Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng
thuộc lĩnh vực chứng khoán luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của chính doanh
nghiệp kiểm toán mà còn của cả các cơ quan chức năng, trong đó có Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN).
Bài viết này, tập trung vào một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý hoạt động
kiểm toán độc lập của UBCKNN, đó là giám sát và hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm
toán (KSCLKT) cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, kinh nghiệm thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 14 - Tháng 6/2021314
TAÏP CHÍ COÂNG THÖÔNG
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ
CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG
THUỘC LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN,
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ VIỆC VẬN
DỤNG VÀO VIỆT NAM HIỆN NAY
l PHẠM HUY HÙNG
TÓM TẮT:
Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng
thuộc lĩnh vực chứng khoán luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của chính doanh
nghiệp kiểm toán mà còn của cả các cơ quan chức năng, trong đó có Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN).
Bài viết này, tập trung vào một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý hoạt động
kiểm toán độc lập của UBCKNN, đó là giám sát và hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm
toán (KSCLKT) cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: kiểm soát chất lượng, chất lượng kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Đặt vấn đề
Kiểm toán độc lập ra đời, tồn tại và phát triển
không chỉ góp phần tạo niềm tin cho những người
quan tâm đối với thực trạng hoạt động tài chính của
các doanh nghiệp mà còn là một trong những công
cụ quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô. Trước
hết, kiểm toán độc lập phục vụ lợi ích thiết thực cho
các chủ sở hữu, các nhà đầu tư và sau đó góp phần
ngăn chặn các sai phạm về kinh tế - tài chính. Kết
quả của kiểm toán độc lập còn hỗ trợ đắc lực cho
công tác điều hành, ra quyết định của các cơ quan
quản lý nhà nước và thúc đẩy các hoạt động sản
xuất, thương mại - dịch vụ, đầu tư phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một
câu hỏi được đặt ra: Liệu vai trò, ý nghĩa của kiểm
toán có còn được duy trì để thỏa mãn sự kỳ vọng
của đông đảo công chúng hay không khi mà thực
tế liên tiếp xuất hiện những vụ bê bối về chất lượng
kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKiT)
độc lập. Đặc biệt là những DNKiT cung cấp dịch
vụ kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng
thuộc lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó, nhiều
vấn đề cũng được nêu ra như kiểm soát chất lượng
trong hoạt động kiểm toán của các doanh nghiệp
này có được các cơ quan có trách nhiệm thực thi hay
không? Và nếu có thì được thực hiện như thế nào?
Ở Việt Nam, kể từ khi thành lập cho đến nay
đã qua 25 năm, UBCKNN ngày càng khẳng định
được vai trò quan trọng của mình trong quản lý,
điều hành, giám sát thị trường chứng khoán, theo đó
lĩnh vực công tác về kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc
lĩnh vực chứng khoán được đánh giá đã có nhiều
chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu,
có ý nghĩa thiết thực.
Tuy nhiên, giữa bối cảnh toàn cầu hóa có sự hội
nhập sâu rộng trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán
hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán (TTCK) ngày càng đặt ra cho
Số 14 - Tháng 6/2021 315
KEÁ TOAÙN - KIEÅM TOAÙN
UBCKNN nhiều áp lực để hoàn thiện các cơ chế,
chính sách phát triển một cách tương xứng. Vì vậy,
việc nghiên cứu mô hình KSCLKT cho các đơn vị
có lợi ích công chúng ở một số quốc gia phát triển
trên thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
UBCKNN trong giai đoạn hiện nay.
