Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á

Cấu trúc Đông Nam Á gồm nhiều vi mảng (microplates) nằm kẹp giữa 3 mảng lớn: các mảng Âu - Á, Ấn - Úc và Thái Bình Dương. Theo kết quả đo độ dịch chuyển cổ từ, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và cường độ động đất thì cường độ hoạt động của các mảng này còn khá mạnh với tốc độ

dịch chuyển lớn được ghi nhận từ Đệ Tam đến nay.

Đặc điểm kiến tạo Đông Nam Á trong giai đoạn Đệ Tam là kết quả chuyển động của các mảng lớn:

• Mảng động Ấn Độ dịch chuyển lên phía Bắc va chạm vào mảng Âu - Á,

• Mảng châu Úc dịch chuyển hút chìm dưới cung đảo Sumatra,

• Mảng Thái Bình Dương chuyển nhanh theo hướng tây - tây bắc hút chìm dưới cung đảo Philippin ở rìa Đông mảng Âu - Á,

• Sự tách giãn và hình thành Biển Đông.

 

pdf40 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á 4 65 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á Hầu như tất cả các bể trầm tích Đệ tam chứa dầu khí ở Đông Nam Á được hình thành gắn liền với hoạt động kiến tạo mảng giai đoạn Đệ Tam (Hình 4.1). Trên 70 bể chứa dầu khí ở Đông Nam Á đều nằm trên rìa nội mảng, ở phía Tây kéo dài từ Bắc Thái Lan xuống vịnh Malay đến biển Tây Natuna, ở phía Đông là toàn thềm lục địa Việt Nam, chúng phân bố liền kề hoặc ở nơi giao nhau của các đới khâu hay đứt gãy lớn xuyên cắt vùng rìa Nam của mảng Âu - Á vào Đệ Tam, như Sagaing, Three Pagodas, Mae Ping - Hậu Giang, Petchabun, Ranong, Khlong Marui, Sông Hồng, Sông Mã, Rào Nậy, Đà Nẵng, kinh tuyến 109o KĐ... Vì thế việc tái lập kiến tạo mảng của Đông Nam Á là cần thiết nhằm nghiên cứu vai trò chuyển động của các mảng trong sự hình thành các bể và đặc điểm phân bố dầu khí. Cấu trúc Đông Nam Á gồm nhiều vi mảng (microplates) nằm kẹp giữa 3 mảng lớn: các mảng Âu - Á, Ấn - Úc và Thái Bình Dương. Theo kết quả đo độ dịch chuyển cổ từ, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và cường độ động đất thì cường độ hoạt động của các mảng này còn khá mạnh với tốc độ dịch chuyển lớn được ghi nhận từ Đệ Tam đến nay. Đặc điểm kiến tạo Đông Nam Á trong giai đoạn Đệ Tam là kết quả chuyển động của các mảng lớn: • Mảng động Ấn Độ dịch chuyển lên phía Bắc va chạm vào mảng Âu - Á, • Mảng châu Úc dịch chuyển hút chìm dưới cung đảo Sumatra, • Mảng Thái Bình Dương chuyển nhanh theo hướng tây - tây bắc hút chìm dưới cung đảo Philippin ở rìa Đông mảng Âu - Á, • Sự tách giãn và hình thành Biển Đông. Trường động lực đã tạo sự xoay chuyển các vi mảng (microplates), sự trượt bằng dọc các đới khâu và các đứt gãy lớn theo đó các bể Đệ Tam được hình thành, đồng thời cũng tạo tính chu kỳ xen những gián đoạn khu vực được ghi nhận ở tất cả các bể Đệ Tam Đông Nam Á. Chu kỳ phát triển kiến tạo - tướng đá và magma giai đoạn Đệ Tam liên quan đến các chu kỳ va chạm và hút chìm giữa các mảng lớn. Nguồn gốc kiến tạo của các bể trầm tích là vấn đề tranh luận, và có rất nhiều mô hình. Một số nhà địa chất giả định nguyên nhân hình thành các bể Đệ Tam ở ĐNÁ là do căng giãn sau cung kết quả của sự hút chìm và hội tụ xiên (oblique convergence) 1. Đặc điểm cấu trúc Đông Nam Á theo mô hình kiến tạo mảng 66 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam