Kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam về giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học

Việc đưa giáo dục giá trị văn hóa vào trường học là việc làm cần thiết

và có ý nghĩa. Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học nhằm giúp học

sinh nhận ra được những giá trị của bản thân; giúp các em có suy nghĩ, thái

độ và hành động tích cực. Mỗi nước xuất phát từ hình ảnh cụ thể về con người

mong muốn mà giáo dục có sứ mệnh hình thành để đặt ra các mục tiêu cụ thể

cho giáo dục giá trị. Bài viết tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về giá trị, giá trị

văn hóa, tìm hiểu nội dung giáo dục giá trị văn hóa và phương thức giáo dục

giá trị văn hóa của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó, đề xuất

các giải pháp cụ thể để giáo dục giá trị văn hóa đạt hiệu quả trong thời gian tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam về giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải yêu thương thật lòng, cởi mở với các em. Bằng con đường đó, bài học giá trị sẽ dễ dàng đi vào các em, giúp các em định hướng hành động của mình. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước tập trung bàn luận về GD GTVH truyền thống dân tộc như truyền thống yêu nước, đức tính cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, văn hóa ứng xử, các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức; các giá trị khác như yêu hòa bình, yêu thiên nhiên, nhân ái, khoan dung, tự chủ, trung 63Số 36 tháng 12/2020 thực, tự trọng, chăm chỉ, vượt khó, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác, ham hiểu biết, bảo vệ môi trường,... Có thể nói, các vấn đề có liên quan đến đề tài GD GTVH khá phong phú nhưng chưa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về hoạt động GD GTVH cho HS tiểu học. Hiện chưa có nghiên cứu xác định rõ các giá trị cần dạy riêng cho tiểu học. Các nghiên cứu cũng mới chỉ vận dụng ở từng địa phương hoặc vận dụng qua một môn học nhất định như Đạo đức, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, chưa có một nghiên cứu tổng quát riêng cho tiểu học trong phạm vi cả nước, qua các môn học ở tiểu học, hoạt động GD và qua nhiều phương thức khác. Trong chương trình GD cho HS tiểu học, GD GTVH chưa thực sự rõ ràng và không có nhiều phương thức triển khai. Hầu hết, các bài học chỉ hướng đến nội dung GD môn học chứ ít khả năng tích hợp hiệu quả GD giá trị truyền thống. Do đó, việc có những giải pháp riêng cho cấp Tiểu học là vô cùng cần thiết. 2.3. Một số đề xuất về giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học Nhà trường tiểu học là nơi tổ chức GD và định hướng đúng đắn cho HS, là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em các giá trị trở thành vốn sống trong học tập và cuộc sống sau này. Vì vậy, cần phải có phương thức GD các GTVH phù hợp để phát triển tâm lực cho các em. Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống, phát triển các tố chất tâm lí, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần gũi với thiên nhiên, tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có văn hoá và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự phát triển nhân cách bền vững. Để GD có hiệu quả các GTVH cho HS tiểu học, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: 2.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học Có nhiều phương thức GD GTVH cho HS tiểu học nhưng trường học cũng như gia đình là một trong những nơi có thể làm tốt công tác GD giá trị. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm GD các giá trị thì rất khó cho việc hình thành nhân cách sau này. Chính vì thế, các cán bộ quản lí và giáo viên cần phải xác định được những giá trị và quản lí thực hiện thống nhất những giá trị đó theo một hệ thống biện pháp và một quy trình hợp lí. Để GD GTVH cho HS, trước hết mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho HS noi theo. Để HS hiểu và cảm nhận sâu sắc về các GTVH, giáo viên cần giải thích cho HS về các giá trị thể hiện trong từng hành vi của con người trong thực tiễn xã hội. 2.3.2. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức giáo dục giá trị văn hóa Luôn làm mới, đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức GD GTVH là yếu tố quan trọng thu hút HS tích cực tham gia. Sự mới lạ bao giờ cũng có sự hấp dẫn đối với HS, khiến các em say mê khám phá. Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, lời nói đi đôi với việc làm của giáo viên và HS. 2.3.3. Tích hợp các nội dung giáo dục giá trị văn hóa thông qua các môn học GD GTVH qua các môn học như: Tiếng Việt, Lịch sử, Đạo đức, ... để các em hiểu được các GTVH truyền thống. Các em có kĩ năng đánh giá, phê phán những việc làm đúng và chưa đúng trong giữ gìn và phát huy các GTVH truyền thống trong cộng đồng. 2.3.4. Giáo dục giá trị văn hóa thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm Đối với HS tiểu học, GD GTVH thông qua một số hoạt động như: Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống; Quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình; Tham gia các công việc của gia đình; Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô. 2.