2. Mô hình kiểm soát chất lượng kiểm toán
cho các đơn vị có lợi ích công chúng ở một số
quốc gia trên thế giới
2.1. Mô hình kiểm soát chất lượng kiểm toán
cho các đơn vị có lợi ích công chúng tại Hoa Kỳ
Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng (KSCL)
các dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Hoa Kỳ được thực
hiện thông qua tổ chức phối hợp thực hiện của hai
tổ chức Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa
Kỳ (AICPA) và Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm
toán cho các công ty đại chúng (Public Company
Accounting Oversight Board - PCAOB). Trong đó,
PCAOB có chức năng tương tự như cơ quan quản lý
nhà nước và AICPA là hiệp hội nghề nghiệp.
PCAOB là tổ chức phi Chính phủ nhưng có chức
năng như tổ chức Chính phủ và chủ tịch PCAOB
do Ủy ban Chứng khoán Quốc gia Hoa Kỳ (SEC)
chỉ định. Đối tượng giám sát của PCAOB chủ yếu
tập trung vào khu vực tư và có mục tiêu:
Thứ nhất là, PCAOB tiến hành giám sát việc
tuân thủ các quy định, chuẩn mực kiểm toán nhằm
nâng cao chất lượng kiểm toán, từ đó thúc đẩy việc
tuân thủ các chuẩn mực và quy định pháp luật hiện
hành.
Thứ hai là, tăng cường huấn luyện, đào tạo và
nhận thông tin phản hồi từ các bên sử dụng kết quả
kiểm toán và các đối tượng khác có liên quan đến
hoạt động giám sát của PCAOB.
Yêu cầu đăng ký: Theo Luật Sarbanes-Oxley,
công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán cho các công
ty đại chúng phải đăng ký với PCAOB và đồng ý
rằng các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm soát
đều đặn bởi PCAOB.
Thực hiện kiểm tra: PCAOB tiến hành kiểm tra
định kỳ thường là hàng năm đối với các công ty có
phát hành báo cáo kiểm toán cho hơn 100 khách
hàng và ít nhất 3 năm một lần đối với các công ty
phát hành ít hơn 100 báo cáo kiểm toán. Trước khi
kiểm tra, PCAOB thông báo cho công ty kiểm toán
kế hoạch tiến hành kiểm tra. PCAOB cũng yêu cầu
công ty kiểm toán cung cấp thông tin về các hợp
đồng kiểm toán công ty đại chúng, nhân sự thực
hiện cuộc kiểm toán đó và chương trình KSCL của
công ty. Thông thường, cuộc kiểm tra thực tế được
thực hiện tại công ty kiểm toán.
Báo cáo kết quả kiểm tra: Tất cả các báo cáo
đều có phần công bố rộng rãi (Phần I) và hầu hết các
báo cáo cũng bao gồm một phần không được công
bố đó là việc thảo luận về KSCL của công ty được
kiểm tra (Phần II).
Theo Luật Sarbanes-Oxley, nội dung trong báo
cáo kiểm tra liên quan đến các phát hiện về các yếu
kém trong hệ thống KSCL của công ty sẽ không
công bố rộng rãi đến công chúng nếu như công ty
đã khắc phục các yếu kém này trong vòng 12 tháng
kể từ ngày báo cáo.
Tuy nhiên, các yếu kém này sẽ được công bố
cho công chúng nếu như: (1) PCAOB không đồng
ý về việc khắc phục của công ty; (2) công ty không
đưa ra được bằng chứng về việc khắc phục các yếu
kém. Đạo luật Sarbanes - Oxley cũng đòi hỏi kiểm
tra viên của PCAOB phải lập báo cáo bằng văn bản
sau đợt kiểm tra và gửi báo cáo cho SEC và cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan.
Kinh phí hoạt động của PCAOB: Kinh phí dùng
cho hoạt động của PCAOB do các công ty kiểm
toán đóng góp và từ các công ty có chứng khoán
phát hành ra công chúng.
Đối với các công ty kiểm toán, khi đăng ký thành
viên sẽ phải nộp phí đăng ký thành viên và chỉ nộp
một lần đầu. Mức phí dựa vào số lượng khách hàng
của công ty kiểm toán. Đối với công ty có chứng
khoán phát hành ra công chúng, phí hỗ trợ kiểm
toán được thu dựa trên giá trị vốn hóa trung bình
hàng tháng của các công ty có chứng khoán giao
dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ.
