Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ chưa có triệu chứng cơ năng nên được giải
thích về tiến trình của bệnh, được theo dõi sát và hướng dẫn để tới khám ngay khi
có bất kỳ triệu chứng cơ năng nào như giảm dung nạp gắng sức, đau ngực khi
gắng sức, khó thở choáng, ngất Mỗi lần tái khám, bệnh nhân cần được hỏi bệnh
sử, khám lâm sàng chi tiết kết hợp với siêu âm tim hay nghiệm pháp gắng sức ở
một số bệnh nhân
59 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ hẹp khít
van ĐMC, việc mổ khi chưa có triệu chứng xem ra có lợi hơn so với việc đợi đến khi xuất
hiện triệu chứng cơ năng. Mổ sớm cũng có lợi đối với những bệnh nhân trẻ mà chênh áp
qua van ĐMC rất cao vì hạn chế được nguy cơ cao xuất hiện đột tử. Tương tự, bệnh nhân
có diện tích lỗ van ĐMC 1,0 cm2 kèm theo hẹp đáng kể động mạch vành và cần làm cầu
nối chủ-vành thì nên tính cả đến việc mổ thay van ĐMC phối hợp với mổ bắc cầu nối chủ
vành.
5.1. Điều trị nội khoa
5. ĐIỀU TRỊ
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị CÁC BỆNH VAN TIM
539
- Bắt buộc phải điều trị kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho
mọi bệnh nhân hẹp van ĐMC khi làm các thủ thuật có nguy cơ. Cần điều trị
phòng thấp thứ phát ở những bệnh nhân hẹp van ĐMC do thấp. Bệnh nhân hẹp
van ĐMC có tăng huyết áp, điều trị thuốc hạ huyết áp phải điều chỉnh liều và
phối hợp thuốc hết sức thận trọng. Ngoài những lưu ý này, không hề có phác đồ
điều trị nội khoa cụ thể nào đối với những bệnh nhân hẹp van ĐMC không có
triệu chứng lâm sàng. Những bệnh nhân đã có triệu chứng cơ năng thì phải phẫu
thuật thay van chứ không phải là điều trị nội khoa.
- Không có hạn chế hoạt động thể lực ở bệnh nhân hẹp van ĐMC nhẹ không có
triệu chứng, kể cả thi đấu thể thao. Bệnh nhân hẹp van ĐMC vừa-khít nên tránh
các hoạt động thể thao mang tính đối kháng có liên quan đến yêu cầu vận cơ tĩnh
hoặc động lớn. Các dạng hoạt động thể lực khác vẫn có thể thực hiện bình
thường, nhưng cần làm nghiệm pháp gắng sức trước để đánh giá.
- Với bệnh nhân chưa có triệu chứng cơ năng (diện tích lỗ van ĐMC > 1,0 cm
2
) thì
điều trị có mục đích thay đổi các yếu tố nguy cơ, phòng tiên phát bệnh lý động
mạch vành, duy trì nhịp xoang và khống chế huyết áp. Tất cả bệnh nhân phải
được hướng dẫn về các dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt ngực, ngất hoặc suy
tim để đi khám lại ngay và xét mổ nếu xuất hiện các triệu chứng cơ năng này, vì khi
đó nguy cơ phẫu thuật thấp hơn các nguy cơ của việc tiếp tục điều trị nội khoa.
- Điều trị suy tim nhằm vào việc kiểm soát cân bằng dịch để giảm ứ huyết phối,
thường bằng thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, cung lượng tim ở bệnh nhân HC nặng phụ
thuộc nhiều vào tiền gánh, nên cần rất thận trọng khi dùng lợi tiểu để tránh dùng
liều quá cao, gây tụt huyết áp (do giảm cung lượng tim) và giảm tưới máu ngoại
vi. Tránh dùng các thuốc nhóm Nitrates ở bệnh nhân suy tim do HC nặng vì thuốc
làm giảm tiền gánh đáng kể, có thể gây giảm tưới máu não và ngất. Digoxin
thường chỉ được chỉ định cho bệnh nhân HC suy tim nhất là khi rung nhĩ. Điều trị
HC có suy tim bằng thuốc không hề cải thiện tiên lượng sống lâu dài của bệnh
nhân. Hơn nữa, điều trị nội khoa bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng và rối loạn chức
năng thất trái quá tích cực không hề có lợi mà còn nguy hiểm.
