Kiệt sức trước khi sinh

Nhiều thai phụ do không chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như

sức khỏe dẫn đến tình trạng kiệt sức trước khi sinh.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng (google

image)

Sức khoẻ là thứ tài sản quan trọng nhất của mỗi người.

Điều này lại càng quan trọng hơn đối với phụ nữ mang thai.

Bởi sức khoẻ của họ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển

khoẻ mạnh của thai nhi.

Nhiều thai phụ do không chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như

sức khỏe dẫn đến tình trạng kiệt sức trước khi sinh. Chúng

tôi xin cung cấp cho các bà bầu những thông tin về tình

trạng này cũng như một số cách khắc phục và giảm thiểu

tình trạng kiệt sức trước khi sinh

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiệt sức trước khi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiệt sức trước khi sinh Nhiều thai phụ do không chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như sức khỏe dẫn đến tình trạng kiệt sức trước khi sinh. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng (google image) Sức khoẻ là thứ tài sản quan trọng nhất của mỗi người. Điều này lại càng quan trọng hơn đối với phụ nữ mang thai. Bởi sức khoẻ của họ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi. Nhiều thai phụ do không chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như sức khỏe dẫn đến tình trạng kiệt sức trước khi sinh. Chúng tôi xin cung cấp cho các bà bầu những thông tin về tình trạng này cũng như một số cách khắc phục và giảm thiểu tình trạng kiệt sức trước khi sinh. Biểu hiện và nguyên nhân Mặc dù hiện nay đời sống vật chất đã được nâng cao rất nhiều, sức khoẻ của thai phụ cũng được quan tâm chăm sóc hơn nhưng vẫn còn không ít những thai phụ bị kiệt sức trước khi sinh con. Một số biểu hiện: trong giai đoạn cuối thai kì và những ngày sắp sinh nở thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, chân tay rụng rời, bủn rủn toàn thân, không muốn ăn uống... Tình trạng này lại thường xuyên kéo dài thì các bà bầu đã thực sự rơi vào tình trạng kiệt sức trước khi sinh rồi. Có nhiều nguyên nhân gây nên mệt mỏi như: thiếu chất, ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian như axit lactic, axit pyruvic, do thiếu ôxy, bị nhiễm độc trong quá trình làm việc. Một nguyên nhân khác là khi cơ thể hoạt động, trong não bộ sinh ra một số chất gây nên trạng thái mệt mỏi. Hiện tượng ức chế vượt giới hạn cũng gây nên trạng thái này. Khi điều này xảy ra đều không có lợi cho cả thai phụ và thai nhi. Ngoài cảm giác khó chịu, thai phụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở dạ và sinh con. Vì thiếu sức khoẻ nên có nhiều thai phụ không thể đẻ thường mà phải đẻ mổ. Sau khi sinh, những sản phụ này cũng thường bị mệt mỏi hơn so với sản phụ khác, sức khỏe khó phục hồi hơn hoặc sức đề kháng của sản phụ rất yếu. Theo đó sức khoẻ của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân hoặc yếu hơn những đứa trẻ khác. Cách phòng tránh Tử cung co bóp được là do hệ thống thần kinh điều khiển. Khi mang thai, thai nhi nằm trong tử cung do vậy nếu tinh thần căng thẳng, không nghỉ ngơi tốt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Để phòng tránh việc kiệt sức khi sinh cần chú ý một số điểm sau: 1. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt đến giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn. Có nhiều thai phụ sinh con lần đầu thường xuất hiện tâm lí lo lắng, sợ sệt. Điều này là không nên. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người hồi phục lại sức khoẻ tiêu hao sau một ngày lao động mệt nhọc. Do vậy thai phụ cần thiết nghỉ ngơi hợp lí để không bị mất sức. Ngủ sâu và đủ giờ. Tâm lí phải thật sự thoải mái. 2. Chế độ ăn uống: Khi thai nhi lớn dần thì nguồn năng lượng cung cấp để nuôi dưỡng thai cũng cần nhiều hơn. Do vậy người mẹ nên tiếp tục bổ sung các nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng.Hãy chắc chắn rằng bạn ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, cố gắng ăn đủ các chất cần thiết như protein, sắt và canxi. Tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, và thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bé ở mức độ tốt nhất. 3. Chế độ làm việc: Trong khi mang thai các bác sĩ đã khuyến cáo thai phụ không được làm những công việc nặng nhọc. Khi sắp sinh bụng thai phụ to hơn vì thế càng phải tránh làm các việc sử dụng quá nhiều sức hoặc phải ngập bụng mạnh. Tuy nhiên không cần thiết suốt ngày ngồi một chỗ. Thai phụ có thể đi bộ hoặc luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Bạn có thể massage vùng xương chậu, cách này giúp các mô, cơ quanh âm đạo sẵn sàng cho quá trình sinh. Nó có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi sinh và cũng giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương sau sinh. 4. Khi có dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám bác sĩ: Trong quá trình quan sát nếu thấy tử cung co bóp yếu cần kịp thời bổ sung năng lượng. An toàn hơn bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để biết thêm tình trạng phát triển của thai nhi và sức khoẻ của mình. Nhất là khi thai đã quá to hoặc bản thân thai phụ mang thai trong một số trường hợp như: đã trên 35 tuổi, mắc một số bệnh trong thời kì mang thai, có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai. Khi bác sĩ phát hiện ra sức khoẻ của ban quá yếu trong trường hợp cần thiết họ có thể sử dụng thuốc trợ sinh để điều chỉnh sự co bóp của tử cung, giúp tử cung co bóp nhịp nhàng, thuận lợi hơn cho quá trình sinh nở. Một trường hợp khác là tử cung co bóp mạnh, các bác sĩ sẽ cho uống các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần hoặc thuốc thư giãn cơ. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở các bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ cách dùng cơ bụng và cách thở để quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn. Như vậy để đón thiên thần nhỏ ra đời bạn cần phải chuẩn bị cho mình tâm lý và kinh nghiệm sinh đẻ, đặc biệt nhất bạn cần chuẩn bị cho cơ thể mình luôn có một sức khỏe tốt, sẵn sàng cho lần “vượt cạn” sắp tới. Chuẩn bị về mặt tâm lý và sức khỏe trước ngày sinh rất quan trọng và cần thiết. Nhớ rằng, điều quan trọng nhất lúc này là hãy lắng nghe cơ thể bạn và làm những việc đúng cách để bạn cảm thấy tốt nhất. Theo Mangthai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf36_2495.pdf
  • pdf2_431.pdf
Tài liệu liên quan