2.2. Mô hình kiểm soát chất lượng kiểm toán
cho các đơn vị có lợi ích công chúng tại Trung
Quốc
Trung Quốc là quốc gia khá phát triển và có nhiều
điểm tương đồng về kinh tế - chính trị với Việt Nam.
Việc kiểm soát chất lượng (KSCL) hoạt động kiểm
toán độc lập tại Trung Quốc do cơ quan nhà nước là
Bộ Tài chính, UBCKNN và Hội Nghề nghiệp thực
hiện. Ở mỗi cấp lại chia ra thành hai cấp trung ương
(TW) và địa phương khác nhau thực hiện.
Theo quy định của Luật Chứng khoán Trung
Quốc năm 1992, UBCKNN là cơ quan ngang Bộ,
trực thuộc Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm
giám sát việc công bố thông tin của các tổ chức
niêm yết và xem xét, chấp thuận DNKiT đủ điều
kiện kiểm toán tổ chức niêm yết và giám sát việc
kiểm toán các tổ chức niêm yết. Toàn bộ nguồn thu,
Số 14 - Tháng 6/2021316
TAÏP CHÍ COÂNG THÖÔNG
chi của UBCKNN đều thuộc ngân sách nhà nước.
Kinh phí hoạt động của UBCKNN do ngân sách nhà
nước cấp, riêng nguồn thu phí để thực hiện kiểm tra,
giám sát do các tổ chức phát hành chứng khoán và
DNKiT đóng góp.
UBCKNN cùng với Bộ Tài chính là cơ quan cấp
và thu hồi giấy phép hành nghề cho các DNKiT
cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các công ty
đại chúng và niêm yết. UBCKNN có một cơ quan
giúp việc là Vụ Chế độ Kế toán (Vụ Chế độ Kế
toán này khác với Vụ Chế độ Kế toán của Bộ Tài
chính). Cơ quan này thực hiện việc nghiên cứu, xây
dựng và ban hành các chuẩn mực và các quy định
về kế toán riêng liên quan đến các hoạt động của
TTCK và giao dịch tương lai. Ngoài ra, cơ quan này
có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và giám sát các
DNKiT. Các Văn phòng UBCKNN cấp địa phương
chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra CLKT theo quy
định tại Hướng dẫn hành nghề kiểm toán tại Trung
Quốc. Vụ Chế độ kế toán (của UBCKNN) thực hiện
kiểm tra định kỳ các DNKiT. Chu kỳ kiểm tra là 3
năm một lần và kiểm tra các nội dung: Chất lượng
từ bên trong (nội bộ) của bản thân DNKiT và hiệu
quả của hệ thống quản trị nội bộ; Tính phù hợp và
hiệu quả của hệ thống KSCL; Công việc kiểm toán
có được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán hay
không.
Ngoài kiểm tra thường xuyên, còn có kiểm tra
đột xuất đối với các vấn đề bất thường phát sinh.
Các Văn phòng UBCKNN cấp địa phương thực
hiện kiểm tra chất lượng hàng năm trên nguyên tắc
không trùng lắp và đảm bảo tất cả các DNKiT phải
được kiểm tra. Hàng năm, UBCKNN đều tổ chức
họp các DNKiT thực hiện kiểm toán các tổ chức
niêm yết để trao đổi các vấn đề quan trọng về kiểm
toán cần tập trung của từng năm.
Khi phát hiện các DNKiT có vi phạm, nếu phát
hiện qua kiểm tra định kỳ của UBCKNN cấp địa
phương hoặc phát hiện qua các báo cáo hàng năm,
hoặc qua báo chí, qua tố giác sẽ bị xử phạt hành
chính như phạt tiền, cảnh cáo hoặc triệu tập đương
sự đến giải trình tại Ủy ban xử phạt hành chính.
