Kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về
vai trò, nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về
gian lận tài chính, cũng như hàng loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, gây ra
nhiều thiệt hại cho cổ đông. Phần lớn đều bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản trị
doanh nghiệp. Làm thế nào để kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp niêm yết hoạt động tốt hơn? Làm
thế nào kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp dự đoán, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh
doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định? Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ thực trạng và
đưa ra giải pháp, tổ chức thực hiện KTNB trong các DN niêm yết một cách có hiệu quả.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
353
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Thái Thị Nho, Ngô Ngọc Nguyên Thảo
Khoa Kế Toán Tài chính Ngân hàng,
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Kiểm toán nội bộ chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về
vai trò, nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Trong những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về
gian lận tài chính, cũng như hàng loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết, gây ra
nhiều thiệt hại cho cổ đông. Phần lớn đều bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản trị
doanh nghiệp. Làm thế nào để kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp niêm yết hoạt động tốt hơn? Làm
thế nào kiểm toán nội bộ giúp các doanh nghiệp dự đoán, phòng ngừa rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh
doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định? Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ thực trạng và
đưa ra giải pháp, tổ chức thực hiện KTNB trong các DN niêm yết một cách có hiệu quả.
Từ khóa: DN niêm yết, giải pháp, hiệu quả, KTNB, thực trạng.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
KTNB là một công cụ kiểm soát thiết yếu, giúp các nhà quản lý Kinh tế - Tài chính đánh giá và điều chỉnh
chiến lược hoạt động, chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, là một công cụ kiểm tra,
phân tích, đánh giá chất lượng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), qua đó đảm
bảo an toàn về tài sản, hạn chế các tiêu cực, đảm bộ độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính.
Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và các DN niêm yết nói riêng việc tổ chức KTNB vẫn chưa được
coi trọng, có rất ít các DN tổ chức thành lập bộ phận KTNB hoặc việc tổ chức còn mang tính hình thức
chưa đúng với bản chất, chức năng của KTNB.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng kiểm toán nội bộ tại các DN niêm yết và qua đó đề ra các giải pháp để
hoàn thiện KTNB tại các DN niêm yết là cần thiết để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, phòng ngừa
rủi ro và kiểm soát bộ máy kinh doanh hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định.
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những
thông tin thu được về doanh nghiệp niêm yết, thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết
Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng giải
pháp cho vấn đề cần nghiên cứu.
354
2. NỘI DUNG
2.1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nội bộ, tuy nhiên phổ biến và được công
nhận rộng rãi thì Kiểm toán nội bộ là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn để
làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh
nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng
cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị.
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế, “KTNB là hoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một dịch vụ
cho DN, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và
kiểm soát nội bộ”. Theo Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa kỳ thì KTNB là hoạt động đánh giá tư vấn độc
lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó.
KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách hệ thống và cải tiến tính hiệu lực
của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro. Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh, KTNB là
hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị.
KTNB có chức năng kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ.
Theo các nguyên tắc quản trị DN của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hội đồng quản trị chịu trách
nhiệm định hướng và giám sát việc DN có một hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả. Việc
định hướng và giám sát được thực hiện thông qua các ủy ban chức năng thuộc hội đồng quản trị.
Theo thông lệ quốc tế, KTNB là một chức năng trực thuộc ủy ban kiểm toán. Đây là một ủy ban giám sát
của hội đồng quản trị, gồm các thành viên chuyên trách của HĐQT.
Theo mô hình quản trị của Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ, Ủy ban Kiểm toán là cơ quan phê duyệt
điều lệ của KTNB, phê duyệt việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng KTNB, phê duyệt kế hoạch kiểm toán
hàng năm, cùng với trưởng KTNB rà soát ngân sách KTNB, kế hoạch nhân sự, các hoạt động cũng như
mô hình tổ chức của KTNB.
Định nghĩa về KTNB có thể được các tổ chức diễn đạt khác nhau, song về cơ bản KTNB có thể được hiểu
là một hoạt động độc lập có chức năng, kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn nhằm trợ giúp cho nhà quản
lý, cải thiện các hoạt động của một tổ chức bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán.
2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ là gì?
Các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài
chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của
kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính mà
thêm vào đó là công tác kiểm toán tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn cho nhà
quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là
một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia,
đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những
sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban
giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.
Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống
quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các
355
phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động
năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu
quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Cho nên có thể ví von rằng Kiểm toán nội bộ được ví như ngọn hải đăng soi đường cho con thuyền doanh
nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 5/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày
1/4/2019.
Theo Nghị định 5, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ (KTNB) gồm: Các
công ty niêm yết; doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con; doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB.
Nghị định 5 đưa ra một khung pháp lý về cách thức tổ chức, thực hiện KTNB cũng như vai trò, trách
nhiệm của bộ phận KTNB và các bên liên quan.
