Kiểm toán môi trường (KTMT) là một trong các công cụ hữu hiệu nhất
trong quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án
phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên,
ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực này mới chỉ có Kiểm toán Nhà nước (KTNN)
thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Bằng phương
pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp và phân tích các tài liệu, trong
khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc phân tích thực
trạng KTMT ở Việt Nam hiện hay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò và hiệu quả của KTMT, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp
với xu hướng và thông lệ quốc tế.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N]hiên cXu trZo đổi
80
1. Đặt vấn đề
Môi trường và sự phát triển bền
vững hiện nay không chỉ là vấn đề
riêng của mỗi quốc gia mà nó đã
trở thành vấn đề toàn cầu đang
được thế giới đặc biệt quan tâm.
Nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế
cao, khả năng phải sử dụng nhiều
tài nguyên thiên nhiên, khả năng
xảy ra sự ô nhiễm là rất lớn, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững
của môi trường và ngược lại. Do
đó, các quốc gia cần phải giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường. Vấn
đề này, ở nước ta đã và đang được
Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc
biệt quan tâm. Với quan điểm nhất
quán “Không đánh đổi môi trường
lấy tăng trưởng kinh tế”, nhiều
chính sách, giải pháp đã được thực
hiện nhằm tăng cường hơn nữa
công tác bảo vệ môi trường, hướng
tới những mục tiêu phát triển bền
vững, trong đó KTMT được nhìn
nhận như là một công cụ sắc bén và
hiệu quả.
KTMT không phải là một loại
hình kiểm toán mà được coi là một
nội dung kiểm toán. Nó bao gồm
tất cả các loại hình kiểm toán là
kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo
cáo tài chính và kiểm toán hoạt
động. Thực hiện KTMT nhằm đánh
giá sự tuân thủ công ước, luật pháp,
quy định về môi trường cũng như
tính kinh tế, hiệu quả, hiệu năng
của chương trình, dự án hay chính
sách về môi trường. KTMT không
chỉ giúp giảm thiểu các rủi ro về
môi trường cũng như rủi ro về sức
khỏe cộng đồng, cải thiện công tác
quản trị môi trường ở mức độ
doanh nghiệp mà còn góp phần
nâng cao nhận thức của các cá
nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh
trong bảo vệ và phát triển môi
trường bền vững.
Hầu hết, các nghiên cứu về
KTMT trong các năm vừa qua
nhấn mạnh đến sự cần thiết phải
thực hiện KTMT. Một số các
nghiên cứu khác thì tìm hiểu về bản
chất, nội dung, quy trình thực hiện
KTMT. Như vậy, thực trạng KTMT
ở Việt Nam hiện nay ra sao và giải
pháp nào cần được chú trọng để
KTMT thực sự trở thành công cụ
quản lý sắc bén, hiệu quả đối với
các đơn vị, tổ chức và các cơ quan
quản lý môi trường là những vấn đề
cần phải được làm rõ trong bài viết
này, nhằm bổ sung thêm một phần
cơ sở lý luận quan trọng liên quan
đến KTMT.
2. Những nét cơ bản về kiểm toán môi
trường ở Việt Nam
Môi trường ngày càng có xu
hướng thay đổi, tạo thêm áp lực và
bất ổn, thiệt hại của các thảm họa
do khí hậu gây ra đang tăng lên
nhanh chóng, gây ảnh hưởng ngày
KIỂM TOÁN MôI TRƯờNg VÌ sỰ PHÁT TRIỂN BềN VỮNg
*Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
NCS.ThS. Phạm Huy Hùng* Nhận: 05/11/2021
Biên tập: 06/11/2021
Duyệt đăng:20/11/2021
Tóm tắt:
Kiểm toán môi trường (KTMT) là một trong các công cụ hữu hiệu nhất
trong quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các dự án
phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên,
ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực này mới chỉ có Kiểm toán Nhà nước (KTNN)
thực hiện kiểm toán, chưa thấy vai trò của kiểm toán độc lập. Bằng phương
pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp và phân tích các tài liệu, trong
khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả tập trung vào việc phân tích thực
trạng KTMT ở Việt Nam hiện hay. Qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò và hiệu quả của KTMT, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp
với xu hướng và thông lệ quốc tế.
