Kiến thức cần biết dành cho sản phụ nhiễm virus viêm gan B

Viêm gan siêu vi B bệnh hiện vẫn là vấn đề y khoa phổ biến, theo ước tính

của các nhà khoa học thì lây nhiễm ở sản phụ Việt Nam khoảng 10%. Bệnh do

virus có tên khoa học là hepatitis B virus gây nên, viết tắt là HBV, được mô tả từ

thời Hippocrates nhưng mãi đến năm 1965, lần đầu tiên Blumberg đã tìm ra thành

phần kháng nguyên Au, nguồn gốc từ huyết thanh của một người Úc nên còn gọi

là kháng nguyên Úc châu(Australia antigen). Ngày nay, ngư ời ta gọi là kháng

nguyên bề mặt của HBV, kí hiệu quốc tế là HBsAg (Hepatitis B surface antigen).

Và mãi đến 10 năm sau, hình dạng của HBV mới được mô tả đầy đủ và mang tên

tiểu thể Dane. Năm 1977, Blumberg đã được giải thưởng Nobel nhờ việc phát hiện

ra kháng nguyên trong bệnh viêm gan siêu vi B.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiến thức cần biết dành cho sản phụ nhiễm virus viêm gan B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức cần biết dành cho sản phụ nhiễm virus viêm gan B Tiêm ngừa là giải pháp tốt nhất, Đôi nét về HBV Viêm gan siêu vi B bệnh hiện vẫn là vấn đề y khoa phổ biến, theo ước tính của các nhà khoa học thì lây nhiễm ở sản phụ Việt Nam khoảng 10%. Bệnh do virus có tên khoa học là hepatitis B virus gây nên, viết tắt là HBV, được mô tả từ thời Hippocrates nhưng mãi đến năm 1965, lần đầu tiên Blumberg đã tìm ra thành phần kháng nguyên Au, nguồn gốc từ huyết thanh của một người Úc nên còn gọi là kháng nguyên Úc châu(Australia antigen). Ngày nay, người ta gọi là kháng nguyên bề mặt của HBV, kí hiệu quốc tế là HBsAg (Hepatitis B surface antigen). Và mãi đến 10 năm sau, hình dạng của HBV mới được mô tả đầy đủ và mang tên tiểu thể Dane. Năm 1977, Blumberg đã được giải thưởng Nobel nhờ việc phát hiện ra kháng nguyên trong bệnh viêm gan siêu vi B. Bệnh cảnh lâm sàng của HBV Rất đa dạng, trong giai đoạn cấp có thể biểu hiện từ thể lâm sàng không triệu chứng đến thể lâm sàng có triệu chứng của một viêm gan điển hình, diễn tiến có thể nặng nề đưa đến tử vong hoặc âm thầm đi vào viêm gan mãn tính để đưa đến xơ gan hoặc ung thư gan. Vào những năm của thập niên 70, người ta đã ghi nhận và chứng minh, HBV lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, do tiếp xúc với tinh dịch và dịch tiết ở âm đạo, ở những người giao hợp gây nhiều sang chấn như: giao hợp qua ngã hậu môn-trực tràng, qua đường miệng lưỡi, người giao hợp với nhiều bạn tình… đây là yếu tố chính lây truyền cho sản phụ. Lây truyền qua tiếp xúc với máu và chế phẩm của máu hoặc dịch tiết cơ thể, cách lây truyền này thường gặp ở sản phụ có nhu cầu truyền máu, tiêm chích, phẫu thuật, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, giác hút hay cạo gió. Lây truyền giữa sản phụ do dùng chung vật dụng cá nhân gây chảy máu với người trong gia đình… Việc lây truyền từ mẹ sang con, cho đến nay cơ chế lây truyền HBV lúc sinh và sau sinh vẫn chưa được xác định, song người ta cho rằng nó có thể xảy ra khi chuyển dạ trong lúc sinh hơn là qua nhau. HBsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi bé cắn làm trầy xước da khi bú, vì vậy mẹ có HBsAg (+) thì khuyến cáo không nên cho con bú. Mức độ nặng và tiên lượng của tình trạng lây nhiễm tùy thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ nhân đôi của virus ở người mẹ: được dựa vào nồng độ HBV – DNA trong huyết thanh, HBeAg là bằng chứng huyết thanh kinh điển của sự lây nhiễm, mẹ có HBeAg (+) nguy cơ lây cho con là 90-100%, mẹ có HbeAg (-) nguy cơ lây cho con là 5-20%. Thời gian bị nhiễm HBV cấp tính ở người mẹ: mẹ bị nhiễm 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ thì nguy cơ lây nhiễm cho con là 10%. Nếu ở 3 tháng cuối của thai kỳ và thời kỳ hậu sản thì nguy cơ lây nhiễm là 90% . Vấn đề phòng bệnh Phòng bệnh là giải pháp tốt nhất hiện nay, vì các thuốc sử dụng để điều trị đặc hiệu vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, các thuốc đang được sử dụng để điều trị hiện nay thường có chống chỉ định vì có ảnh hưởng đến thai kỳ. Vì vậy, việc phòng bệnh cho mẹ và con là việc làm hết sức quan trọng. Đối với mẹ thì cần xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ, nếu HBsAg (+) thì chứng tỏ HBV đang hoạt động, lúc đó cần xét nghiệm thêm HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền bệnh từ mẹ sang con. Nếu HBsAg âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ, vì loại vaccine này không chống chỉ định với phụ nữ có thai cũng như trong lúc cho con bú. Đối với con, nếu mẹ có HBeAg (+) thì cần tiêm ngay sau sinh huyết thanh đặc hiệu chống HBV, với liều 100 đơn vị, sau đó tiếp tục tiêm vaccine phòng HBV theo công thức 0-1-6, tức tiêm mũi thứ nhất sau khi sinh, mũi thứ 2 khi trẻ được 1 tháng tuổi và mũi thứ 3 khi được 6 tháng tuổi, sau đó 5 năm sau thì chích nhắc lại một lần. Tóm lại, sản phụ bị viêm gan siêu vi B, thì bé ngay khi chào đời cần được bảo vệ thật tốt, nếu không được bảo vệ thì nguy cơ trẻ bị nhiễm HBV từ mẹ là rất cao, khi trưởng thành các em dễ bị xơ gan hoặc viêm gan mãn tính, thậm chí bé bị ung thư gan rất sớm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_ve_san_phu_viem_gan_b_.pdf
Tài liệu liên quan