dọc rãnh sụt (trench) Sumatra - Java (Kingston và nnk, 1983); do sự kéo toác dọc các đứt gãy trượt bằng trái lớn (left- lateral strike-slip faults) theo thuyết kiến tạo thúc trồi (Tapponnier và nnk., 1982), do tách rift sau cung (back arc rifting) kết hợp với hoạt động gãy trượt dốc (wrench faulting) (Hamilton,1979; Crostella,1981); do tách rift liên quan đến sự dâng trồi của manti (mantle plume) (Hutchinson,1989; Khalid Ngah và nnk., 1996); do căng giãn kết quả của sự xoay trường ứng lực (rotating of stress field) trong quá trình va mảng giữa Ấn Độ và Âu - Á (Harder và nnk., 1992; Hình 4.1. Sơ đồ phân bố các bể chứa dầu chính ở Đông Nam Á 67 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á Huchon và nnk., 1994); do cắt trượt phải (dextral shear) dọc các đứt gãy trượt hướng tây-bắc tồn tại trước đó (Polochan và nnk., 1989); hoặc do kéo toác liên quan đến sự uốn cong của quần đảo Andaman - Sumatra - Java (Hutchinson,1992). Dù có nguồn gốc khác nhau, nhưng các bể này được thành tạo liên quan đến chuyển động trượt bằng (strike-slip), căng giãn (extension) bên trong mảng và có dạng graben hoặc nửa graben với các chu kỳ trầm tích và những bất chỉnh hợp đồng tuổi với nhau được quan sát thấy trong tất cả các bể. Môi trường trầm tích và quy luật phân bố dầu khí trong các bể Đệ Tam được khống chế bởi hai yếu tố: - chuyển động kiến tạo của các vi mảng nội lục (intracontinental microplates) và sự dao động có tính chu kỳ của mực nước đại dương. Sự dao động mực nước đại dương, đặc biệt trong Oligocen - Miocen, đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố tướng trầm tích và đặc tính dầu khí. Mặc dù tất cả các tác giả đều thừa nhận cấu trúc Đông Nam Á được hình thành do sự va chạm của các mảng lớn, nhưng mô hình động lực lại được giải thích khác nhau. 2. Những quan điểm khác nhau về mô hình động lực di chuyển các mảng 2.1. Quan điểm thúc trồi (extrusion) theo Tapponnier và nnk., 1982, 1986 Với mô hình kiến tạo này vào Eocen sự va chạm của mảng động Ấn Độ (indentor) và chuồi sâu (deep penetration) vào mảng châu Á đã làm cho những khối lớn vỏ lục địa bị trồi lên, xoay phải và trượt về hướng Đông (như khối Hoa Nam, khối Đông Dương hay Sundaland), dọc theo các đới cắt trượt chính như: Sông Hồng, Tây Malaysia, Vịnh Thái Lan v.v... tạo tách giãn đáy biển Andaman, Biển Đông và sự căng giãn ở Vịnh Thái Lan (Hình 4.2). Huchon và nnk. (1994) đã chỉnh sửa và đưa ra thuyết rút ngắn vỏ Trái Đất (crust shortening, Hình 4.3) ở vùng Bắc góc hội tụ Tây Tạng theo đó sự căng giãn (extension) phát triển về phía Đông và Nam của mảng động Ấn Độ. Với sự dịch chuyển đới hội tụ về phía Bắc, một mảng vỏ nằm kề phía Đông có xu thế bị thúc trồi trước tiên về phía Đông hoặc Đông - Bắc, sau đó về phía Nam làm mảng này xoay phải. Phần vỏ nằm ở xa hơn về phía Đông sẽ có trường ứng lực tối đa hướng đông - tây, sau đó chuyển sang bắc - nam khi đới hội tụ tiếp tục di chuyển lên phía Bắc. Dựa theo đó, Huchon đã lập mô hình các trường ứng lực theo 4 thời kỳ (Hình 4.4) từ giữa Eocen (50 triệu năm) đến giữa Miocen (16 triệu năm). Một số lớn các khối nội mảng (intraplates) bên trong địa khối Đông Dương (Indochina) cũng thay