Từ khóa: Kiểm toán, môi trường, kiểm toán môi trường.
Abstract:
Environmental audit is one of the most effective tools in environmental
management for production and business establishments and socio-eco-
nomic development projects in the direction of sustainable development.
However, in Vietnam at present, this field is only audited by the State Audit,
not seeing the role of independent audit. By qualitative research method to
synthesize and analyze documents, within the framework of this study, the
author focus on analyzing the current state of environmental audit in Viet-
nam, thereby proposing solutions to improve the role and effectiveness of
environmental audit to meet practical requirements, in line with international
trends and practices.
Keywords: Audit, environment, environmental audit.
Tạp chíKế toán &Kiểm toán số tháng 11/2021
N]hiên cXu trZo đổi
81 Tạp chíKế toán &Kiểm toán số tháng 11/2021
càng lớn tới cuộc sống, tài sản và
sinh kế của con người cũng như các
hệ thống sinh thái có giá trị. Theo
bản báo cáo về phát triển con người
năm 2019 - 2020 của UNDP trong
số các nước đang phát triển, Việt
Nam là một trong những nước bị đe
dọa nhiều nhất bởi hiện tượng biến
đổi khí hậu toàn cầu. Nếu nhiệt độ
trái đất tăng lên 20C thì khoảng 4
triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà
và 60% diện tích đất nông nghiệp
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
sẽ bị chìm trong nước biển. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên, trong đó không thể phủ
nhận thực tế rằng có sự vi phạm về
môi trường của doanh nghiệp, như:
gây ô nhiễm môi trường nước, môi
trường không khí, môi trường đất,
ô nhiễm về tiếng ồn đã diễn ra khá
phổ biến, đặc biệt là ở các tỉnh
trọng điểm phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, lĩnh vực này mới chỉ có
KTNN thực hiện kiểm toán, chưa
thấy vai trò của kiểm toán độc lập.
Điều này có thể do sự tự nguyện
thực hiện KTMT và công bố thông
tin về môi trường của các doanh
nghiệp còn rất hạn chế do chưa
được luật hóa.
Với vai trò là công cụ quản lý
quan trọng trong hệ công cụ quản
lý của một quốc gia, hiện nay
KTNN là lực lượng nòng cốt đảm
nhiệm thực hiện KTMT.
Năm 2008, KTNNViệt Nam đã
chính thức trở thành thành viên
Nhóm công tác về KTMT của Tổ
chức các cơ quan kiểm toán tối cao
châu Á (ASOSAIWGEA). Qua đó
tiếp nhận các kiến thức và kinh
nghiệm quốc tế trong lĩnh vực
KTMT của các nước. KTNN đã cử
nhiều lượt kiểm toán viên tham gia
các hội nghị, khóa đào tạo về
KTMT tại Ấn Độ, Canada và
Trung Quốc; cử cán bộ tham gia
các nhóm về KTMT của Tổ chức
quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối
cao (INTOSAI) và ASOSAI
từng bước hình thành lĩnh vực
KTMT, xây dựng bộ máy để triển
khai các cuộc KTMT do KTNN
thực hiện theo thông lệ quốc tế.
