Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền
lương và nhân sự
5.2.2 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ
tiền lương và nhân sự
5.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản
5.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán
44 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kiểm toán báo cáo tài chính - Kiểm toán tiền lương và nhân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chọn mẫu một số bảng tính lương và bảo hiểm xã
hội để xem việc trích và phân bổ các khoản trích theo lương vào
chi phí sản xuất, khấu trừ vào lương và phải nộp cho các cơ
quan hữu quan xem có đúng đắn không.
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương có đầy
đủ và đúng đắn hay không.
Kiểm tra việc thanh toán BHXH, BHYT và KPCĐ cho các đơn vị
liên quan có đầy đủ, kịp thời hay không, đồng thời xem xét thủ
tục quyết toán các khoản đó giữa doanh nghiệp và các tổ chức
liên quan có đúng hay không.
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống đặc
thù
a. Khảo sát số nhân viên khống- tức là trả lương cho người không
có thật hoặc đã thôi việc hoặc trả nhiều lần cho một người.
So sánh, đối chiếu tên nhân viên của bộ phận sử dụng lao động (công
nhân viên ở trên bảng chấm công) và bảng thanh toán lương với những
phiếu theo dõi kết quả sản phẩm với danh sách cán bộ ở phòng tổ chức nhân
sự.
So sánh tên nhân viên trên Bảng thanh toán lương hay phiếu chi lương với
tên trên Bảng chấm công hay bảng thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành
xem có trùng tên hay khác tên hay không có tên?
Lấy hồ sơ của người đã hết thời gian lao động (do sa thải, về hưu, chuyển
công tác) và hồ sơ của những người làm hợp đồng thời vụ đối chiếu với
danh sách trên bảng thanh toán lương của tháng liền sau khi nghỉ để xem
người đã nghỉ việc còn được trả lương không?
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
a. Khảo sát số nhân viên khống- tức là trả lương cho người không
có thật hoặc đã thôi việc hoặc trả nhiều lần cho một người.
Kiểm tra đối chiếu chữ ký của người nhận lương trên bảng thanh toán
lương với chữ ký đăng ký ở phòng tổ chức. Đối chiếu chữ ký của những
người lĩnh lương để tìm ra những chữ ký bất thường hoặc chữ ký xuất hiện
nhiều lần trên một bảng thanh toán lương.
Ngoài ra, kiểm toán viên có thể yêu cầu trả lương đột xuất để tự quan sát
việc lĩnh lương và ký xác nhận của từng nhân viên. Những người không đến
ký vào đó (hoặc những người có tên trên bảng lương chưa lĩnh) sẽ được xác
định xem có phải là nhân viên khống?.
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
b. Khảo sát về hệ số lương tăng.
-> Khi so sánh bảng lương kỳ này với kỳ trước mà thấy lương tăng nhưng
lao động không tăng thì có thể hệ số lương tăng. Khi kiểm tra hệ số tiền
lương, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục:
+ Xem xét lại các quyết định lên lương về ngày tháng của quyết định thường
được hưởng lương mới và ngày tháng trả lương mới cho người lao động.
Đồng thời phải kiểm tra lại việc lên lương có phù hợp với quy định của luật
lao động hay không?
+ Hoặc kiểm tra đơn giá lương trên bảng thanh toán lương với đơn giá được
duyệt) theo cấp bậc công nhân viên.
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
c. Kiểm tra về thời gian lao động khống hay khối lượng công việc, sản
phẩm, lao vụ khống.
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chấm công như: Bảng chấm
công, phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành, chứng từ liên quan
đến nghỉ việc, ngừng việc, làm thêm giờ
+ Cân đối tổng số giờ, ngày công hoặc khối lưọng công việc (hoặc sản phẩm
sản xuất ra) được thanh toán với số liệu độc lập do từng bộ phận ghi chép.
+ Kiểm tra, quan sát, phỏng vấn về quá trình làm việc, quá trình theo dõi để
ghi chép, lập báo cáo của bộ phận chấm công, bộ phận theo dõi thời gian
lao động cũng như về khối lượng và kết quả lao động của các cá nhân chịu
trách nhiệm cũng như của bộ phận quản đốc, trưởng phòng, đội trưởng, bộ
phận thống kê thời gian lao động...để tìm hiểu cách thức và thủ tục trong
việc quản lý theo dõi thời gian làm việc, khối lượng sản phẩm của người lao
động (xem xét từ chi tiết bán TP, TP có chữ ký của người lao động, bộ phận
KCS, thủ kho không?).
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
d. Khảo sát việc phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các đối tượng chịu chi phí.
+ Xem xét tính nhất quán trong việc phân loại các bộ phận trong doanh nghiệp
như: bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý DN
+ Việc xác định các đối tượng chịu chi phí có phù hợp với đơn vị và yêu cầu
quản lý hay không? (ví dụ một khoản chi phí tiền lương phát sinh thì thuộc
đối tượng chịu chi phí nào?)
+ Xem xét tiêu chuẩn phân bổ chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm (giá thành từng loại sản phẩm) được lựa chọn có hợp lý và
có nhất quán giữa các kỳ hay không?
+ Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ tiền lương có đúng và phù hợp với các
tài khoản hay không?
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
d. Khảo sát việc phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các đối tượng chịu chi phí.