Như vậy, với việc Nghị định 5 được ban hành, chắc chắn các doanh nghiệp niêm yết sẽ cần đầu tư vào
chức năng KTNB một cách nghiêm túc hơn, để KTNB có thể thực hiện đúng vai trò rà soát và đánh giá
độc lập các quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, chức năng kiểm toán nội bộ mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác
quản trị và giúp Hội đồng quản trị giám sát một cách hiệu quả môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp.
Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam hoạt động mà
không thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ.
2.3. Kiểm toán nội bộ trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới kiểm toán nội bộ đã có mặt từ rất lâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các
nước phương Tây, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế trên thế giới đã
đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của kiểm toán nội bộ đã
trở nên ngày càng quan trọng. Các công ty đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những rủi ro
trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Đồng thời họ cũng xây dựng những
phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có hiệu quả hơn. Tại Mỹ, đất nước có thị trường
chứng khoán rất phát triển thì Kiểm toán nội bộ là bộ phận bắt buộc phải có và luật Sarbenes – Oxley ra
đời năm 2002 cũng quy định rõ tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải báo cáo về
hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.
Tuy nhiên tại Việt Nam, vai trò của kiểm toán nội bộ khá mờ nhạt, điều này một phần nguyên nhân đến từ
hệ thống quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đồng bộ. Lĩnh vực kiểm toán nội bộ vẫn chưa thực
sự thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đi kèm với đó là nguồn nhân lực chưa được đào tạo
bài bản, chuyên sâu, nội dung kiểm toán cụ thể là các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho loại hình
Kiểm toán nội bộ chưa được ban hành, do vậy để kiểm toán các công ty đang phải tự xây dựng, do vậy rất
khó đánh giá kiểm soát được chất lượng.
2.4. Những tồn tại và hạn chế KTNB tại các doanh nghiệp niêm yết
Thông qua khảo sát thực tiễn về KTNB ở các DN niêm yết, một điều thừa nhận rất phổ biến hiện nay ở
nước ta là KTNB hoàn toàn hình thành dựa trên nền tảng công tác kiểm tra kế toán trước đây. Các quy
định về KTNB cũng được dựa trên các quy định về kiểm tra kế toán. Nhiều quan điểm và nhận thức của
356
các doanh nghiệp còn đồng nghĩa giữa việc kiểm tra kế toán với KTNB. Do vậy, công việc KTNB đều dựa
trên những nội dung, quy trình và thủ tục kiểm tra kế toán nhưng có sự phát triển bổ sung thêm.
Những hạn chế cơ bản của KTNB ở các doanh nghiệp niêm yết hiện nay là:
Một là, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về tính tự thân của KTNB ở doanh nghiệp, chưa
thấy rõ tính thiết thực, vai trò của KTNB, nên các doanh nghiệp này chưa tập trung tổ chức KTNB, hoặc
không tổ chức KTNB, chưa xác định rõ mô hình, cách thức tổ chức và hoạt động hiệu quả. Phải nói rằng
hệ thống KTNB, bộ máy và con người kiểm toán ở các doanh nghiệp này chưa đủ năng lực để hoàn thành
nhiệm vụ, chưa tự khẳng định mình và chưa thực hiện tốt chức năng vốn có của kiểm toán nội bộ. Mặt
khác, các nhà quản lý ở các doanh nghiệp này cũng chưa muốn ủng hộ, chưa tạo điều kiện và đầu tư đúng
mức cho KTNB với những lý do tế nhị trong quản lý.
Hai là, nội dung KTNB ở nhiều doanh nghiệp chưa đi đúng vào bản chất, trọng tâm và chưa đúng với
nhiệm vụ và chức năng cơ bản của KTNB, đó là kiểm toán hoạt động với chức năng tư vấn là chủ yếu.
Ba là, hình thức và phạm vi kiểm toán nội bộ vẫn mang một thói quen như kiểm tra kế toán. Vẫn chủ yếu
thực hiện kiểm tra sau hoạt động xảy ra và chỉ tập trung vào những bộ phận nội dung, chỉ tiêu chứa đựng
nhiều sai phạm với rủi ro cao.
Bốn là, phương pháp kiểm toán ở các doanh nghiệp mới chỉ áp dụng các phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm toán giống như các phương pháp kiểm tra kế toán. Hầu hết các doanh nghiệp khi thực hiện
kiểm toán chưa có sự nghiên cứu, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, để từ đó xây dựng và xác định
nội dung, quy mô, phạm vi và thời gian kiểm toán.
