Bộ rễ cây lạc mang nhiều nốt sần chức vi khuẩn có khả năng cố định đạm
nên có tác dụng cải tạo đất rất tốt, làm tăng độ phì cho đất đồng thời lá và
thân cây lạc là nguồn phân hữu cơ cho cây trồng vụ sau.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Kĩ thuật trồng cây lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật trồng cây lạc
Bộ rễ cây lạc mang nhiều nốt sần chức vi khuẩn có khả năng cố định đạm
nên có tác dụng cải tạo đất rất tốt, làm tăng độ phì cho đất đồng thời lá và
thân cây lạc là nguồn phân hữu cơ cho cây trồng vụ sau.
II- Giới thiệu một số lạc tiến bộ kỹ thuật
1- Nguồn gốc: là các giống lạc được nhập nội từ Trung Quốc được Viện
khoa học Việt Nam chọn tạo và được Bộ NN & PTNT công nhận là giống
Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
2-Giới thiệu một số giống lạc giống:
a- Giống lạc MD7: thời gian sinh trưởng 110-120 ngày, thân đứng, phân
cành gọn kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn, chịu hạn khá, năng suất 30-
34tạ/ha khối lượng 100 hạt 60-65gam, hạt to, đều, vỏ lạc màu hồng sáng phù
hợp cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
B- Giống lạc L18: thời gian sinh trưởng từ 125-130 ngày, thân đứng phân
cành gọn, kháng khá với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và kháng héo xanh vi khuẩn,
chống sâu ăn lá khá, chịu thâm canh, chống đổ tốt, khối lượng 100 hạt 65-
70gm, nếu đầu tư thâm canh chủ động tưới tiêu năng suất trung bình đạt 50-
55 tạ/ha, vụ xuân và vụ thu đông năng suất đạt 30-35tạ/ha.
Ngoài ra còn có giống lạc L02, L08 cũng là giống tiến bộ kỹ thuật được
trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc.
III. Kỹ thuật gieo trồng:
1. Luân canh và xen canh:
Luân canh: áp dụng một số công thức luân canh sau
Đất 1 vụ lúa: lạc xuân- lúa mùa sớm- cây vụ đông
Ruộng 2 vụ lúa: lúa xuân- lá mùa sớm- lạc thu đông
Đất bãi: ngô xuân- lạc hè thu
Xen canh có thể trồng xen cây lạc với một số cây trồng khác như xen với
mía và một số loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp trong những năm đầu.
2. Thời vụ gieo trồng: (tính theo dương lịch)
Vụ xuân: 15/01-30/02
Vụ hè thu: 30/6 -15/7
Vụ thu đông: 15/8 -15/9
3. Chọn đất và làm đất:
Chọn đất có thể trồng trên nhiều loại đất (đất ruộng, đất đồi thấp, đất bãi ven
sông nhưng tốt nhất là đất cát pha, thịt nhẹ)
Làm đất: cày sâu 25-30cm, bừa kỹ, nhặt cỏ dại trước khi lên luống, trước khi
gieo hạt độ ẩm phải đạt 75%, nếu đất khô phải tưới đủ ẩm rồi mới gieo hạt
hoặc tưới vào rãnh sau khi hoàn thiện khâu gieo trồng.
Làm luống (tuỳ từng loại đất và từng loại giống) luống rộng từ 1,2 – 1,5m
đất bãi có thể làm luống rộng 1,5 -2,0m, cao 12-15cm, rãnh rộng 25-30cm
(luống được thiết kế theo hướng Đông- Tây) với đất bãi có thể trồng thành
băng
4. Chuẩn bị hạt giống:
Lượng giống cần cho 1.000m2: 18-20kg lạc vỏ, tuỳ theo kích cỡ hạt, nên
dùng giống của vụ trước để trồng cho vụ sau.
Hạt giống trước khi gieo phải phơi qua nắng nhẹ (phơi cả vỏ) sau khi bóc vỏ
chọn hạt giống có kích cỡ tương đối đồng đều, sạch bệnh để gieo.
