Nhờ những tiến bộ trong chăm sóc trẻ sơ sinh,
tỉ lệ sống trẻ sinh non, nhẹ cân ở nước ta ngày
càng tăng. Song còn nhiều bệnh lý xảy ra sớm
ngay sau sinh, đặc biệt là chậm phát triển thần
kinh - nhận thức sau sinh cần được quan tâm.
Trẻ sinh non, nhẹ cân không có cơ hội tăng
trưởng và phát triển đầy đủ trong tử cung nên
có những đặc điểm sinh lí khác với trẻ đủ tháng,
các hệ cơ quan chưa trưởng thành, trong đó có hệ
tiêu hóa, hoạt động chức năng chưa hoàn thiện
như trẻ đủ tháng
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Khuyến cáo điều trị dinh dưỡng cho trẻ sinh non - Nhẹ cân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ DINH DƯỠNG
CHO TRẺ SINH NON - NHẸ CÂN
Hội Nhi khoa Việt Nam
Hội Chu sinh và Sơ sinh TP.HCM
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ những tiến bộ trong chăm sóc trẻ sơ sinh,
tỉ lệ sống trẻ sinh non, nhẹ cân ở nước ta ngày
càng tăng. Song còn nhiều bệnh lý xảy ra sớm
ngay sau sinh, đặc biệt là chậm phát triển thần
kinh - nhận thức sau sinh cần được quan tâm.
Trẻ sinh non, nhẹ cân không có cơ hội tăng
trưởng và phát triển đầy đủ trong tử cung nên
có những đặc điểm sinh lí khác với trẻ đủ tháng,
các hệ cơ quan chưa trưởng thành, trong đó có hệ
tiêu hóa, hoạt động chức năng chưa hoàn thiện
như trẻ đủ tháng.
Ngày càng nhiều bằng chứng khoa học cho
thấy mối liên quan chặt chẽ giữa chậm tăng trưởng
sau sinh và chậm phát triển thần kinh - nhận thức
cũng như sự an toàn trong cung cấp các dưỡng
chất cho trẻ sinh non - nhẹ cân. Nguyên nhân
chậm tăng trưởng sau sinh được xác định chủ
yếu do thiếu cung cấp protein. Chiến lược dinh
dưỡng tăng cường cho trẻ sinh non - nhẹ cân đã
cho thấy hiệu quả trong cải thiện phát triển thần
kinh nhận thức và an toàn. Có nhiều thách thức
trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non - nhẹ cân: dự
trữ hạn chế, hấp thu và tiêu hóa kém, nhiều bệnh
lí đi kèm nhưng lại cần nhu cầu cao hơn so với
trẻ đủ tháng. Trong thực tế nhiều đơn vị sơ sinh ở
nước ta còn nhiều quan niệm chưa đúng về cung
cấp protein, đánh giá và xử trí dịch hút dạ dày
cũng như chưa nhận thức được hậu quả của suy
dinh dưỡng sau sinh ở trẻ sinh non - nhẹ cân.
Dựa vào các khuyến cáo của quốc tế (NeoTNT
2012, ESPGHAN 2010 và AAP-Committee on
Nutrition 2008) và thực tế tại các Bệnh viện Nhi
Đồng 1, Từ Dũ, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh
viện Phụ sản Trung ương. Hội Nhi khoa Việt Nam
và Hội Chu sinh TP. Hồ Chí Minh xây dựng khuyến
cáo này.
Khuyến cáo này sử dụng cho các bác sĩ, điều
dưỡng, nữ hộ sinh làm chăm sóc sơ sinh.
2. CHIẾN LƯỢC VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG
TRONG DINH DƯỠNG TRẺ SINH NON - NHẸ CÂN
2.1. Phân loại trẻ sinh non nhẹ cân
Phân loại trẻ sinh non - nhẹ cân
Theo cân nặng Theo tuổi thai
Cân nặng lúc sinh (g) Phân loại Tuổi thai (tuần) Phân loại
1500 - < 2500 Nhẹ cân 34- < 37 Hơi non
1000 - < 1500 Rất nhẹ cân 32-< 34 Non vừa
< 1000 Cực nhẹ cân 28-< 32 Rất non
< 28 Cực non
Định nghĩa về các nhóm tuổi ở trẻ sinh non:
Tuổi thai (GA-Gestational age) là tuổi tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh chót (LMP) tới ngày trẻ được
sinh ra.
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
2
Tuổi sau sinh (PNA-Postnatal age) là tuổi theo
thời gian tính từ ngày trẻ được sinh ra
Tuổi sau kinh chót (PMA-post-menstrual age)
được tính bằng tuổi thai cộng với tuổi sau sinh.