đổi hướng chuyển động theo sự chuyển hướng của trường ứng lực. Huchon cũng thừa nhận xu thế trượt bằng phải (right lateral) trong mô hình thúc trồi của Tapponnier làm xoay khối Đông Dương và giãn đáy Biển Đông. Sự thúc trồi xảy ra không đồng nhất, có xu thế phân dị theo thời gian. Vào giữa Eocen bắt đầu sự va chạm, vào Oligocen (32 triệu năm) giãn đáy Biển Đông, vào Miocen sớm (23 triệu năm) có sự đổi hướng giãn đáy của Biển Đông, vào Miocen giữa kết thúc sự giãn đáy Biển Đông, không đề cập đến vai trò chuyển động của các vi mảng trong cấu trúc mảng Thái Bình Dương. Sự 68 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 500 km S I B E R I B A I K A L A L T A I 3 2 2 S H A N S I 2 ? 1 1-2 M A L A Y S I A B O R N E O 1 1 1 ? ? 2K ALTY N T AG H F. H I M A L A AY 3 Y 100 0 6000 10 00 6000 60 00 10 00 60 00 70 90 110 130 150 60 50 400 0 0 0 0 E N0 0 0 1500 300 20 1400 0 100 1300 00 10 120 0 0 11001000900800700 00 100 200 0 400 500 0 MÔNG CỔ THIÊN SƠN TRUNG QUỐC VÂN NAM SÔNG HỒNG ẤN ĐỘ Căng giãn vào Kainozoi Vỏ đại dương Biển Đông và biển Andaman Đất liền ĐÔNG DƯƠNG Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo thúc trồi và các đứt gãy lớn ở Đông Châu Á 69 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á 40 N0 30 N0 20 N0 10 N0 90 E0 100 E0 110 E0 120 E 0 Nam Trung Hoa Ấn Độ BORNEO TPF MBT MPF RRF B R S TPF: Đứt gãy Three Pagodas SF: Đứt gãy Sagaing MPF: Đứt gãy Mae-Ping RRF: Đứt gãy Sông Hồng BRS: Đới khâu Bentong - Raub MBT: Đới nghịch chờm chính ở rìa mảng S F 90 E0 100 E0 110 E0 120 E 0 40 N0 30 N0 20 N0 10 N0 Biển Đông B R S Hình 4.3. Sự rút ngắn vỏ trái đất 70 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 30 N0 10 N0 110 E090 E0110 E 090 E0 IN Giãn đáy RRF IN MPF RRF IN IN RRF RRF TPF B R S EOCEN GIỮA(50 Ma) Khởi đầu va chạm OLIGOCEN (32 Ma) Khởi đầu giãn đáy Biển Đông MIOCEN SỚM (23 Ma) Đổi hướng giãn đáy Biển Đông (South China Sea) MIOCEN GIỮA (16 Ma) Kết thúc giãn đáy Biển Đông (South China Sea) 30 N0 30 N0 30 N0 10 N0 10 N0 10 N0 110 E0 110 E090 E 0 90 E0 RRF - đứt gãy Sông Hồng TPF - đứt gãy Three Pagodas IN - mảng Ấn Độ Ghi Chú Hình 4.4. Bản đồ trường ứng lực (theo R. D. Shaw, 1997; Huchon, 1994) 71 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á trượt bằng dọc các đứt gãy lớn như Sagaing (SF), Three Pagodas (TPF) và đứt gãy Sông Hồng (RRF) đã tạo sự giãn đáy biển Andaman, hình thành các bể rift Vịnh Thái Lan và Sông Hồng. Quan điểm này đã bổ sung cho cách giải thích sự tạo rift đơn thuần do chuyển động sụt lún dọc đứt gãy (downfaulting) của Polachan (1988, 1991) vào Oligocen để hình thành bể như bể Vịnh Thái Lan v. v... Shaw R.D. (1997) dựa vào các quan điểm trên cũng cho rằng sự dịch chuyển theo các đứt gãy không chỉ trượt bằng phải mà đổi hướng theo thời gian - ban đầu vào Eocen (?) hoặc Oligocen chuyển động dọc các đứt gãy Mae Ping và Three Pagodas chủ yếu là trượt bằng trái (sinistral), sau đó (sau thời gian 23 triệu năm) xảy ra sự đảo hướng sang trượt bằng phải (dextral), gây hiện tượng nghịch đảo kiến tạo vào cuối Oligocen quan sát thấy ở bể Tây Natuna hoặc bể Sông Hồng ở phía Bắc vi mảng Đông Dương. Xen giữa hai thời kỳ này là thời kỳ yên