- Tránh dùng các thuốc dãn mạch cho bệnh nhân hẹp chủ đơn thuần.
Trong một số bệnh cảnh hẹp hở van ĐMC, HC phối hợp hở van 2 lá, HC phối
hợp bệnh mạch vành thì có thể cân nhắc việc dùng các thuốc dãn mạch song
nên hết sức thận trọng, đôi khi phải theo dõi huyết động cho bệnh nhân tại
phòng hồi sức. Trên lý thuyết, bệnh nhân hở van nhiều sẽ có lợi khi dùng
thuốc dãn mạch; bệnh nhân có bệnh mạch vành cũng có lợi vì giảm hậu gánh
sẽ làm giảm nhu cầu ôxy cơ tim. Dù vậy, thuốc dãn mạch chỉ là biện pháp
điều trị tạm thời trước khi mổ làm cầu nối chủ vành.
Liều khởi đầu nên dùng rất thấp tại phòng hồi sức (tốt nhất là nitroprusside để
dễ chỉnh liều), sau khi đã ổn định liều dãn mạch sẽ chuyển dần sang thuốc
uống (ức chế men chuyển, Hydralazine).
- Bệnh nhân hẹp van ĐMC nặng chịu đựng rất kém tình trạng rung nhĩ (vì tiền
gánh thất trái phụ thuộc rất nhiều vào co bóp nhĩ), nhanh chóng-dễ dàng gây
KHUYẾN CÁO 2008 VỀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH & CHUYỂN HÓA
540
giảm cung lượng tim và ứ huyết phổi, đồng thời tăng nhu cầu ôxy (do nhịp
nhanh). Bởi vậy, cần điều trị tích cực rung nhĩ ngay từ lúc mới khởi phát ở bệnh
nhân HC nặng nhằm chuyển về nhịp xoang.
- Chỉ định đặt bóng trong động mạch chủ (IABP): nhằm ổn định tạm thời tình trạng
huyết động ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng, suy tim mất bù để chuẩn
bị mổ. Hiệu quả của đặt bóng trong động mạch chủ là nhờ tăng tưới máu mạch
vành trong kỳ tâm trương, làm giảm tình trạng thiếu máu của toàn thể cơ tim khi
hẹp van ĐMC khít, suy tim mất bù.
5.2. Nong van ĐMC bằng bóng
Nong van ĐMC bằng bóng qua da có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân
hẹp van ĐMC bẩm sinh ở tuổi thanh thiếu niên, song lại có vai trò rất hạn chế ở những
bệnh nhân tuổi trưởng thành. Kết quả tức thời về huyết động sau nong van ĐMC bằng
bóng có thể làm giảm trung bình chênh áp qua van ĐMC, nhưng diện tích lỗ van sau nong
ít khi vượt qua 1,0cm
2
. Bên cạnh đó, mặc dù nong van ĐMC có thể cải thiện được phần
nào triệu chứng cơ năng, song tỷ lệ gặp các biến chứng cấp tính nặng cũng khá cao lên tới
>10%
[172-175]
đồng thời tái hẹp và triệu chứng lâm sàng nặng lên chỉ trong vòng 6-12 tháng
ở đa số bệnh nhân
[173, 176-179]
. Do đó, ở bệnh nhân hẹp van ĐMC, nong van ĐMC bằng
bóng không thể thay thế được thay van ĐMC
[179-182]
. Nong van ĐMC bằng bóng chỉ được
chỉ định trong một số trường hợp nhất định như: hẹp van ĐMC bẩm sinh ở trẻ em, bệnh
nhân không thể mổ do tuổi cao hay có bệnh phối hợp, điều trị tạm thời trước khi mổ có
chuẩn bị, điều trị thử ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái nặng (xem liệu bệnh nhân
có cải thiện sau mổ hay không). Tỷ lệ tử vong của thủ thuật này khoảng 2-5%.