Tuổi hiệu chỉnh (CA) được tính bằng tuổi sau
sanh trừ số tuần sinh thiếu trước 40 tuần.
Ví dụ: trẻ sinh non có tuổi thai 33 tuần. Hiện
trẻ có tuổi sau sanh là 10 tuần. Tuổi sau kinh chót
là 33 + 10 = 43 tuần. Tuổi hiệu chỉnh là 10 - (40
- 33) = 3 tuần.
2.2. Chiến lược dinh dưỡng tăng cường cho
trẻ sinh non nhẹ cân
Chiến lược dinh dưỡng tăng cường cho trẻ
sinh non nhẹ cân phải đạt mục tiêu: (1) Giảm sụt
cân sau sinh, (2) Lấy lại cân nặng lúc sinh sớm và
(3) Giúp tăng trưởng bắt kịp.
Bao gồm: (1) Trong bệnh viện, giúp trẻ đạt
được tốc độ tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với
thai nhi bình thường có cùng tuổi thai, (2) Sau
xuất viện, giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng
sau khi sinh xấp xỉ với trẻ bình thường có cùng
tuổi điều chỉnh trong suốt năm đầu đời.
2.3. Nguyên tắc chung trong dinh dưỡng trẻ
sinh non - nhẹ cân
(1) Bắt đầu dinh dưỡng tĩnh mạch sớm < 2 giờ
sau sinh
(2) Bắt đầu nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu sớm
trong 1 - 2 ngày đầu khi không có chống chỉ định
(3) Tăng dần thể tích sữa chậm và từ từ
(4) Theo dõi dịch hút dạ dày và các dấu hiệu
dung nạp để tăng thể tích sữa
(5) Không ngưng ăn vì dịch hút dạ dày khi
chưa có dấu hiệu viêm ruột hoại tử
(6) Tính lượng sữa dung nạp được qua đường
tiêu hóa mà điều chỉnh dinh dưỡng qua tĩnh mạch
để bảo đảm nhu cầu của trẻ.
(7) Osmol dịch truyền > 1000 mosm/L, truyền
qua catheter trung ương
(8) Ngưng cho lipid khi nuôi ăn tiêu hóa với
thể tích sữa ≥ 100 ml/kg/ngày
(9) Ngưng dinh dưỡng tĩnh mạch khi nuôi ăn
tiêu hóa với thể tích sữa ≥ 130 ml/kg/ngày.
(10) Mục tiêu tăng trưởng: tăng cân ≥ 18 g/kg/
ngày khi trẻ có cân nặng ≤ 2000g và tăng cân 20
- 30 g/ngày khi trẻ có cân nặng > 2000g; vòng đầu
và chiều dài > 0,9 cm/tuần.
(11) Theo dõi protein và năng lượng mỗi ngày
trong 2 tuần đầu nhằm đảm bảo mục tiêu protein
và năng lượng của giai đoạn tăng trưởng.
(12) Theo dõi tăng trưởng bằng biểu đồ Fenton.
3. DINH DƯỠNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
3.1. Chỉ định
(1) Trẻ có cân nặng < 1500 g
(2) Trẻ ≥ 1500g nhưng không thể ăn qua đường
tiêu hóa đủ 130 ml/kg/ngày sau 3 ngày; dị tật bẩm
sinh đường tiêu hóa (hở thành bụng, thoát vị rốn,
teo thực quản, teo ruột non, ruột xoay bất toàn,
tắc ruột phân su, thoát vị hoành); đường tiêu
hóa đang bị tổn thương nặng (xuất huyết tiêu
hóa nặng, viêm ruột hoại tử); rối loạn tiêu hóa
nặng (bất dung nạp tiêu hóa nặng, nôn ói nhiều,
bụng trướng nhiều, tiêu chảy kéo dài); bệnh lý
cần phẫu thuật ngay; bệnh lý toàn thân nặng (co
giật chưa ổn định, thở > 80 l/p, cần truyền vận
mạch như dopamin, dobutamin, adrenalin > 24
giờ với liều > 5mg/kg/phút).
3.2. Nhu cầu dịch và dưỡng chất trong dinh
dưỡng tĩnh mạch
3HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Bảng 1. Nhu cầu và cách dùng các dưỡng chất dinh dưỡng tĩnh mạch
Nhu cầu Khởi đầu (1-2 ngày) Chuyển tiếp (≤1 tuần) Tăng trưởng (> 1 tuần)
Dịch
(ml/kg/ngày)
≤ 1500g: 70-90
> 1500g: 60-80
90-125 120- 180
Nhu cầu dịch tuỳ thuộc tình trạng lâm sàng, cân nặng và cung lượng nước tiểu (BT:
1-4 ml/kg/giờ)
Ngạt nặng trong 72 giờ đầu, suy thận cấp thiểu niệu, tăng tiết ADH không thích hợp: hạn
chế dịch 60 ml/kg/ngày, hậu phẫu ống tiêu hoá: tăng nhu cầu dịch 1,5-3 lần bình thường.
