Chứng khoán phục hồi. Điểm nổi bật của đợt phục hồi lần này là
giá trị giao dịch tiến những bước nhảy vọt. Sàn TPHCM khớp
lệnh 30, 40 thậm chí 50 triệu cổ phiếu/ngày không còn là chuyện
hiếm.
Khối lượng cổ phiếu đặt mua tăng từ 20-30 triệu lên 50-60 triệu
và ngày cuối tuần trước đã đạt ngưỡng 100 triệu/ngày. Những
lệnh chào mua giao dịch thỏa thuận 100.000 cổ phiếu/loại ngày
càng phổ biến. Ngay cả thời hoàng kim tháng 3-2007 khi VNIndex luôn nằm trên ngưỡng 1.000 điểm, sàn TPHCM cũng
không thể có được những số liệu như thế.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Kịch bản tháng Tư cho các nhà đầu tư mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kịch bản tháng Tư cho các nhà
đầu tư mới
Chứng khoán phục hồi. Điểm nổi bật của đợt phục hồi lần này là
giá trị giao dịch tiến những bước nhảy vọt. Sàn TPHCM khớp
lệnh 30, 40 thậm chí 50 triệu cổ phiếu/ngày không còn là chuyện
hiếm.
Khối lượng cổ phiếu đặt mua tăng từ 20-30 triệu lên 50-60 triệu
và ngày cuối tuần trước đã đạt ngưỡng 100 triệu/ngày. Những
lệnh chào mua giao dịch thỏa thuận 100.000 cổ phiếu/loại ngày
càng phổ biến. Ngay cả thời hoàng kim tháng 3-2007 khi VN-
Index luôn nằm trên ngưỡng 1.000 điểm, sàn TPHCM cũng
không thể có được những số liệu như thế.
Nhân tố nào đang tạo nên những kỷ lục cho chứng khoán? Đó là
lớp nhà đầu tư mới. Các công ty chứng khoán cho biết tài khoản
của các nhà đầu tư mới được kích hoạt mạnh với lượng tiền lớn,
hàng tỉ đồng. Trong khi tài khoản của các nhà đầu tư cũ hoạt
động yếu hơn hẳn.
Điều này không khó hiểu. Như con chim ngại cành cong, lớp nhà
đầu tư cũ càng gắn bó lâu với thị trường, càng kinh nghiệm, càng
tỏ ra thận trọng trước biến động của VN-Index. Dù muốn hay
không, tâm lý thị trường suy thoái vẫn đè nặng trong họ.
Những khoản lỗ khi thị trường rơi từ 1.100 điểm về 900 điểm, rồi
từ 900 về 500, từ 500 về 360 và gần nhất từ 320 về 235 điểm đã
khiến sự mất mát của nhà đầu tư cũ trở nên sâu đậm. Nhiều
người không còn tiền, trong tài khoản chỉ còn cổ phiếu mua ở
mức giá cao. Những người đã cắt lỗ, còn tiền thì đặt mục tiêu bảo
toàn vốn lên đầu.
Một bộ phận nhà đầu tư cũ ít thận trọng hơn, vào lại thị trường
lúc VN-Index 250 - 260 điểm, cũng không đủ mạo hiểm nắm giữ
cổ phiếu lâu dài. Họ “lướt sóng” và chốt lãi ngay khi mức lời đạt
10-15%. Họ ở tình trạng “chân trong chân ngoài”, sẵn sàng rút ra
khi những thông tin tiêu cực xuất hiện.
Sau những phiên giao dịch lưỡng lự với tâm trạng níu kéo hồ
nghi của lớp nhà đầu tư cũ, thị trường đã bật lên mạnh với tiềm
lực của lớp nhà đầu tư mới. Lợi thế tuyệt đối của nhà đầu tư mới
là tâm lý ổn định. Họ thực sự là “lính mới toe”, chưa chứng kiến
sự gặm nhấm rớt điểm của VN-Index. Họ mua cổ phiếu từ mức
đáy lên, không chịu gánh nặng phải san sẻ những gì đang mua
với cổ phiếu giá cao còn trong tài khoản, không có những khoản
lỗ trước đó phải lo gỡ lại... Vì thế họ “đổ” vốn vào thị trường với
cường độ mạnh, tốc độ giải ngân nhanh. Chỉ có điều này mới lý
giải được tại sao khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường đột
biến đến vậy.
Vai trò của lớp nhà đầu tư mới đang được khẳng định. Chân
dung của họ rõ dần với hai phỏng đoán khác. Thứ nhất, có một tỷ
lệ nhỏ nhất định vốn vay kích cầu đã và đang chảy vào chứng
khoán. Chỉ cần vài ngàn tỉ đồng trong tổng số 218.000 tỉ đồng hỗ
trợ lãi suất đã được giải ngân bỏ vào chứng khoán, cũng đủ tạo
đà cho cổ phiếu tăng giá. Có thể doanh nghiệp nhà nước, các
công ty lớn không dám dùng vốn kích cầu để tham gia chứng
khoán, nhưng những khoản vay của hộ cá thể, tư nhân chưa thể
hấp thụ hết ngay lập tức có thể đã được tạm thời mang đầu tư cổ
phiếu. Giả thuyết này cần phải được các ngân hàng kiểm tra.
Thứ hai, sự trở lại của nhà đầu tư từ các nước lân cận đang là
khả năng để ngỏ. Đã có đoàn khách du lịch đem những khoản
tiền lớn vào Việt Nam và chứng khoán có thể là một kênh hấp
dẫn họ, nhất là vừa qua khi cổ phiếu hạ giá quá nhiều. Còn nhớ
thời gian từ khi sàn TPHCM mở cửa năm 2000 đến giữa năm
2001, không ít nhà đầu tư người Hoa giao dịch dưới tài khoản
người Việt đứng tên đã tham gia thị trường. Họ đã gặt hái những
quả ngọt khi thị trường chạy từ 100 lên hơn 500 điểm và khi họ
rút cũng là thời gian VN-Index rơi dần về 130 điểm.
Nguồn lực của lớp nhà đầu tư mới tỏ ra mạnh mẽ và kéo dài. Sự
sung sức của họ đang làm các quỹ đầu tư còn đứng bên lề sốt
ruột. Những quỹ đã chấp nhận lỗ, cơ cấu lại danh mục cổ phiếu,
tích lũy tiền mặt, thực hiện chiến lược bán rẻ để mua lại rẻ hơn,
đang bối rối. Không bối rối sao được khi lượng tiền mà họ nắm
giữ đang “lạm phát” liên tục so với giá cổ phiếu từng ngày trên
sàn!
Kịch bản nào cho chứng khoán tháng 4-2009? Chỉ cần thông tin
từ phố Wall không xấu hơn những thông tin đã có, các nhà đầu
tư mới sẽ vẫn bám trụ và tiếp sức cho VN-Index. Khi đó có thể
lớp nhà đầu tư cũ “bừng tỉnh”và sự bối rối của các quỹ sẽ không
kéo dài.
“Cơn bừng tỉnh” không quá muộn cộng với kinh nghiệm thương
trường sẽ tạo khả năng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của VN-
Index. Không loại trừ hình mẫu thị trường sẽ biến động như thời
kỳ của năm 2000-2001. Tuy nhiên, kịch bản lạc quan trên sẽ trở
nên mong manh, dễ vỡ một khi phố Wall quay lại thử đáy 6.500
điểm. Mối liên kết giữa VN-Index và phố Wall chưa bao giờ “gắn
bó” như bây giờ!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ki_ch_ba_n_tha_ng_tu_cho_cac_nha_dau_tu_moi.pdf