Chỉ định điều trị tạm thời bằng nong van ĐMC bằng bóng ở bệnh nhân hẹp van ĐMC
cũng cần cân nhắc kỹ. Đa số bệnh nhân hẹp van ĐMC khít chưa có triệu chứng cơ năng
nếu có một bệnh lý ngoại khoa khác (không phải tim mạch) đều có thể phẫu thuật cấp cứu
với nguy cơ tương đối thấp nếu theo dõi sát và đảm bảo cân bằng dịch trong lúc gây mê và
sau mổ
[183-187]
. Như vậy đối với nhóm bệnh nhân này không có chỉ định nong van ĐMC
tạm thời bằng bóng. Nếu thực sự cần phải giải quyết hẹp van ĐMC thì bệnh nhân nên được
mổ thay van ĐMC trước.
5.3. Phẫu thuật
Đối với bệnh nhân hẹp van ĐMC khít, van vôi, đã có triệu chứng lâm sàng, ở độ tuổi
trưởng thành, phẫu thuật thay van ĐMC là biện pháp điều trị duy trì có hiệu quả. Thay van
động mạch chủ được ưa chuộng hơn mổ sửa van vì nếu chỉ sửa, sau khi gọt mỏng và lấy vôi
ở lá van, các lá van hay bị co rút, gây hở van ngay sau phẫu thuật và dần dần mức độ hở sẽ
tăng lên. Tuy nhiên, những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, bị hẹp van ĐMC bẩm sinh hoặc do di
chứng thấp tim, van chưa vôi thì vẫn có thể mổ sửa van ĐMC. Mổ thay van ĐMC đơn
thuần không kèm bệnh mạch vành hoặc các bệnh nặng khác thì tỷ lệ tử vong quanh phẫu
thuật khoảng 2-3%. Tỷ lệ sống còn sau mổ thay van ĐMC vào khoảng 85% sau 10 năm.
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị CÁC BỆNH VAN TIM
541
Lựa chọn loại van để thay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi, nguy cơ
dùng/không dùng thuốc chống đông, đặc điểm giải phẫu, chức năng thất trái, mức độ hoạt
động thể lực, dự tính mổ lại... Nói chung, bao gồm các loại như:
- Phẫu thuật Ross (ghép van tự thân): van và thân động mạch phổi được cắt luôn cả
khối rồi thay vào vị trí của van động mạch chủ đồng thời cắm lại hai động mạch
vành. Chỗ van động mạch phổi bị cắt sẽ được thay thế bằng một van động mạch
phổi đồng loài. Van ghép tự thân kiểu này rất tốt về huyết động, không cần dùng
thuốc chống đông, ít vôi hóa hơn so với các van sinh học khác, có thể lớn lên theo
phát triển của cơ thể, có đặc tính chống nhiễm trùng rất cao… nên rất phù hợp để
làm ở trẻ nhỏ hoặc ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn song đòi hỏi kỹ
thuật cao và thời gian kéo dài, dễ gây ra nhiều rối loạn sau mổ. Tiên lượng lâu
dài phụ thuộc vào mức độ hở van động mạch chủ, bệnh lý van động mạch phổi
(hở, hẹp) hay các rối loạn chức năng thất phải (thứ phát sau bệnh van ĐMP).
- Thay van ĐMC đồng loài: được dùng rộng rãi ở các bệnh nhân trẻ tuổi do đặc
điểm huyết động tốt và không cần dùng thuốc chống đông. Tuy nhiên theo thời
gian, các van loại này không hề lớn lên, sẽ bị thoái hóa, vôi và gây hở. Bản thân
kỹ thuật thay van loại này cũng khá phức tạp vì thường phối hợp với việc tạo hình
một phần gốc động mạch chủ và cắm lại động mạch vành, cho dù vẫn đơn giản
hơn so với phẫu thuật Ross. Tuổi thọ trung bình của van là 15 năm. Phẫu thuật
này có tỷ lệ nhiễm trùng rất thấp, kể cả khi đang có viêm nội tâm mạc và được
chỉ định khi viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trên van nhân tạo.
- Thay van sinh học (dị loài): thường được chỉ định cho bệnh nhân tuổi > 70. Trong
vòng 10 năm, 80-90% van thoái hóa gây hở hoặc hẹp do thủng lá van, giảm vận
động, rò quanh chân van. Không cần dùng chống đông lâu dài sau thay van vì
nguy cơ huyết khối thấp. Phần lớn đều có chênh áp qua van ngay sau mổ (vì bị
vòng van, khung đỡ cản trở một phần), ở mức độ nhiều hơn so với van cơ học vì
thế khi thay, cần chọn loại van có kích thước lớn nhất có thể được để giảm bớt
chênh áp qua van.
