Nghiên cứu này phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm cung
tiền (MS), lãi suất cho vay (ITR), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái
(EXR) và giá trị sản lượng công nghiệp (IP) đến thị trường chứng khoán Việt
Nam (VNINDEX) trong giai đoạn 2001 đến 2013. Vì giữa các biến có tồn tại một
vector đồng liên kết nên nghiên cứu sử dụng mô hình ECM để xác định mối quan
hệ giữa các biến trong ngắn hạn và VECM nhằm kiểm tra mối quan hệ cân bằng
dài hạn. Kết quả cho thấy trong dài hạn, MS và IP có mối quan hệ cùng chiều với
VNINDEX, ITR và CPI có mối quan hệ ngược chiều với VNINDEX. Trường hợp
khi xảy ra cú sốc các biến số vĩ mô thì quá trình VNINDEX điều chỉnh về mức
cân bằng là khá chậm
9 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kiểm định các nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng hóa các lĩnh
vực đầu tư, khi đó TTCK có cơ hội tăng trưởng
cùng với các lĩnh vực đầu tư khác. Cú sốc trong
lãi suất sẽ dẫn đến sụt giảm VNINDEX sau tháng
thứ 3 và chỉ đạt mức cân bằng dài hạn từ tháng
thứ 24. Cú sốc của giá trị sản lượng công nghiệp
kể từ tháng thứ 3, trong khi đó, cú sốc do CPI gây
ra làm VNINDEX phản ứng tức thì sau đó một
tháng, tuy nhiên cú sốc trong tỷ giá không rõ ràng
đến VNINDEX. Kết quả cho thấy VNINDEX có
xu hướng phản ứng giảm khi xảy ra cú sốc, ngoại
trừ cú sốc của cung tiền.
Kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng IRF
cho thấy TTCK Việt Nam vẫn chưa làm tốt vai trò
là phong vũ biểu của nền kinh tế như các nước
khác, nhà đầu tư chưa thật sự tận dụng tốt các
thông tin vĩ mô, nên phải thực sự cẩn thận khi sử
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 70 - 78 Trường Đại học An Giang
76
dụng các biến vĩ mô để dự đoán sự thay đổi trong giá chứng khoán.
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LVNINDEX
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LMS
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LITR
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LIP
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LEXR
-.1
.0
.1
.2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Response of LVNINDEX to LCPI
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 3. Hàm phản ứng IRF
4.7 Kiểm định Granger Causality
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 70 - 78 Trường Đại học An Giang
77
Bảng 7 cho thấy cung tiền có Granger Causality
đến VNINDEX và ngược lại VNINDEX có
ranger Causality đến cung tiền. Việc nghiên cứu
các chính sách mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền có
thể dùng để dự đoán VNINDEX và ngược lại khi
TTCK phát triển sẽ kích thích các dòng vốn đầu
tư vào thị trường này, trong đó có cả những dòng
vốn đầu tư ngoại, chính phủ lúc này sẽ thực hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm thực hiện chính
sách kích cầu tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa
dạng hóa lĩnh vực và danh mục đầu tư của mình.
Bảng 7. Kiểm định Granger Causality
Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.
LMS does not Granger Cause LVNINDEX 154 3.39367 0.0362**
LVNINDEX does not Granger Cause LMS 2.86723 0.0600*
**, *: với mức ý nghĩa 5% và 10%
5. KẾT LUẬN
Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm tra sự tồn tại
mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô: cung
tiền, lãi suất cho vay, chỉ số giá tiêu dùng, giá trị
sản lượng công nghiệp, tỷ giá hối đoái và chỉ số
VNINDEX ở VN từ 2001 đến 2013. Nghiên cứu
kiểm định tính dừng của các biến số và thấy rằng
các chuỗi dữ liệu đều dừng ở sai phân bậc nhất,
đồng thời kết quả nghiên cứu còn cho thấy:
Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các
biến vĩ mô với TTCK (ngoại trừ tỷ giá hối đoái).
Biến cung tiền và giá trị sản lượng công nghiệp có
ảnh hưởng cùng chiều với TTCK, lãi suất và chỉ
số giá tiêu dùng có mối quan hệ ngược chiều với
TTCK. Kiểm định nhân quả cho thấy giữa cung
tiền và VNINDEX có ranger Causality. Do đó,
các chính sách thắt chặt tín dụng thường đem lại
tác động tiêu cực đến TTCK. Thực tế cho thấy
giai đoạn từ 2006 đến 3 tháng đầu năm 2008, với
chính sách mở rộng tiền tệ, cộng với gia nhập
WT đã kích thích dòng vốn đầu tư chảy vào
TTCK, thanh khoản tăng mạnh trên thị trường. Từ
2010 đến 2012, chính phủ thực hiện thắt chặt tín
dụng, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực TTCK và bất
động sản đã làm dòng vốn đầu tư đảo chiều ra
khỏi thị trường, các quỹ đầu tư dịch chuyển dòng
vốn sang các kênh đầu tư khác, TTCK phản ứng
khá tiêu cực trong giai đoạn này. Kết quả này cho
thấy các nhà đầu tư trên TTCK nên quan tâm đến
động thái về chính sách tiền tệ của chính phủ. Về
góc độ quản lý, chính phủ cũng nên tham khảo
đến sự biến động, phản ứng trên TTCK trước khi
điều chỉnh các gói chính sách cung – cầu tiền tệ
trên thị trường.
