Người sáng lập “Google Trung Quốc”
Hơn 100 triệu “cư dân mạng” của Trung Quốc thường
xuyên tham khảo Baidu.com. Chủ nhân của nó sinh năm
1968, từng theo học ngành công nghệ tin học(CNTT) ở
Mỹ.
“Đấu giá” thứ hạng trong danh sách kết quả tìm kiếm
Ông Wei có một ý tưởng táo bạo: Xây dựng một tổ hợp thể
thao bao gồm một khu trượt tuyết và những sân golf tại
vùng đất lạnh giá phía Bắc Trung Quốc, sát biên giới
Trung-Triều. Sau khi “nhắm” được địa điểm, thăm dò các
nhà đầu tư, ông Wei lên kế hoạch marketing. Và ông liên
hệ với bộ phận kinh doanh của Baidu.com.
Với 100 triệu khách hàng sử dụng hàng ngày, chiếm 60%
thị phần cả nước, Baidu là site tìm kiếm đại chúng nhất
Trung Quốc, vượt xa hai người khổng lồ Mỹ Google và
Yahoo!, trở thành công cụ marketing chiến lược của hàng
ngàn doanh nghiệp trẻ Trung Quốc. Nhưng ngược lại với
các “đồng nghiệp” phương Tây, danh sách kết quả tìm
kiếm của Baidu luôn dành ưu tiên cho những doanh nghiệp
nào trả tiền cao nhất.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kinh doanh kiểu google kỳ 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh kiểu google kỳ 3
Người sáng lập “Google Trung Quốc”
Hơn 100 triệu “cư dân mạng” của Trung Quốc thường
xuyên tham khảo Baidu.com. Chủ nhân của nó sinh năm
1968, từng theo học ngành công nghệ tin học (CNTT) ở
Mỹ.
“Đấu giá” thứ hạng trong danh sách kết quả tìm kiếm
Ông Wei có một ý tưởng táo bạo: Xây dựng một tổ hợp thể
thao bao gồm một khu trượt tuyết và những sân golf tại
vùng đất lạnh giá phía Bắc Trung Quốc, sát biên giới
Trung-Triều. Sau khi “nhắm” được địa điểm, thăm dò các
nhà đầu tư, ông Wei lên kế hoạch marketing. Và ông liên
hệ với bộ phận kinh doanh của Baidu.com.
Với 100 triệu khách hàng sử dụng hàng ngày, chiếm 60%
thị phần cả nước, Baidu là site tìm kiếm đại chúng nhất
Trung Quốc, vượt xa hai người khổng lồ Mỹ Google và
Yahoo!, trở thành công cụ marketing chiến lược của hàng
ngàn doanh nghiệp trẻ Trung Quốc. Nhưng ngược lại với
các “đồng nghiệp” phương Tây, danh sách kết quả tìm
kiếm của Baidu luôn dành ưu tiên cho những doanh nghiệp
nào trả tiền cao nhất.
Để khu trượt tuyết chiếm được vị trí “ngon” nhất trong
danh sách kết quả tìm kiếm trên Baidu với từ khoá “khu
trượt tuyết” bằng tiếng Quan Thoại, ông Wei tham khảo
site “đấu giá” của Baidu. Khu trượt tuyết “chi bạo” nhất
hiện đang trả cho Baidu 2,14 NDT mỗi khi có một khách
hàng bấm vào đường link của nó. Nếu ông Wei muốn được
đứng đầu bảng thì phải trả nhiều hơn doanh nghiệp nói trên
ít nhất là 0,01 NDT, tức 2,15 NDT cho mỗi cú bấm chuột.
Với giá tiền này, trong giờ đồng hồ kế tiếp, khu trượt tuyết
của ông Wei sẽ đứng đầu danh sách kết quả tìm kiếm của
Baidu. Nhưng trước đó, ông phải trả 600 NDT quản lý phí
cho Baidu đồng thời ứng trước 2.400 NDT đảm bảo chi trả
cho các cú bấm chuột đầu tiên. Mỗi lần tài khoản của ông
sắp “cạn”, ông sẽ nhận được thư “báo động” của Baidu
nhắc ông tiếp tục “châm” tiền, nếu không muốn tên doanh
nghiệp mình bị biến khỏi danh sách ưu tiên. Nguyên tắc
làm giàu của các nhà quản lý và của ông chủ Baidu chỉ đơn
giản vậy thôi!