Nếu phát hiện tình tiết có liên quan đến hình sự thì
chuyển hồ sơ sang Ban Thanh tra UBCKNN để tiến
hành điều tra. Nếu phát hiện vi phạm cấu thành tội
phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan tố tụng.
3. Thực trạng về công tác KSCLKT cho các
đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng
khoán của UBCKNN hiện nay
Ngày 4/12/2013 Bộ Tài chính ban hành Thông
tư số 183/2013/TT-BTC về kiểm toán độc lập đối
với các đơn vị có lợi ích công chúng và Thông tư
số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài
chính ban hành về quy định kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán, thay thế cho các nội dung liên
quan đến kiểm soát chất lượng đã được quy định
tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC. Theo đó, Bộ
Tài chính thực hiện việc quản lý và giám sát các
công ty kiểm toán nói chung, UBCKNN được ủy
quyền thực hiện việc quản lý và giám sát các công
ty kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán. Việc phối
hợp giữa Bộ Tài chính và UBCKNN trong quản lý
và giám sát công ty kiểm toán là việc làm thường
xuyên và thực hiện theo Quyết định số 767/QĐ-
BTC ngày 23/4/2015 về quy chế phối hợp giữa các
đơn vị trong chấp thuận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi
phạm đối với các tổ chức kiểm toán và kiểm toán
viên (KiTV) hành nghề được chấp thuận kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng.
Việc giám sát công ty kiểm toán chấp thuận được
UBCKNN thực hiện qua 3 hình thức là: giám sát từ
xa (qua báo cáo, báo chí, tin đồn, qua đơn thư phản
ánh của cổ đông, nhà đầu tư...); giám sát theo yêu
cầu và kiểm tra trực tiếp tại công ty kiểm toán (kiểm
tra định kỳ, bất thường và theo yêu cầu).
Trong năm 2017, UBCKNN đã chủ trì kiểm tra
trực tiếp 9 DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng
khoán, đến năm 2018 kiểm tra 7 doanh nghiệp,
năm 2019 kiểm tra 10 doanh nghiệp và năm 2020
UBCKNN đã tổ chức kiểm tra 8 DNKiT.
Mục đích kiểm tra:
Đánh giá việc xây dựng, phổ biến và tổ chức
thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng nội bộ của doanh nghiệp kiểm toán; Đánh giá
tình hình tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, các
quy định pháp luật và các quy định có liên quan
trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh
nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề; Phát
hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm
được phát hiện qua công tác kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán.
Nội dung và phạm vi kiểm tra:
Nội dung: Kiểm tra việc xây dựng, ban hành và
tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm
soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp kiểm toán;
Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kiểm
toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và
kiểm toán viên hành nghề; Kiểm tra tính tuân thủ
Số 14 - Tháng 6/2021 317
KEÁ TOAÙN - KIEÅM TOAÙN
các quy định khác của pháp luật về kiểm toán độc
lập và pháp luật có liên quan.
Phạm vi kiểm tra: Trong giai đoạn 2017 - 2020
chỉ bao gồm việc kiểm tra và đánh giá về chất lượng
dịch vụ đối với hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính
(BCTC) mà không kiểm tra hồ sơ kiểm toán báo cáo
quyết toán dự án hoàn thành.
Thành phần đoàn kiểm tra:
UBCKNN chủ trì phối hợp với Cục Quản lý,
Giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính, Hội
Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và
Kiểm toán viên hành nghề tại các công ty kiểm toán,
đặc biệt là từ các công ty kiểm toán Big 4 và 2 công
ty kiểm toán Việt Nam là AASC và A&C, với vai
trò trợ giúp kỹ thuật cho các đoàn kiểm tra. Kết quả
kiểm tra đều được UBCKNN tổng hợp báo cáo Bộ
Tài chính.