tĩnh kiến tạo (structural quiescene), với sự sụt rift là chủ yếu, kéo dài 10 - 15 triệu năm tạo phức hệ trầm tích dày chứa dầu tuổi Oligocen. Sự đổi hướng và cường độ chuyển động được giải thích do sự chuyển dịch vị trí của rìa đới hội tụ (convergence margins) khi mảng động Ấn Độ thúc lên phía Bắc tạo hướng tương tác (interaction) khác nhau đối với các đứt gãy chính, như Three Pagodas và Sông Hồng. 2.2. Quan điểm về mô hình động của nhiều vi mảng (kinematic modelling of numerous microplates) Rangin và nnk., 1990; Daly và nnk., 1991; Ian M. Longley, 1997; Hall R. 1997: Các tác giả này cho rằng: Đông Nam Á gồm một phức hợp các vi mảng đại dương và lục địa (địa khối) kẹp giữa các mảng lớn lục địa tương đối ổn định Âu - Á ở Tây - Bắc, mảng Ấn - Úc ở phía Nam nhưng di chuyển rất nhanh lên phía Bắc, các mảng Philippine và Thái Bình Dương bị hút chìm ở rìa Đông mảng Âu - Á. Các chuyển động này đã tạo sự hút chìm giữa mảng và hình thành hệ cung đảo - rãnh sụt (arc/trench) ở sườn Tây - Nam và Đông - Bắc của Đông Nam Á (các cung đảo Sunda và Philippine). Mô hình này chưa giải thích sự chuyển động còn phức tạp hơn nhiều khi mảng châu Úc va chạm với mảng Philippin tạo ranh giới trượt bằng trái làm cho các khối vi lục địa bị cắt tách khỏi rìa Bắc châu Úc để chuyển dịch về phía Tây. Sự hình thành các bể nội mảng được giải thích do tác động va chạm trực tiếp ở rìa các mảng và hiệu ứng này đã được truyền rất sâu vào trong mảng. Ngoài ra, đặc tính căng hoặc nén của hệ cung đảo còn phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ hút chìm (mức độ hội tụ - convergence rate, rollback velocity) và hướng di chuyển của địa khối phủ chờm bên trên. Ian Longley (1997) trên cơ sở thừa nhận kiến tạo Đông Nam Á liên quan đến sự va chạm các mảng Âu - Á và Ấn - Úc, đã chia ra 5 thời kỳ: • Trước Đệ Tam (trước 50 triệu năm) - lịch sử trước Đệ Tam liên quan đến sự vỡ mảnh của siêu lục địa Gondwana làm một số mảnh bắt đầu tách khỏi châu Úc từ Jura, Ấn Độ tách khỏi châu Úc vào Creta sớm và Nam Băng Dương tách ra vào Creta muộn. Các vi mảng Đông Dương, proto - Biển Đông, Tây Sunda 72 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam luôn là một bộ phận của lục địa Âu - Á bền vững. Khối Kalimantan sau khi tách khỏi Đông Dương và Meritus tách khỏi châu Úc đã gắn kết (almaganation) với nhau thành khối Borneo có thể vào 90 triệu năm trước đây. Sự gắn kết các vi mảng trên để hình thành khung cấu trúc Đông Nam Á thống nhất kết thúc vào khoảng 85 triệu năm với hoạt động magma - phun trào và tạo núi Yến Sơn. • Thời kỳ (50 - 43, 5 triệu năm) - xảy ra sự va chạm của hai mảng Âu - Á và Ấn - Ú song song với sự hút chìm mảng đại dương dưới lục địa Âu - Á, nhưng tốc độ hội tụ hay hút chìm dọc cung Sunda chậm hơn so với tốc độ di chuyển của mảng lục địa tạo sự căng giãn ở rìa lục địa để hình thành các bể trước và sau cung đảo được lấp đầy bởi trầm tích sông - biển cho đến giữa Miocen. • Thời kỳ (43,5 - 32 triệu năm) - chấm dứt va chạm giữa ấn Độ và Âu - Á, các mảng đại dương phía Nam sắp xếp lại, mảng Ấn Độ Dương tiếp tục bị hút chìm dưới khối lục địa Sunda với tốc độ chậm, hình thành pha 2 trong lịch sử phát triển các bể sau cung