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy GTVH của các trường phải thật sự được quan tâm đúng mức. Phát động phong trào giáo viên và HS cùng nhau xây dựng hệ thống thư viện tại trường cũng như thư viện trên mạng tạo ra hệ thống tư liệu dạy học phong phú. 2.3.6. Xây dựng môi trường, bầu không khí giáo dục giá trị văn hóa Xây dựng một bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn. Việc tạo nên bầu không khí dựa trên các giá trị trong bước chuẩn bị môi trường học tập là đều cần thiết để khám phá và phát huy tối đa các giá trị tích cực. Một môi trường GD lấy người học làm trung tâm mà trong đó các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm. 3. Kết luận GTVH là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng GD theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành, sự phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động Đoàn Thị Thúy Hạnh, Bùi Thanh Thủy NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI 64 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM GD. Đối với nhiều nước trên thế giới GD GTVH là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình GD phổ thông. GD GTVH là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống GD, càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động GD qua bài giảng trên lớp chiếm vị trí quan trọng. GD GTVH là xây dựng hoặc thay đổi ở HS hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp HS có tri thức, thái độ và kĩ năng phù hợp. Muốn GD GTVH thật sự có hiệu quả thì người giáo viên phải có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. GD GTVH không phải chỉ có giáo viên, nhà trường mà của cả gia đình, xã hội và cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong GD được những HS phát triển toàn diện. Tài liệu tham khảo [2] Nguyễn Thị Kim Ngân, (2018), Cấp bách giáo dục giá trị cho học sinh, báo điện tử Thanh niên. [1] M.M. Rozental (Chủ biên), (1974), Từ điển Triết học, NXB Tiến bộ Matxcơva. [2] Hoàng Phê (Chủ biên), (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội. [3] Võ Văn Thắng, (2010), Về khái niệm giá trị văn hóa truyền thống. [4] Phạm Minh Hạc, (2009), Giáo dục giá trị - xây dựng văn hóa học đường, Kỉ yếu Hội thảo Văn hóa học đường, Hội khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam, Tiền Giang. [5] Kluckhohn, C, (1951), Values and Value-Orientations in the Theory of Action: An Exploration in Definition and Classification, In: Parsons, T. and Shils, E., Eds., Toward a General Theory of Action, Harvard University Press, Cambridge. [6] Hofstede, G, (2001), Culture’s consequences: Comparing values, behaviours, institutions and organizations across nations,Thousand Oaks: Sage Publications, Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 14 (4). [7] Trần Ngọc Thêm, (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, NXB Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Đồng Quang Thái, (2018), Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc nhằm xây dựng nhân cách mới cho con người Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. [9] Nguyễn Thị Hoàng Yến, (2014), Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông Việt Nam, Mã số: B2012-37-07NV, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. INTERNATIONAL AND VIETNAMESE EXPERIENCES IN CULTURAL VALUE EDUCATION FOR PRIMARY SCHOOL STUDENTS Doan Thi Thuy Hanh1, Bui Thanh Thuy2 1 Email: thuyhanhcgd@gmail.com 2 Email: buithuycgd80@gmail.com The Vietnam National Institute of Educational Sciences 101 Tran Hung Dao, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam ABSTRACT: The introduction of cultural value education into schools is necessary and meaningful. Educating cultural values for primary students helps them realize their own values, promoting positive thoughts, attitudes and actions. From a particular image of desired people in each country, education has different missions to set specific goals for value education. The article explores some basic concepts of values and cultural values; then examines the content and methods of cultural values education in Vietnam and some other countries in the world. Thereby, the authors propose specific solutions to educate cultural values effectively. KEYWORDS: Values education; cultural values education; primary.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_cua_the_gioi_va_viet_nam_ve_giao_duc_gia_tri_van.pdf
Tài liệu liên quan