Năng lượng
(kcal/kg/ngày)
40-50 60-100 100 – 120
Bệnh phổi cấp nặng, suy thận cấp: khoảng 50-60 kcal/kg/ngày. Bệnh phổi mạn:
khoảng 130-150 kcal/kg/ngày.
Cần thêm 3-4,5 kcal để tăng thêm 1 gam cân nặng.
Protid
(g/kg/ngày)
1,5-2 2-3,5 3,5-4 (1000 - < 1800g)4-4,5 (< 1000g)
Giai đoạn tăng trưởng: tỉ số protein/năng lượng ≤ 1/25, duy trì BUN 5-20 mg/dL. Tăng BUN:
tăng dị hoá protein nội sinh, xuất huyết tiêu hoá, tăng nhập protid, mất nước, suy thận
Lipid
(g/kg/ngày)
1 1-3 3-4
Giới hạn lipid 0,5-1 g/kg/ngày khi trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp nặng, nhiễm
khuẩn huyết có giảm tiểu cầu nặng, suy hô hấp do bệnh phổi chưa ổn định.
Truyền tĩnh mạch liên tục trong 20-24 giờ.
Tránh phơi nhiễm với ánh sáng quá mức, nên dùng thêm các vitamin E, C.
Carnitine 15 μmol/100kcal khi DDTM > 4 tuần.
Glucid
(mg/kg/phút)
4-8 6-12 12-15
Dùng insulin nếu glucose máu > 180 mg/dL và glucose niệu ≥ 2+ với tốc độ đường 6
mg/kg/phút.
Na (mmol/kg/ngày) 0 2-3 3-7
K (mmol/kg/ngày)
0 1-2 2-5
Cho K khi cung lượng nước tiểu ≥ 1 ml/kg/giờ.
Ca (mmol/kg/ngày) 0,5-1,5 1,5 1,6-2,5 (65-100 mg)
P (mmol/kg/ngày) 0 1-2 1,6-2,5 (50-78 mg)
Magne (mmol/kg/ngày) 0 0 0,3-0,4 (7-10 mg)
Kẽm (μmol/kg/ngày) 0 3 6
Chú ý:
• Sau 1 tuần: thêm các vitamin
• Sau 2 tuần: bổ sung thêm sắt, trừ khi nuôi ăn tiêu hóa đầy đủ với thức ăn giàu sắt.
• Sau 4 tuần: bổ sung thêm vi chất, trừ khi nuôi ăn tiêu hóa đầy đủ.
• Vitamin A lúc 72 giờ đầu sau sinh, liều 5.000UI (TB), 3 lần/tuần x 4 tuần đầu.
• Chú ý nhu cầu điện giải khi có tình trạng mất dịch cơ thể (xem phụ lục 6)
• Tỉ lệ năng lượng các chất thích hợp carbohydrate 40-50%, lipid 40-50% và protein 10%.
• Nuôi ăn qua catheter trung ương sớm trong giai đoạn chuyển tiếp (nếu cần) để đảm bảo đủ glucid.
• Các trường hợp đặc biệt (viêm ruột hoại tử giai đoạn II-III, bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa, trẻ
cực non, khó khăn tiếp cận đường truyền ngoại biên) nên chọn đường truyền trung ương sớm.
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
4
• Có thể cho heparin 0,5-1 đơn vị/ml dịch truyền để cải thiện dung nạp lipid.
3.3. Các bước thực hiện dinh dưỡng tĩnh mạch
(1) Dịch truyền tĩnh mạch (ml) = nhu cầu dịch (ml) - dịch pha thuốc (ml) - dịch dinh dưỡng tiêu
hoá (ml) + dịch cơ thể mất khác (ml)
(2) Đường truyền tĩnh mạch 1: nhu cầu lipid + multivitamin.
(3) Đường truyền tĩnh mạch 2: nhu cầu protid, nhu cầu điện giải, khoáng chất, vi chất và nhu cầu
đường.
(4) Xác định năng lượng đạt được
3.4. Theo dõi bệnh nhân dinh dưỡng tĩnh mạch
Chỉ số Theo dõi
Cân nặng, phù, mất nước, xuất-nhập, năng lượng, protein Mỗi ngày
Chiều dài, vòng đầu Mỗi tuần
Đường huyết 2-3x/ngày khi thay đổi tốc độ đường và sau đó 2x/tuần
Ion đồ 2x/tuần khi còn thay đổi và sau đó mỗi tuần
Ca/P, phosphatase kiềm, Hct/HC lưới, BUN, albumin, triglycerid,
chức năng gan. Mỗi 1-2 tuần
3.5. Biến chứng dinh dưỡng tĩnh mạch
(1) Liên quan dưỡng chất: có thể tránh được
hầu hết các biến chứng này bằng cách cung cấp
và theo dõi hợp lí các dưỡng chất. Ứ mật do dinh
dưỡng tĩnh mạch kéo dài có thể phòng ngừa
bằng nuôi ăn tiêu hoá tối thiểu.