Tháng 10/2015, KTNN đã
thành lập Phòng KTMT với chức
năng tham mưu cho Tổng Kiểm
toán Nhà nước việc tham gia hội
nhập quốc tế của KTNN về KTMT;
xây dựng mục tiêu, chiến lược phát
triển, quy trình về KTMT; tổ chức
triển khai và áp dụng KTMT trong
hoạt động của KTNN, nhiều cuộc
kiểm toán đã được triển khai, cụ
thể: trong giai đoạn 2012-2015,
KTNN đã lồng ghép thực hiện một
số cuộc kiểm toán có yếu tố môi
trường, nổi bật như: Kiểm toán
Chương trình mục tiêu quốc gia về
nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn (2012); Kiểm toán vấn
đề nước lưu vực sông Mekong
(phối hợp thực hiện với cơ quan
kiểm toán Thái Lan, Lào, Myanmar
và Campuchia); Kiểm toán “Quỹ
bảo vệ môi trường” (2015); Kiểm
toán hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện tuyến Trung ương trên địa bàn
TP. Hà Nội (2015); Kiểm toán công
tác quản lý môi trường đối với các
khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh;
Kiểm toán chương trình giảm nhẹ
và thích ứng với sự biến đổi khí hậu
(2012-2015)...
Đặc biệt, tại Đại hội ASOSAI
lần thứ 14 năm 2018 do KTNN
Việt Nam đăng cai, Tuyên bố Hà
Nội ra đời với thông điệp “Kiểm
toán môi trường vì sự phát triển
bền vững” đã trở thành văn kiện
quan trọng của ASOSAI về tầm
nhìn chiến lược cho giai đoạn phát
triển tiếp theo. Từ đó cho đến nay,
KTNN Việt Nam và các nước đã
tổ chức 84 cuộc KTMT thực hiện
chủ yếu dưới loại hình kiểm toán
hoạt động, với chủ đề đa dạng và
bao trùm lên hầu hết tất cả các lĩnh
vực môi trường, như quản lý chất
lượng không khí, biển, tài nguyên
nước, xử lý chất thải, quản lý chất
thải y tế, phế liệu nhập khẩu, năng
lượng tái tạo, bảo tồn thiên nhiên,
chống tình trạng sa mạc hóa, biến
đổi khí hậu, đa dạng sinh học và
suy thoái đất.
Qua công tác kiểm toán, KTNN
đã đưa ra các kết luận, đánh giá và
kiến nghị cụ thể về việc xây dựng
và thực hiện các chính sách, quy
định để phòng chống ô nhiễm, bảo
vệ môi trường của quốc gia, cũng
như của từng đơn vị, tổ chức; đánh
giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực
trong việc sử dụng các nguồn kinh
phí môi trường của Chính phủ,
đồng thời đánh giá tính hợp lý
đúng đắn của các Báo cáo quyết
toán các nguồn kinh phí này. Bên
cạnh đó, KTNN cũng đưa ra một
số giải pháp và điều kiện nhằm
tăng cường quản lý môi trường đối
với những cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan.
Những kết quả KTMT mà
KTNN thực hiện trong thời gian
qua đã có tác động đáng kể để cải
thiện tình hình về quản lý và bảo vệ
môi trường trên cả góc độ về xây
dựng và thực hiện chính sách, chế
độ phù hợp, về quản lý và sử dụng
kinh phí và báo cáo quyết toán...
Nếu thực hiện trên diện rộng, chắc
chắn KTNN sẽ phát hiện thêm
những tồn tại để có những giải
pháp tổng thể và chi tiết nhằm bảo
vệ môi trường tốt hơn.
N]hiên cXu trZo đổi
82Tạp chíKế toán &Kiểm toán số tháng 11/2021
Theo đánh giá của KTNN, trong
những năm gần đây, công tác
KTMT đã được đẩy mạnh và thu
được nhiều kết quả tích cực nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:
- KTNN thực hiện kiểm toán có
yếu tố môi trường chủ yếu theo cách
thức lồng ghép trong cuộc kiểm toán
báo cáo quyết toán tại cuộc kiểm
toán tiền, tài sản và NSNN; kiểm
toán chuyên đề việc quản lý, sử
dụng kinh phí sự nghiệp môi
trường; kiểm toán hoạt động xử lý
nước thải ở khu công nghiệp
- Chưa có một tổ chức bộ máy
cơ sở pháp lý, quy trình, hướng dẫn
đầy đủ cho hoạt động kiểm toán
môi trường.