Quy trình kiểm tra:
Đoàn kiểm tra đã thực hiện kiểm tra, đánh giá
việc thiết kế và thực hiện hệ thống KSCL của doanh
nghiệp được kiểm tra theo quy định tại Thông tư số
157/2014/TT-BTC và theo Quyết định số 1281/QĐ-
UBCK ngày 18/11/2016 của Chủ tịch UBCKNN về
việc ban hành tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng
dịch vụ kiểm toán, cụ thể là: Kiểm tra hệ thống kiểm
soát chất lượng và Kiểm tra việc tuân thủ Chuẩn
mực kiểm toán của doanh nghiệp được kiểm tra.
Tổng hợp kết quả kiểm tra:
- Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ
kiểm toán của các công ty kiểm toán:
Căn cứ kết quả kiểm tra tính tuân thủ, kiểm tra hệ
thống, kiểm tra kỹ thuật và xét đoán chuyên môn, số
các DNKiT được đánh giá xếp loại qua các năm như
sau: (Xem Bảng)
- Tổng hợp tình hình thực hiện dịch vụ kiểm toán
BCTC của các công ty kiểm toán:
+ Những mặt đạt được:
Theo UBCKNN, DNKiT được kiểm tra cơ bản
đã ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ
kiểm toán; ban hành quy chế tuyển dụng nhân viên,
quy chế đào tạo; thực hiện đào tạo nhân viên hàng
năm, phổ biến quy chế kiểm soát chất lượng; thực
hiện tuyển dụng nhân viên, ký hợp đồng lao động;
thực hiện ký hợp đồng kiểm toán và soát xét báo cáo
tài chính theo quy định; thực hiện lập và lưu trữ hồ
sơ kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định.
+ Những hạn chế thiếu sót:
Giai đoạn 2017 - 2020, số các DNKiT được kiểm
tra và được UBCKNN xếp loại tốt chỉ chiếm dưới
35%, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp thuộc
nhóm Big 4 và các DNKiT có quy mô lớn.
Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với các DNKiT,
các đoàn kiểm tra của UBCKNN đã thực hiện chọn
mẫu từ 3 đến 5 hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính
đã hoàn thành của các DNKiT phát hành trong các
năm 2017 - 2018; 2018 - 2019; 2019 - 2020 để kiểm
tra và chỉ ra những điểm hạn chế, thiếu sót như sau:
Thứ nhất, thủ tục đánh giá rủi ro và chấp nhận
khách hàng sơ sài; Chưa xác định rủi ro có sai sót
trọng yếu trong từng khoản mục và số dư tài khoản;
Mức trọng yếu chưa được sử dụng trong việc xác
định cỡ mẫu khi kiểm tra chi tiết.
Thứ hai, không thực hiện đầy đủ thủ tục gửi thư
xác nhận công nợ với khách hàng và thư xác nhận
ngân hàng; thủ tục kiểm toán hàng tồn kho không
đầy đủ; không đánh giá đầy đủ các khoản đầu tư liên
doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác.
Thứ ba, các DNKiT không thực hiện đầy đủ các
thủ tục thu thập bằng chứng của các bên liên quan,
không đánh giá đầy đủ về giao dịch với các bên liên
quan; hồ sơ kiểm toán không lưu biên bản chứng
kiến kiểm kê tài sản, không trình bày các thông tin
về kiểm kê công trình dở dang.
Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của các DNKiT
2017 2018 2019 2020
Tốt Đạt yêu
cầu
Tốt Đạt yêu
cầu
Tốt Đạt yêu
cầu
Tốt Đạt yêu
cầu
3 6 1 6 2 8 2 6
Bảng. Tổng hợp xếp loại kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của các DNKiT
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Số 14 - Tháng 6/2021318
TAÏP CHÍ COÂNG THÖÔNG
Thứ tư, không yêu cầu khách hàng thuyết minh
đầy đủ BCTC và không phát hành đầy đủ thư quản
lý theo quy định.