• Tăng đường huyết: thường gặp trong dinh
dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sinh non - nhẹ cân. Tăng
đường huyết gây tăng áp lực thẩm thấu máu, lợi
tiểu thẩm thấu, mất nước, xuất huyết não và tăng
tỉ lệ tử vong trẻ non tháng. Tăng đường huyết
được xác định khi mức đường huyết > 150 mg/dL.
Xử trí bằng cách giảm tốc độ đường mỗi 2 mg/kg/
phút mỗi 4 giờ. Dùng insulin khởi đầu liều 0.01 IU/
kg/giờ nếu glucose máu > 180 mg/dL và glucose
niệu ≥ 2mg/dL + với tốc độ đường 6 mg/kg/phút
để hạ đường huyết < 180 mg/dL, theo dõi đường
huyết mỗi giờ và có thể tăng dần insulin tới 0,1
IU/kg/giờ để đạt được hiệu quả. Phòng ngừa
tăng đường huyết ở trẻ non tháng dinh dưỡng
tĩnh mạch toàn phần bằng cách cho protid sớm
và dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm.
• Hạ dường huyết: thường xảy ra khi ngưng dinh
dưỡng tĩnh mạch toàn phần kéo dài ở trẻ sinh non-
nhẹ cân. Hạ đường huyết được xác định khi nồng độ
đường huyết < 40 mg/dl (trong 24 giờ đầu sau sinh)
hay < 50 mg/dL (sau 24 giờ). Tiêm mạch chậm glu-
cose 10% 2 ml/kg khi (1) trẻ hạ đường huyết có triệu
chứng lâm sàng: co giật, rung chi, giảm trương lực
cơ, li bì, mê, cơn ngưng thở, nhịp tim chậm, tím, thở
nhanh, bú kém, hạ thân nhiệt hay (2) Glucose máu <
25 mg/dL. Tăng tốc độ glucose truyền lên ≥ 6 mg/kg/
phút và có thể tăng tới khả năng oxy hóa glucose tối
đa ở trẻ sơ sinh non tháng là 15 mg/kg/phút. Kiểm
tra đường huyết mỗi 4 giờ.
• Tăng BUN: có thể liên quan tăng dị hóa protein
nội sinh, xuất huyết tiêu hóa, tăng nhập protid,
mất nước, suy thận.
• Toan chuyển hoá: có thể liên quan nhiễm
khuẩn, suy thận, mất nước.
• Thiếu acid béo thiết yếu: có thể biểu hiện sớm
sau 1 tuần không dinh dưỡng lipid ở trẻ sinh non
- nhẹ cân. Lâm sàng biểu hiện viêm da tróc vảy,
tóc thưa thớt mảnh mai, dễ nhiễm khuẩn, giảm
tiểu cầu, chậm tăng cân.
5HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
• Tăng triglyceride máu:
• Ứ mật liên quan dinh dưỡng tĩnh mạch kéo
dài khi bilirubin trực tiếp > 2 mg/dl, thường xảy ra
sau trên 2 tuần dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần.
Cơ chế: chưa rõ, có thể liên quan các acid amin.
Chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân
gây ứ mật khác. Phòng ngừa: ngưng dinh dưỡng
tĩnh mạch toàn phần sớm. Điều trị hỗ trợ bằng
cách dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm, che ánh
sáng dung dịch nuôi ăn, giảm acid amin và cho
từng đợt.
• Bệnh xương do chuyển hóa (osteopenia): liên
quan chế độ dinh dưỡng Ca, P thấp, nuôi ăn tĩnh
mạch kéo dài, dung lợi tiểu kéo dài, dùng steroid
kéo dài. Thường biểu hiện rõ rệt sau 6 tuần sau
sinh. Xử trí: dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm, dinh
dưỡng tiêu hóa đầy đủ sớm với sữa mẹ tăng cường
hay sữa công thức cho trẻ non tháng giàu Ca, P,
cung cấp đầy đủ vitamin D với liều 800 IU/ngày.
• Thiếu vi chất: kẽm và selen được khuyến nghị
cho từ ngày đầu trong dinh dưỡng tĩnh mạch, các
vi chất khác được xem xét cho sau 2 tuần. Lâm sàng
và hậu quả tuỳ thuộc vào loại vi chất thiếu hụt.
