Kỉ luật tích cực và biện pháp trong giáo dục trẻ tại trường Mầm non

Bài viết này giúp giáo viên hiểu được vì sao không nên sử dụng các biện pháp

trừng phạt thân thể trẻ em và đưa ra một số gợi ý về các biện pháp giáo dục kỷ luật

tích cực nhằm rèn luyện ý thức kỷ luật của trẻ mầm non; Từ đó nâng cao trách nhiệm

và sự tham gia của trường mầm non trong quá trình tạo ra một môi trường học tập

thân thiện; có thêm các kiến thức, kỹ năng trong giáo dục kỷ luật tích cực và giải quyết

hiệu quả các tình huống khó khăn xảy ra trên lớp học.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỉ luật tích cực và biện pháp trong giáo dục trẻ tại trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 13 - KỈ LUẬT TÍCH CỰC VÀ BIỆN PHÁP TRONG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ThS. Trần Thị Yến ThS. Nguyễn Thị Minh Phương Khoa Giáo dục mầm non Tóm tắt: Bài viết này giúp giáo viên hiểu được vì sao không nên sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể trẻ em và đưa ra một số gợi ý về các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm rèn luyện ý thức kỷ luật của trẻ mầm non; Từ đó nâng cao trách nhiệm và sự tham gia của trường mầm non trong quá trình tạo ra một môi trường học tập thân thiện; có thêm các kiến thức, kỹ năng trong giáo dục kỷ luật tích cực và giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn xảy ra trên lớp học. Từ khóa: Kỷ luật, giáo dục kỷ luật, kỷ luật tính tích cực, trẻ mầm non. Đặt vấn đề Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, vì vậy bậc học này rất quan trong đối với trẻ, đây có thể coi là giai đoạn vàng để phát triển phẩm chất toàn diện cho trẻ. Trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em mầm non liên tiếp xảy ra ở một số trường mầm non gây bức xúc trong dư luận xã hội. Năm 1990, Việt Nam đã ký tham gia Công ước về Quyền trẻ em và ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em. Đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa khá nhiều tin, bài về việc giáo viên mầm non trừng phạt trẻ em, đặc biệt là trừng phạt thân thể ở các trường học, gây xúc động và bất bình trong dư luận. Mặc dù phần lớn các giáo viên thừa nhận rằng, trừng phạt thân thể là một sự xúc phạm, là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thường sử dụng trừng phạt thân thể như một hình thức kỷ luật để duy trì kỷ cương trong lớp và trường học. Nội dung 1. Một số khái niệm 1.1. Kỷ luật Kỷ luật là sự rèn luyện về tinh thần và tính cách để tạo ra sự tự chủ hoặc phục tùng. Con người sống trong một xã hội cần tuân thủ các quy tắc, quy định hay luật lệ - 14 - để xã hội đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kỷ luật là chìa khoá vạn năng giúp cho con người thành công trong cuộc sống. Trong thực tế từ “kỷ luật” thường được hiểu nhầm là “khống chế” hay “trừng phạt”, đặc biệt là trừng phạt thân thể. Tuy nhiên, đó không phải là nghĩa thực của từ “kỷ luật”. 1.2. Giáo dục kỷ luật tích cực Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. 2. Một số luật giáo dục về trẻ em Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em cũng nêu rõ Các Quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới: a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em; b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc; c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó. - Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm: + Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác; + Cản trở việc học tập của trẻ em; + Sử dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật; - 15 - Điều 14: Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Các hình phạt còn được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Hình sự (Điều 104, 109, 110); trong Luật Giáo dục (Điều 75, 108); trong Nghị định số 114/2006 NĐ- CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em (Điều 17. 