Thứ năm, UBCKNN cho biết một số báo cáo kiểm
toán ngoại trừ chưa lượng hóa và đánh giá ảnh hưởng
của vấn đề ngoại trừ đến các chỉ tiêu trên BCTC, vấn
đề ngoại trừ không kiểm kê của năm trước nhưng
không nêu ảnh hưởng đến các khoản mục trên báo
cáo kết quả kinh doanh năm nay; một số báo cáo
kiểm toán có ý kiến kiểm toán chưa phù hợp.
4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
KSCLKT của UBCKNN
Trên cơ sở đưa ra một số các phân tích về thực
trạng cũng như chỉ ra những ưu và nhược điểm trong
công tác KCSLKT của UBCKNN hiện nay, tác giả
bài viết xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp hoàn
thiện như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt
động KSCLKT của UBCKNN. Tiếp tục hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán, thị trường
tài chính, chứng khoán theo hướng tạo lập cơ sở
pháp lý cho UBCKNN vị thế độc lập hơn, có đầy
đủ quyền lực, các nguồn lực cần thiết và năng lực
để thực hiện các chức năng quản lý, giám sát chất
lượng dịch vụ kiểm toán của DNKiT được chấp
thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công
chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Thứ hai, UBCKNN cần tiếp tục đề xuất với Bộ
Tài chính các quy định pháp lý chặt chẽ quy định về
điều kiện các DNKiT đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham
gia kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh
vực chứng khoán, quy định về kiểm soát chất lượng
dịch vụ kiểm toán, quy định về công bố thông tin báo
cáo tài chính của công ty đại chúng trên TTCK.
Thứ ba, UBCKNN cần xây dựng các tiêu chí
đánh giá chất lượng cụ thể từng cuộc kiểm toán và
các quy tắc ứng xử của kiểm toán viên độc lập.
Đối với chất lượng của dịch vụ kiểm toán nếu
đi sâu vào kiểm tra kỹ thuật thì về cơ bản mấu
chốt của vấn đề đó chính là KSCL của cuộc kiểm
toán và KSCL đạo đức của kiểm toán viên.Chính
vì vậy, thiết nghĩ UBCKNN cần phải đưa ra những
quy định hướng dẫn cụ thể và chi tiết đối với việc
chấm điểm từng tiêu chí đánh giá, sau đó căn cứ
vào thang điểm tổng quát trên để chia cuộc kiểm
toán thành các mức: tốt, khá, trung bình, không đạt
yêu cầu. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng cần sớm
nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn nữa
về quy tắc ứng xử của KiTV độc lập như ứng xử
trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, ứng xử
trong mối quan hệ với khách hàng, ứng xử trong nội
bộ DNKiT, ứng xử với báo chí truyền thông để
góp phần cùng với Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
nâng cao hơn nữa vai trò kiểm soát và tự kiểm soát
đối với đạo đức nghề nghiệp của những người thực
hiện công tác kiểm toán.
Thứ tư, kiện toàn đội ngũ kiểm tra, giám sát có
năng lực, trình độ làm việc chuyên trách.
Nhân lực tham gia đoàn kiểm tra do UBCKNN
chủ trì phối hợp với Cục Quản lý, Giám sát Kế
toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính, VACPA phần lớn
là cán bộ kiêm nhiệm, không có chứng chỉ CPA và
ít có thời gian thực tế hành nghề. Do vậy, việc kiểm
soát chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm cần
huy động các KiTV đang làm việc tại các DNKiT,
điều này hạn chế tính chủ động trong công tác tổ
chức kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán. Vì vậy,
UBCKNN cần thành lập một đội ngũ nhân sự có
trình độ chuyên môn, chuyên trách của mình để
thực hiện công tác kiểm tra, giám sát CLKT đảm
bảo hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Đồng
thời, bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm xem xét
những bằng chứng về việc khắc phục những yếu
kém của DNKiT được phát hiện, có quyền công bố
cho công chúng nếu trong vòng 12 tháng kể từ ngày
báo cáo kết quả kiểm tra mà DNKiT không đưa ra
bằng chứng về việc khắc phục các yếu kém này.