- Các văn bản pháp lý về KTMT
còn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ và
các tiêu chuẩn về môi trường trong
hoạt động của doanh nghiệp còn
thiếu và chưa đồng bộ.
- Công tác đào tạo cán bộ có kiến
thức và kinh nghiệm về KTMT của
KTNN còn hạn chế, nên chưa có
được một đội ngũ kiểm toán viên
môi trường chuyên nghiệp.
- Nhận thức về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp về vấn đề bảo
vệ môi trường đối với cộng đồng
chưa cao.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế nói trên, trong đó chủ yếu là do
còn thiếu kinh nghiệm về KTMT (cả
trong xây dựng khung pháp lý và thực
hiện). Phần lớn các cuộc KTMTđược
thực hiện chủ yếu dựa trên Hướng
dẫn của INTOSAI, ASOSAI do đó
còn một số điểm chưa phù hợp với
hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu
về KTMT còn rất sơ sài, chưa được
xây dựng một cách đầy đủ và chuyên
nghiệp để phục vụ tốt cho công tác
kiểm toán.
3. Định hướng phát triển kiểm toán môi
trường ở Việt Nam
Định hướng phát triển KTMT
ở nước ta trong giai đoạn tới cần
phải phù hợp với Chiến lược phát
triển KTNN đến năm 2030. Đặc
biệt là trong điều kiện Quốc hội
khóa XIV đã biểu quyết thông qua
dự thảo Luật Bảo vệ môi trường
(sửa đổi) với 91,91% đại biểu tán
thành. Đối với hoạt động kiểm
toán trong lĩnh vực môi trường,
luật quy định, KTNN thực hiện
kiểm toán trong lĩnh vực môi
trường theo quy định của Luật
KTNN và pháp luật có liên quan.
Để thực hiện được vai trò và chức
năng của mình, theo quan điểm
của tác giả, định hướng phát triển
KTMT của KTNN cần dựa trên ba
trụ cột chính sau:
3.1. Về khuôn khổ pháp lý
Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật để cụ thể hóa Hiến
pháp, Luật KTNN, nhất là những
văn bản quy phạm pháp luật chi
phối hoạt động KTMT cần phù hợp
bối cảnh và xu hướng mới, trong
thời đại cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, gắn với hội nhập quốc tế
ngày càng sâu, rộng.
3.2. Về nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng toàn diện
nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng
mọi yêu cầu về đạo đức nghề
nghiệp, chuyên nghiệp, tinh thông
nghiệp vụ chuyên môn, tương xứng
với chuẩn mực quốc tế và đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới. Với KTMT
con người phải đáp ứng được yêu
cầu công việc. Khi sản xuất đã
nâng lên trình độ công nghệ khá
cao, kiểm toán viên cũng phải hiểu
biết về những công nghệ đó. Với
môi trường, đây là lĩnh vực kiểm
toán cần chuyên môn khá sâu.
3.3. Về công nghệ
Công nghệ đóng vai trò then
chốt, thiết lập, định hướng cho quá
trình xây dựng, hình thành các hệ
thống nền tảng quản trị thông minh,
hướng tới môi trường kiểm toán số
bảo mật và tích hợp cao; ứng dụng
công nghệ thông tin để minh bạch,
công khai hoạt động kiểm toán và
kết quả kiểm toán.