(2) Liên quan catheter dinh dưỡng: nhiễm
khuẩn, nghẽn, thoát mạch, huyết khối, thuyên
tắc phổi.
4. DINH DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
4.1. Chỉ định nuôi ăn đường tiêu hóa tối
thiểu: Trẻ non tháng, thường < 32 tuần (hay <
1800g), không chống chỉ định nuôi ăn tiêu hóa.
Bắt đầu sớm sau khi sinh, thường vào ngày 1-2
sau sinh, có thể kéo dài trong 3-6 ngày. Ưu tiên
dùng sữa mẹ, nếu không có sữa mẹ dùng sữa
công thức cho trẻ non tháng 20 kcal/oz với thể
tích 10-20 ml/kg/ngày. Chú ý: có thể cho trẻ nuôi
ăn tối thiểu khi đang thở máy hay có catheter
rốn, ngạt nặng bắt đầu sau 48-72 giờ. Không pha
loãng sữa cho trẻ ăn.
4.2. Tăng lượng sữa nuôi ăn
Khi bệnh nhân dung nạp với nuôi ăn tiêu hóa
tối thiểu, tăng sữa với tốc độ tuỳ từng bệnh nhân từ
10-30 ml/kg/ngày. Hướng dẫn chung: trẻ <1000g:
tăng 10 ml/ kg/ngày, trẻ 1000 - < 1500 g: tăng 20
ml/ kg/ ngày, trẻ ≥ 1500 g: tăng 30 ml/ kg/ ngày.
4.3. Cách nuôi ăn
Nên nuôi ăn ngắt quãng, mỗi 2 giờ cho trẻ
<1000g và mỗi 3 giờ đối với trẻ ≥ 1000g. Chú ý
hiện tượng mất chất béo khi để chúc ống xi-lanh
nuôi ăn lâu. Chỉ dùng bơm liên tục trong một
số trường hợp đặc biệt: nhu động ruột kéo dài,
hội chứng ruột ngắn hay kém dung nạp tiêu hóa
kéo dài.
4.4. Loại sữa nuôi ăn
- Sữa mẹ tăng cường một phần (pha 2 gói bột
tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung nạp
với thể tích sữa mẹ khoảng 80-100 ml/kg/ngày
hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non tháng thì
chuyển sang loại 22 kcal/oz.
- Sữa mẹ tăng cường đầy đủ (pha 4 gói bột
tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung
nạp với thể tích sữa mẹ khoảng 130 ml/kg/ngày
hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non tháng thì
chuyển sang loại 24 kcal/oz.
- Thể tích sữa: với sữa mẹ tăng cường là 180
ml/kg/ngày. Và đối với sữa công thức cho trẻ non
tháng là 160 ml/kg/ngày.
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
6
4.5. Hướng dẫn chung
Cân nặng sơ sinh < 1000 g 1000 - < 1500 g ≥ 1500g
Nuôi ăn tối thiểu 1ml x 6 trong 3 -6 ngày 2 ml x 8 trong 3 ngày N1: 3 ml x 8
Thể tích tăng thêm Sau đó 1 ml x 12 và tăng 1ml mỗi 24 giờ
Sau đó 2 ml x 8 và tăng 1 ml
mỗi 12 giờ
Từ N2: tăng 1 ml / mỗi
6 giờ
150 ml/kg/ngày N15 N14 N7
4.6. Các triệu chứng không dung nạp tiêu hóa
Bao gồm: Trớ sữa, bụng trướng/vòng bụng tăng > 2 cm, nhu động ruột giảm, đổi màu da bụng,
phân máu, cung lượng phân tăng, triệu chứng toàn thân như cơn ngưng thở, cơn tím, tim chậm, li bì.
4.7. Xử trí dịch hút dạ dày
4.8. Các biện pháp có thể giúp cải thiện
dung nạp tiêu hóa
Bao gồm đặt nằm tư thế đầu cao khi ăn,
tư thế nghiêng phải hay sấp, thể tích sữa ăn
không quá 160 - 180 ml/kg/ngày, điều trị bệnh
nhiễm khuẩn đi kèm, đảm bảo thông nuôi ăn
đúng vị trí và đúng kích cỡ, thụt tháo nhẹ bằng
natri chlorua 0,9% nếu trẻ non tháng không
tiêu quá 24 giờ, điều trị trào ngược dạ dày thực
quản.
4.9. Chuyển từ ăn qua ống sang bú
Điều kiện chuyển khi trẻ > 32 tuần tuổi, tri giác
tốt, thở 88%
trong > 48 giờ ăn qua ống trước đó. Tập bú tăng
dần số lần ăn và thời gian bú mỗi lần, phần còn lại
cho qua ống cho đến khi trẻ có thể bú hết và đủ
các lần bú.