- Thay van cơ học: các loại van thường dùng là St. Jude Medical, Metronic-Hall và
Carbomedics. Bệnh nhân sau thay van loại này phải uống thuốc chống đông để
giảm nguy cơ tạo huyết khối ở van và các biến chứng tắc mạch khác. Độ bền của
loại van này là cao nhất nếu duy trì được điều trị chống đông và dự phòng kháng
sinh cẩn thận trong nhiều năm.
Biến chứng: những biến chứng tiềm tàng sau mổ thay van ĐMC là hư hỏng cấu trúc
van, rối loạn hoạt động van, huyết khối kẹt van, tắc mạch, chảy máu do dùng thuốc chống
đông, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van nhân tạo, huyết tán và bloc nhĩ thất. Phải dùng
thuốc chống đông cẩn thận (đối với bệnh nhân nào có chỉ định) và phải dùng kéo dài suốt
thời gian tồn tại van cơ học (đến suốt đời). Bệnh nhân hoạt động thể lực mức độ thấp sẽ ít
ảnh hưởng hơn đến huyết động của van và do đó tốc độ thoái hóa van cũng sẽ chậm hơn
Thông thường, chỉ định mổ thay van ĐMC khi bệnh nhân có triệu chứng cơ năng
(mức A) như đau ngực, ngất, suy tim) hoặc ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng cơ
KHUYẾN CÁO 2008 VỀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH & CHUYỂN HÓA
542
năng có kèm theo các yếu tố như: (1) cần làm thủ thuật/phẫu thuật lớn, có nguy cơ cao
hoặc có chỉ định bắc cầu nối chủ vành (nhóm I); (2) có rối loạn chức năng tâm thu thất trái
(nhóm I); hoặc bệnh nhân tuổi trẻ và chênh áp qua van ĐMC > 100 mmHg.
Nhóm Chỉ định mổ thay van ĐMC cho bệnh nhân hẹp van ĐMC
I 1. Bệnh nhân hẹp van ĐMC khít có triệu chứng cơ năng
2. Bệnh nhân hẹp van ĐMC vừa-khít cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, cần phẫu
thuật ở động mạch chủ hoặc các van tim khác.
3. Bệnh nhân hẹp van ĐMC khít có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (phân số
tống máu thất trái dưới 50%).
II 1. Bệnh nhân hẹp van ĐMC khít, không có triệu chứng cơ năng, đáp ứng bất thường
với gắng sức (xuất hiện triệu chứng lâm sàng hoặc có tụt huyết áp).
2. Bệnh nhân hẹp van ĐMC rất khít (diện tích lỗ van < 0.6 cm
2
; chênh áp trung bình
> 60 mmHg, vận tốc dòng máu qua van ĐMC > 5.0 m/sec) không có triệu chứng cơ
năng nếu tỷ lệ tử vong chu phẫu 1.0%.
3. Bệnh nhân hẹp van ĐMC khít không có triệu chứng lâm sàng, nếu có bằng chứng
xu hướng tiến triển nhanh của bệnh (vôi hóa, bệnh mạch vành) hoặc phẫu thuật có
thể bị trì hoãn vào thời điểm xuất hiện triệu chứng.
III Không có chỉ định phậu thuật thay van ĐMC để dự phòng đột tử ở bệnh nhân hẹp
van ĐMC không có triệu chứng, không thoả mãn các tiêu chí I-II
5.4. Hẹp van ĐMC cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành hoặc phẫu thuật tim khác
Bệnh nhân hẹp van ĐMC khít, dù có hay không có triệu chứng, nếu cần phẫu thuật
bắc cầu nối chủ vành (do bệnh ĐMV) cũng nên thay van ĐMC cùng thời điểm khi phẫu
thuật bắc cầu nối chủ vành. Tương tự như vậy, bệnh nhân hẹp van ĐMC khít nếu cần phẫu
thuật trên một van tim khác (ví dụ sửa van 2 lá) hoặc tạo hình gốc ĐMC cũng cần thay van
ĐMC luôn khi phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân hẹp van ĐMC vừa cần mổ bắc cầu nối
chủ vành, thường vẫn có chỉ định mổ thay van ĐMC đồng thời
[188-192]
. Tuy nhiên đối với
hẹp van ĐMC nhẹ không có chỉ định thay van ĐMC đồng thời với các phẫu thuật tim
khác
[188, 189, 192-194]
.