Trên cơ sở đưa ra một số các
phân tích về thực trạng cũng như chỉ
ra những ưu và nhược điểm trong
công tác KTMT ở Việt Nam hiện
nay, cùng với định hướng phát triển
thực tế cho thấy, để công tác KTMT
đạt hiệu quả cao hơn, tác giả mạnh
dạn đề xuất một vài giải pháp.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao tính
hiệu quả hoạt động kiểm toán môi trường
4.1. Đối với Kiểm toánNhà nước
Thứ nhất, các cuộc KTMT nên
được kết hợp với cơ quan KTNN
của các quốc gia có liên quan và có
kinh nghiệm như các quốc gia
Đông Nam Á. Cách làm này sẽ
giúp khắc phục khó khăn về nguồn
nhân lực và kinh nghiệm, cũng như
kỹ thuật kiểm toán. Việc kiểm toán
đối với Bộ Tài nguyên và Môi
trường cũng cần mở rộng để đánh
giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu
năng của quản lý nhà nước về môi
trường, thay vì chỉ đánh giá sự chấp
hành dự toán.
Thứ hai, cuộc KTMT cần phải
được thực hiện riêng biệt, không
lồng ghép, do hoạt động kiểm toán
việc quản lý và sử dụng tài nguyên
và những vấn đề về môi trường là
nội dung lớn, từ chính sách Nhà
nước đến hiệu năng quản lý cũng
như phạm vi kiểm toán rộng nên
KTNN có thể thực hiện riêng trong
cuộc kiểm toán hoạt động.
N]hiên cXu trZo đổi
83 Tạp chíKế toán &Kiểm toán số tháng 11/2021
Thứ ba, do KTMT là nội dung
lớn nên việc duy trì chuyên gia môi
trường là rất cần thiết, hoặc KTNN
có thể gửi KTV đi đào tạo nhằm
nâng cao trình độ, chuyên môn,
nghiệp vụ, kiến thức về môi
trường. Bởi lẽ, nguồn lực và năng
lực của đội ngũ kiểm toán viên là
“linh hồn” của mọi cơ quan kiểm
toán tối cao. Do vậy, để triển khai
được hiệu quả KTMT thì phải tăng
cường đào tạo đội ngũ kiểm toán
viên mạnh về lĩnh vực này.
Thứ tư, đề xuất, xây dựng các
văn bản pháp lý quy định rõ chức
năng KTMT của KTNN; Xây dựng
và phát triển các hướng dẫn,
phương pháp KTMT theo hướng
tuân thủ Hệ thống chuẩn mực kiểm
toán quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng
quy trình và phương pháp cho kiểm
toán hoạt động, trong đó có KTMT,
xây dựng Cẩm nang hướng dẫn
nghiệp vụ kiểm toán trên cơ sở luật
pháp của Việt Nam nhưng có tham
khảo các chuẩn mực, hướng dẫn,
cẩm nang của Tổ chức quốc tế các
cơ quan kiểm toán tối cao.
Thứ năm, thực hiện KTMT
trong cuộc cách mạng công nghệ
4.0, đòi hỏi kiểm toán viên phải có
công nghệ, đó chính là phương tiện
để phát hiện mức độ ô nhiễm. Đối
với vấn đề môi trường, hệ thống chỉ
số về chất lượng môi trường là tối
quan trọng. Nếu không có chỉ số thì
không thể biết mức độ ô nhiễm đến
đâu. Hiện nay, chỉ số quy chuẩn kỹ
thuật môi trường đã và đang được
hoàn thiện. Do đó, kiểm toán viên
phải có công nghệ tốt thì mới kiểm
toán được môi trường trong một xã
hội hiện đại. Chẳng hạn, khi kiểm
toán để đánh giá hệ sinh thái của
một khu rừng, kiểm toán viên có
thể sử dụng flycam để lập bản đồ
hiện trạng khu rừng đó; hay kiểm
toán không khí thì phải áp dụng
công nghệ viễn thám. Vì vậy, việc
phân bổ kinh phí để đầu tư trang
thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ
KTMT là rất cần thiết.