Thứ hai, về góc độ dự báo, từ kết quả Granger
Causality chỉ ra chỉ có biến cung tiền có khả năng
dự báo biến động TTCK, bốn biến kinh tế vĩ mô
còn lại đóng vai trò khá nhỏ trong việc dự báo
hoạt động trên TTCK. Chúng tôi cho rằng TTCK
VN hoạt động khá tách bạch so với thị trường tài
chính, thông tin trên thị trường là chưa hiệu quả,
vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, TTCK chậm
phản ứng trước biến động thông tin vĩ mô. Việc
kiểm soát thông tin công bố và đảm bảo tính minh
bạch trong giao dịch chứng khoán vẫn còn hạn
chế. UBCKNN hiện chỉ mới phát hiện các sai
phạm về chế độ báo cáo, công bố thông tin của
công ty niêm yết; vi phạm về báo cáo giao dịch cổ
phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hoạt động
không đúng nội dung quy định trong giấy phép...
Còn các hành vi như thao túng giá cổ phiếu hay
giao dịch nội gián thì chưa được làm r nhiều.
Một trong những nguyên nhân đó là thẩm quyền
của UBCKNN trong công tác thanh tra, giám sát
hiện nay còn hạn chế. Khác với UBCK các nước,
UBCKNN VN không có khả năng thu thập thông
tin về tài khoản và giao dịch ngân hàng; không có
quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử. Ngoài
ra, UBCKNN bị hạn chế về thẩm quyền cũng như
lực lượng (chưa có hệ thống ngành dọc tại các
tỉnh, thành phố) nên việc xác minh tại chỗ các
thông tin liên quan đến đối tượng vi phạm cũng
gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, từ kết quả phân rã phương sai và phân
tích IRF cho thấy VNINDEX ít nhạy cảm với các
cú sốc của thông tin vĩ mô và có xu hướng phản
ứng giảm khi xảy ra cú sốc, ngoại trừ cú sốc của
cung tiền. Nguyên nhân có thể là do chính phủ đã
can thiệp hành chính khá nhiều vào thị trường:
giới hạn biên độ giao dịch trên thị trường, hạn chế
bán khống làm cho các biến vĩ mô ít phản ánh
thực chất hoạt động của nền kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dickey, D., & Fuller, W. (1979). Distribution of the
estimators for autoregressive time series with a unit
Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 70 - 78 Trường Đại học An Giang
78
root. Journal of the American Statistical
Association, 427-431.
Engle, R., & Granger, C. (1987). Cointegration and
error correction representation, estimation and
testing. Econometrica, 251-276.
Fama, E., & French, K. (1992). The Cross-section of
Expected Stock returns. The Journal of Finance,
427-465.
Flannery, M., & Protopapadakis, A. (2004). Factors DO
Influence Aggregate Stock Returns. Journal Global
Finance, 20-35.
Granger, C. (1969). Investigating causal relation by
econometric and cross sectional method.
Econometrica, 424-438.
Gupta, R., & Modise, M. (2013). Macroeconomic
Variables and South African stock return
Predictability. Economic Modelling, 612-622.
Issahaku, H., Ustarz, Y., & Domanban, P. (2013).
Macroeconomic variables and stock market returns
in Ghana: any causal link? Asian Economic and
Financial Review, 1044-1062.
Johansen, S. (1988). Statistical analysis of cointegration
vectors. Journal of Economic Dynamics and
Control, 231-254.
Johansen, S. (1991). Estimation and hypothesis testing
of integration vectors in gaussian vector
autoregressive models. Econometrica, 1551-1580.
Johansen, S. (1995). Likelihood-based inference in
cointegrated vector autoregressive models. Oxford:
Oxford University Press.
Johansen, S. (2000). Modeling of cointegration in the
vector autoregressive model. Economic Modeling,
359-373.
Johansen, S. a. (1990). Maximum likelihood estimation
and inference on cointegration with application to
the demand for money. Oxford Bulletin of
Economics and Statistics, 169-210.
Kuwornu, J. (2012). Effect of macroeconomic variables
on the ghanaian stock market returns: A co-
integration analysis. Agris on-line Papers in
Economics and Informatics, 1-12.
Kwiatkowski, D., Phillips, P., & Shin, Y. (1992).
Testing thenull hypothesis of stationarity against
the alternative of a unit root. Journal of
Econometrics, 159-178.
Montes, G., & Tiberto, B. (2012). Macroeconomic
environment, country risk and stock market
performance. Economic Modelling, 1666-1678.
Nader, M., & Alraimony, H. (2012). The Impact of
Macroeconomic Factors on Amman Stock Market
Returns. International Journal of Economics and
Finance.
Phillips, P., & Perron, P. (1988). Testing for a unit root
in time series regression. Biometrika, 335-346.
Ross, S. (1976). The arbitrage theory of capital asset
pricing. Journal of Economic Theory, 34-369.
Shin, C., & Tai, S. (1999). Cointegration and causality
between mcroeconomic variables and stock market
returns. Global Finance Journal, 71-81.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_dinh_cac_nhan_to_vi_mo_tac_dong_den_thi_truong_chung_kh.pdf