5.5. Hẹp van ĐMC ở người cao tuổi
Do đối với bệnh hẹp van ĐMC, không hề có biện pháp điều trị nội khoa hiệu quả
nào, đồng thời nong van ĐMC bằng bóng chưa thể đạt hiệu quả so sánh được với phẫu
thuật, nên đối với hẹp van ĐMC đã có triệu chứng, luôn luôn cần nghĩ tới phẫu thuật thay
van ĐMC kể cả ở người cao tuổi. Về mặt kỹ thuật, phẫu thuật thay van ĐMC có thể được
thực hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào
[195]
tuy nhiên quyết định phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố bao gồm cả mong muốn và trông đợi từ phía bệnh nhân. Những bệnh nhân cao tuổi
có triệu chứng lâm sàng do hẹp van ĐMC nặng, hệ ĐMV bình thường và chức năng tâm
thu thất trái còn tốt sẽ có tiên lượng tốt hơn những bệnh nhân có bệnh ĐMV hoặc đã rối
loạn chức năng thất trái
[196]
. Những bệnh nhân đã hạn chế hoạt động thể lực thường cũng
không thể trở thành người có hoạt động tích cực sau mổ, đồng thời sự có mặt những bệnh lý
khác đồng thời cũng ảnh hưởng đáng kể đến tiên lượng của người bệnh.
5.6. Điều trị nội khoa cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật được
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị CÁC BỆNH VAN TIM
543
Nhiều bệnh lý phối hợp (ví dụ ung thư) hoặc một số tình huống cụ thể của bệnh nhân
khiến cho phẫu thuật thay van ĐMC không thể thực hiện được. Trong hoàn cảnh đó, không
hề có biện pháp điều trị nào khả dĩ kéo dài tiên lượng sống của bệnh nhân mà chỉ có thể
cải thiện phần nào các triệu chứng cơ năng. Bệnh nhân có các biểu hiện ứ huyết phổi có
thể điều trị bằng thuốc trợ tim digitalis, lợi tiểu và ức chế men chuyển song phải điều chỉnh
liều và phối hợp thuốc rất thận trọng. Bệnh nhân có cơn phù phổi cấp do hẹp van ĐMC, có
thể truyền nitroprusside để làm giảm ứ huyết phổi và cải thiện hoạt động của thất trái song
phải theo dõi thật sát huyết động trong lòng mạch tại các đơn vị điều trị tích cực
[197]
. Rung
nhĩ ảnh hưởng rất xấu đến chức năng bơm máu của nhĩ trái và tần số thất đo đó nên chuyển
nhịp bằng sốc điện hoặc nếu không thành công thì bắt buộc phải kiểm soát tần số thất bằng
thuốc chống loạn nhịp.
5.7. Theo dõi
- Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ chưa có triệu chứng cơ năng nên được giải
thích về tiến trình của bệnh, được theo dõi sát và hướng dẫn để tới khám ngay khi
có bất kỳ triệu chứng cơ năng nào như giảm dung nạp gắng sức, đau ngực khi
gắng sức, khó thở choáng, ngất… Mỗi lần tái khám, bệnh nhân cần được hỏi bệnh
sử, khám lâm sàng chi tiết kết hợp với siêu âm tim hay nghiệm pháp gắng sức ở
một số bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân hẹp van ĐMC khít, nên làm siêu âm tim mỗi năm/lần hoặc khi
có sự thay đổi/tiến triển của các triệu chứng cơ năng. Nên làm siêu âm tim 1-2
năm/lần với hẹp van ĐMC vừa và 3-5 năm/lần với hẹp van ĐMC nhẹ.