4.10. Theo dõi dinh dưỡng tiêu hoá
4.10.1. Giai đoạn tại bệnh viện
- Thời điểm lấy lại cân nặng lúc sinh: khoảng 3
tuần ở trẻ < 1000 g, khoảng 2 tuần ở trẻ 1000 – <
1500g, ngắn hơn ở trẻ ≥ 1500g.
- Nếu trẻ tăng trưởng tốt: đánh giá lại mỗi tuần.
- Nếu chậm tăng trưởng: nếu trẻ đang được
nuôi ăn sữa mẹ tăng cường toàn phần thì bổ sung
½ số lần ăn là sữa năng lượng 27 kcal/oz, nếu
trẻ đang dùng sữa non tháng loại 24 kcal/oz thì
chuyển sang loại sữa năng lượng 27 kcal/oz. Sau
2 tuần đánh giá lại, nếu vẫn tăng trưởng kém xem
xét thay thế loại 27 kcal/oz bằng loại 30 kcal/oz.
D?ch hút d? dày
- Hơn 50% th? tích nuôi ăn
-“M?i” tr? d?ch xanh
-D?ch d? dày đ? nâu
-T? 30-50% th? tích nuôi ăn x 3
l?n liên t?c
30-50% th? tích nuôi ăn,
lâm sàng ?n đ?nh
< 30% th? tích nuôi ăn hay
£ 3 ml nuôi ăn t?i thi?u, lâm
sàng ?n đ? h.
-Bơm tr? d?ch d? dày
-N?u d?ch d? dày > 3 ml:
bơm s?a thêm = th? tích ăn
- d?ch d? dày
-Theo dõi
-Bơm tr? d?ch d? dày
-Bơm s?a thêm = th? tích
ăn - d?ch d? dày
-Theo dõi
-T?m nh?n
-Tăng lư?ng dinh dư?ng
t?nh m?ch
-Theo dõi
ị ạ
30-50% thể tích nuôi ăn,
l ổ định
<30 t ể tí i ăn hay
≤3ml nuôi ăn tối thiểu,
lâm sàng ổn định
- Bơm trả dịch ạ dày
- Bơm sữa thêm = thể tích ăn
- dịch dạ dày
- Theo dõi
- Bơm trả dịch dạ dày
- Nếu dịch dạ dày > 3ml: bơm
sữa thêm = thể tích ăn - dịch
dạ dày
- Theo dõi
- Hơn ≥ 50% thể tích nuôi ăn
- “Mới” trớ dịch xanh
- Dịch dạ dày đỏ nâu
- Từ 30 - 50 thể tích nuôi ăn x 3 lần
liên tục
- Tạm nhịn
- Tăng lượng dinh dưỡng tĩnh
mạc
- Theo dõi
7HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
4.10.2. Giai đoạn sau xuất viện
- Khi trẻ xuất viện thì sau 1 tuần và 1 tháng
cần tái khám để theo dõi tăng trưởng, albumin,
Ca/P, phosphatase kiềm, Hct, hồng cầu lưới. Siêu
âm thận lúc 2 tháng tuổi.
- Dùng sữa mẹ tăng cường hay sữa công thức
cho trẻ non tháng 24 kcal/oz cho tới khi trẻ đạt
3500g. Sau đó chuyển sang sữa mẹ tăng cường hay
sữa công thức cho trẻ non tháng loại 22 kcal/oz cho
tới khi trẻ đạt ít nhất 9 tháng tuổi (tuổi hiệu chỉnh).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nước mất không nhận biết ở trẻ non tháng
Cân nặng (g) Lượng nước mất không nhận biết trung bình (ml/kg/ngày)
< 1000 60-80
1000-1500 40-60
> 1500 20
Ảnh hưởng nước mất không nhận biết
Tăng Giảm
Yếu tố Tăng thêm Yếu tố Làm giảm
• Sốt
• Giường sưởi
• Chiếu đèn
• Thở nhanh
• Bỏng, khuyết
da bẩm sinh
30%/10C
50%
25-50%
20-30%
Tuỳ diện tích bị
ảnh hưởng
• Lồng ấp/làm ẩm khí
hít
• Phủ tấm nilon
30%
25%
Phụ lục 2. Thành phần chính của các dung dịch acid amin dùng cho trẻ sơ sinh non tháng
Sản phẩm
Acid amin
thiết yếu
(%)
Cyst(e)ine
(g/L)
Tyrosine
(g/L)
Taurine
(g/L)
Osmolality
(mosm/L) pH
Aminopad 10% 42 0,5* 1,1** 0,3 790 6,1
Aminoplasmal 10% 42 - 0,4 - 864 5,7-6,3
Primene 10% 48 1,9 0,5 0,6 780 5,5
Aminoven infant 10% 51 0,5 4,2** 0,4 885 5,5-6
Vaminolact 6,5% 44 1 0,5 0,3 510 5,2
TrophAmin 10% 49 - 0,2 0,3 875 5,5
Acid amin thiết yếu có 8 loại, *acetyl-cystein, **acetyl-tyrosine. Dung dịch protid càng tốt khi có
càng đủ các acid amin thiết yếu và 6 loại acid amin bán thiết yếu (đặc biệt ở trẻ non tháng).
