Nhiếp ảnh đường phố là một thể loại nhiếp ảnh tư liệu với mục đích lưu giữ các khoảnh
khắc và tình huống xảy ra ngay trên đường phố, tại công viên hoặc các nơi công cộng nói
chung. Nhiếp ảnh gia đường phố là người sẽ nắm bắt và ghi nhận các mặt của cuộc sống
một cách trung thực nhất.
Với phạm trù đặc trưng của thể loại nhiếp ảnh này, việc va chạm với các tình huống bất
ngờ, hoặc khó khăn khi chụp hình cũng là hiểu dễ hiểu. Ví dụ người chụp có thể đối mặt
với sự phản đối của người trên đường, sự thiếu kinh nghiệm về cách tiếp cận và phát hiện
tình huống. Bài viết này mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về trường phái nhiếp
ảnh này, giúp người đọc có cơ hội được tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
10 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh nghiệm chụp hình đường phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm chụp hình đường phố
Nhiếp ảnh đường phố là một thể loại nhiếp ảnh tư liệu với mục đích lưu giữ các khoảnh
khắc và tình huống xảy ra ngay trên đường phố, tại công viên hoặc các nơi công cộng nói
chung. Nhiếp ảnh gia đường phố là người sẽ nắm bắt và ghi nhận các mặt của cuộc sống
một cách trung thực nhất.
Với phạm trù đặc trưng của thể loại nhiếp ảnh này, việc va chạm với các tình huống bất
ngờ, hoặc khó khăn khi chụp hình cũng là hiểu dễ hiểu. Ví dụ người chụp có thể đối mặt
với sự phản đối của người trên đường, sự thiếu kinh nghiệm về cách tiếp cận và phát hiện
tình huống. Bài viết này mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về trường phái nhiếp
ảnh này, giúp người đọc có cơ hội được tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
1. Sử dụng ống fix góc rộng, thay vì ống kính zoom
Nhiếp ảnh đường phố không giống như các thể loại nhiếp ảnh khác, đó là sự trải nghiệm
về cuộc sống, bám sát và thể hiện cá tính trong mỗi bức hình. Thông thường, người mới
chụp hay lựa chọn ống kính zoom tele 70-200mm với tư tưởng “dễ dàng”, sự “ngượng
ngùng” và tránh được những sự cố đáng tiếc khi chụp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hại
nhiều hơn lợi.
Trước hết, bạn trông quá nổi bật giữa đám đông bởi chính kích thước của ống kính zoom
tele. Thêm nữa, sử dụng ống tele zoom để chụp sẽ tạo cảm giác giống như bạn đang “dí
súng” vào họ vậy. Sử dụng ống fix góc rộng khắc phục được các nhược điểm trên. Thứ
nhất, kích thước của các ống kính fix góc rộng thường “gọn gàng” hơn ống zoom tele, từ
đó bớt gây sự chú ý hơn. Thứ hai, sử dụng ống góc rộng giúp người chụp không nhất thiết
phải chĩa máy trực tiếp vào đối tượng mà vẫn chụp được hình. Lý do này cũng liên quan
đến kinh nghiệm tiếp sau đây.
2. Tiếp cận
Khi nói đến “tiếp cận”, ý của tôi là thu hẹp khoảng cách của bạn với đối tượng gần nhất
có thể. Việc tiếp cận đối tượng thật gần để chụp hình sẽ lột tả rõ hơn những chi tiết của
đối tượng được chụp, ví dụ hạt mồ hôi trên trán, hoặc các chi tiết đặc tả làn da của họ.
Khi sử dụng ống kính 1 tiêu cự góc rộng (như đã nói ở trên), bạn buộc phải “áp sát” để có
được tấm hình như ý. Ưu điểm của việc dùng ống kính góc rộng giúp người xem cảm
nhận tấm hình bạn chụp giống như họ là một phần của câu truyện, thay vì chỉ là cảm nhận
một tấm hình từ góc nhìn thứ ba. Các ống kính có tiêu cự như Canon 24mm/1.4L,
28mm/1.8, hoặc 35mm/1.4L là những lựa chọn lý tưởng. Ống kính một tiêu cự giúp bạn
phát huy tính sáng tạo cũng như chất lượng hình ảnh một cách tối đa. Thay vì đứng một
chỗ để chụp hình, bạn cần quan sát, di chuyển bằng chính đôi chân của bạn, và tìm ra
được góc chụp chân thực nhất.