3. Nguyên nhân và hậu quả của trừng phạt thân thể trẻ em 3.1. Nguyên nhân từ phía trẻ - Trẻ bướng bỉnh không nghe lời cô giáo; - Trẻ giành đồ chơi của bạn; - Vô tình trẻ xô đẩy bạn; - Có trẻ khuyết tật về tâm lý (tăng động, tự kỷ) học hòa nhập trong lớp, trong trường; - Trẻ hay đau ốm vặt, không tăng cân; - Khả năng nhận thức, tiếp thu bài học của trẻ chậm; - Trẻ hay la hét, khóc, quậy phá; - Trẻ biếng ăn, khó ăn, ăn hay ói mửa; - Các tình huống xảy ra bất ngờ ở trẻ (bị ngã, đánh nhau...); - Lớp học quá đông; 3.2. Nguyên nhân từ phía giáo viên - Phần lớn giáo viên thừa nhận rằng, sử dụng hình thức trừng phạt thân thể (TPTT) là xúc phạm trẻ em, là vi phạm pháp luật, nhưng nó vẫn được sử dụng trong thực tế; - Trong khi một số giáo viên tìm ra được những phương pháp sáng tạo, không cần sử dụng bạo lực để giáo dục và duy trì kỉ luật ở lớp học, phần lớn giáo viên vẫn khó khăn trong việc tìm kiếm cách giải quyết có hiệu quả; - Một số quan điểm nhận thức không phù hợp của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em: (1) Trừng phạt trẻ em có tác dụng ngay tức thì, là biện pháp đơn giản, hiệu quả hơn biện pháp khác; (2) Trừng phạt trẻ em trẻ em cũng không ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ; (3) Đối với trẻ cá biệt, trừng phạt trẻ em là biện pháp giáo dục duy nhất; (4) Trừng phạt trẻ em là biện pháp giáo dục giúp trẻ nên người; - Thiếu hiểu biết tâm lý trẻ mầm non; - Thiếu sự quan tâm lòng yêu thương kiên nhẫn với trẻ: Nhà trường giáo viên mầm non, gia đình, xã hôi; - 16 - - Thiếu hiểu biết về tính kỉ luật: nhà trường, gia đình, xã hội. 3.3. Hậu quả của việc trừng phạt thân thể trẻ Trong thời gian gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra trong gia đình và trường học đã được phát hiện, khiến dư luận xã hội bất bình và lo ngại. Hậu quả của việc trẻ bị bạo hành về thể chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tổn thương tinh thần, trí tuệ, sự phát triển toàn diện và tương lai của trẻ em, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng trừng phạt thân thể trẻ em. Trừng phạt trẻ em xảy ra trong gia đình, ở nhà trường cũng như ngoài xã hội, dưới nhiều hình thức khác nhau như: đánh, tát, cấu, véo, sỉ vả, bắt quỳ, liếm ghế,... Những hiện tượng đó đã gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, học tập và cuộc sống của các em, khiến một số trẻ chán học, học sút kém, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử,.... - Về phía trẻ: + Ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ; + Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ; + Ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò; + Ảnh hưởng đến kết quả học tập, đến việc thu hút trẻ đến trường; - Về phía giáo viên: + Ảnh hưởng cảm xúc của giáo viên; + Ảnh hưởng công việc của giáo viên mầm non; Trừng phạt thân thể trẻ em là vi phạm đạo đức nghề giáo: Vi phạm chuẩn nghề giáo viên mầm non, vi phạm luật quốc gia và quốc tể. 4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy kỷ luật giáo dục tích cực trong trường mầm non Thứ nhất: Xây dựng nội quy lớp học Biện pháp này giúp trẻ: hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt các quy định do chính trẻ lập ra và rèn luyện khả năng thể hiện suy nghĩ của bản thân. Trẻ biết cách tự ra quyết định, phát huy tinh thần tập thể và tinh thần trách nhiệm.Giúp giáo viên mầm non: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tự giác chấp hành kỷ luật nhằm hạn chế mức thấp nhất các vi phạm của trẻ, quản lý lớp hiệu quả, tránh việc sử dụng các hình thức kỷ luật không mang tính giáo dục. - 17 - Thứ 2: Hãy khen ngợi đừng chê bai trẻ Biện pháp này đem lại rất nhiều điều tích cực cho trẻ. Trẻ cảm thấy được động viên, khích lệ và tự tin hơn trong học tập khi đạt kết quả tốt cũng như chưa thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.Trẻ tự tin, nhận biết những mặt tốt của bản thân để phát huy. Đối với giáo viên mầm non có biện pháp phù hợp thúc đẩy các hành vi, ứng xử tốt của trẻ, hạn chế những vi phạm của trẻ để không dùng những biện pháp chê bai, đòn roi trong giáo dục.Giúp các cô củng cố và phát huy những mặt mạnh của trẻ bằng sự khuyến khích, động viên tích cực vì sự ủng hộ, động viên tích cực đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ có nhiều khó khăn, lúng túng trong lớp học. Qua đó xây dựng được lòng tin yêu của trẻ và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Trong giờ học, giáo viên thường xuyên động viên hoặc khen ngợi những cố gắng trẻ dù là nhỏ nhất bằng nhiều hình thức: một nụ cười, một lời khen, sự công nhận tập thể, biểu dương trước bạn bè, phiếu khen, điểm thưởng Giáo viên luôn tìm ra những ưu điểm, mặt mạnh, sự cố gắng của trẻ để có những chế độ khen thưởng kịp thời. Chế độ khen thưởng sẽ đạt hiệu quả cao khi gắn với quyền lợi đặc biệt, đầy ý nghĩa dành cho những trẻ có thành tích tốt trong học tập, kể cả những trẻ có sự thay đổi tích cực về thái độ. Những chế độ khen thưởng mà giáo viên có thể thực hiện là thư khen