Đối với kiểm toán độc lập
Cần tăng cường nghĩa vụ của
kiểm toán viên đối với khía cạnh
môi trường khi thực hiện kiểm toán
báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp. Thay vì chỉ nhấn mạnh
trách nhiệm của kiểm toán viên
trong việc xác minh tính trung thực
và hợp lý của các thông tin. Trong
trường hợp phát hiện đơn vị được
kiểm toán vi phạm quy định về môi
trường (dù tuân thủ quy định về tài
chính kế toán), kiểm toán viên cần
đánh giá mức độ tác động của việc
vi phạm đến chất lượng thông tin
tài chính, nếu ảnh hưởng là trọng
yếu thì kiểm toán viên cần đưa ra ý
kiến kiểm toán phù hợp. Để làm
được điều này cần có các quy định
pháp lý rõ ràng trong Luật Kiểm
toán độc lập.
Đối với kiểm toán nội bộ
Cần tăng cường trách nhiệm của
kiểm toán nội bộ đối với vấn đề
môi trường của một số doanh
nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh
vực có ảnh hưởng mạnh đến môi
trường (ví dụ, các Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam). Để tăng cường trách
nhiệm của kiểm toán nội bộ đối với
vấn đề môi trường, nên quy định rõ
tại các văn bản pháp lý về kiểm
toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ thực
hiện KTMT sẽ phù hợp và có tính
khả thi vì kiểm toán viên nội bộ
thường am hiểu về hoạt động của
đơn vị, do đó có thể biết rõ về
những tác động đến môi trường và
cách đánh giá các tác động đến môi
trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị.
Bên cạnh đó cần:
Tăng cường nhận thức và ý
thức trách nhiệm xã hội của các
đơn vị, tổ chức và cá nhân trong
nền kinh tế: đặc biệt là các doanh
nghiệp đối với KTMT để họ hiểu
được lợi ích của việc tự nguyện
thực hiện KTMT. Để làm được
điều này cần làm tốt công tác
truyền thông và tăng cường chế tài
xử phạt đối với hành vi vi phạm bị
phát hiện. Các chế tài xử phạt cần
theo nguyên tắc mức phạt phải lớn
hơn lợi ích mà các đơn vị đạt được
từ hành vi vi phạm quy định về
môi trường. Do đó, cần bổ sung và
hoàn thiện chế tài xử phạt đối với
các hình thức vi phạm.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
về KTMT một cách đầy đủ, chính
xác và khoa học: nhằm giúp kiểm
toán viên trong việc thu thập thông
tin để lựa chọn chủ đề kiểm toán
tiềm năng hỗ trợ quá trình xây dựng
Kế hoạch kiểm toán năm, trung và
dài hạn một cách hợp lý. Bên cạnh
đó, một hệ thống thông tin đầy đủ
và chính xác về hệ thống kiểm soát
nội bộ của đơn vị được kiểm toán,
giúp kiểm toán viên xác định trọng
yếu và rủi ro, xây dựng nội dung và
tiêu chí của cuộc kiểm toán có căn
cứ và mang tính khả thi cao.
Tăng cường công khai, minh
bạch kết quả KTMT: việc công
khai, minh bạch kết quả KTMT
góp phần bảo vệ môi trường, tạo áp
lực dư luận để các cơ quan quản lý
nhà nước, các tổ chức kinh tế phải
có trách nhiệm bảo vệ môi trường
bền vững. Công khai kết quả
Xem tiếp trang 55
N]hiên cXu trZo đổi
60Tạp chíKế toán &Kiểm toán số tháng 11/2021
Thứ sáu, tổ chức kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện KTMT:
việc tự kiểm tra, đánh giá của các
đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
Trước hết các đơn vị chủ trì cuộc
kiểm toán (các KTNN chuyên
ngành và khu vực) sẽ là những đối
tượng sẽ triển khai thực hiện
Hướng dẫn KTMT. Người đứng
đầu các đơn vị này sẽ là người chịu
trách nhiệm thiết kế, tổ chức thực
hiện các hoạt động kiểm tra giám
sát phù hợp với các quy định chung
của ngành. Các hoạt động kiểm tra
giám sát này được triển khai từ
khâu lập Kế hoạch kiểm toán cho
đến khâu phát hành Báo cáo kiểm
toán. Đồng thời, các đơn vị chủ trì
các cuộc kiểm toán tự tổ chức đánh
giá hiệu quả hoạt động của các
Đoàn kiểm toán và KTV. Hoạt
động này bao gồm việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của các đoàn
kiểm toán và việc kiểm tra để đánh
giá các hoạt động kiểm tra giám sát
của trưởng đoàn về tính đúng đắn,
tính tuân thủ, tính khách quan trong
hoạt động quản lý đoàn kiểm toán
và công tác đánh giá hiệu quả hoạt
động của Đoàn kiểm toán.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Chính trị (1998) Chỉ thị số 36-
CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị
về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
2. Bộ Chính trị (2004) Nghị quyết của
Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2009) Nghị quyết số 27/BCSĐBTNMT
ngày 2/12/2009 của Ban cán sự Đảng Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
4. Chính phủ (2008) Quyết định số
71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về Quỹ Bảo vệ môi trường
của địa phương nơi có mỏ khai thác.