Hiện tại, các dịch vụ tìm kiếm có trả tiền như thế chiếm
hơn 80% thu nhập của Baidu. Năm qua, Baidu có 112.000
khách hàng, lợi nhuận thu được là 38,7 triệu USD, tăng
534% so với năm trước đó. Lên sàn Nasdaq năm 2005 với
giá 27 USD, cổ phiếu của Baidu giờ đây mấp mé 200 USD.
Riêng Li Yanhong, tên tiếng Anh là Robin Li, sở hữu 645
triệu USD, trở thành người giàu hàng thứ 26 của Trung
Quốc theo Forbes…
Ra đi và trở về
Li Yanhong sinh năm 1968 tại một vùng quê nghèo tỉnh
Sơn Tây. Kết quả học tập tốt cho phép Li được vào học tại
Khoa Tin học Trường Đại học Bắc Kinh danh tiếng. Năm
1991, với học bổng của Trường Đại học Buffalo, bang New
York, Li lên đường sang Mỹ. Ở đây Li được thử thách
trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và tôi rèn ý chí tạo
dựng cuộc sống độc lập. Anh tìm được việc tập sự trong
một trung tâm nghiên cứu của hãng Matsushita Nhật Bản.
Khuynh hướng ưa thích công việc thực tế hơn là nghiên
cứu lý thuyết của Li bộc lộ rõ. Sau khi có bằng master về
CNTT, Li từ bỏ ý định làm luận án tiến sĩ để lao mình vào
công việc. Giỏi chuyên môn, có đầu óc áp-phe, đó là một
“hỗn hợp” tốt để sinh ra một nhà kinh doanh giỏi.
Ra trường năm 1994, Li làm việc cho một chi nhánh của
Dow Jones & Company ở New Jersey, với nhiệm vụ phát
triển hệ thống tìm kiếm thông tin cho website của Wall
Street Journal. Năm 1996, anh hoàn thiện một kỹ thuật cho
phép đo lường tính đại chúng của một website dựa trên tần
số xuất hiện đường link của nó trên các website khác. Kết
quả công việc khiến Li rất thích thú, điều mà cấp trên lại
không chia sẻ với anh. Nhưng William Chang, giám đốc
công nghệ Công ty Infoseek thì khác. Ông này tuyển dụng
Li và đưa anh đến làm việc tại Silicon Valley. Ở đây Li tiếp
tục các nghiên cứu của mình và bắt đầu để tâm tìm hiểu các
ngóc ngách của guồng máy tài chính. Quá trình học hỏi,
đào tạo dần được hoàn thiện, Li trở về Trung Quốc, nơi anh
vẫn luôn cảm thấy “thoải mái” hơn cả.
Cảm hứng từ một bài thơ thời Tống
Cùng với Eric Yong Xu, một chuyên gia ngành sinh hoá, Li
huy động được 1,2 triệu USD tiền vốn ở 2 công ty đầu tư
tài chính California. Cuối năm 1999, sau 8 năm ở Mỹ, Li
thành lập công ty của mình tại căn phòng số 1.417 trong
một khách sạn ở phía Bắc thành phố Bắc Kinh, gần trường
đại học nơi họ có ý định tuyển dụng các nhân viên tương
lai. Ê-kíp ban đầu gồm 7 người. Căn phòng khách sạn được
dùng làm văn phòng.
Khi họ đã mệt nhoài, nó biến thành phòng ngủ. Doanh
nghiệp trứng nước của họ hy vọng bán được chương trình
tìm kiếm (search engine) cho các cổng điện tử (portal) lớn
của Trung Quốc. Nó được đặt tên Baidu, có nghĩa là “Một
trăm lần”, lấy cảm hứng từ một bài thơ viết vào thế kỷ thứ
12 dưới thời nhà Tống về một tình yêu lý tưởng! Bị hấp
dẫn bởi “dự án Baidu”, các công ty đầu tư mạo hiểm “rót”
thêm 10 triệu USD nữa vào công ty của Li. Baidu.com ra
đời năm 2001. Ba năm sau, nó sinh ra khoản lợi nhuận đầu
tiên (1,4 triệu USD năm 2004) rồi trở thành chương trình
tìm kiếm có tiếng khắp nước, được mệnh danh là “Google
Trung Hoa”.
