Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thái độ của khách hàng khi đến chùng ngừa human papilloma virus (HPV) tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu phối hợp định tính và định lượng. Sử dụng khảo sát cộng đồng (với 206 mẫu) theo hướng định lượng (với bảng câu hỏi có cấu trúc). Sau đó chọn 20 đối tượng phỏng vấn sâu phân tích định tính
Kết quả: Tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá tốt là 37,38%, kiến thức và thái độ khá là 39,32%, trung bình là 20,87%, và kém là 2,43%. Có 17,96 % khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100% không bị ung thư cổ tử cung và có 19,90% khách hàng nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV không cần thiết phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) . Qua phỏng vấn sâu cho thấy họ chưa có đầy đủ kiến thức về chủng ngừa HPV vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi.
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu tại tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ đúng về chủng ngừa HPV còn thấp. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng không chủ quan sau khi chủng ngừa HPV .
7 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kiến thức và thái độ của khánh hàng đến chủng ngừa HPV tại bệnh viện Hùng Vương và viện pasteur thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA KHÁNH HÀNG ĐẾN CHỦNG NGỪA HPV TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG VÀ VIỆN PASTEUR
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Yến Phi 1, Vũ Thị Nhung 2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức và thái độ của khách hàng khi đến chùng ngừa human papilloma virus (HPV) tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu phối hợp định tính và định lượng. Sử dụng khảo sát cộng đồng (với 206 mẫu) theo hướng định lượng (với bảng câu hỏi có cấu trúc). Sau đó chọn 20 đối tượng phỏng vấn sâu phân tích định tính
Kết quả: Tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá tốt là 37,38%, kiến thức và thái độ khá là 39,32%, trung bình là 20,87%, và kém là 2,43%. Có 17,96 % khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì có thể yên tâm 100% không bị ung thư cổ tử cung và có 19,90% khách hàng nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV không cần thiết phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP) . Qua phỏng vấn sâu cho thấy họ chưa có đầy đủ kiến thức về chủng ngừa HPV vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi.
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu tại tại Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ đúng về chủng ngừa HPV còn thấp. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng không chủ quan sau khi chủng ngừa HPV .
Từ khóa: Vaccine ngừa HPV.
EVALUATING THE CUSTOMERS’ KNOWLEDGE AND ATTITUDES TOWARDS VACCINATION AGAINST HUMAN PAPILLOMA VIRUS AT HUNGVUONG HOSPITAL
AND PASTEUR INSTITUTE OF HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
Objectives: Evaluating the customers’ knowledge and attitudes towards vaccination against human papilloma virus (HPV) at Hung Vuong hospital and HoChiMinh city Pasteur institute
Method: A cross - section study on. 206 customers (103 at Hung Vuong hospital and 103 at Pasteur institute of HCMC )was conducted; the mass survey (206 samples) with quantitative structure (structural questionnaire) was used; then 20 randomly selected customers were interviewed for qualitative analysis.
Results: The rate of customers’ knowledge and attitude towards vaccination against human papilloma virus are as follows: Good: 37.4%; satisfactory: 39.3%;
fair: 20.9%; poor: 2.4%.
Futhermore, 17.96% customers thought that after being vacinated against HPV, they will be completely protected from cervical cancer; 19.90% customers assumed they need not take PAP tests after vaccination. From deep interview, customers are found to have insufficient knowledge on vaccination human papilloma virus due to lack of experts’ proper consultation as well as limited propagation from the mass media.
Conclusions: The rate of custermers who have comprehensive knowledge and right attitudes towards vaccination against human papilloma virusare rather low. For this reason, it is necessary to promote futher propagation to prevent customers subjectivily thought after vaccination.
Key words: Vaccinate against HPV
1Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện Hùng Vương, 2 Giảng Viên Trường ĐH Y Dược – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Lê Thị Yến Phi ĐT: 0918115035 Email: phivygdhp@ymail.com
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý phổ biến, đứng hàng thứ hai trong số các ung thư sinh dục ở phụ nữ trên thế giới và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của giới nữ, nhất là ở những nước đang phát triển mặc dù thực tế thì đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Trong thập niên 70, human papilloma virus (HPV) được mô tả như là một trong những tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung, tiền đề của ung thư cổ tử cung.
