trên màn hình vi tính thành một bản video, thuật ngữ tiếng Anh được gọi là screencasting và sản phẩm tương tự được gọi là screencast. Trong kho phần mềm của hệ điều hành Ubuntu có sẵn một số phần mềm ghi hình video màn hình như Vokoscreen (Kohaupt, không ngày) và Kazam (Higginson & Klasinc, 2010). Do đó chúng tôi đã cài đặt và thử sử dụng cả hai ứng dụng ghi hình video nói trên. Giao diện màn hình các chức năng chính của Vokoscreen 1.9.0 Ban đầu, chúng tôi sử dụng Ứng dụng ghi hình Vokoscreen 1.9.0 với chức năng quay màn hình (record screen) với các lựa chọn về độ phân giải màn hình, định dạng video xuất ra theo định dạng mkv hoặc avi, cho phép ghi âm qua micro. Tuy nhiên, trong quá trình xuất và xem lại video thì âm thanh phát ra bị nhiễu, rè và pha lẫn nhiều tạp âm, quá trình thực hiện video được tiến hành nhiều lần đều không thành. 551PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Giao diện ứng dụng của Kazam 1.4.5 Kazam là ứng dụng quay màn hình với các thao tác thực hiện khá đơn giản, dễ sử dụng với tính năng quay màn hình đi kèm việc thu âm từ microphone (mic) và các thao tác được thực hiện theo hướng đi của con trỏ chuột (Mouse cursor), Kazam sẽ ghi hình sau số giây mà người dùng lựa chọn, thực tế người thực hiện video là 5 giây. Các định dạng tệp ghi hình khá phong phú: có thể ghi theo dạng webm, mp4 hoặc avi. Chúng tôi chọn định dạng lưu trữ tệp video là mp4, là một định dạng phổ biến và dễ sử dụng. Kết qua sau ghi hình là video được xuất ra rõ nét cùng âm thanh rõ ràng, các video này gần như cải thiện và khắc phục được tất cả các yêu cầu mà người thực hiện cần, như làm việc trong môi trường có nhiều tạp âm. Như vậy những kết quả thí nghiệm đã cho thấy ứng dụng Kazam (phiên bản 1.4.5, Ubuntu 14.04 LTS) đã phù hợp nhất với cấu hình phần cứng máy vi tính đang dùng tại Thư viện. Do đó chúng tôi đã chọn ứng dụng Kazam để thực hiện tất cả những video. 3.2. Biên soạn video Tiêu chí của mỗi video là nội dung phải đơn giản, dễ nắm bắt, dễ hiểu, tập trung vào 1 thao tác cụ thể và thời lượng video phải càng ngắn 552 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ càng tốt, trên dưới 5 phút, không vượt quá 10 phút. Các nội dung được ưu tiên là những nội dung phục vụ cho sinh viên và cán bộ có thể làm quen với hệ điều hành mới, những đặc tính của hệ điều hành Ubuntu, làm quen với trình soạn thảo văn bản LibreOffice Writer. Sau khi đã chọn nội dung của video cần thực hiện, chúng tôi sẽ tạo ra một kịch bản gồm những thao tác cần thực hiện kèm theo các lời thuyết minh. Sau khi tập đi tập lại, chúng tôi sẽ thực hiện ghi và duyệt bản video đã thực hiện. Nếu không có sai sót gì thì bản phim sẽ được công bố trên Youtube. Mỗi video đều có một hình chiếu mở đầu, có ghi tiêu đề của video, và một hình chiếu kết thúc với nội dung lời cám ơn đã xem video, địa chỉ của trang web blog, email để liên hệ và biểu tượng của giấy phép bản quyền sử dụng Creative Commons CC-BY-SA-NC. Thời gian cần thiết để tạo thành 1 video, từ khâu chọn nội dung, thiết kế kịch bản và thực hiện ghi hình, tùy theo nội dung phức tạp hay không, có thể tốn từ 1 ngày cho đến tối đa là 5 ngày. 3.3. Công bố video Gắn với địa chỉ email thuvien@thanglong.edu.vn, chúng tôi đã tạo ra một kênh đưa video lên trang web Youtube mang tên “Thư viện ĐH Thăng Long” có địa chỉ web là: https://www.youtube.com/channel/ UCW7x86unhX5BmmL8uG-H3rA. Khi công bố các video trên Youtube, chúng tôi chọn giấy phép Creative Commons thay cho giấy phép mặc định là Youtube Standard. Phần mô tả nội dung của video đều có thông điệp gửi đến người xem như sau: Nếu các bạn thích video này, hãy nhấn like hoặc xem trang Facebook (https://www.facebook.com/tlu.thuvien) và Twitter (https:// twitter.com/Thuvien_TLU) của chúng tôi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các thông tin khoa học và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở tự do trên blog có địa chỉ là: http:// thuvientlu.blogspot.com/ 553PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Video này chúng tôi phát tán với bản quyền Creative Commons. Các bạn cũng có thể tái sử dụng video này nhưng hãy nhớ phải liên kết đến link video trên Youtube gốc của chúng tôi. Sau khi đã công bố 1 video trên kênh Youtube, chúng tôi thường quảng bá video đó thông qua tài khoản Facebook và tài khoản Twitter của thư viện. Khi số lượng video đã tích lũy dần, bắt đầu từ tháng 04/2016 chúng tôi tiến hành sắp xếp, chia lại các video theo 4 chủ đề phát tán (Playlist) như sau: 1. CNTT Thư viện đại học: Tập trung các video nhằm rèn luyện về các ứng dụng cao cấp trong lĩnh vực trích dẫn tài liệu khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học và giảng dạy. 2. Dùng LibreOffice: Trước tiên tập trung vào trình soạn thảo văn bản Writer, là ứng dụng thông dụng nhất. 3. Hướng dẫn tìm kiếm thông tin: Bao gồm các video nhằm phổ biến về kiến thức thông tin nói chung. 4. Hướng dẫn sử dụng hệ điều hành nguồn mở Ubuntu. Trong vòng thời gian 3 tháng, từ 01/03/2016 cho đến cuối tháng 05/2016, chúng tôi đã thực hiện và công bố được 30 phim video ngắn, có thời lượng từ 1 phút 31 đến 7 phút 29. Dung lượng các tệp video theo dạng MP4, trung bình bằng 5,21 MB/phút video (N=18, đô lệch chuẩn 1,92). Danh sách các video ngắn được giới thiệu trong bảng sau đây: STT Ngày công bố Tên video và link xem video Thời lượng (phút) Số lượt xem video đến 10/08/2016 1 01/03/16 Giới thiệu Ubuntu khách 14.04 (Xem video) 3:52 31 2 03/03/16 Giới thiệu màn hình Desktop Ubuntu (Xem video) 4:06 102 3 03/03/16 Thay đổi một số thiết lập cho phiên làm việc Ubuntu (Xem video) 1:33 91 4 07/03/16 Thay đổi ngôn ngữ làm việc trong Ubuntu (Xem video) 2:10 85 554 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ STT Ngày công bố Tên video và link xem video Thời lượng (phút) Số lượt xem video đến 10/08/2016 5 09/03/16 Giới thiệu các tiện ích trên Firefox của thư viện trường ĐH Thăng Long (Xem video) 4:31 16 6 13/03/16 Giới thiệu Microsoft Office Online (Xem video) 4:55 45 7 29/03/16 Setup zotero for Firefox (Xem video) 3:16 18 8 29/03/16 Thay đổi tùy biến trong LibreOffice Writer (Xem video) 7:14 64 9 30/03/16 Thay đổi font chữ trong LibreOffice Calc (Xem video) 4:20 54 10 31/03/16 Làm quyen với thẻ Menu trong Writer 5.1 (Xem video) 4:15 22 11 06/04/16 Lưu file pdf (Xem video) 1:53 14 12 06/04/16 Cấu trúc hóa tài liệu trong ứng dụng Writer (Xem video) 4:38 15 13 07/04/16 Giãn dòng cho đoạn văn trong Writer (Xem video) 2:38 19 14 07/04/16 Đếm số từ trong tài liệu văn bản (Xem video) 1:31 01 15 07/04/16 Bật tắt chế độ đánh số đầu dòng trong Writer (Xem video) 2:00 09 16 12/04/16 Hướng dẫn tìm tin tại Thư viện trường ĐH Thăng Long (Xem video) 3:22 18 17 13/04/16 Tìm từ và thay thế từ trong văn bản (Xem video) 3:50 09 18 13/04/16 Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của Thư viện (Xem video) 4:03 11 19 13/04/16 Setup Zotero standalone (Xem video) 6:38 07 20 14/04/16 Đánh số trang và chèn ngày tháng, thời gian (Xem video) 3:49 22 21 14/04/16 Thay đổi định dạng trang từ trang dọc sang trang ngang trong Writer (Xem video) 3:11 27 22 18/04/16 Hướng dẫn tìm tin trên Google Scholar (Xem video) 4:09 16 23 19/04/16 Tạo bảng biểu trong Writer (Xem video) 7:25 10 555PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ STT Ngày công bố Tên video và link xem video