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
8
Phụ lục 3. Thành phần % dầu trong các nhũ tương lipid dinh dưỡng tĩnh mạch
Sản phẩm Đậu nành (LCT)
Dầu dừa
(MCT)
Olive
(MUFA)
Cá
(ω3)
Intralipid 100 - - -
Lipofundin MCT/LCT 50 50 - -
Structolipid 64 36 - -
ClinOleic 20 - 80 -
LipoPlus 40 50 - 10
SMOFlipid 30 30 25 15
Omegaven - - - 100
LCT long-chain triglycerides, MCT medium-chain triglycerides, MUFA mono unsaturated fatty acid.
Nhũ tương lipid là các dung dịch đẳng trương. Nhũ tương lipid 20% tốt hơn so với 10%.
Phụ lục 4. Thành phần các vitamin trong M.V.I. Pediatric®
Thành phần Hàm lượng (/5ml)
Vitamin A 2300 IU (USP) = 0,7 mg
Vitamin D 400 IU (USP) = 10 mcg
Vitamin E 7 mg = 10 IU
Vitamin K 200 mcg
Thiamine (B1) 1.2 mg
Ribofl avin (B2) 1.4 mg
Niacin 17 mg
Pyridoxine 1 mg
Vitamin B12 1 mcg
Folic acid 140 mcg
Vitamin C 80 mg
Biotin 20 mcg
Pantothenic acid 5 mg
Liều cho: 2 ml/kg/ngày (trẻ ≤ 2500g), 5 ml/ngày (> 2500g)
Phụ lục 5. Thành phần các vi chất trong Tracutil®
Thành phần Hàm lượng (/10ml)
Sắt 6,958 mg
Mangan 1,979 mg
Đồng 2,046 mg
Crom 0,053 mg
Kẽm 6,815 mg
Selen 0,0789 mg
Molybdenum 0,0252 mg
Fluor 1,28 mg
Iod 0,166 mg
Liều cho: 0,5 ml/kg/ngày. Mangan và đồng bài tiết qua mật. Kẽm,
crom, selen bài tiết qua thận.
9HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Phụ lục 6. Thành phần điện giải trong các dịch cơ thể
Dịch Na (mmol/L) K (mmol/L) Cl (mmol/L)
Dạ dày 20 - 80 5 - 20 100 - 150
Ruột non 100 - 140 5 - 15 90 - 120
Mật 120 - 140 5 - 15 90 - 120
Mở hồi tràng 45 – 135 3 – 15 20 – 120
Tiêu lỏng 10 – 90 10 – 80 10 – 110
Bỏng 140 5 110
Phụ lục 7. Công thức tính osmol dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch
Osmol (mOsm/L) = Amino acids (g/L)x8 + Glucose (g/L)x7 + Na (mmol/L)x2 + Phospho (mg/L)x0,2 – 50
Phụ lục 8. Công thức tính tốc độ đường
Tốc độ đường (GIR) (mg/kg/phút) = % đường x tốc độ dịch truyền (ml/giờ)/6x Cân nặng (kg)
Phụ lục 9. Các công thức dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần có sẵn tại Bệnh viện Nhi Trung ương
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
10
Phụ lục 10. Các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sơ sinh non tháng hiện có tại Việt Nam
Thành phần
Trong 100 ml
SSC 24 SSC 24HP SSC 30 SN 22
Năng lượng (Cal) 81 81 101 74
Protid (g) 2,4 2,7 3 2,1
Chất béo (g) 4,41 4,41 6,7 4,1
Đường (g) 8,4 8,1 7,8 7,5
Nước (g) 89 89 85 89
Taurin (mg) 4 4 5,6 7
Carnitin (mg) 4 4 4,6 4,8
Nucleotid (mg) 7,2 7,2 7,2 7,2
Các vitamin
A (IU) 1014 1015 1268 342
D (IU) 122 122 152 52
E (IU) 3,3 3,2 4,1 2,7
K (μg) 10 10 12 8
C (mg) 30 30 38 11
B1 (μg) 203 203 254 164
B2 (μg) 503 503 629 112
B6 (μg) 203 203 254 74
B12 (μg) 0,45 0,45 0,56 0,3
PP (μg) 4060 4060 5070 1451
Acid folic (μg) 30 30 38 19
Acid pantothenic (μg) 1542 1542 1927 595
Biotin (μg) 30 30 38 19
Cholin (mg) 8 8 10 12
Inositol (mg) 33 33 41 26
Điện giải, khoáng chất và vi chất
Natri (mg) 35 35 44 25
Kali (mg) 105 105 131 106
Clo (mg) 66 66 82 56
Canxi (mg) 146 146 183 78
Phospho (mg) 81 81 101 46
Sắt (mg) 1,5 1,5 1,8 1,3
Kẽm (mg) 1,2 1,2 1,5 0,89
Magie (mg) 9,7 9,74 12 7
Mangan (μg) 9,7 9,7 12 7
Đồng (μg) 203 203 254 89
Iod (μg) 5 5 6 11
Selen (μg) 1,5 1,5 1,8 1,7
Tải lượng chất tan lên thận