Đầu những năm 90 có nhiều nghiên cứu dịch tễ đã củng cố quan điểm này đồng thời với sự phát hiện nhóm HPV nguy cơ cao là yếu tố chính gây UTCTC. Tuy nhiên, HPV chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến bệnh lý này vì còn nhiều yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi trong tiến trình gây bệnh ung thư [4]. Sự hiểu biết rõ về cấu tạo và cơ chế sinh bệnh của HPV đã mở hướng cho ý tưởng có thể phòng ngừa UTCTC gây ra bởi HPV bằng phương pháp chủng ngừa và nay đã trở thành hiện thực.Hiện nay đã có thuốc chủng ngừa được lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới . Những thuốc này đã nhận được sự hưởng ứng của chị em phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, từ 2008 đến nay thuốc chủng ngừa HPV mới được phép lưu hành. Vấn đề tuyên truyền về mối liên quan giữa HPV và UTCTC cũng chỉ mới bắt đầu.
Tuy nhiên, khả năng có thể ngừa ung thư cổ tử cung (CTC) gây ra bởi HPV bằng thuốc chủng còn rất hạn chế, chỉ mới ngừa chủ yếu 2 loại HPV 16, 18 là 2 loại HPV chiếm 70% các trường hợp nhiễm HPV và thuộc nhóm nguy cơ cao, mặc dù có thể ngăn ung thư gây ra do HPV 16/18, nhưng không thể ngừa ung thư gây ra bởi loại HPV nguy cơ cao khác [3]. Do đó, sau khi chủng ngừa xong, người phụ nữ vẵn phải đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư CTC. Kiến thức của người dân về lĩnh vực này vẫn chưa có được một đánh giá cụ thể và có hệ thống. Vì vậy, cần có sự tìm hiểu về sự hiểu biết của các đối tượng đến cơ sở Y tế để xin chủng ngừa HPV là cần thiết để có biện pháp tuyên truyển giáo dục sức khỏe đúng mức cho họ.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát kiến thức và thái độ của khách hàng đến cơ sở Y tế để chủng ngừa HPV cho bản thân.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định tỷ lệ khách hàng muốn chủng ngừa HPV có kiến thức và thái độ đúng về chủng HPV.
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về chủng ngừa HPV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Loại nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang (phối hợp định tính và định lượng.)
Thời gian nghiên cứu 20/12/2010 – 31/12/2010
Địa điểm nghiên cứu Bệnh Viện Hùng Vương và Viện Pasteur Tp HCM
Đối tương nghiên cứu Khách hàng đến BV Hùng Vương hay Viện Pasteur Tp HCM để chủng ngừa HPV (cho bản thân)
Tiêu chuẩn thu nhận
Khách hàng muốn chủng ngừa cho bản thân
Tuồi từ 19 – 26
Chưa chủng ngừa HPV lần nào hay đến chủng theo lịch hẹn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mắc bệnh tâm thần không thể tiếp xúc
Tiền sử CIN 2/3 chưa điều trị
Tiền sử ung thư cổ tử cung chưa hay đã điều trị
Đã cắt tử cung hoàn toàn.
Đang có thai
Cỡ mẫu Khảo sát 206 người (103 người ở BV Hùng Vương, 103 người ở Viện Pasteur). Theo công thức:
n = Z2 ( 1 – α /2 ) x pq
d2
p: tỷ lệ kiến thức đúng = 0,84 [2]
Phỏng vấn sâu 20 người (Số người phỏng vấn có thể thay đổi tùy theo nhận định người nghiên cứu, không ít hơn 10 người và không nhiều quá 30 người). Chọn mẫu dựa theo tuần tự. Khảo sát 9 khách hàng thì chọn 1 khách hàng phỏng vấn
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp đo
Phân tích định lượng để đánh giá theo điểm về kiến thức & thái độ
Phân tích định tính để có khái niệm về Kiến thức & thái độ của đối tượng nghiên cứu.
Phương tiện thu thập số liệu
Bảng câu hỏi có cấu trúc (tự trả lời) dùng cho khảo sát cộng đồng
Phỏng vấn sâu dùng bản câu hỏi bán cấu trúc, có ghi âm và giải băng sau đó
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 206 đối tượng phụ nữ tuồi từ 19 - 26 trong đó 103 người được thu nhận tại Bệnh viện Hùng Vương, 103 người được thu nhận tại viện Pasteur. Đa số (78,6%) thuộc nhóm tuổi từ 20- 26. Có đến 59,7% là dân thành phố HCM và 40,3% là người từ các tỉnh khác đến.