Thời lượng (phút) Số lượt xem video đến 10/08/2016 24 21/04/16 Tạo template cho văn bản hành chính trong Writer (Xem video) 7:29 15 25 04/05/16 Chèn - Dán một đoạn văn bản không có định dạng gốc (Xem video) 3:40 05 26 08/05/16 Thêm bình luận vào văn bản (Xem video) 2:46 07 27 09/05/16 Chèn ảnh vào văn bản Phần 1: Chèn đơn giản (Xem video) 6:13 19 28 16/05/16 Tạo và tùy chỉnh Bullets và Number- ing (Xem video) 4:44 12 29 22/05/16 Tạo chú thích Footnotes and End- notes (Xem video) 3:01 21 30 23/05/16 Hướng dẫn cài đặt công cụ đánh dấu trang Diigo (Xem video) 2:49 30 Số lượt xem video khá biến động, nhưng nói chung là thấp và các số lượt xem thấp hơn nhiều các bài đã đăng trên blog. Thông qua các số liệu thống kê, có thể thấy lượng xem nhiều nhất ở các video có hướng dẫn sử dụng cơ bản hệ điều hành Ubuntu và trình soạn thảo LibreOffice Writer, còn lượng xem ít nhất là ở các video thực hiện các thao tác đơn giản và ít sử dụng. Tuy nhiên, số lượng xem các video có thể chưa phản ánh hết được sự quan tâm của người dùng cũng một phần do động cơ học tập của họ chưa cao hoặc họ chưa biết đến các trang web của chúng tôi. 4. KẾT LUẬN Xu thế phát triển mô hình trường đại học nghiên cứu, hình thức đào tạo từ xa, E-learning, cũng như phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, kích thích tính tích cực và chủ động của người học đã đòi hỏi và tạo điều kiện nâng cao vai trò, vị thế của các thư viện đại học trong giai đoạn hiện nay. Trong đó nguồn học liệu mở là một bộ phận quan trọng và đặc thù của nguồn tin tại các thư viện đại học. Chính vì thế, chú trọng phát triển các nguồn học liệu mở mang nhiều giá trị và ý nghĩa khác nhau đối với các Thư viện Đại học. Để phục vụ tốt nhất người học, đồng thời có ý nghĩa quảng bá rộng rãi giá trị của Thư viện Đại học, hệ thống CSDL về nguồn học liệu cần được cung cấp dưới hình 556 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ thức nguồn học liệu mở tại cổng thông tin của trường đại học. Chính vì những lý do đó, thư viện Trường Đại học Thăng Long đã bước đầu quan tâm và tạo ra những nguồn học liệu mở dưới dạng những video ngắn nhằm cung cấp những thông tin thiết yếu nhất để việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên và sinh viên được hỗ trợ một cách tốt nhất, thuận tiện nhất. Mặc dù, với nguồn nhân lực hạn chế, Phòng Thông tin - Tư liệu Thư viện Trường Đại học Thăng Long đã sản xuất được một số lượng học liệu mở không nhỏ, theo dạng bài đăng trên blog và video trên Youtube, hoàn toàn dựa vào những phần mềm tự do nguồn mở. Tuy số lượt xem các bài đăng trên blog và những video trên kênh Youtube còn rất khiêm tốn, nhưng chúng tôi hy vọng rằng chỉ số xem bài và video sẽ tăng lên chứng tỏ về sự có ích của những học liệu đã được sản xuất. Chúng tôi hoan nghênh các đọc giả và những người xem video góp ý với chúng tôi, tham gia chia sẻ và quảng bá những nguồn học liệu mở nói trên, đặc biệt thông qua hội thảo này, giúp chúng tôi tiếp tục sự nghiệp xây dựng nguồn học liệu mở cho ngành giáo dục đại học tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Higginson, A., & Klasinc, D. (2010, 2012). Kazam Screencaster. Truy vấn 23 Tháng Tám 2016, từ https://launchpad.net/kazam. 2. Kohaupt, V. Vokoscreen. Truy vấn 23 Tháng Tám 2016, từ http:// linuxecke.volkoh.de/vokoscreen/vokoscreen.html. 3. Vũ Đỗ Quỳnh. (2015). Tình trạng hiểu biết về tài nguyên giáo dục mở (OER) của giáo viên tại Trường Đại học Thăng Long. Trong Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giáp công nghệ (tr 342–357). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_phat_trien_oer_tai_thu_vien_truong_dai_hoc_thang.pdf
Tài liệu liên quan