5. Chính phủ (2009) Nghị định
số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 quy
định về Cơ chế hỗ trợ tài chính cho các
các hoạt động bảo vệ môi trường được
thực hiện theo quy định tại Chính phủ
(2007) Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg
ngày 29/01/2007 về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia đến
năm 2020.
6. Chính phủ (2013) Quyết định số
1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễmmôi trường
nghiêm trọng đến năm 2020.
7. Kiểm toán Nhà nước, đề tài NCKH
“Xây dựng hướng dẫn kiểm toán môi
trường của KTNN”.
8. Quốc hội (2014) Luật Bảo vệ Môi
trường Việt Nam năm 2014.
9. Quốc hội (2010) Luật Thuế bảo vệ
môi trường số 57/2010/QH12.
10. WGEA - INTOSAI, 2007;
WGEA - INTOSAI, 2000; WGEA - IN-
TOSAI, 2009.
11.
guidelines/environmental_assessment/en
vironmental_auditing.pdf).
KTMT cũng là giải pháp hữu hiệu
để tạo áp lực cho các kiểm toán
viên, các đoàn kiểm toán trong việc
thực hiện KTMT và từ đó nâng cao
hiệu quả kiểm toán nói chung và
hiệu quả KTMT nói riêng.
5. Kết luận
Trên đây là một số phân tích về
thực trạng công tác KTMT do
KTNN thực hiện trong những năm
qua và một vài giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín
của KTNN trong tất cả các hoạt
động nói chung và hoạt động
KTMT nói riêng.
Hy vọng, với vai trò và vị trí
quan trọng củamình trong tương lai
gần, khi có những quy định pháp lý
cụ thể cho hoạt động KTMT, các
kiểm toán viên được đào tạo đầy đủ
và chuyên nghiệp cơ quan
KTNN Việt Nam sẽ sớm có được
những cải cách, những kế hoạch
hành động, những đổi mới trong
hoạt động, kiểm toán nhằm góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động KTMT. Qua đó, khẳng
định là một trong những nhân tố
tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường.Ngoài ra, trong thời gian tới,
các tổ chức kiểm toán độc lập cũng
có thể cung cấp các dịch vụ kiểm
toán và tư vấn các giải pháp quản lý
môi trường giúp tiết kiệm chi phí
cho đơn vị được kiểm toán.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2014)“Luật Bảo vệ
môi trường 2014” NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Hoản (2021)“Sự cần thiết
của kiểm toán môi trường và việc vận dụng
kiểm toán môi trường vào Việt Nam hiện
nay” Tạp chí Công thương, số 6, Tháng
03/2021.
3. Võ Đình Long (2014)“Giáo trình
kiểm toán môi trường” NXBĐại học Công
nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(2020)“Nghị quyết số
999/2020/UBTVQH14”.
Tiếp theo trang 71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_toan_moi_truong_vi_su_phat_trien_ben_vung.pdf