Những đối tượng đi chủng ngừa đa số là Cán bộ viên chức (40, 8%) và kế đến là thành phần sinh viên học sinh (36,4%). Về văn hóa thì 80,1% có trình độ cao đẳng, đại học. Điều này cho thấy sự hưởng ứng tham gia chủng ngừa có vẻ tập trung vào nhóm người có trình độ học vấn cao. Nội thành và ở tỉnh tham gia chủng ngừa (86,9%), cho thấy khách hàng sống ở trung tâm thành phố và tại thị trấn được tiếp cận với các phương tiện truyền thông cũng như các dịch vụ y tế về thông tin của chủng ngừa hơn những người dân sống ở ngoại thành. Một điều khá đặc biệt là số người đi chủng ngừa đa số là người độc thân (75,2%), như vậy chủng ngừa sẽ phát huy tác dụng giúp khách hàng phòng tránh nhiễm HPV khi họ có quan hệ tình dục sau này. Trong nhóm đối tượng còn dưới 20 tuổi thì chỉ có 1 người đã có quan hệ tình dục (2,3%) và trong nhóm 21-26 tuổi thì đã có quan hệ tình dục là 24,8%.
Trong những người đã có bạn tình thì 75,2% thường khám phụ khoa định kỳ hàng năm. Tỷ lệ này gấp đôi so với nhóm độc thân ( 33%). Trên thực tế, số phụ nữ độc thân thường ngại đi khám phụ khoa nên có khả năng con số 33% này chưa chính xác (do đối tượng không nói thật), cũng có thể giải thích là số khách hàng tham gia nghiên cứu đa số là cán bộ viên chức và trình độ cao đẳng, đại học nên có ý thức trong việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm hay được khám phụ khoa trong đợt kiểm tra sức khỏe hàng năm tại nơi làm việc.
Kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra:
Bảng 1.1. Nguồn thông tin của khách hàng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra
Nguồn thông tin
Số lượng
Tỷ lệ
Qua bạn bè, người thân
58
28,2%
Qua tạp chí,báo chí, tranh ảnh, tờ rơi
18
8,7%
Qua đài phát thanh, ti vi
14
6,8%
Qua nhân viên y tế.
6
2,9%
Qua Internet
5
2,4%
Qua tranh ảnh, tờ rơi quảng cáo
1
0,5%
Nhiều nguồn thông tin (hai trong số các nguồn trên)
104
50,5%
Biểu đồ 2. 1. Kiến thức và thái độ của khách hàng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra theo điểm đạt.
Tỷ lệ kiến thức và thái độ của khách hàng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra (qua phỏng vấn sâu 20 khách hàng)
Về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) thì chỉ 15% khách hàng trả lời được nguyên nhân là do viêm sinh dục kéo dài, quan hệ tình dục bừa bãi . Đa số thì không biết rõ nguyên nhân gây ung thư CTC.
Về cách phòng ngừa UTCTC thì đa số khách hàng đều trả lời phải chủng ngừa HPV, chỉ có 15% khách hàng cho là phải đi khám phụ khoa định kỳ để làm các xét nghiệm tầm soát sau khi chủng ngừa.
Sự hiểu biết về thuốc thì tất cả khách hàng đều trả lời chưa biết rõ mà chỉ biết thuốc chủng là để phòng ngừa ung thư CTC .
Về các quan tâm và khó khăn khi chủng ngừa HPV thì khách hàng quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc nhưng chưa được phổ biến rõ ràng, không biết thời gian phòng ngừa được bao lâu. Hầu hết khách hàng đều chưa nhận được đầy đủ thông tin về chủng ngừa. Có ý kiến cho là giá thành còn khá cao đối với sinh viên và tầng lớp có thu nhập thấp.
Tất cả khách hàng đều có ý kiến đề nghị các dịch vụ y tế cần hỗ trợ, tư vấn thêm về mặt thông tin như về giá cả, tác dụng phụ, số mũi cần chủng ngừa, và thời hạn của hiệu quả sau chủng ngừa HPV để giúp cho khách hàng trong độ tuổi chủng ngừa thuận tiện khi đến chủng ngừa HPV.