(mOsm) 22,6 24 28,2 18,7
Osmol (mOsm/kg H2O) 280 280 325 250
Nguồn: Neofax 2012
Chú ý:
SSC 24: Similac Special Care 24 Cal/fl oz; SSC 24HP: Similac Special Care 24 High Protein 24 Cal/fl oz;
SSC 30: Similac Special Care 30 Cal/fl oz; SN 22: Similac Neosure 22 Cal/fl oz
11
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Phụ lục 11. Biểu đồ tăng trưởng Fenton
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh sinh non (Biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của WHO)
65
60
55
50
45
40
6
5,5
5
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0
65
60
55
50
45
40
6
5,5
5
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0
ce
nt
im
et
ce
nt
im
et
Câ
n
nặ
ng
(k
g)
Câ
n
nặ
ng
(k
g)
Câ
n n
ặn
g
Chi
ều d
ài
Vòng
đầu
Thời điểm tăng trưởng
trong từng giai đoạn
(tuần) của thai kỳ
22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50
Tuổi thai (tuần)
TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn dinh dưỡng của khoa Hồi sức
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2008)
2. Adamkin DH (2009). Nutritional strategies
for the VLBW infants, Chapter 1-10; pp:1-63.
Cambridge University Press.
3. Agostoni C et al. Enteral nutrient supply
for preterm infants: Commentary from ESPGHAN
Committee on Nutrition. JPGN 2010;50:85-91.
4. Cook RJ (2012). Post-Discharge Nutrition in
Preterm Infants. In: Buonocore G, Bracci R (Eds)
Neonatology A practical Approach to Neonatal
Diseases. Section III, Chapter 48, pp:320-329
5. Ehrenkranz RA, Dusick AM, Vohr BR et
al (2006) Growth in the neonatal intensive care
unit infl uences neurodevelopmental and growth
outcomes of extremely low birth weight infants.
Pediatrics 117:1253–1261
6. Johannes B. (2012). Enteral Feeding of the
Very Low Birth Weight Infant. In: Buonocore G,
Bracci R (Eds) Neonatology A practical Approach
to Neonatal Diseases. Section III, Chapter 46, pp:
304-308.
7. Klein CJ (ed) (2002) Nutrient requirements
for preterm infant formulas. J Nutr 132 (Suppl):
1395S–1577S
8. KK women’s and Children’s Hospital,
Singapore (2012). VLBW Guidelines.
9. NeoTNT 2012, Singapore.
10. Rigo J, Senterre T (2012). Parenteral
Nutrition. In: Buonocore G, Bracci R (Eds)
Neonatology A practical Approach to Neonatal
Diseases. Section III, Chapter 47, pp: 311-319.
11. Riskin A, Agostoni C, Shamir R (2012).
Physiology of the Gastrointestinal Tract. In:
Buonocore G, Bracci R (Eds) Neonatology A
practical Approach to Neonatal Diseases. Section
III, Chapter 42, pp:263-277.
12. Saudi Neonatology Society. Guideline
of enteral feeding for preterm infants in Saudi
Arabia.
13. Schanler RJ (2012). Parenteral Nutrition in
premature infants. Uptodate online. URL: http://
www.uptodate.com/contents/parenteral-nutri-
tion-in-premature-infants?source=search_result
&search=parenteral+nutrition+premature&sele
ctedTitle=1%7E150. Last update May 17, 2012.
14. Ziegler EE (2012).
Nutritional Recommendations for the Very
Low Birth Weight Newborn. In: Buonocore G,
Bracci R (Eds) Neonatology A practical Approach
to Neonatal Diseases. Section III, Chapter 45,
pp:298-302.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khuyencaodieutridinhduongchotresinhnon_nhecan_5236.pdf