3. Máy ảnh luôn luôn sẵn sàng
Đã bao nhiêu lần rồi bạn từng trách bản thân vì nhìn thấy một tình huống hấp dẫn mà lại
không có máy ảnh trong tay. Tuy nhiên, rất nhiều các lý do đã được đưa ra để bào chữa
cho việc không mang theo máy ảnh rằng nó quá nặng, phiền phức hoặc không tiện dụng.
Những tấm hình đường phố đẹp thường đến từ những khoảnh khắc bất ngờ, và chỉ có
những nhiếp ảnh gia luôn sẵn sàng và nghiêm túc mới có được những tấm hình đắt giá. Vì
thế, một lời khuyên cho bạn là nên mang máy ảnh bên mình tối đa có thể. Những giây
phút đắt giá luôn xuất hiện vào những lúc mà người chụp không bao giờ ngờ tới.
4. Đừng tiếc nụ cười:
Khi việc chụp hình của bạn làm cho ai đấy khó chịu, thay vì cố lờ đi, bạn nên cúi đầu
chào họ kèm với một nụ cười thân thiện. Một nhiếp ảnh gia đường phố chuyên nghiệp đã
chia sẻ, 95% là những phản hồi tích cực sau khi bạn chia sẻ một nụ cười. Đôi lúc bạn
được đáp trả bằng một nụ cười ngay cả với những đối tượng dường như không thể tiếp
cận được.
Bằng việc giữ một nụ cười trên môi, ít nhất nó cũng giúp bạn thư thả và làm giảm đi áp
lực của việc chụp hình. Hơn nữa, người dân trên đường sẽ dễ dàng tin tưởng những nhiếp
ảnh gia vui vẻ, vì họ coi những nhiếp ảnh gia này làm việc vì sở thích, hơn là những
người có mục đích không rõ ràng.
5. Xin phép để được chụp hình
Mặc dù rất nhiều nhiếp ảnh gia đường phố cho rằng những bức hình đường phố đích thực
là không sắp đặt, tuy nhiên điều này vẫn có ngoại lệ. Nếu gặp một ai đó mà bạn thấy hấp
dẫn và thú vị, đừng ngại ngần xin phép họ cho bạn chụp hình. Nói chung, ai cũng thích
được chụp hình, miễn là bạn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn trong việc xin phép họ. Mở rộng
đối tượng chụp hình cũng làm chất lượng hình của bạn được cải thiện đáng kể, ví dụ chụp
anh bồi bàn, người công nhân đang làm việc trên đường, hoặc một cụ già đang đi bộ trong
công viên
6. Câu chuyện của bạn là gì?
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một đạo diễn phim và bạn đang cố gắng để tạo nên một
cảnh quay thú vị. Bạn sẽ quyết định ai sẽ là diễn viên của bạn? Bối cảnh sẽ ra sao. Làm
thế nào để các diễn viên tương tác với nhau cũng như môi trường xung quanh? Loại cảm
xúc nào bạn đang cố gắng truyền đạt - kỳ quái, tò mò, u ám? Nếu người xem nhìn vào
một trong các bức ảnh của bạn, họ sẽ chỉ đơn giản là bỏ qua hoặc họ sẽ mất một hoặc hai
phút và nghiên cứu hình ảnh của bạn, cố gắng tìm ra những câu chuyện mà bức hình
muốn hướng tới?
Hình ảnh của bạn có hấp dẫn người xem và làm cho họ cảm thấy rằng họ là một phần của
khung cảnh? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này trong lần chụp ảnh đường phố tới đây
của bạn.
7. Thực hành:
Đây là điều gợi ý cuối nhưng lại quan trọng nhất để giúp bạn thành một nhiếp ảnh gia
đường phố sắc bén. Đọc các hướng dẫn hoặc kinh nghiệm chia sẻ không giúp bạn chụp
đẹp hơn. Nhiếp ảnh không phải được trau dồi trên bàn máy tính, mà chính trên những con
đường bạn đi qua. Nhiếp ảnh đường phố không cần tới các thiết bị tối tân. Một chiếc máy
phim, hay một chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại không quyết định việc một tấm hình
trở nên đắt giá. Điều quan trọng nằm ở phía sau chiếc máy ảnh, đó chính là bạn. Những
điều kì thú và đẹp đẽ vẫn ở đâu đó ngoài kia, chờ bạn – hãy cầm máy ảnh lên và đừng bỏ
lỡ cơ hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_chup_hinh_duong_pho.pdf