Năm là, tính hiệu quả, hiệu lực và ý nghĩa vai trò của KTNB chưa được khẳng định một cách rộng rãi chắc
chắn. Vị trí, vai trò của KTNB còn khá mờ nhạt, đặc biệt là ở những doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết về
KTNB. Trong chừng mực nhất định, vì vai trò của KTNB ở những doanh nghiệp này bị mờ nhạt nên làm
nảy sinh những quan điểm và tư tưởng không đúng hoặc sai lệch về kiểm toán nội bộ.
2.5. Một số đề xuất và kiến nghị
2.5.1. Về phía Nhà nước
Thứ nhất, Cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, để tăng cường quản lý
Nhà nước đối với hoạt động KTNB, Nhà nước cần xây dựng và ban hành những quy định cho hoạt động
KTNB phù hợp với điều kiện mới, với nội dung hướng dẫn các đơn vị thiết lập bộ phận KTNB. Nhà nước
cần ban hành các quy định và chế tài, bắt buộc các DN phải tổ chức bộ phận KTNB.
Về phía Bộ Tài chính, cần ban hành các chuẩn mực và hướng dẫn KTNB theo hướng tiếp cận chuẩn mực
và thông lệ của quốc tế. Hướng dẫn vào thực tế, áp dụng khung KTNB và quản trị rủi ro theo mô hình
chuẩn, để làm tiền đề cho KTNB phát triển theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định
về địa vị pháp lý, tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp cũng như về quyền hạn và trách nhiệm của KTNB.
Thứ hai, Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về KTNB, đây là một giải pháp mang tính
lâu dài trong chiến lược phát triển KTNB, tại Việt Nam.
Đối với các trường Đại học: Tập trung trang bị cho sinh viên những kiến thức về KTNB, có thể đưa môn
học KTNB vào chương trình học bắt buộc, đối với các sinh viên chuyên nghành Kế toán – Kiểm toán.
Đối với các tổ chức Hội nghề nghiệp: Thường xuyên mở các lớp về đào tào cấp chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ KTNB theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hợp tác với các tổ chức kiểm toán hàng đầu trên
thế giới, nhằm hỗ trợ trong việc trao đổi kinh nghiệm hoặc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông
qua việc hợp tác, có thể cập nhật thêm các xu hướng cho việc áp dụng tại các DN và chuẩn mực mới, để
357
cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện về mặt khuôn khổ pháp lý. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ làm công tác KTNB.
2.5.2. Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, Cần thống nhất về nhận thức, quan điểm về vai trò và ý nghĩa của KTNB. Đây là yếu tố quan
trọng, tác động trực tiếp đến việc tổ chức, vận hành KTNB trong DN. Các nhà quản lý cần có nhận thức
đúng đắn về vai trò của KTNB, trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong quản lý.
Cần có một cái nhìn bao quát tổng thể, vĩ mô về vai trò của KTNB. Việc tổ chức bộ phận KTNB, ban đầu
có thể làm tăng các chi phí cho DN. Tuy nhiên, hiệu quả của nó đem lại vô cùng lớn, nhờ có bộ phận
KTNB có thể ngăn ngừa, phát hiện ra các hành vi gian lận làm thất thoát tài sản có thể gấp nhiều lần chi
phí tổ chức và duy trì hoạt động của bộ phận KTNB.
Thứ hai, Cần lập một kế hoạch triển khai cụ thể cho chiến lược xây dựng kiểm toán nội bộ, Hội đồng quản
trị sẽ có thể biết được họ cần tuyển dụng kiểm toán viên chuyên nghiệp, hoặc hợp tác với một đơn vị tư
vấn kiểm toán, hoặc đưa ra một chiến lược khác phù hợp với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
Thứ ba, Từ kinh nghiệm chuyên môn, DN cần thực hiện tuyển dụng và đào tạo KTV nội bộ đạt chất
lượng, thiết lập và vận hành một chức năng kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu
kiểm toán trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin cũng như tính phức tạp của các giao dịch kinh tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. KẾT LUẬN
Kiểm toán nội bộ tại các DN niêm yết là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp, là công cụ quan trọng
và hữu hiệu để quản lý và kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhưng điều quan
trọng KTNB phải xuất phát từ tự thân doanh nghiệp, từ nhu cầu của chính các nhà quản lý thì nó mới
tồn tại và phát triển, cũng như được thừa nhận một cách rộng rãi ở doanh nghiệp. Các nhà quản lý
doanh nghiệp cần sớm nắm bắt xu hướng phát triển tất yếu của KTNB để tổ chức phù hợp và duy trì
hoạt động hiệu quả, là điều kiện thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp mạnh, đáp ứng
các mục tiêu của nhà quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành Quy chế KTNB;
[2] Chính phủ (2019), Nghị định 5/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ
[3] Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010), Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] TS Phan Trung Kiên “KTNB trong DN”, NXB Tài chính.
[5] Griffiths (2015), “An Introduction to Risk Based Internal Auditing”, download từ
ngày 20/4/2015;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_toan_noi_bo_trong_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tai_viet_na.pdf