Tỷ lệ người có kiến thức khá cao cho từng vấn đề như biết được HPV là siêu vi khuẩn lây qua đường quan hệ tình dục (70,4%) hay biết được sau chủng ngừa vẫn cần thiết phải đi khám phụ khoa định kỳ (96,1%) hay sau chủng ngừa vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (80,1%) nhưng xét tổng hợp các kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra (gồm 11 câu hỏi) thì số đối tượng được đánh giá là tốt (≥9đ ) chỉ chiếm 37,4% (77/206) trong đó chỉ có 8,7% (18/206) đáp đúng 100% , đối tượng có kiến thức và thái độ khá (8-7đ) là 39,3% (81/206), đối tượng có kiến thức và thái độ trung bình (6-5đ) là 20.9% (43/206) và số người có kiến thức và thái độ kém là 2,4%.(5/206). Như vậy, gần 25% chưa hiểu rõ về tác dụng của chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra. Khi phỏng vấn thì có khách hàng đã phát biểu rằng: “Nghe nói thuốc để chủng ngừa ung thư CTC thì đi chủng ngừa cho yên tâm nhưng cũng chưa biết rõ hết thông tin về thuốc”. So với kết quả nghiên cứu khảo sát cộng đồng về vaccin HPV và tầm soát ung thư CTC của Hội Kế Hoạch Gia Đình ở Hồng Kông vào tháng 9 năm 2008, đã tiến hành phỏng vấn 500 bà mẹ có con gái từ 9 - 16 tuổi về sự hiểu biết về cách phòng ngừa ung thư CTC, các thông tin của họ về vaccin HPV thì có 45% bà mẹ trả lời đúng tác dụng của chủng ngừa HPV [ 12], thì kết quả nghiên cứu này thấp hơn, điều này có thể giải thích do ở nước ta, chị em phụ nữ chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi.
Có 18 % khách hàng nghĩ rằng chủng ngừa HPV thì không bị ung thư cổ tử cung và có gần 20% khách hàng nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV thì không cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP). Cũng so với kết quả nghiên cứu trên[12] thì có đến 32% nghĩ rằng vaccin HPV có thể ngăn ngừa được 100% ung thư CTC cho con của họ và có đến 42% nghĩ rằng sau chủng ngừa HPV thì không cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP). Sự khác biệt về kết quả này do đối tượng được chủng ngừa là 9 – 16 tuổi, trong độ tuổi đi học và độc thân dẫn đến các bà mẹ này đã có ý kiến chưa đúng.
Để biết về thuốc chủng ngừa HPV, có 50,5% nhận thông tin từ nhiều nguồn nhưng chỉ có 2,9% biết được qua nhân viên y tế. Những thông tin nhận được nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng thì thấp (8,8% qua báo chí , 6,8% từ đài phát thanh, TV). Đa số họ biết thông tin qua bạn bè (28,2%). Đó có thể là nguyên nhân khiến sự hiểu biết đúng về những điều liên quan giữa ung thư cổ tử cung và HPV cũng như tác dụng của thuốc chủng ngừa không cao. Các đối tượng có kiến thức chưa đúng và thái độ chưa phù hợp phần lớn là do tiếp nhận thông tin không đầy đủ. Tuy nhiên 96,1% nghĩ rằng vẫn cần phải đi khám phụ khoa định kỳ sau chủng ngừa, hay sau chủng ngừa vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (80,1%).So với kết quả nghiên cứu về kiến thức thái độ liên quan đến nhiễm HPV ở người trưởng thành, nghiên cứu khảo sát 289 người thuộc 3 nơi là: 1 là trường đại học chăm sóc y tế và 2 nhóm thuộc phòm khám gia đình do Bryan Holcomb và CS thực hiện tại Mỹ [1] .Kết quả khảo sát có 22,8% người nhận thông tin từ NVYT, 18,3% từ bạn bè, 27,6% từ lớp giáo dục sức khỏe, 20,3% từ báo chí, 11% từ Ti vi và đài phát thanh và 22,8% chưa từng nghe về HPV. Sự khác biệt này có thể giải thích do những tiến bộ của các phương tiện truyền thông và các hoạt động y tế của nhân viên xã hội tại Mỹ. Đa số khách hàng biết đến chủng ngừa ung thư CTC qua bạn bè giới thiệu, một số ít biết qua các phương tiện truyền thông như ti vi, internet
Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của khách hàng
Yếu tố liên quan
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Đọc báo
96 (66,6%)
95 (46, %)
12 (5,8%)
3 (1,5%)
Xem Ti vi
132 (64,5 %)
70 (34,5%)
3 (1,5%)
1 (0,5%)
Được NVYT tư vấn về chủng ngừa
Có
138 (67%)
Không
68 (33%)
Hiểu rõ về mục đích chủng ngừa
Hiểu rõ
98 (47,6%)
Hiểu 1 phần
102 (49,4%)
Không hiểu
6 (3 %)
Yếu tố liên quan
Xếp loại
Tốt
Khá
TB
Kém
Đọc báo thường xuyên (96)
37 (38,5%)
40 (41,7%)
17 (17,7%)
2 (2,1%)
Xem Ti vi thường xuyên (132)
51 (38,6%)
56 (42,4%)
21 (16%)
4 (3 %)
Được NVYT tư vấn chủng ngừa (138)
64 (46,4%)
49 (35,5%)
23 (16,7%)
2 (1,4%)
Hiểu rõ mục đích chủng ngừa (98)
49 (50%)
38 (38,8%)
9 (9,2%)
2 (2 %)
Địa chi
Kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra (gồm 11 câu hỏi) thì trong số đối tượng được đánh giá là tốt ( ≥9đ ) thì có 88,3% khách hàng sống ở khu vực nội thành và tỉnh. Như vậy, khách hàng sống ở khu vực nội thành và thị trấn được tiếp cận với các phương tiện truyền thông và các dịch vụ y tế nên được cập nhật kiến thức về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra, các vùng ngoại thành thiếu phương tiện truyền thông cũng như các dịch vụ y tế nên thông tin đến khách hàng chưa hiệu quả. Khách hàng ở vùng ngoại thành cho rằng: “Chỉ nghe được thông tin chủng ngừa qua người bạn đã được chủng ngừa tại BVHV đang đi học tại thành phố”
Trình độ văn hóa
Có 83,1% (64) khách hàng trong số đối tượng được đánh giá là tốt ( 77 khách hàng) (đạt ≥9đ) có trình độ cao đẳng, đại học, nhóm người này có trình độ và sống trong khu vực nội thành và thị trấn là 87,3% (144/165 khách hàng) nơi có điều kiện tiếp cận với thông tin về chủng ngừa nên có kiến thức về chủng ngừa, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu không đủ lớn.
Tình trạng hôn nhân
Số người đi chủng ngừa đa số là người độc thân (75,2%). Trong nhóm đối tượng còn dưới 20 tuổi thì chỉ có 1 người đã có quan hệ tình dục (2,3%) và trong nhóm 21-26 tuổi thì đã có quan hệ tình dục là 24,76%. Nhóm độc thân là sinh viên học sinh có kiến thức về chùng ngừa đạt tốt là 28/77 khách hàng đạt loại tốt về kiến thức (36,4%). Kết quả này giống với một vài nghiên cứu đối với sinh viên Đại học ở Florida, chỉ có 37% được nghe về HPV, 59% không biết HPV lây truyền như thế nào và 64% không chắc chắn rằng HPV là nguyên nhân của mụn cóc sinh dục[11].. Khảo sát kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cửa sinh viên trường Cao đẳng ở New York đã cho thấy chỉ có 45% cho rằng HPV lây qua đường tình dục, 87% không cho là HPV mà là các bệnh khác lây qua đường tình dục chẳng hạn như vi rút HIV[ 7],Như vậy ở nhóm học sinh và sinh viên cần được cập nhật thông tin tốt và cũng có thể thông qua nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi họ có quan hệ tình dục sau này
Số lần đến khám để chủng ngừa
Điều đáng chú ý ở đây số khách hàng đến chủng ngừa lần đầu được đánh giá tốt chiếm 51,95% cao hơn so với chủng ngừa lần 2 là 29,87% và chủng ngừa lần 3 là 18,18%, điều này cho thấy có vẻ như trong những lần đi chủng theo hẹn, khách hàng không được tư vấn thêm nên dần dần họ quên những điều đã được nghe từ trước khi đi chủng. Do đó, người cán bộ y tế cần phải tiếp tục duy trì tư vấn trong các lần khám tiếp theo.