+ Kiểm tra xem xét tổng số lương trên tài khoản 334 với tổng số tiền lương
phân bổ cho các đối tượng 622, 627, 641, 642, 241 (tiền lương cho xây
dựng cơ bản nhưng tự làm trong doanh nghiệp, tiền lương cho công nhân
thực hiện sửa chữa lớn trong doanh nghiệp) trên Bảng phân bổ tiền lương.
+ KTV còn thực hiện việc kiểm tra mẫu đối với một số nhân viên để kiểm tra từ
khâu lập bảng chấm công và phiếu thống kê sản phẩm đến việc tính toán
tiền lương và thanh toán tiền lương cho người lao động.
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
e. Một số trường hợp ngoại lệ:
* Trường hợp 1: Kiểm tra chi phí tiền lương và khoản liên quan khác
trả cho HĐQT, BGĐ
+ Kiểm tra quyết định bổ nhiệm các thành viên trong ban quản trị, BGĐ
doanh nghiệp
+ Kiểm tra các quyết định về mức lương, các khoản phụ cấp cho các thành
viên trong BGĐ, HĐQT.
+ Kiểm tra, đối chiếu mức lương ban quản trị doanh nghiệp đang hưởng với
quy chế và điều lệ của công ty
Trong trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản phụ cấp, trợ cấp cho các
thành viên HĐQT mà các thành viên không tham gia vào quản lý thì phải
xem xét với quy chế tài chính hiện hành xem có phù hợp không.
5.2.3.4 Khảo sát một số tình huống
đặc thù
e. Một số trường hợp ngoại lệ:
* Trường hợp 2: Tiền lương trả cho những trường hợp chấm dứt HĐLĐ
+ Kiểm tra quyết định chấm dứt HĐLĐ
+ Kiểm tra việc tính toán và thanh toán các khoản tiền lương có đúng chế độ
quy định không?
5.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán
KTV lập "Biên bản kiểm toán" hoặc "trang tổng hợp" để tổng hợp kết quả kiểm
toán, và thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Sai phạm đã tìm ra hoặc không có sai phạm khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
và số dư tài khoản chu kỳ tiền lương - nhân sự. Sai phạm tìm ra có trọng
yếu hay không trọng yếu.
+ Nguyên nhân sai lệch là hợp lý hay không hợp lý
+ Soạn thảo bút toán điều chỉnh sai phạm đã tìm được
+ Kết luận về các mục tiêu kiểm toán chu kỳ tiền lương - nhân sự đã đạt được
hay chưa, có cần chú ý thêm đối với chi tiết nào không
Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến khác như: hạn chế của
việc thiết kế và vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ tiền
lương và nhân sự (nếu có) và ý kiến đề xuất của kiểm toán viên để cải tiến
và hoàn thiện kiểm soát nội bộ của chu kỳ.v.v.
1. Thế nào là tiền lương? Chu kỳ tiền lương và nhân sự được xác định
như thế nào? Ý nghĩa kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự?
2. Khi kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự, kiểm toán viến sẽ đưa ra
ý kiến xác nhận cho những thông tin nào trên BCTC?
3. Mục tiêu kiểm toán tổng quát và cụ thể đối với các thông tin liên quan
đến chu kỳ tiền lương và nhân sự là gi?
4. Khi kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự, kiểm toán viên sẽ tiếp
cận đến những loại tài liệu nào? Hãy liệt kê chi tiết các loại tài liệu đó?
5. Trình bầy các bước công việc (các chức năng kiểm soát) liên quan đến
chu kỳ tiền lương và nhân sự? Mục tiêu cụ thể của từng chức năng
kiểm soát mà doanh nghiệp mong muốn đạt được? Mô hình hóa các
bước công việc thể hiện trình tự thực hiện các công việc kiểm soát mà
doanh nghiệp muốn thực hiện (vận dụng vào loại hình sản xuất và
thương mại)
6. Mục tiêu khảo sát về kiểm soát nội bộ của KTV? Nguyên tắc chung mà
kiểm toán viên vận dụng khi khảo sát về kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp? Các thủ tục khảo sát về kiểm soát mà doanh nghiệp thực hiện
để đạt được các mục tiêu trên?
Câu hỏi thảo luận chương 6
Câu hỏi thảo luận chương 6
7. Trình bầy một số thủ tục phân tích cơ bản mà kiểm toán viên thực
hiện khi kiểm toán chu kỳ Tiền lương và nhân sự? Nêu rõ mục tiêu của
việc sử dụng các thủ tục phân tích này?
8. Trình bầy các thủ tục kiểm toán cơ bản mà KTV áp dụng để kiểm toán
nghiệp vụ và số dư liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương theo các mục tiêu cụ thể đã được nêu ra ở trên?
9. Cho ví dụ minh họa về hạn chế trọng yếu (hay không trọng yếu) liên
quan đến quá trình kiểm soát tiền lương mà kiểm toán viên phát hiện
sau khi đã thực hiện thủ tục khảo sát về kiểm soát?
10. Cho ví dụ minh họa về sai phạm trọng yếu (hay không trọng yếu) liên
quan đến nghiệp vụ và số dư tiền lương mà kiểm toán viên phát hiện
sau khi đã thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản?
11. Mô hình hóa toàn bộ quy trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
từ khi khảo sát lập kế hoạch đến khi kết thúc đưa ra ý kiến nhận xét
về các thông tin liên quan đến chu kỳ tiền lương và nhân sự?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_c5_2_kiemtoanchuky_tl_ns_8574.pdf