Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – Từ phương pháp truyền thống đến phương pháp kiểm định có điều kiện

Bài nghiên cứu nhằm kiểm định tính phù hợp của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) tại thị

trường chứng khoán (TTCK) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Hai phương pháp được vận dụng để

đánh giá tính phù hợp của mô hình là: (1) phương pháp kiểm định truyền thống theo Fama và MacBeth

(1973); và (2) phương pháp kiểm định có điều kiện của Pettengill & cộng sự (1995). Nghiên cứu sử

dụng dữ liệu chuỗi thời gian của tất cả các doanh nghiệp (DN) niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán

TP.HCM (HOSE), và có đầy đủ quan sát theo từng giai đoạn kiểm định trong tổng thời gian nghiên cứu

từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2015. Kết quả kiểm định theo phương pháp truyền thống cho thấy mô hình

CAPM không giải thích tốt mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận tại TTCK TP.HCM. Tuy nhiên, khi đưa

thêm điều kiện thị trường (tốt/xấu) vào theo phương pháp kiểm định có điều kiện lại cho kết quả phù

hợp như dự báo của CAPM.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 09/05/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – Từ phương pháp truyền thống đến phương pháp kiểm định có điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96 0.6544 0.1284 Mức ý nghĩa: ***1%, **5%, *10% Nguồn: Tính toán của tác giả Đối với phương pháp có điều kiện, kết quả lại cho thấy mô hình CAPM vẫn phù hợp tại TTCK TPHCM. Cụ thể trong điều kiện thị trường tốt, tất cả các hệ số γ1>0 đều có ý nghĩa thống kê trong cả 5 giai đoạn kiểm định, cho thấy mối quan hệ dương giữa rủi ro (beta) và lợi nhuận (RP) đúng như CAPM dự báo. Và ngược lại trong điều kiện thị trường xấu, các hệ số γ2<0 có ý nghĩa thống kê trong 4/5 giai đoạn phân tích, đặc biệt được ủng hộ trong giai đoạn 5 khi xét toàn bộ thời gian nghiên cứu. Do đó, mặc dù giai đoạn 1 không ủng hộ, nhưng xét tổng thể kiểm định vẫn cho thấy sự ủng hộ CAPM trong điều kiện thị trường xấu, tức có mối quan hệ âm giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, khi xét đến hệ số γ0=0 thì được ủng hộ trong điều kiện thị trường xấu ngoại trừ giai đoạn 3, trong điều kiện thị trường tốt lại không được ủng hộ ở 3 giai đoạn 1, 3 và 4. Các hệ số R2 hiệu chỉnh cho 4 giai đoạn trong điều kiện thị trường tốt/xấu là không cao và có sự biến thiên mạnh, từ 14.09% đến cao nhất chỉ có 44.2% ở thị trường tốt, và từ 10.33% đến cao nhất 65.44% ở thị trường xấu. Khi xét tổng thể ở giai đoạn 5 thì hệ số R2 hiệu chỉnh giảm, còn 31.19% khi thị trường tốt và càng thấp hơn khi thị trường xấu (12.84%). (a) (b) Hình 1: Trung bình RPp theo βp - (a) toàn thị trường, 1/2011-6/2015; (b) thị trường tốt/xấu, 1/2011-6/2015 Nguồn: Tính toán của tác giả -0,01 -0,005 0 0,005 0,01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 16 TDMĐT theo thứ tự beta tăng dần RP -0,06 -0,04 -0,02 0 0,02 0,04 0,06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 RP thị trường tốt RP thị trường xấu RP 16 TDMĐT theo thứ tự beta tăng dần TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 Trang 151 Quan sát đồ thị của RPp theo βp tăng dần của 16 TDMĐT ở hình 1a và 1b cho thấy, không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa rủi ro – lợi nhuận trong tổng thị trường, nhưng lại thấy khá rõ mối tương quan dương khi thị trường tốt, và khi thị trường xấu thì dù không rõ lắm nhưng vẫn cho thấy có xu hướng tương quan âm. Kết quả nghiên cứu cho thấy CAPM bị bác bỏ theo PP truyền thống, nhưng được ủng hộ theo PP có điều kiện. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ocampo (2003) tại Philippine, Tang & Shum (2004) tại Singapore, Elsas và cộng sự (2003) tại Đức, Gursoy và Rejepova (2007) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, việc bác bỏ γ0=0 trong 3 giai đoạn ở thị trường tốt và 1 giai đoạn ở thị trường xấu, cùng với các hệ số R2 hiệu chỉnh không cao, cho thấy khả năng còn nhiều yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu tại TTCK TPHCM. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Nghiên cứu tiến hành phân tích sự phù hợp của CAPM tại TTCK TPHCM theo hai phương pháp: phương pháp truyền thống của Fama và MacBeth (1973) và phương pháp có điều kiện của Pettengill & cộng sự (1995). Dữ liệu nghiên cứu gồm tất cả các mã cổ phiếu có đầy đủ quan sát trên HOSE trong từng giai đoạn kiểm định khác nhau, bắt đầu từ tháng 1/2007 đến 6/2015. Kết quả cho thấy mô hình CAPM bị bác bỏ theo phương pháp truyền thống, nhưng lại được ủng hộ theo phương pháp kiểm định có điều kiện. Qua đó tác giả kết luận tính hợp lý của CAPM và khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận tại TTCK TP.HCM theo từng điều kiện thị trường khác nhau. Tuy nhiên mối quan hệ này là không quá mạnh, cho thấy beta không phải là yếu tố duy nhất tác động lên lợi nhuận. 