Nguồn thông tin về chủng ngừa
Dù được tiếp cận thường xuyên với phương tiện truyền thông (Tivi, báo), khám phụ khoa hàng năm, được nhân viên y tế tư vấn về chủng ngừa ung thư CTC do HPV gây ra nhưng tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra khi đến chùng ngừa HPV tốt ở nhóm khách hàng này không cao chỉ đạt ≤ 50%, ngay cả khách hàng cho là đã hiểu rõ mục đích của chủng ngừa nhưng tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra khi đến chùng ngừa HPV tốt không cao chỉ đạt 50%. Mặc dù phần lớn khách hàng tham gia nghiên cức có trình độ trên cấp 3 là 80,1%. Điều này có thể giải thích nguyên nhân là chưa đẩy mạnh được thông tin về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra trên các phương tiện truyền thông và nhân viên y tế cần đẩy mạnh vai trò tư vân khi khách hàng đến khám phụ khoa vào thời điểm thuận tiện để khách hàng tiếp nhận được thông tin một cách hiệu quả., Về thông tin chủng ngừa Các khách hàng cho biết “Chúng tôi rất cần biết thông tin về thuốc chủng ngừa, tác dụng phụ cũng như thời hạn của chủng ngừa, giá thành của thuốc, có thể in cụ thể trên tờ rơi nếu quảng cáo trên ti vi ở chương trình quảng cáo thì thuốc chủng ngừa cho độ tuổi 9 – 26, mà ở tuổi này thì phần lớn không thích xem mục quảng cáo và hay chuyển kênh khi phát đến mục quảng cáo nên không thể biết được thông tin về chủng ngừa ung thư CTC khi xem ti vi”
Hạn chế của nghiên cứu:
Kỹ thuật chọn mẫu dựa theo tuần tự (206 khách hàng), những người tham gia nghiên cứu đa phần có trình độ học vấn cao, có khả năng tiếp cận thông tin mới tham gia chủng ngừa CHƯA đại diện cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cỡ mẫu nhỏ nên chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của những yếu tố liên quan
KẾT LUẬN
Tỷ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra được đánh giá
Tốt 37,4%, khá là 39,3%, trung bình là 20,9%, kém là 2,4%.
Chỉ có 47,5% hiểu rõ mục đích chủng ngừa HPV, 3% không hiểu chủng ngừa để làm gì.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV là vì chưa được tư vấn đầy đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi :
Đọc báo hay xem TV, nghe đài thường xuyên, được CB Y tế tư vấn thì kiến thức hơn 80% xếp loại từ khá trở lên .
Trong số khách hàng có kiến thức tốt đa số là khách hàng có trình độ trên cấp 3 (83,1%) trong đó 88,3% là người sống ở nội thành và thị trấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ANN ARBOR. (2004) Adults’ Knowledge and Behaviors Related to Human Papillomavirus Infection From the University of Michigan, Vol. 17, 1st
CAMILLE C. RAGIN AND EMANUELA TAIOLI. (2009) Knowledge about human papillomavirus and the HPV vaccine – a survey of the general population. Infect Agent Cancer, Vol. 4 (Suppl 1). Second Anunual International african – Caribbean Cancer Consortium Conference 12 – 13 May 2008.
JOHN T. SCHILLER. (2005) Second - generation HPV vaccines. HPV today. N o 06 April 2005: 6 – 7.
MARK G.MARTENS, HOWARD A.SHAW (2009). Cervical cancer prevention : understanding current clinical data for prophylactic vaccines. The American journal of Medicine 2009, Vol. 122 ISS 8, S16- S23.
NELSON J.H. & COLL. (2000). A novel and rapid PCR- based method for genotyping human papillomaviruses in clinical samples. J Clin. Microbiol. 38: 688 - 695
SUSANNE K.KJAER (2002).Type specific persistence of high risk human papillomavirus (HPV) as indicator of high grade cervical squamous intraepitheliallesions in young women: population based prospective follow up study . BMJ Volume 325 14 SEPTEMBER 2002: 1- 7.
.SANFORD R. KIMMEL (2006) Practical implementation of HPV vaccines in clinical practice -Journal of Family Practice, Nov, 2006, suppl: 18 – 22.
SONG-NAN CHAW, RUEY SOON et at (2010) . Knowledge, attitudes, and communication arround HPV vaccination amongst urban Asian mothers and physicians. Vaccine 28: 3809 - 3817
TOSHIYUKI SASAGAWA, WALID BASHA (2001). High-risk and multiple Human Papillomavirus infections associated with Cervical abnormalities in Japanese women. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention Vol. 10, , January 2001: 45 - 52.
Vernon SD & coll. (2000). Comparison of human papillomavirus detection and typing by cycle sequencing, line blotting and hybrid capture. J Clin. Microbiol. 38: 651- 655.
Yacobi E, Tennant C, Fcrrante J, et al (1999). University students' knowledge and aware ness of HPV. Prey Med. 28: 535 - 541.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hpv_382.doc