5. Phân bón
a. Liều lượng phân bón (tính cho 1.000m2)
Phân chuồng ủ mục: 800-1.000kg
Phân đạm u rê: 6 -8kg
Su pe lân lâm thao: 40-50kg
Ka li: 12-14kg
Vôi bột: 40-50kg
b. Cách bón:
Bón lót: 1/2 lượng vôi bột bón vãi đều trước khi bừa lần cuối. Toàn bộ phân
chuồng ủ mục + phân lân (lân ủ lẫn với phân chuồng) và 1/2 lượng đạm bón
lót theo hốc.
Bón thúc: toàn bộ lượng ka li + 1/2 lượng đạm còn lai bón thúc 1 lần khi cây
có 3-4 lá thật. Lượng vôi còn lại bón vào gốc lạc khi có hoa rộ.
6. Mật độ và khoảng cách:
Mật độ: đất tốt, thâm canh 6-40cây/m2. đất sấu, ít thâm canh 40-44cây/m2
Khoảng cách: đất tốt, thâm canh hàng cách hàng 30-35cm, hốc cách hốc 15-
20cm, gieo 2hạt/hốc. Đất xấu, ít thâm canh hàng cách hàng 20-25cm, hốc
cách hốc 15-18cm, gieo 2hạt/hốc.
Cách trồng: trước khi gieo cần lấp qua một lớp đất dày 2-3cm rồi mới gieo
hạt tránh không cho hạt bị tiếp xúc vào phân, sau đó phủ đất đều lên hạt ở độ
dày 3-4cm tạo cho mặt luống phẳng
7. Chăm sóc:
a. Làm cỏ, xới xáo, vun gốc:
Trồng dặm những chỗ mất khoảng khi cây có lá mầm
Tỉa cây khi cây có 2 lá thật tiến hành tỉa định cây theo mật độ quy định kết
hợp
Tỉa cây khi cây có 2 lá thật tiến hành tỉa định cây theo mật độ quy định kết
hợp với nhổ cỏ, chống hạn. Xới phá váng sau khi gieo gặp mưa hoặc đất
chặt.
Xới cỏ lần 1 kh cây có 3-4 lá thật(sau mọc từ 10 -12 ngày) kết hợp với bón
thúc, làm cỏ.
Xới cỏ lần 2: khi cây có 7-8 lá thật (trước khi ra hoa) xới sâu 5-6 cm sát gốc,
không vun đất vào gốc.
Xới cỏ lần lần 3 kết hợp với vun gốc vừa phải sau khi cây lạc ra hoa rộ 7-10
ngày.
Bón bổ sung bằng cách phun lên lá dung dịch đạm và lân (5%)
b. Tưới nước: nếu thời tiết khô hạn cần tưới nước vào 2 thời kỳ quan trọng
Trước khi cây ra hoa (thời kỳ 7-8lá)
Thời kỳ cây làm quả
Đối với ruộng chủ động tưới tiêu thì tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để ngấm
đều sau đó tháo cạn nước.
8. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp
Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại
Luân canh hợp lý với cây trồng khác, dùng giống kháng bệnh để trồng
Bón phân cân đối, đặc biệt cần bón đủ lân và ka li.
Phun trừ sâu bằng thuốc Sumidicin 0,2%. Dùng Daconil, Anvit 0,1- 0,3%
hoặc Zineb 0,2%, Boóc đô phun lần 1 sau khi gieo được 50-60 ngày, lần 2
cách lần 1 là 15-20 ngày ngăn ngừa bệnh làm rụng lá sớm.
Chú ý: Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu, bệnh hại để phòng trừ kịp
thời theo hướng dẫn của cán bộ kuỹ thuật.
9. Thu hoạch và bảo quản:
Nên chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Đối với lạc thương phẩm thu hoạch
khi cây có 80-85% quả già. Nếu để làm giống cần thu hoạch sớm hơn lạc
thương phẩm 5-7 ngày. Sau khi nhổ vặt quả, rửa sạch nhất thiết phải phơi
trên nong, nia, cót (không được phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng dưới
nắng to) phơi xong phải để nguội rồi mới cho vào túi ni lon hoặc chum vại
đậy kín bảo quản nơi khô ráo.
Khi bảo quản phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau
Phơi kỹ trước khi đưa vào bảo quản, đảm bảo lạc có độ ẩm dưới 5% (tróc vỏ
lụa) . Luôn bảo quản ở dạng lạc chưa bóc vỏ(nguyên cả vỏ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ki_thuat_trong_cay_lac_0623.pdf