- Siêu âm Doppler tim 1-6 tuần sau mổ thay van ĐMC đánh giá hoạt động của van
và chênh áp qua van nhân tạo để làm mốc theo dõi. Sau đó bệnh nhân được kiểm
tra siêu âm định kỳ 6 tháng-1năm/lần.
- Kiểm tra hiệu quả chống đông máu (tỷ lệ prothrombin, INR) định kỳ để điều
chỉnh liều phù hợp ở bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc chống đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gorlin R, Gorlin SG. Hydraulic formula for calculation of the area of the stenotic mitral valve,
other cardiac valves, and central circulatory shunts. Am Heart J 1951;41:1–29.
2. Snopek G, Pogorzelska H, Rywik TM, Browarek A, Janas J, Korewicki J. Usefulness of
endothelin-1 concentration in capillary blood in patients with mitral stenosis as a predictor of
regression of pulmonary hypertension after mitral valve replacement or valvuloplasty. Am J
Cardiol 2002;90:188 –9
3. Roberts WC, Perloff JK. Mitral valvular disease. A clinicopathologic survey of the conditions
causing the mitral valve to function abnormally. Ann Intern Med 1972;77:939 –75
4. Rusted IE, Scheifley CH, Edwards JE. Studies of the mitral valve. II. Certain anatomic features
of the mitral valve and associated structures in mitral stenosis. Circulation 1956;14:398–406
5. Wood P. An appreciation of mitral stenosis. I. Clinical features. Br Med J 1954;4870:1051– 63
6. Rowe JC, Bland EF, Sprague HB, White PD. The course of mitral stenosis without surgery:
ten- and twenty-year perspectives. Ann Intern Med 1960;52:741–9.
7. Olesen KH. The natural history of 271 patients with mitral stenosis under medical treatment.
Br Heart J 1962;24:349 –57
KHUYẾN CÁO 2008 VỀ CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH & CHUYỂN HÓA
544
8. Selzer A, Cohn KE. Natural history of mitral stenosis: a review. Circulation 1972;45:878 –90
9. Hatle L, Brubakk A, Tromsdal A, Angelsen B. Noninvasive assessment of pressure drop in
mitral stenosis by Doppler ultrasound. Br Heart J 1978;40:131– 40.
10. Hatle L, Angelsen B, Tromsdal A. Noninvasive assessment of atrioventricular pressure half-
time by Doppler ultrasound. Circulation 1979;60: 1096–104
11. Currie PJ, Seward JB, Chan KL, et al. Continuous wave Doppler determination of right
ventricular pressure: a simultaneous Dopplercatheterization study in 127 patients. J Am Coll
Cardiol 1985;6:750–6
12. Laupacis A, Albers G, Dunn M, Feinberg W. Antithrombotic therapy in atrial fibrillation. Chest
1992;102:426S–33S
13. Manning WJ, Silverman DI, Keighley CS, Oettgen P, Douglas PS. Transesophageal
echocardiographically facilitated early cardioversion from atrial fibrillation using short-term
anticoagulation: final results of a prospective 4.5-year study. J Am Coll Cardiol 1995;25:1354–
61
14. Daley R, Mattingly TW, Holt CL, Bland EF, White PD. Systemic arterial embolism in
rheumatic heart disease. Am Heart J 1951;42:566–81
15. Nakatani S, Masuyama T, Kodama K, Kitabatake A, Fujii K, Kamada T. Value and limitations
of Doppler echocardiography in the quantification of stenotic mitral valve area: comparison of
the pressure half-time and the continuity equation methods. Circulation 1988;77:78–85
16. Thomas JD, Wilkins GT, Choong CY, et al. Inaccuracy of mitral pressure half-time
immediately after percutaneous mitral valvotomy. Dependence on transmitral gradient and left
atrial and ventricular compliance. Circulation 1988;78:980 –93
17. Rediker DE, Block PC, Abascal VM, Palacios IF. Mitral balloon valvuloplasty for mitral
restenosis after surgical commissurotomy. J Am Coll Cardiol 1988;11:252– 6
18. Jang IK, Block PC, Newell JB, Tuzcu EM, Palacios IF. Percutaneous mitral balloon valvotomy
for recurrent mitral stenosis after surgical commissurotomy. Am J Cardiol 1995;75:601–5.