4.2. Kiến nghị Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đề xuất như sau. Các nhà đầu tư và quản lý có thể dựa vào CAPM để tham khảo và căn cứ vào hệ số beta để đầu tư và quản lý TDMĐT tốt hơn. Trong điều kiện thị trường tốt thì việc đầu tư vào các cổ phiếu có hệ số beta cao sẽ đem lại kết quả sinh lời tốt, ngược lại trong điều kiện thị trường xấu thì đầu tư vào các cổ phiếu có beta thấp sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, vì beta không phải là yếu tố duy nhất tác động đến lợi nhuận, nên các nhà đầu tư cần chú ý đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ xét trên TTCK TPHCM, nên số cổ phiếu không nhiều, dẫn đến số cổ phiếu phân bổ trong mỗi TDMĐT không phản ánh tốt tính đại diện cho TDMĐT. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng không xét đến ảnh hưởng của tính thời vụ lên kết quả nghiên cứu vì dữ liệu quan sát quá ngắn. Do đó, các vấn đề này có thể xem như một định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Basu, D., & Chawla, D. (2010). An empirical test of CAPM—the case of indian stock market. Global Business Review, 11(2), 209-220. [2]. Black, F., Jensen, M., Scholes, M. (1972). The Capital Asset Pricing Model: Some Empirical Tests. Studies in the Theory of Capital Markets, Praeger: New York, 79- 124. Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 Trang 152 [3]. Blume, M. E., & Friend, I. (1973). A new look at the capital asset pricing model. The Journal of Finance, 28(1), 19-34. [4]. Bodurtha, J. N., & Mark, N. C. (1991). Testing the CAPM with Time‐Varying risks and returns. The Journal of Finance, 46(4), 1485-1505. [5]. Dzaja, J., & Aljinovic, Z. (2013). Testing CAPM model on the emerging markets of the Central and Southeastern Europe. Croatian Operational Research Review, 4(1), 164-175. [6]. Elsas, R., El-Shaer, M., & Theissen, E. (2003). Beta and returns revisited: evidence from the German stock market. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 13(1), 1-18. [7]. Engel, C., & Rodrigues, A. P. (1989). Tests of international CAPM with time-varying covariances. Journal of Applied Econometrics, 4, 119-138. [8]. Fama, E. F., & French, K. R. (1992). The cross-section of expected stock returns. The Journal of Finance, 47(2), 427-465. [9]. Fama, E. F., & French, K. R. (2006). The value premium and the CAPM. The Journal of Finance, 61(5), 2163-2185. [10]. Fama, E. F., & MacBeth, J. D. (1973). Risk, return, and equilibrium: Empirical tests. The Journal of Political Economy, 607-636. [11]. Fletcher, J. (1997). An examination of the cross-sectional relationship of beta and return: UK evidence. Journal of Economics and Business, 49(3), 211-221. [12]. Gursoy, C. T., & Rejepova, G. (2007). Test of capital asset pricing model in Turkey. Doguş Universitesi Dergisi, 8(1), 47-58. [13]. Hoang, T. V., Huy, N. N., & Phong, N. A. (2014). Mô hình định giá tài sản hợp lý tại VN. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 17(2Q), 63-72. [14]. Jagannathan, R., & Wang, Z. (1996). The conditional CAPM and the cross-section of expected returns. Journal of Finance, 3-53. [15]. Karacabey, A. A., & Karatepe, Y. (2004). Beta and Returns: Istanbul stock exchange evidence. Investment Management and Financial Innovations, 3, 86-89. [16]. Lewellen, J., & Nagel, S. (2006). The conditional CAPM does not explain asset- pricing anomalies. Journal of financial economics, 82(2), 289-314. [17]. Ngoc, T. T. B. (2015). Kiểm định mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) đối với cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 101(2). [18]. Pettengill, G. N., Sundaram, S., & Mathur, I. (1995). The conditional relation between beta and returns. Journal of financial and quantitative analysis, 30(01), 101-116. [19]. Phong, N. A. (2012). Sự phù hợp của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) tại TTCKVN. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (73), 45. [20]. Ocampo, P.B. Jr., (2003). Alternative methodologies for testing CAPM in the Philippine equities market. Working paper, University of Limoges, France. mpo.PDF [21]. Tang, G. Y., & Shum, W. C. (2004). The risk–return relations in the Singapore stock market. Pacific-Basin Finance Journal, 12(2), 179-195.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkiem_dinh_mo_hinh_dinh_gia_tai_san_von_capm_tai_thi_truong_c.pdf