dành cho trẻ hoặc bố mẹ, gọi điện đến nhà học sinh để thông báo, khen ngợi, tuyên dương trước toàn trường Thứ 3: Công nhận những đặc điểm tốt của trẻ Biện pháp này giúp trẻ tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác. Trẻ sẽ có cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của học sinh. Điều này khiến học sinh nâng cao hơn ý thức giá trị bản thân, tăng thêm lòng tự tôn và khuyến khích trẻ nhìn nhận người khác một cách tích cực. Đồng thời giúp giáo viên mầm non kiểm tra đánh giá được việc trẻ thực hiện các qui định, kỷ luật trong lớp. Tạo điều kiện để giáo viên mầm non khuyến khích nâng cao hơn tính tự giác chấp hành kỷ luật của trẻ. Thứ 4: Giáo viên quan tâm đến khó khăn của trẻ Những hành vi tiêu cực mà trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của trẻ. Những khó khăn của trẻ có thể là: hoàn cảnh sống, sức khỏe, những trở ngại trong học tập, khó khăn về tâm lý, thể chất. Lưu ý cần tránh đối đầu với trẻ, cần lắng nghe trẻ, tránh “lên lớp” hoặc chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân, tránh hạ nhục trẻ.Biện pháp này: giúp trẻ tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác, trẻ cảm giác được thừa nhận và khen - 18 - thưởng trong một tập thể (Ở bất cứ hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của trẻ. Thứ 5: Tăng cường các hoạt động tập thể Giáo viên mầm non tạo không gian an toàn để giải quyết vấn đề: Giúp trẻ cảm thấy an toàn khi bàn bạc và tìm ra cách giải quyết những xung đột, những vấn đề nảy sinh trong lớp học. Trẻ phát huy óc sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Biện pháp này trẻ giúp trẻ nhìn nhận lại hành vi của bản thân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, xây dựng mạng lưới trợ giúp, tổ chức các hoạt động gắn kết. Xây dựng mạng lưới trợ giúp: Nhóm giáo viên trợ giúp, nhóm trợ giúp từ cộng đồng/cha mẹ trẻ, thành lập Câu lạc bộ "Những người bạn”.Tổ chức các hoạt động gắn kết: tổ chức các hoạt động vui chơi, tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho trẻ, thu hút sự tham gia của phụ huynh trẻ. Thứ 6: Đối với các cấp quản lý mầm non - Tuyên truyền, vận động là một trong những biện pháp quan trọng để các cán bộ quản lý giáo dục tác động đến nhận thức của giáo viên. - Cán bộ quản lý giáo dục cần tổ chức các hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thức được lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, giúp họ chọn lọc, sáng tạo những hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng trẻ lớp mình. - Cung cấp sách báo, tài liệu là một tro về giáo dục kỷ luật tích cực. - Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Trường mầm non cần có cơ chế cụ thể trong việc thực hiện các biện giáo dục kỷ luật tích cực: kiểm tra giám sát việc thực hiện, khen thưởng, tôn vinh những giáo viên thực hiện tốt, kỷ luật nghiêm khắc những giáo viên vi phạm nội qui. Việc nhà trường thực hiện tốt cơ chế này sẽ đảm bảo tất cả học sinh đều được hưởng lợi ích của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Kết luận Thúc đẩy kỷ luật giáo dục tích cực có vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Trong mỗi chúng ta cần phải thay đổi hành vi, cách ứng xử, phải thay đổi quan điểm, nhận thức không tích cực trong giáo dục trẻ em. Một trong những giải pháp thúc đẩy kỷ luật giáo dục tích cực chính là nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở mầm non. Các trường mầm non chú ý giải pháp đề xuất phải được kết hợp đồng bộ. Công việc này cần thực hiện nghiêm túc và thường xuyên hiệu quả tại các cơ sở mầm non, gia đình và cũng như trong cộng đồng. - 19 - Tài liệu tham khảo 1. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học trẻ em, Tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non, Trường CĐSPMGTW 1, Hà Nội. 2. Nhà xuất bản giáo dục (2011): Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực – Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Tổ chức cứu trợ trẻ em. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. 3. Vụ giáo dục trung học - Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy điển (2009): Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. 4. Tổ chức cứu trợ trẻ em – DWC (2010): Sổ tay áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. 5. Thông tư số 13/2010/TT - BGĐT, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfki_luat_tich_cuc_va_bien_phap_trong_giao_duc_tre_tai_truong.pdf
Tài liệu liên quan