Kiểm soát chất lượng
Thuật ngữ “Kiểm soát chất lượng” xuất hiện ngay từ sớm trong thế kỷ 20 (Radford
1917, 1922). Ý tưởng là mở rộng cách tiếp cận để đạt được chất lượng, từ cách
thanh tra xử lý sự đã rồi đến cách được gọi là “ngăn ngừa khiếm khuyết”. Trong
một số thập kỷ, từ “kiểm soát” (control) có một nghĩa rộng, bao hàm cả ý lập kế
hoạch chất lượng. Sau đó xuất hiện các sự kiện thu hẹp lại ý nghĩa của “kiểm soát
chất lượng”. Xu hướng “kiểm soát chất lượng thống kê” xuất hiện từ ý tưởng kiểm
soát chất lượng bằng các phương pháp thống kê. Xu hướng “độ tin cậy”
(reliability) đòi hỏi rằng kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng cho thời điểm
kiểm thử (test), tức vào cuối một công đoạn sản xuất nào đó mà không áp dụng
trong suốt thời gian thực thi của công đoạn sản xuất.
Tại nước Mỹ, thuật ngữ “kiểm soát chất lượng” giờ có nghĩa như cách hiểu trên:
kiểm soát chất lượng chỉ áp dụng cho thời điểm kiểm thử mà thôi. Thuật ngữ
“quản lý chất lượng toàn diện” (TQM, total quality management) giờ được sử
dụng như một thuật ngữ bao quát tất cả hoạt động chất lượng (all-embracing term).
Tại Châu Âu, thuật ngữ “kiểm soát chất lượng” còn có nghĩa hẹp hơn. Gần đây, tổ
chức chất lượng toàn Châu Âu đã thay đổi tên từ Tổ chức Châu Âu về Kiểm soát
Chất lượng (European Organization for Quality Control) thành Tổ chức Châu Âu
về Chất lượng (European Organization for Quality). Tại Nhật Bản, thuật ngữ
“kiểm soát chất lượng” có nghĩa rộng hơn. Thuật ngữ “kiểm soát chất lượng toàn
diện” (total quality control) tương đương với thuật ngữ TQM tại Mỹ. Năm 1997,
Liên hiệp các Nhà khoa học và Kỹ sư Nhật Bản (JUSE, Japanese Union of
Scientists and Engineers) đã thay thế thuật ngữ “kiểm soát chất lượng toàn diện –
TQC” bằng thuật ngữ “quản lý chất lượng toàn diện – TQM” để thống nhất cùng
một cách hiểu của thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiemsoat_cl_juran_3175.pdf