đảo. Sự sắp xếp lại mảng Thái Bình Dương đi kèm tách giãn Biển Đông, sự tách giãn eo biển Makassar tạo các bể ở Đông và Tây - Bắc Borneo. • Thời kỳ (32 - 21 triệu năm) - tương ứng với pha đầu của giãn đáy Biển Đông làm xoay phải toàn địa khối Sunda quanh cực xoay nằm ở đầu vịnh Thái Lan. Sự xoay khối mở rộng bể Malay tạo một pha gia tăng tốc độ hội tụ, nghịch đảo kiến tạo dọc cung Sunda chấm dứt sụt rift ở các bể trước và sau cung đảo. • Thời kỳ (21 - 0 triệu năm) - chấm dứt giãn đáy Biển Đông, co ngắn vỏ ở Tây Tạng (Tibet), xoay khối, trồi và trượt bằng dọc các đứt gãy, gây nghịch đảo kiến tạo trong tất cả các bể Đệ Tam ở Đông Nam Á. Hall R. (1995, 2002) dựa trên số liệu đo cổ địa từ ở Đông Indonesia và phỏng theo chương trình ATLAS, đã xác định vị trí các cực xoay (rotation poles) của vi mảng biển Philippin (Philippine Sea microplate) và các vi mảng khác bên trong lục địa Âu - Á từ 50 triệu năm trở lại. Theo Hall, trong thời gian này vi mảng biển Philippin đã xoay phải liên tục và trượt về Tây - Bắc, tạo hai biến cố khu vực quan trọng do sự va chạm dạng cung đảo - lục địa (arc - continent collision) làm biến đổi hình dạng và ranh giới các địa khối (geoblock) ở rìa Đông - Nam lục địa Âu - Á - đó là sự va chạm giữa lục địa châu Úc với cung vi mảng biển Philippin (Philippine Sea microplate arc) ở 25 triệu năm và sự va chạm giữa cung đảo Philippin với rìa Đông lục địa Âu - Á vào 5 triệu năm, tương ứng với hai thời kỳ chuyển động kiến tạo quan trọng ở Đông Nam Á vào cuối Oligocen và cuối Miocen muộn. Hall cũng cho rằng vào cuối Oligocen sự trượt bằng dọc theo hai đứt gãy lớn Sông Hồng và Three Pagodas làm khối Borneo xoay trái, hình thành bể Vịnh Thái Lan - Malay, khép lại mảng đại dương proto - Biển Đông (proto South China Sea), bắt đầu tách giãn ở phía Bắc quần đảo Macclesfield để hình thành Biển Đông như ngày nay. Warren Carey đưa ra giả thuyết về sự giãn nở của Trái Đất (Expanding Earth hypothesis), Ông cho rằng trước khi xảy ra 73 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á sự phá đứt các đới trượt ven - Thái Bình Dương và Tethys (Disruption of Peripacific and Tethian shear), khối lục địa (craton) Đông Nam Á gồm những mảnh vỡ hình thoi và nêm (rhombochasm and sphenochasm) ngăn bởi các đứt gãy trượt bằng, sau đó bị giãn nở (expansion) không có hiện tượng hút chìm ven biển Tethys và Thái Bình Dương. 2.3. Quan điểm của một số nhà địa chất Việt Nam Kiến tạo khu vực Đông Nam Á và Việt Nam được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của N. X. Bao, L. D. Bách, N. Đ. Cát, V. Đ. Chương, L. N. Lai, P. H. Long, P. V. Quýnh, N. T. San, P. T. Thị, N. G. Thắng, T.V. Trị, C. Đ. Triều, N. X. Tùng... đặc biệt liên quan với đới đứt gãy Sông Hồng có nhiều công trình nghiên cứu của T. T. Thắng, T. Nghi, N. T. Yêm, L. V. Mạnh, N. T. Kim Thoa và nhiều tác giả khác… T. V. Trị (1995) phân chia miền lãnh thổ Đông Dương thành nhiều địa khu (terrane) tách ra từ Gondwana có cấu trúc vỏ Trái Đất khác nhau: • Các khối vỏ lục địa tiền Cambri (Đông Dương, Shan Thái, Hoàng Liên Sơn, Hoàng Sa), • Địa khu liên hợp (composite terrane) Việt - Trung cố kết vào Paleozoi sớm - giữa, Việt - Lào cố kết