Thứ năm, ban hành, sửa đổi các quy định, chế tài
xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực KSCLKT
theo hướng tăng tính răn đe. Chế tài xử lý vi phạm về
chất lượng kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán
đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 157/2014/
TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính. Theo đó,
doanh nghiệp kiểm toán có sai phạm nghiêm trọng về
chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực nghề nghiệp sẽ
bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên,
đối với KiTV có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm
toán thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính. Đây là vấn đề bất cập cần
xem xét, rà soát để có những quy định sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp. Thiết nghĩ, để tăng cường trách nhiệm
của DNKiT cũng như của KiTV với cuộc kiểm toán,
UBCKNN nên tham mưu, đề xuất với Bộ Tài chính có
những quy định cụ thể để họ gắn trách nhiệm có hạn
định đủ dài với báo cáo kiểm toán.
Thứ sáu, tăng cường phối hợp giữa UBCKNN
với VACPA và các DNKiT trong việc đào tạo, bồi
dưỡng nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho các KiTV,
kiểm tra viên và nhà đầu tư về các văn bản pháp luật
Số 14 - Tháng 6/2021 319
KEÁ TOAÙN - KIEÅM TOAÙN
Ngày nhận bài: 2/4/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/5/2021
Ngày chấp nhận đăng bài: 20/5/2021
Thông tin tác giả:
NCS. ThS. PHẠM HUY HÙNG
Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
CONTROLLING AUDIT QUALITY OF PUBLIC INTEREST
ENTITIES IN THE SECURITIES SECTOR:
INTERNATIONAL EXPERIENCE AND LESSONS
FOR VIETNAM
l Ph.D’s student, Master. PHAM HUY HUNG
Faculty of Environmental and Natural Resources Economics
Hanoi University of Natural Resources and Environment
ABSTRACT:
Controlling quality of audits which are conducted at public interest entities in the securities
sector is always a top concern of not only auditing firms themselves but also the state management
agencies, especially the State Securities Commission (SSC). This paper analyzes some important
issues relating to the State Securities Commission’s quality management of independent audits.
These issues include the supervision and the complement of audit quality at public interest entities
in Vietnam in the current period.
Keywords: quality control, quality of audits, State Securities Commission
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. The Center for Audit Quality. (2012). Guide to Inspections. USA: American Public Company Accounting
Oversight Board.
2. Quốc hội (2011). Luật KTĐL số 67/2011/QH12.
3. Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Hà Thị Ngọc Hà (2012), Mô hình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của Trung quốc và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán số 2/2012.
5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán các năm 2017,
2018, 2019, 2020.
mới liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài
chính, chứng khoán, phục vụ cho việc giám sát hoạt
động tài chính của công ty đại chúng.
5. Kết luận
Trên đây là một số phân tích về thực trạng công
tác KSCLKT được UBCKNN thực hiện trong 4 năm
qua và một vài giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
vị thế và uy tín của UBCKNN trong tất cả các hoạt
động nói chung và hoạt động KSCLKT cho các đơn
vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán
nói riêng.
Mong rằng, với vai trò và vị trí quan trọng của
mình, UBCKNN sẽ sớm có được những cải cách,
những kế hoạch hành động, những đổi mới trong
hoạt động, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa uy tín
của ngành Kiểm toán độc lập, qua đó đáp ứng được
sự kỳ vọng của cả xã hội trong bối cảnh hội nhập
phát triển sâu rộng như hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_chat_luong_hoat_dong_kiem_toan_cho_don_vi_co_loi_i.pdf