19. Rangel A, Chavez E, Murillo H, Ayala F. Immediate results of the Inoue mitral valvotomy in
patients with previous surgical mitral commissurotomy. Preliminary report. Arch Med Res
1998;29:159–63
20. Enriquez-Sarano M, Basmadjian AJ, Rossi A, Bailey KR, Seward JB, Tajik AJ. Progression of
mitral regurgitation: a prospective Doppler echocardiographic study. J Am Coll Cardiol
1999;34:1137– 44
21. Carpentier A. Cardiac valve surgery—the “French correction.” J Thorac Cardiovasc Surg
1983;86:323–37.
22. Schuler G, Peterson KL, Johnson A, et al. Temporal response of left ventricular performance
to mitral valve surgery. Circulation 1979;59:1218–31.
23. Phillips HR, Levine FH, Carter JE, et al. Mitral valve replacement for isolated mitral
regurgitation: analysis of clinical course and late postoperative left ventricular ejection
fraction. Am J Cardiol 1981;48:647–54.
24. Crawford MH, Souchek J, Oprian CA, et al. Determinants of survival and left ventricular
performance after mitral valve replacement: Department of Veterans Affairs Cooperative
Study on Valvular Heart Disease. Circulation 1990;81:1173– 81.
25. Enriquez-Sarano M, Tajik AJ, Schaff HV, Orszulak TA, Bailey KR, Frye RL.
Echocardiographic prediction of survival after surgical correction of organic mitral
regurgitation. Circulation 1994;90:830–7.
Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị CÁC BỆNH VAN TIM
545
26. Enriquez-Sarano M, Tajik AJ, Schaff HV, et al. Echocardiographic prediction of left
ventricular function after correction of mitral regurgitation: results and clinical implications. J
Am Coll Cardiol 1994;24:1536–43.
27. Zile MR, Gaasch WH, Carroll JD, Levine HJ. Chronic mitral regurgitation: predictive value of
preoperative echocardiographic indexes of left ventricular function and wall stress. J Am Coll
Cardio 1984;3:235– 42.
28. Wisenbaugh T, Skudicky D, Sareli P. Prediction of outcome after valve replacement for
rheumatic mitral regurgitation in the era of chordal preservation. Circulation 1994;89:191–7.
29. Flemming MA, Oral H, Rothman ED, Briesmiester K, Petrusha JA, Starling MR.
Echocardiographic markers for mitral valve surgery to preserve left ventricular performance in
mitral regurgitation. Am Heart J 2000;140:476–82.
30. Yoran C, Yellin EL, Becker RM, Gabbay S, Frater RW, Sonnenblick EH. Mechanism of
reduction of mitral regurgitation with vasodilator therapy. Am J Cardiol 1979;43:773–7.
31. Capomolla S, Febo O, Gnemmi M, et al. Beta-blockade therapy in chronic heart failure:
diastolic function and mitral regurgitation improvement by carvedilol. Am Heart J
2000;139:596–608.
32. Linde C, Leclercq C, Rex S, et al. Long-term benefits of biventricular pacing in congestive
heart failure: results from the MUltisite Stimulation in cardiomyopathy (MUSTIC) study. J Am
Coll Cardiol 2002;40:111– 8.
33. Breithardt OA, Sinha AM, Schwammenthal E, et al. Acute effects of cardiac resynchronization
therapy on functional mitral regurgitation in advanced systolic heart failure. J Am Coll Cardiol
2003;41:765–70.
34. St John Sutton MG, Plappert T, Abraham WT, et al. Effect of cardiac resynchronization
therapy on left ventricular size and function in chronic heart failure. Circulation
2003;107:1985–90
35. Croft CH, Lipscomb K, Mathis K, et al. Limitations of qualitative angiographic grading in
aortic or mitral regurgitation. Am J Cardiol 1984;53:1593– 8.
36. Society of Thoracic Surgeons National Cardiac Surgery Database. Available at:
November 2005.
37. Bolling SF, Pagani FD, Deeb GM, Bach DS. Intermediate-term outcome of mitral
reconstruction in cardiomyopathy. J Thorac Cardiovasc Surg 1998;115:381– 6.
38. Chen FY, Adams DH, Aranki SF,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_moikhuyen_cao_ve_benh_van_tim_2_46p__0385.pdf