vào Paoleozoi giữa - muộn và được gắn kết với nhau qua đới khâu Sông Mã, • Địa khu liên hợp Đông Dương được cố kết vào thời kỳ tạo núi Indosini liên quan đến sự khép kín của Paleotethys giáp nối với địa khu liên hợp Shan- Thái • Các cấu tạo nội mảng chồng gối Meso - Kainozoi dưới dạng các rift, võng (depression), graben, các núi lửa - xâm nhập nông (volcano-plutonic) kiểu rìa lục địa tích cực. • Biển rìa Đông Việt Nam gồm cả thềm, sườn lục địa và vỏ đại dương (32-16 triệu năm). C. Đ. Triều đã phân chia các cấu trúc dạng tuyến lớn (lineament) lớn là ranh giới các nội mảng, chúng có nguồn gốc sâu dưới vỏ, hiện vẫn còn hoạt động, gắn với các đai động đất mạnh hiện nay. Có tất cả 13 đới được phân chia có cường độ (magnitude) M>6. 0. Đới đứt gãy sâu Sông Hồng (RRFZ) được các nhà địa chất Việt Nam nghiên cứu nhiều và đều khẳng định quan điểm của Tapponnier (1986), Rangin C. và nnk. (1995) về sự thúc trồi từ mảng Ấn Độ dẫn đến chuyển động trượt bằng trái trong Đệ Tam, ít ra đến cuối Miocen muộn (5 triệu năm) tạo ra bể căng giãn (extensional basin) Sông Hồng. P. V. Quýnh và một số nhà nghiên cứu khác cho sự trượt bằng dọc các đứt gãy sâu không chỉ tạo sự căng giãn mà còn có tác động của nén ép (compression) để tạo các bể kéo toác (pull - apart) hơn là căng giãn đơn thuần. T. T. Thắng và đồng tác giả đã phát triển quan điểm thúc trồi của Tapponnier nhưng có kết hợp với khái niệm về sự chuyển dịch vị trí theo thời gian làm cho khối Đông Dương có xu hướng xoay phải và bể Sông Hồng được hình thành dạng căng ngang (transtensional). Dựa trên số liệu trọng lực vệ tinh N. N. Trung, N. T. T. Hương đã xây dựng bản đồ 74 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam I. Miền cấu trúc vỏ lục địa Việt - Trung II. Miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương III. Miền cấu trúc vỏ lục địa Sibumasu IV. Miền cấu trúc vỏ đại dương Biển Đông V. Miền cấu trúc vỏ lục địa sót bị đại dương hóa Hoàng Sa - Macclesfield VI. Miền cấu trúc lục địa sót bị đại dương hóa Trường Sa - Reed bank Hình 4.5. Sơ đồ phân miền cấu trúc sâu vỏ trái đất, vị trí núi lửa, các đứt gãy chính (theo N. N. Trung, N. T. T. Hương, 2003, dựa trên kết quả phân tích tài liệu vệ tinh) 75 Chương 4. Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á độ sâu bề mặt Moho và chiều dày vỏ (trừ các trầm tích phủ bên trên) cho Biển Đông và ven rìa (Hình 4.5). Các tác giả đã chia các khu vực: • Rìa lục địa Việt Nam có chiều dày vỏ dao động từ 31km đến 10km ở trung tâm bể Sông Hồng; • Rìa Bắc Biển Đông với chiều dày vỏ 31km - 16km; • Khu vực bể Trung tâm có chiều dày vỏ mỏng 6 - 10km, • Rìa Nam Biển Đông (quần đảo Trường Sa) có chiều dày biến động 10 - 23km; đồng thời cũng phân các đứt gãy sâu quan trọng phân chia các khối có chiều dày vỏ khác nhau. L. D. Bách và N. G. Thắng (1998) đã đưa ra mô hình tiến hoá kiến tạo Biển Đông. Quá trình hội tụ của các mảng thạch quyển vào Mesozoi đã làm sản sinh một đai nén ép lớn dọc Tây Thái Bình Dương và Nam Âu - Á, xuất hiện hàng loạt các đới hút chìm làm tiêu biến kiến trúc đại dương thuộc tổ phần của Tethys và Tây Thái Bình Dương, cũng trong bối cảnh địa động lực này đã xuất hiện kiến sinh huỷ hoại