Với 4.000 nhân viên, hiện nay công ty có văn phòng tại các
thành phố nằm trên bờ biển phía Đông Trung Quốc. Ngược
lại với các đồng nghiệp của mình ở Silicon Valley, Li khá
“kín tiếng”. Anh thường tránh gặp gỡ báo giới địa phương
hay quốc tế. Anh luôn cắt nghĩa Baidu thành công là nhờ ở
sự am hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa cùng tính chất
phức tạp của ngôn ngữ tiếng Hoa.
Trước sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài Li
không sờn lòng, anh mở rộng hoạt động của công ty sang
Nhật Bản năm 2006, lập “Baidu” tiếng Nhật, tiếp đó sẽ là
các nước khác có sử dụng tiếng Hoa “phiên bản”. Li cũng
tung ra nhiều sản phẩm mới như tự điển online dạng
Wikipedia, các forum “Baidu spaces”, các site chia sẻ
video… “Thị trường Trung Quốc mới chỉ trong thời kỳ
khởi đầu, tỷ lệ sử dụng Internet mới chỉ đạt 10% dân số,
tiềm năng là vô cùng to lớn” - Li lạc quan…
NGUYỄN VŨ (theo Les Echos)
Cuộc sống của nhà sáng lập YouTube khi thành triệu
phú
“Dạo này chúng tôi có vẻ im hơi lặng tiếng, nhưng không
có nghĩa là chúng tôi đang ngủ quên”, Steve Chen và
Chad Hurley khẳng định.
Dù cả hai đang sở hữu trong tay số tiền lớn và được báo
giới quan tâm, cuộc sống của họ vẫn không có quá nhiều
xáo trộn. “Tôi là người dễ thích nghi và ghét khoa trương.
Tôi vẫn cố gắng dành thời gian cho bạn bè như cũ. Điểm
khác biệt chỉ là giờ tôi hay phải trả tiền ăn tối hơn trước
đây”, Chen chia sẻ.
Thách thức về mặt pháp lý và từ phía đối thủ cạnh tranh
không làm Chen và Hurley nao núng. Kể từ khi gia nhập
Google, họ bắt đầu bận rộn với những chiến lược mới nhằm
duy trì tốc độ phát triển “nhanh như lốc cuốn” của
YouTube.
Trước hết, nền tảng hỗ trợ video quảng cáo sẽ xuất hiện
trong một vài tháng tới, dù có nhiều ý kiến cho rằng việc
Google chi 3,1 tỷ USD để mua DoubleClick sẽ làm chậm
kế hoạch.
YouTube cũng sẽ được trang bị công cụ hiệu quả hơn trong
việc xác định và loại bỏ nội dung vi phạm bản quyền. Động
thái này là để khẳng định vị thế của website chia sẻ video
số một thế giới, chứ không phải do họ lo ngại những vụ
kiện cáo của các hãng thu âm.
Hurley tin rằng YouTube sẽ vẫn được ưa chuộng dù các
xưởng phim Hollywood có xóa sạch nhạc và phim của họ
trên đây: “Những gì người sử dụng muốn là kể về chính
mình và xem video gần gũi với họ. Họ không vào YouTube
để tìm kiếm nội dung được sản xuất chuyên nghiệp”.
Chen cho biết hiện mỗi ngày YouTube có thêm 200.000
video mới và thu hút 200 triệu lượt tải. “Nó không chỉ là
công cụ giải trí, mà còn là nơi cung cấp thông tin và đem
đến quyền lực cho con người”, Chen nói. (Một số ứng cử
viên cho chức tổng thống Mỹ đã vào YouTube để vận
động, còn thủ tướng Anh Tony Blair cũng lên đây chúc
mừng tân tổng thống Pháp).
Các nhà phát triển YouTube còn dự định xây dựng hệ
thống website riêng tại nhiều nước bởi 70% khách truy cập
YouTube không thuộc Mỹ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_5024.pdf