Kiêng kị trong ăn uống đối với bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết. Biểu hiện của bệnh là uống

nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, mệtmỏi, gầy đi, lượng đường trong nước tiểu và

trong máu tăng cao, đấy là do sự phân tiết chất insulin trong cơ thể tuyệt đối hoặc

tương đối không đủ, gây ra sự rối loạn chuyển hóa đường, protein, chất béo, nước

và điện giải. Chứng này thuộc phạm trù mà Đôngy gọi là “tiêu khát”

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiêng kị trong ăn uống đối với bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiêng kị trong ăn uống đối với bệnh nhân đái tháo đường Đối với người bị bệnh ĐTĐ thì khống chế lượng đường đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết. Biểu hiện của bệnh là uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, gầy đi, lượng đường trong nước tiểu và trong máu tăng cao, đấy là do sự phân tiết chất insulin trong cơ thể tuyệt đối hoặc tương đối không đủ, gây ra sự rối loạn chuyển hóa đường, protein, chất béo, nước và điện giải. Chứng này thuộc phạm trù mà Đông y gọi là “tiêu khát”. Theo quan điểm Đông y Trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh” là tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Quốc từ xa xưa, đã ghi chép bệnh “tiêu khát” và cho rằng bệnh này do ba tạng phế (phổi), vị (dạ dày) và thận bị nhiệt đốt, âm thiếu, việc vận chuyển đồ ăn thức uống bị thất thường gây ra. Nhiệt đốt, âm thiếu là nói phế táo, dạ dày nhiệt, thận hư, tân thiếu, dịch hao. Tân dịch không được bổ dưỡng đầy đủ việc đưa chất trong lên và đưa khí đục xuống không bình thường. Muốn ngăn ngừa tiêu khát cần phải điều trị, chỉnh lý tác dụng sinh thành và vận chuyển phân bố tân dịch của phế, tỳ và thận. Ăn uống là nguồn của tân dịch, tiêu khát chủ yếu do ăn uống không điều độ, khiến sự đưa chất trong lên đưa chất đục xuống không bình thường, tích nhiệt đốt lên làm tổn thương tân dịch nên gây ra bệnh này. Vì vậy người bị bệnh ĐTĐ phải kiêng ăn các thứ béo, ngọt, vị đậm. Đông y cho rằng, cơ chế của bệnh ĐTĐ là âm hư, tán nhiệt gây ra, mà các chất béo, ngọt, vị đậm đều làm thương âm, trợ nhiệt nên phải kiêng ăn. Do tẩm bổ các chất béo, ngọt, vị đậm, uống rượu mạnh thời gian dài, tì vị bị tổn thương, làm cho công năng vận hóa của tì vị mất tác dụng, không thể tiêu hóa nỗi các thức béo, ngọt quá nhiều, lâu ngày sẽ gây ra nhiệt bên trong đốt lên mạnh làm cho tiêu tán các thức dinh dưỡng đưa vào và hao tổn tân dịch, làm cho tân dịch không đủ, xuất hiện triệu chứng họng khô, miệng khát vô độ, muốn uống nước nhiều, khiến bệnh tình càng nặng. Trong “Âm dương biện luận” của Tố Vấn nói: “Hai dương kết thì thành tiêu”. Hai dương ở đây là chỉ dạ dày và ruột. Nếu ăn các thức béo, ngọt, vị đậm trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của tì vị, trong dạ dày nhiều thức ăn tích trệ, nhiệt tích trữ hóa thành táo, làm trương âm và hao tân dịch, xuất hiện triệu chứng tiêu thức ăn dễ đói mà thành ra tiêu khát. Béo là những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như: thịt mỡ, bơ, lòng đỏ trứng. Ngọt là các thức ăn uống có hàm lượng đường cao, như: đường, mứt, kẹo, hoa quả. Vị đậm là nói các thức cay, táo, nhiệt như: rượu, thuốc lá, gừng, ớt, hạt tiêu, quế và các thực phẩm xào, rán, các thức có hàm lượng tinh bột cao cũng cần kiêng như: khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, khoai môn, bột ngó sen. Ngoài ra, giảm ăn hoặc không ăn mỡ động vật, đồng thời kiêng ăn nội tạng động vật như: óc, thận, dạ dày, tim, là những thức có hàm lượng cholesterol cao. Những thực phẩm nên và không ăn Đối với người bị bệnh ĐTĐ thì khống chế lượng đường đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng. Thường ngày phải kiêng ăn các loại đường, kẹo, mứt, bột ngó sen và các món điểm tâm ngọt. Các loại khoai ngọt quá cũng không nên ăn, vì các thức này rất nhiều thành phần đường, được hấp thu nhanh trong ruột, sẽ thúc đẩy lượng đường trong máu tăng nhanh. Nếu người bệnh thấy đói quá chịu không được, có thể ăn tăng rau xanh như: bí đỏ, rau tần, cải thìa, bí đao, dưa chuột, rau cải dầu, mướp đắng, cà chua, hẹ. Còn có thực thực phẩm khác như trứng, thủy sản đều có thể ăn một lượng thích hợp. Những nghiên cứu gần đây chứng minh, chất xơ có thể làm chậm lại sự hấp thu đường glucose trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm nồng độ đường trong máu sau khi ăn cơm. Những nhà nghiên cứu bệnh học về bệnh dịch truyền nhiễm còn nêu ra: chất xơ còn có khả năng phòng ngừa bệnh mạch vành phát sinh. Vì vậy đối với người bị bệnh ĐTĐ, không thể thiếu thành phần chất xơ trong thức ăn như: cám, lúa mạch, vỏ, ngô, bã đậu phụ, rong biển, mỗi ngày lượng chất xơ đưa vào trong cơ thể tốt nhất là 30g trở lên, như vậy sẽ làm giảm tốc độ hấp thu đường ở trong đường ruột, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao, qua đó giúp cho người bệnh giữ được sự ổn định tương đối lượng đường trong máu, đồng thời cũng làm giảm được cảm giác đói, làm giảm béo và hạ thấp hàm lượng mỡ trong máu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkieng_ki_trong_an_uong_doi_voi_benh_nhan_dai_thao_duong_5764.pdf
Tài liệu liên quan