kiến trúc lục địa có trước làm đứt đoạn và phân rã các khối lục địa, thoạt đầu Borneo (Kalimantan), tiếp đến là Trường Sa, Luconia, Reed Bank, Palawan - Mindoro, Hoàng Sa, Macclesfield, được ngăn cách bởi các địa hào (hệ thống rift phân tán) tiến hoá dần thành các đới giãn đáy có kiến trúc vỏ đại dương với hình thái Biển Đông ngày nay. 3. Phân đới kiến tạo Việt Nam và thềm lục địa 3.1. Bình đồ cấu tạo hiện nay Theo Metcalfe (1988, 1991, 1996) kết quả nghiên cứu về địa tầng, cổ sinh và cổ từ cho thấy khối lục địa (continental mass) Đông Nam Á là tập hợp (assemblage) của nhiều địa khu kiến tạo - địa tầng (tectono - stratigraphic terranes) cố kết lại từ các mảnh của đại lục cổ Pangea bị giập vỡ (broken-up) sau nhiều lần mở và khép lại các đại dương Tethys (Paleo, Meso, Neo) đi kèm va mảng - tạo núi. Sengor (1984) còn gọi là sự kết dán kiến tạo (tectonic collage). Những đơn vị kiến tạo này vào Paleozoi sớm vẩn còn là bộ phận cấu thành rìa siêu lục Gondwana (integral boundary part of the supercontinent Gondwanaland), chỉ tách ra và kết nối với lục địa Âu - Á trong Paleozoi giữa-muộn và đặc biệt trong Mesozoi, kết quả của chuyển động va mảng - tạo núi Indosini. Rìa tăng trưởng Đông Nam của lục địa Âu - Á sau Trias muộn còn được Hutchinson (1984, 1989) đặt tên “Sundaland”, và cũng để chỉ miền có vỏ lục địa bền vững (region with stable continental core) rộng lớn hiện nay ở Đông Nam châu Á gồm Đông Miến Điện, Thái Lan, Đông Dương, Malaysia. thềm Sunda (Sunda shelf), quần đảo Sumatra, phần Đông Java, Tây Borneo, thềm lục địa Việt Nam, Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bình đồ cấu tạo hiện nay của Việt Nam và các vùng kế cận được thể hiện trên bản đồ (Hình 4.6). 76 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 3.2. Phân chia các miền cấu trúc Lãnh thổ Việt Nam và kế cận là miền cấu trúc liên hợp (composite structural domain) phức tạp có kiểu vỏ lục địa, mặc dù đã được cố kết và trở thành một craton hợp nhất với lục địa Âu - Á vào cuối Mesozoi (Jura muộn - Creta?) nhưng do hoạt động hút chìm của mảng Ấn Độ Dương ở rìa Nam cung đảo Sumatra - Java và đặc biệt do sự giãn đáy và đại dương hoá Biển Đông, nên vỏ lục địa rìa Đông mảng Âu - Á bị biến đổi mạnh vào Kainozoi - đó là nguyên nhân tạo sự khác biệt trong cơ chế và lịch sử hình thành các bể Đệ Tam chứa dầu khí ở Việt Nam và kế cận. Có thể chia các miền cấu trúc với các dạng vỏ Trái Đất như sau (Hình 4.6): • Cấu trúc vỏ lục địa - Miền cấu trúc vỏ lục địa Việt - Trung, - Miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương, - Miền cấu trúc vỏ lục địa Sibumasu. • Cấu trúc vỏ lục địa sót bị đại dương hoá: - Miền cấu trúc vỏ lục địa sót bị đại dương hoá Hoàng Sa - Macclesfield do giãn đáy Biển Đông, ? Trũng Bangka 105 E0 110 E0 115 E 0 120 E 0 122 E0 000 95 E0 100 E0 105 E0 00 N0 93 E0 24 N0 20 N0 15 N0 10 N0 093 E0 05 N0 100 E0 24 N0 122 E0120E0115 E0110 E 0105 E0095 E 0 05 N0 10 N0 15 N0 20 N0 Bể mezozoi Phongsaly Ut la ra di t s tu re Đới khâu Song Ma Đứt gãy Sông Hồng Đ ứt ga õu Sh an Đư ùt g ãy No rth ern T hai khoảng dịch bằng trái lớn đượcbù lại dosựd

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_4_8411.pdf